Bài soạn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Prô-mê-tê và loài người
Tóm tắt
Thuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần, mặt đất mênh mông nhưng khá vắng
vẻ. Vì vậy, hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo
cho thế gian đông vui hơn. Nói rồi, cậu em Ê-pi-mê-tê lập tức lấy đất và nước nhào
nặn ra các loài vật và ban cho mỗi loài một đặc ân của thần và “vũ khí” riêng để
chúng có thể tự phòng thân. Con thì được ban chạy nhanh như gió, con thì có đôi
mắt sáng nhìn thấu đêm đen, . Khi công việc xong xuôi, Ê-pi-mê-tê gọi Prô-mê-tê
đến xem xét thì mọi việc rất tốt nhưng thiếu một con cũng cần “vũ khí” – con người.
Bằng trí thông minh của mình cùng nỗi lo lắng dành cho con người, Prô-mê-tê đã
dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần để tái tạo lại cho họ một thân hình
thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay.
Không chỉ vậy, Prô-mê-tê còn lên tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa
châm vào ngọn đuốc của mình rồi trao cho con người. Nhờ ngọn lửa đó, cuộc sống
của con người bừng sáng hơn, thoát khỏi cảnh tối tăm, lạnh giá, đói khát, cuộc sống
cũng trở nên văn minh và hạnh phúc hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Prô-mê-tê và loài người
Soạn bài Prô-mê-tê và loài người sách Chân trời sáng tạo Tóm tắt Thuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần, mặt đất mênh mông nhưng khá vắng vẻ. Vì vậy, hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo cho thế gian đông vui hơn. Nói rồi, cậu em Ê-pi-mê-tê lập tức lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho mỗi loài một đặc ân của thần và “vũ khí” riêng để chúng có thể tự phòng thân. Con thì được ban chạy nhanh như gió, con thì có đôi mắt sáng nhìn thấu đêm đen, ... Khi công việc xong xuôi, Ê-pi-mê-tê gọi Prô-mê-tê đến xem xét thì mọi việc rất tốt nhưng thiếu một con cũng cần “vũ khí” – con người. Bằng trí thông minh của mình cùng nỗi lo lắng dành cho con người, Prô-mê-tê đã dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần để tái tạo lại cho họ một thân hình thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay. Không chỉ vậy, Prô-mê-tê còn lên tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa châm vào ngọn đuốc của mình rồi trao cho con người. Nhờ ngọn lửa đó, cuộc sống của con người bừng sáng hơn, thoát khỏi cảnh tối tăm, lạnh giá, đói khát, cuộc sống cũng trở nên văn minh và hạnh phúc hơn. Trước khi đọc Câu 1 trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Bạn đã từng đọc hay nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn đã biết. Nếu chưa biết, bạn thử đoán truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề gì? Phương pháp giải: - Tìm hiểu câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. - Chia sẻ những hiểu biết về câu chuyện cho các bạn cùng lớp. Lời giải chi tiết: Xin chào thầy/cô và các bạn. Mình có tìm hiểu, từng đọc và nghe kể về thần thoại Hy Lạp. Đây chính là những tập hợp và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Prô-mê-tê và loài người là một trong những câu chuyện xuất sắc đó. Dưới đây là một số điều mình biết về thần thoại này. - Prô-mê-tê là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. - Prô-mê-tê đã ăn trộm lửa của Trời và trao cho loài người à cuộc sống của loài người dần được cải thiện. - Thần Prô-mê-tê rất thương loài người, luôn luôn tìm cách giúp cho loài người đỡ khổ cực. Đọc văn bản Câu 1 trang 16, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Theo bạn, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” gì? Phương pháp giải: Đọc phần 1 của văn bản. Lời giải chi tiết: - Qua việc đọc phần 1 của văn bản, theo em, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” như quần áo (“đúng là một con người trần trụi hoàn toàn đứng trước mặt Prô-mê-tê); “vũ khi” cần thiết để con người có thể sống được ở thế gian (ví dụ: đôi tay, lửa để tạo ra đồ ăn); Câu 2 trang 16, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Qua những việc thần Prô-mê-tê đã làm, bạn hình dung thế nào về nhân vật này? Phương pháp giải: - Đọc phần 2 của văn bản. - Liệt kê những việc thần Prô-mê-tê đã làm. - Rút ra nhận xét về nhân vật thần Prô-mê-tê. Lời giải chi tiết: - Những việc thần Prô-mê-tê đã làm bao gồm: +) Tái tạo cho con người một thân hình đẹp đẽ thanh tao à hơn các con vật. +) Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thảnh thơi để làm việc khác. +) Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người. => Từ những việc làm trên ta có thể thấy rằng thần Prô-mê-tê luôn chú trọng đến cuộc sống của con người, yêu thương con người bởi tất cả những việc kể trên đều hướng tới con người. Câu 3 trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Đây là lời của ai? Lời này có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Đọc phần 3 của văn bản. Lời giải chi tiết: - Đây là lời của con người nói về công lao của thần Prô-mê-tê khi đã ban cho họ ngọn lửa. - Lời nói này như một lời cảm ơn, sự kính trọng, ca ngợi công ơn của thần Prô-mê-tê và “vũ khí” đặc biệt – ngọn lửa đã giúp cuộc sống con người văn minh và hạnh phúc hơn. Sau khi đọc Câu 1 trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Bạn từng hình dung thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong Prô-mê-tê và loài người có làm cho hình dung đó của bạn thay đổi không? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc văn bản. - Sosánh hình dung của bản thân về một vị thần lúc đầu và hai vị thần vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong văn bản. Lời giải chi tiết: * Sự hình dung về một vị thần: +) Một người xuất hiện ở khoảng thời gian không rõ ràng. +) Thần là những người có sức mạnh lạ thường với những khả năng kì lạ. +) Thần là những người đem sức mạnh của mình để giúp đỡ chúng sinh. * Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong Prô-mê-tê và loài người không làm cho hình dung lúc ban đầu của em thay đổi. Bởi: - Họ xuất hiện trong khoảng thời gian không rõ ràng (“thuở ấy”). - Họ có sức mạnh và khả năng kì lạ: +) Thần Ê-pi-mê-tê có khả năng tạo ra “vũ khí” để giúp cho các con vật có những sức mạnh riêng của mình (con thì được ban cho sức chạy nhanh, con được ban cho đôi mắt sáng, con có sức khỏe, ...). +) Thần Prô-mê-tê ban cho người lửa. - Họ dùng chính sức mạnh của mình để giúp đỡ chúng sinh. +) Thần Ê-pi-mê-tê ban cho các con vật những “vũ khí”, đặc ân riêng để sống được ở thế gian. +) Thần Prô-mê-tê giúp con người có hình hài thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi lại bằng hai chân và tay để làm việc, đặc biệt ban cho “vũ khí” lửa để giúp cuộc sống họ trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn. Câu 2 trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần đó. Từ đó, nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người. Phương pháp giải: - Đọc văn bản. - Chú trọng đoạn văn miêu tả quá trình tạo nên con người và thế giới muốn loài của hai vị thần đó. Lời giải chi tiết: * Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật - Nguyên nhân: mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ à Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin phép U-ra-nôx tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn. - Thần Ê-pi-mê-tê: +) Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình. - Thần Prô-mê-tê: +) Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người. +) Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn. +) Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác. +) Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người. * Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần. Câu 3 trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Nêu nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì? Phương pháp giải: - Đọc văn bản. - Rút ra nội dung và thông điệp. Lời giải chi tiết: - Nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người: Truyện giúp người đọc hình dung sự hình thành con người và thế giới muôn loài. Từ đó, ca ngợi công lao to lớn của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã cho mỗi loại có những đặc ân, “vũ khí” riêng và giúp cuộc sống trở nên tươi sáng và phong phú hơn. - Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện: Mỗi loài (con vật, con người) đều cần có những đặc ân riêng, “vũ khí” riêng, sức mạnh riêng để có thể phòng thân, hộ mệnh, tự lập, tự bảo vệ được cuộc sống của chính mình. Câu 4 trang 17, SGK Ngữ Văn 19, tập một Đề bài: Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa? Phương pháp giải: - Đọc văn bản. - Chú trọng cách lí giải về nguồn gốc con người và thế giới muôn loài. Lời giải chi tiết: Qua Prô-mê-tê và loài người ta thấy cách nhận thức và lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa, xuất phát từ tình thương và mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn của các vị thần. Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ Văn, tập một) Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại? Phương pháp giải: - Đọc văn bản. - Dựa vào những đặc trưng của truyện thần thoại. Lời giải chi tiết: Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại: - Không gian: “thế gian” à không xác định nơi chốn cụ thể. - Thời gian: “thuở ấy” à thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng. - Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê. - Nhân vật: là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa. +) Thần Prô-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để tái tạo hình dạng con người, tạo ra lửa, giúp con người đứng thẳng. +) Thần Ê-pi-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để ban những đặc ân, “vũ khí” cho từng loài vật. Câu 6 trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một Đề bài: Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người. Phương pháp giải: - Đọc hai văn bản Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người. Lời giải chi tiết: * Sự tương đồng: - Cả hai truyện đều thuộc thể loại truyện thần thoại. - Cả hai truyện đều lí giải bằng trực quan và bằng tưởng tượng. - Đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu. - Đều nói về sự tạo lập thế giới. * Sự khác biệt: - Thần Trụ trời thuộc thần thoại Việt Nam kể về quá trình tạo lập Trời và Đất - Prô-mê-tê và loài người thuộc thần thoại Hy Lạp kể về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài
File đính kèm:
- bai_soan_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_pro_me_te_va_loai.pdf