Giáo án Âm nhạc 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ

TIẾT 1: - KHÁM PHÁ BỨC TRANH CHỦ ĐỀ

 - HỌC HÁT: BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Phẩm chất:

 - Biết yêu quê hương, đất nước; Biết kính yêu và vâng lời Bác Hồ; luôn tự hào là cháu ngoan của Bác.

 2. Năng lực chung:

 - Hiểu được nhiệm vụ của bản thân và nhóm để kết hợp tạo ra sự hoà hợp trong âm nhạc khi tham gia hoạt động Khám phá, Học hát.

 - Chủ động, tích cực và sáng tạo khi tham gia các hoạt động.

 3. Năng lực đặc thù:

 - Khám phá, cảm nhận được các âm thanh trong đời sống.

 - Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định, phân biệt được sự giống nhau hoặc sự khác nhau giữa các câu hát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. Giáo viên:

 - Đàn organ, Thanh phách; máy nghe nhạc.

 - File nhạc bài nghe nhạc Bay cao tiếng hát ước mơ.

 - Tranh chủ đề như SGK; Bảng phụ viết sẵn lời bài hát.

 2. Học sinh: SGK âm nhạc, Thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 9 trang Thu Lụa 29/12/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ

Giáo án Âm nhạc 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ
LỚP: 4 
TUẦN: 1 CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ (4 tiết) 
 TIẾT 1: - KHÁM PHÁ BỨC TRANH CHỦ ĐỀ 
 - HỌC HÁT: BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Phẩm chất:
 - Biết yêu quê hương, đất nước; Biết kính yêu và vâng lời Bác Hồ; luôn tự hào là cháu ngoan của Bác.
 2. Năng lực chung:
 - Hiểu được nhiệm vụ của bản thân và nhóm để kết hợp tạo ra sự hoà hợp trong âm nhạc khi tham gia hoạt động Khám phá, Học hát. 
 - Chủ động, tích cực và sáng tạo khi tham gia các hoạt động.
 3. Năng lực đặc thù:
 - Khám phá, cảm nhận được các âm thanh trong đời sống.
 - Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định, phân biệt được sự giống nhau hoặc sự khác nhau giữa các câu hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên:
 - Đàn organ, Thanh phách; máy nghe nhạc. 
 - File nhạc bài nghe nhạc Bay cao tiếng hát ước mơ. 
 - Tranh chủ đề như SGK; Bảng phụ viết sẵn lời bài hát. 
 2. Học sinh: SGK âm nhạc, Thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Mở đầu: 4 phút
Mục tiêu: Chuẩn bị cho HS tiếp thu kiến thức bài học mới một cách tốt nhất - Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
- Cho HS khởi động giọng theo mẫu:
- Giáo viên yêu cầu HS mô phỏng âm thanh và tư thế chơi một số nhạc cụ gõ: Thanh phách, trống con, Tembourin
- Tự kiểm tra.
- HS thực hiện khởi động giọng theo HD của GV.
- Mô phỏng âm thanh và tư thế chơi một số nhạc cụ gõ. 
2. Hình thành kiến thức mới:
Khám phá 1:
Khám phá bức tranh chủ đề: 7 phút
Mục tiêu: Khám phá và cảm nhận được các âm thanh trong cuộc sống. - Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ được học 2 nội dung: Khám phá và Học hát
* Khám phá câu chuyện: Giấc mơ của Sơn ca.
- Giáo viên giới thiệu câu chuyện.
- Kể cho Hs nghe toàn bộ nội dung câu chuyện Giấc mơ của Sơn ca. 
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời:
 + Bay vào thành phố tương lai, Sơn Ca đã thấy và nghe được những âm thanh của sự vật nào? 
- Cho HS xem tranh trong SGK và hỏi:
+ Hãy kể tên những nhạc cụ của ban nhạc trong bức tranh?
- GV yêu cầu HS mô phỏng lại các âm thanh và tư thế chơi các nhạc cụ trên.
- Hướng dẫn HS mô phỏng các âm thanh trên theo tiết tấu:
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Nghe giới thiệu bài
- Lắng nghe giới thiệu
- Lắng nghe, cảm nhận nội dung câu chuyện.
- Trả lời câu hỏi:
+Khinh khí cầu, còi tàu, âm thanh của ban nhạc HS.
- Quan sát tranh, trả lời: 
+ Kèn phím, Đàn ghita, Kèn Saxophone.
- Thực hiện mô phỏng theo y/c của GV. 
- Thực hiện mô phỏng các âm thanh theo tiết tấu
- Nghe nhận xét.
Khám phá 2:
- Học hát: 14 phút
Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời bài hát
* Học hát: Bay cao tiếng hát ước mơ.
- Giới thiệu bài: Thời gian còn lại, các em sẽ được học bài hát rất hay, đó là bài Bay cao tiếng hát ước mơ, Nhạc và lời Nguyễn Nam.
