Bài soạn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật

Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật sách CTST

Tóm tắt văn bản

Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật nhưng lúc sơ

khởi còn thiếu nguyên liệu và do sự nóng vội nên có một số động vật vẫn chưa có

cấu tạo hoàn chỉnh. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu

xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm

khuyết. Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi

nguyên liệu cũng vừa hết. Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến

xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối. Sau một hồi chó và vịt nài

nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị

thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật

này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.

Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,.

Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Cuối cùng, một trong

ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng

lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững

không rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt

chân trước khi đậu.

Câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật vặt kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể

loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

pdf 3 trang Thu Lụa 30/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật

Bài soạn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật
Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật sách CTST
Tóm tắt văn bản
Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật nhưng lúc sơ
khởi còn thiếu nguyên liệu và do sự nóng vội nên có một số động vật vẫn chưa có
cấu tạo hoàn chỉnh. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu
xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm
khuyết. Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi
nguyên liệu cũng vừa hết. Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến
xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối. Sau một hồi chó và vịt nài
nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị
thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật
này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.
Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,...
Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Cuối cùng, một trong
ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng
lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững
không rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt
chân trước khi đậu.
Câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật vặt kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể
loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Những đặc điểm chính Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)
Nhân vật
Không gian
Thời gian
Cốt truyện
Nhận xét chung
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Tìm các yếu tố đáp ứng đúng theo những đặc điểm chính của truyện thần thoại.
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm chính Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)
Nhân vật Là vị thần, có sức mạnh và khả năng phi thường
(nặn ra vạn vật) à Ngọc Hoàng, thiên thần.
Không gian Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.
Thời gian Thời gian cổ xưa, không rõ ràng “lúc sơ khởi”
Cốt truyện Tập trung nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các
giống vật của Ngọc Hoàng.
Nhận xét chung - Cuộc tu bổ lại các giống vật là một truyện thần
thoại.
- Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống
vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng
có hình dạng giống ngày nay.
Câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và
loài người?
Phương pháp giải:
Đọc hai văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và Prô-mê-tê và loài người.
Lời giải chi tiết:
* Điểm giống nhau:
- Đều là truyện thần thoại.
- Đều nói về sự hình thành của các giống vật, con vật.
* Điểm khác nhau:
Prô-mê-tê và loài người Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Thần thoại Hy Lạp.
- Nói về quá trình tạo lập con người và
thế giới muôn loài.
- Các con vật trong truyện được nặn ra từ
đất và nước.
- Các con vật trong truyện được ban cho
đặc ân, “vũ khí” riêng để tự bảo vệ mình.
- Thần thoại Việt Nam.
- Nói về quá trình tu bổ, hoàn thiện của
con vật.
- Các con vật trong truyện được nặn ra từ
nguyên liệu không cụ thể.
- Các con vật chưa được hoàn thiện, cần
được tu bổ.
Câu 3 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản.
- Rút ra bài học về cách đọc.
Lời giải chi tiết:
Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:
- Đọc với một thái độ tôn trọng.
- Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.
- Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự
tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ
quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

File đính kèm:

  • pdfbai_soan_ngu_van_10_sach_chan_troi_sang_tao_bai_cuoc_tu_bo_l.pdf