Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới (Tiết 1)

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

• Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.

• Hát bài Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

• Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui.

• Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin, ý tưởng.

• Tích cực chủ động sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.

Năng lực riêng:

• Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.

• Hát bài Ngày mùa vui, hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được tên bài hát và tên tác giả.

• Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.

• Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

 

doc 6 trang chantroisangtao 15/08/2022 8880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới (Tiết 1)

Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới (Tiết 1)
Giáo án Âm nhạc 2 sách Chân trời sáng tạo
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: RỘN RÀNG NGÀY MỚI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.
Hát bài Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui.
Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin, ý tưởng.
Tích cực chủ động sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.
Năng lực riêng:
 Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.
 Hát bài Ngày mùa vui, hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được tên bài hát và tên tác giả.
Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.
Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
3. Phẩm chất
Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
 Kính trọng, biết ơn người lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV.
Nhạc cụ.
Tranh ảnh
2. Đối với học sinh
 SGK.
 Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vấn đề: Các em chắc đã từng được nghe những âm thanh từ cuộc sống như: tiếng của sơn ca, họa mi, ếch xanh, ve sầu,...Đó chính là những giai điệu sinh động, là bản hòa tấu khúc nhạc của ngày mới. Để biết được rõ hơn những âm thanh kì diệu này của cuộc sống, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khởi hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.
b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc sgk trang 6,7.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu tên và những sự vật có trong tranh?
Câu 2: Sự vật nào có thể phát ra âm thanh? Hình dung và tạo ra âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của em.
- GV kể chuyện theo tranh, yêu cầu HS chú ý lắng nghe những thông tin chính:
+ Sáng nay, sơn ca dậy sớm nhưng dường như tâm trạng háo hức hơn mọi khi, vì sơn ca sẽ đi xem buổi hoà nhạc sắp diễn ra cạnh đâm nước trong khu rừng xinh đẹp. Trên đường đi, sơn ca cất tiếng hót líu lo hoà cùng tiếng gió xảo xạc, tiếng nước róc rách; đan xen còn có âm thanh gọi nhau của các bạn khác trong khu rừng. Đó là tiếng bác gấu gọi đàn con; tiếng cười đùa vui mừng, háo hức của các bạn sóc; tiếng các bạn muông thú cùng rủ nhau mau đến xem hoà nhạc. Khi đến nơi, sơn ca nhìn thấy những nghệ sĩ đã đến từ lúc nào, họ đang chuẩn bị các nhạc cụ của mình để biểu diễn trước sự háo hức chờ đợi của tất cả khán giả.
+ Giây phút mong chờ nhất cũng đã đến. Buổi hoà nhạc bắt đầu bằng những màn biểu diễn ấn tượng, cuốn hút của các nghệ sĩ. Mở đầu chương trình là âm thanh du dương được tạo ra bởi tiếng đàn cò của bác dế, rồi tiếng tùng tùng của anh cào cào đang gõ trống. Tiếp theo là tiếng sáo vi vu của bạn ong và tiếng đàn kìm tích tịch tình tang do bạn bọ cánh cam thực hiện. Bản hoà tấu mỗi lúc một sinh động hơn với phần cốc cách của anh chuồn chuồn gõ thanh phách. Tiếng các nhạc cụ hoà tấu với nhau nghe mới thật hay và hấp dẫn làm sao, nhưng có lẽ phần được chờ đợi nhất là tiếng hát của ca sĩ ếch. Và rồi giọng hát của nhân vật chính cũng cất lên, lúc đó mọi tiếng nói dường như đều ngưng lại, cả một góc rừng chỉ còn là âm thanh tuyệt vời của ca sĩ và dàn nhạc.
+ Buổi hoà nhạc cuối cùng cũng kết thúc trước sự tiếc nuối của khán giả, cùng lời hẹn cho buổi biểu diễn sau. Sơn ca trở về nhà và kể cho bạn bè mình về buổi hoà nhạc đây thú vị.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong câu chuyện, có những âm thanh nào?
- GV yêu cầu HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện.
- GV chia HS thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một mẫu vận động như: kèn - trumpet - tu tù tu, triangle - keng keng keng, trống nhỏ - tùng cắc tùng theo tiết tấu như trong sgk
- GV yêu cầu HS thực hiện hoà tấu với nhau, có thể hát theo dạng nối tiếp, móc xích....
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm hs báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới.
1. Khởi hành
a. Câu chuyện Sơn Ca đi nghe hòa nhạc
Câu 1: Tên những sự vật có trong tranh:
- Sơn ca.
- Ếch con.
- Bọ cánh cứng.
- Ong.
- Châu chấu.
- Chuồn chuồn.
- Dễ trũi.
Câu 2: Những sự vật có thể phát ra âm thanh và hình dung âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của em:
- Sơn ca: líu lo.
- Ếch con: ộp ộp.
- Chuồn chuồn: gõ cốc cách.
- Trong câu chuyện, có những âm thanh: líu lo, xào xạc, róc rách, tùng tùng, tích tích tình tang, cốc cách.
b. Trò chơi vận động: Bản hòa tấu vui nhộn
- Các nhóm HS thực hiện một mẫu vận động theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện hoà tấu với nhau.
Hoạt động 2: Hành trình
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được và bày tỏ tình cảm của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui; hát bài Ngày mùi vui; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu; bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.
b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu cho HS hình ảnh về việc thu hoạch mùa màng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa?
- GV giới thiệu bài hát Ngày mùa vui. Dân ca Thái, lời mới Hoàng Lân.
- GV dạy hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- GV cho HS chơi trò chơi: GV cho HS nghe trước 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La. GV đánh nốt trên đàn và yêu cầu HS trả lời tên nốt.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo mẫu 5 âm theo kí hiệu bàn tay.
- GV cho HS thực hành bài đọc nhạc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát, lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thực hành đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét
2. Hành trình
a. Hát bài Ngày mùa vui
- Mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa: người dân bước chân nhịp nhàng gánh lúa, phơi thóc. Qua đó, chúng ta cần trân trọng công sức lao động của những người nông dân.
- HS hát theo và có sự vận động cơ thể.
b. Đọc nhạc
- HS đoán tên nốt nhạc.
- HS luyện tập theo mẫu 5 âm.
- HS vừa đọc nhạc vừa kết hợp vận động theo nhịp điệu như: vỗ tay, gõ bàn, lắc lư, bước,...
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_1_ron_r.doc