- GV hát mẫu cho HS nghe.
- Chia câu hát: Bài hát có 2 lời, mỗi lời có 4 câu, cộng thêm 2 câu đầu của lời 1
- Cho HS đọc từng câu theo tiết tấu.
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu đến hết bài
- GV cho HS nghe lại bài hát.
- Đàn cho cả lớp hát lời 1 của bài hát.
- Lắng nghe, cảm nhận lời giới thiệu.
- Nghe hát mẫu
- Đọc theo tiết tấu
- Thực hiện theo hướng dẫn của G V. 
- Nghe lại bài hát
- Hát cả lớp.
3. Luyện tập, thực hành: 5 phút
Mục tiêu: Hát kết hợp gõ đệm theo bài hát
- Nhắc nhở HS hát to, rõ lời, đều giọng.
- GV cho HS luyện tập bài hát theo nhóm, cá nhân.
 - Hướng dẫn cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp:
 Đỏ thắm khăn quàng trên màu cờ. 
 x x xx 
 - Cho HS thực hiện gõ đệm theo nhóm.
- Gọi vài nhóm thực hiện.
- Thực hiện theo y/c
- Luyện hát theo nhóm, cá nhân.
- Chú ý theo dõi, quan sát GV thực hiện mẫu.
- Thực hiện theo nhóm
- Thực hiện nhóm.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 5 phút
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học.- Yêu cầu HS mô phỏng lại âm của các nhạc cụ: Kén phím, Đàn ghita, Kèn hơi. 
- Cho HS hát bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Nhận xét tiết học; Dặn HS ở nhà học thuộc bài.
- HS mô phỏng âm thanh của các nhạc cụ
 - HS hát kết hợp gõ đệm bằng Thanh phách
- Lắng nghe lời nhận xét và dặn dò.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 LỚP: 4 
 TUẦN: 2 CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ 
 TIẾT 2: - ÔN BÀI HÁT: BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
 - Biết yêu quê hương, đất nước; Biết kính yêu và vâng lời Bác Hồ; tự hào là cháu ngoan của Bác.
 2. Năng lực chung:
 - Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân qua nội dung bài hát.
 - Tự tin, hợp tác và chủ động tham gia hát và gõ đệm theo bài hát. 
 3. Năng lực đặc thù:
 - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời bài hát; Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Sử dụng được nhạc cụ Thanh phách để gõ đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên:
 - Đàn organ, Thanh phách; máy nghe nhạc. 
 - File nhạc bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. 
 - Bảng phụ viết sẵn các mẫu tiết tấu. 
 2. Học sinh: SGK âm nhạc, Thanh phách. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Mở đầu:
Khởi động: 5 phút
Mục tiêu: Chuẩn bị cho HS tiếp thu kiến thức bài học mới một cách tốt nhất 
- GV cho HS khởi động theo mẫu:
- GV yêu cầu HS hát bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ kết hợp vận động theo nhạc.
- Yêu cầu HS mô phỏng một số âm thanh trong đời sống. 
- Đứng khởi động giọng
- Hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Mô phỏng một vài âm thanh trong đời sống. 
2. Hình thành kiến thức mới:
- Hát ôn bài hát: 
10 phút
Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời bài hát
* Ôn bài hát: Bay cao tiếng hát ước mơ. 
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập và tập biểu diễn bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ sáng tác của NS Nguyễn Nam. 
- Giáo viên mở nhạc cho HS nghe lại bài hát
- Giáo viên đệm đàn cho HS ôn luyện hát cả bài theo nhiều hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Sửa sai cho HS.
- Hướng dẫn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách: 
- Lắng nghe, cảm nhận lời giới thiệu.
- Nghe lại bài hát
- HS luyện hát bài hát theo nhiều hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Chú ý lắng nghe.
- Hát kết hợp gõ đệm bằng Thanh phách theo hướng dẫn của GV.
3. Luyện tập, thực hành: 14 phút
Hát kết hợp vận động phụ hoạ: 
Mục tiêu: HS tập biểu diễn bài hát.
* Tập biểu diễn bài hát:
- Giáo viên hướng dẫn HS hát kết hợp một số động tác vận động phụ hoạ:
+Câu 1: Đỏ thắmrực rỡ: 2 tay huơ sang phải kết hợp chân bước sang phải (sau đó đổi bên)
+Câu 2: Đường chúng emtrông chờ: Xoay người sang phải thực hiện bước chân phải và đánh tay trái về trước (sau đó đổi bên)
+Câu 3: Bay cao ngàntrùng dương: Thực hiện đánh 2 tay sang phải sang trái kết hợp bước chân.
+Câu 4: Em đithơm ngát hương: Thực hiện động tác như câu 3 nhưng đánh tay thấp hơn.
(Thực hiện tương tự đối với lời 2)
- Giáo viên tổ chức cho HS thực hành biểu diễn bài hát.
- Gọi nhóm lên biểu diễn bài hát. 
- HS quan sát các động tác GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý theo dõi và ghi nhớ.
- Luyện tập biểu diễn bài hát.
- Biểu diễn theo nhóm.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 6 phút
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học.- GV gọi HS nêu tên tác giả, tên bài hát vừa ôn.
- Giáo viên gọi vài nhóm lên biểu diễn lại bài hát vừa ôn. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ở nhà học thuộc bài.
- Nêu tên bài hát, tên tác giả.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Lắng nghe lời nhận xét và dặn dò.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
LỚP: 4 
TUẦN: 3 CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ 
 TIẾT 3: - NHẠC CỤ
 - LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Phẩm chất:
 - Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua các hoạt động luyện tập, thực hành.
 2. Năng lực chung:
 - Hiểu được nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tham gia luyện tập, thực hành.
 - Tự tin, hợp tác và chủ động tham gia hát và gõ đệm theo bài hát. 
 3. Năng lực đặc thù:
 - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.
 - Bước đầu làm quen với kiến thức cơ bản về Khuông nhạc, Khoá Son; tên gọi và vị trí của 7 nốt nhạc đã học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên:
 - Đàn organ, Thanh phách; máy nghe nhạc. 
 - File nhạc bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. 
 - Bảng phụ viết sẵn: các mẫu tiết tấu, Khuông nhạc. 
 2. Học sinh:
 - SGK âm nhạc, Thanh phách. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Mở đầu: 
Khởi động: 5 phút
Mục tiêu: Chuẩn bị cho HS tiếp thu kiến thức bài học mới một cách tốt nhất - GV cho HS khởi động theo mẫu:
- GV gọi 2 nhóm lên biểu diễn bài hát Bay cao tiếng hát mơ
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Đứng khởi động giọng
- Biểu diễn bài hát theo nhóm. 
- Nghe nhận xét. 
2. Hình thành kiến thức mới: 
Khám phá 1: 
Nhạc cụ: 14 phút
Mục tiêu: Thực hành gõ đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
 - Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập gõ nhạc cụ Thanh phách, thời gian còn lại, các em sẽ được làm quen với Khuông nhạc, Khoá Son và vị trí của 7 nốt nhạc đã học
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và gõ tiết tấu bằng Thanh phách:
- Cho HS thực hành gõ đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ:
- GV cho HS thực hành luyện tập theo nhóm.
- Chú ý lắng nghe lời giới thiệu
- Luyện đọc kết hợp gõ tiết tấu bằng thanh phách.
- Thực hành gõ đệm cho bài hát
- Thực hành luyện tập gõ đệm theo nhóm.
3. Khám phá 2 Lí thuyết âm nhạc: 
9 phút
Mục tiêu: Làm quen với Khuông nhạc, Khoá Son; tên gọi và vị trí của 7 nốt nhạc đã học. * Khuông nhạc:
- Giới thiệu Khuông nhạc: Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song nằm ngang cách đều nhau tạo thành 4 khe. Thứ tự các dòng và khe được tính từ dưới lên.
 - GV giới thiệu thêm: Trên khuông nhạc, nốt nhạc nằm ở dòng kẻ và khe.
- Giới thiệu Khoá Son: Khoá Son là kí hiệu được đặt ở đầu khuông nhạc, cho ta biết nốt nhạc nằm ở dòng kẻ số 2 là nốt Son. 
- Giới thiệu 7 nốt nhạc: Trong âm nhạc, để ghi lại độ cao thấp của âm thanh, người ta dùng 7 nốt nhạc là: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
- GV cho HS thực hành luyện tập gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Cho HS thực hành kẻ khuông nhạc, tập viết khoá Son và 7 nốt nhạc.
- Chú ý quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- Chú ý quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
 - Nhắc lại tên gọi của 7 nốt nhạc.
- Thực hành gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Tập kẻ khuông nhạc, viết khoá Son và 7 nốt nhạc.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 7 phút
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học.- Giáo viên yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. 
- GV yêu cầu HS gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ở nhà học thuộc bài.
- HS biểu diễn bài hát theo nhóm.
- HS gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Lắng nghe lời nhận xét và dặn dò.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
LỚP:4 Ngày dạy
 TUẦN: 4 CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ 
 TIẾT 4: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
 - NHÀ GA ÂM NHẠC
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Phẩm chất: 
 - Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua các hoạt động luyện tập, thực hành. 
 2. Năng lực chung:
 - Biết được nhiệm vụ của bản thân và của nhóm khi tham gia luyện tập, thực hành.
 - Chủ động giao tiếp, hợp tác; mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
 3. Năng lực đặc thù:
 Nêu được tên và các đặc điểm của Timpani. Phân biệt được nhạc cụ khi nghe tác phẩm Hornpipe. 
 - Thực hành các nội dung đã học trong chủ đề 1. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
 - Đàn organ, Thanh phách, Timpani.
 - File nhạc bài Hornpipe. 
 - Bảng phụ viết sẵn các mẫu tiết tấu.
2. Học sinh: SGK âm nhạc, Thanh phách.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Mở đầu: Khởi động: 5 phút
Mục tiêu: Trang bị thêm vốn kiến thức đã có để kết nói nội dung bài học mới Cho HS khởi động giọng. 
- Giáo viên yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. 
- GV yêu cầu HS gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- HS thực khởi động giọng theo mẩu. 
 - HS biểu diễn bài hát theo nhóm.
- HS gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc. 
2. Hình thành kiến thức mới: 
TT âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài: 12 phút 
Mục tiêu: Nêu được tên và các đặc điểm của Timpani. Phân biệt được nhạc cụ khi nghe tác phẩm Hornpipe. 
- Giới thiệu: Nội dung nghe nhạc hôm nay, các em sẽ được nghe giới thiệu nhạc cụ nước ngoài Timpani và nghe tác phẩm Hornpipe.
- Cho HS xem ảnh nhạc cụ Timpani
- Giới thiệu nhạc cụ Timpani: Là nhạc cụ nước ngoài thường được sử dụng để hoà tấu trong dàn nhạc giao hưởng.
 +Timpani được làm bằng đồng, hình nữa quả cầu, một mặt có căng da. 
- Hướng dẫn cách sử dụng nhạc cụ: Người chơi dùng dùi gõ vào mặt Timpani để tạo ra âm thanh.
- Lưu ý HS: Timpani có kích thước khác nhau sẽ cho ra các âm thanh cao thấp khác nhau.
- GV cho HS thực hành chơi nhạc cụ Timpani.
- Nghe giới thiệu bài 
- Chú ý quan sát nhạc cụ Timpani
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ về nhạc cụ Timpani.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Chú ý quan sát nắm vững cách sử dụng nhạc cụ.
- Lắng nghe
- HS thực hành chơi nhạc cụ Timpani. 
3. Luyện tập, thực hành: 12 phút 
Nhà ga AN: 
Mục tiêu: HS thực hành các nội dung đã học 
- Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện lại các nội dung đã học trong phần Nhà ga âm nhạc trong SGK.
- Cho HS mô phỏng âm thanh các theo mẫu tiết tấu trong SGK (trong Nhà ga âm nhạc). 
- Yêu cầu HS quan sát khuông nhạc và thực hiện trả lời các câu hỏi trong SGK (trong Nhà ga âm nhạc)
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện các nội dung trong Nhà ga âm nhạc theo y/c của GV.
- HS thực hiện mô phỏng âm thanh theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát khuông nhạc và trả lời các câu hỏi
- Nghe nhận xét.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 6 phút
Mục tiêu: HS biết vận dung kiến thức đã học 
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ bằng bộ gõ cơ thể theo mẫu: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài.
- HS hát kết hợp gõ đệm bằng bộ gõ cơ thể theo bài hát.
- HS nhắc lại nội dung vừa học.
- Lắng nghe lời nhận xét và dặn dò.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_4_chan_troi_sang_tao_chu_de_1_uoc_mo_tuoi_th.docx