Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ

VĂN HỌC DÂN GIAN

1. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG

1.1. Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn HS đạt đưọc các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.

Về phẩm chất: Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.

Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,. trong quá trình học tập chuyên đề, nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiếu và viết về văn học dân gian.

- Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

- Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.

1.2. Đặc điểm bài học và phân bố số tiết

1.1.1. Đặc điểm bài học

o. Về nhiệm vụ của chuyên đề:

- Dựa trên những khiến thức đà học trong SGK Ngữ văn 10 bộ sách Chân trời sáng tạo, chuyên đề giúp HS hiểu sâu và rộng hơn về văn học dân gian qua việc xác định các vấn đề, cách đặt câu hỏi nghiên cứu; đồng thời củng giúp rèn luyện các bước nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian qua việc xây dựng đề cương, cách tìm tài liệu để viết bài nghiên cứu. Kết quả thu đuợc của phần này là đề cương nghiên cứu và tư liệu phục vụ cho viết báo cáo.

 

doc 157 trang Thu Lụa 30/12/2023 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)

Giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo)
LỚP
10
 CHUYÊN ĐỀ 1
TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ
VĂN HỌC DÂN GIAN
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn HS đạt đưọc các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.
Về phẩm chất: Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.
Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,... trong quá trình học tập chuyên đề, nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:
Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiếu và viết về văn học dân gian.
Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.
Đặc điểm bài học và phân bố số tiết
Đặc điểm bài học
o. Về nhiệm vụ của chuyên đề:
Dựa trên những khiến thức đà học trong SGK Ngữ văn 10 bộ sách Chân trời sáng tạo, chuyên đề giúp HS hiểu sâu và rộng hơn về văn học dân gian qua việc xác định các vấn đề, cách đặt câu hỏi nghiên cứu; đồng thời củng giúp rèn luyện các bước nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian qua việc xây dựng đề cương, cách tìm tài liệu để viết bài nghiên cứu. Kết quả thu đuợc của phần này là đề cương nghiên cứu và tư liệu phục vụ cho viết báo cáo.
- Từ nhũng dữ liệu có được và các bước thực hiện trong đề cương, HS sẽ được hướng dẫn viết báo cáo và thuyết trình vấn đề nghiên cứu. Sản phẩm của hai hoạt động này là các bài nghiên cứu hoàn chỉnh và tổ chức một buổi trình bày hoặc toạ đàm trước lớp những gì đã thực hiện.
b. Về cấu trúc bài học:
Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Tìm hiểu cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Các bước thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Bài tập thực hành
Phần thứ hai: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Ma trận yêu cấu cần đạt - nội dung dạy học chuyên đề 1
Nội dung dạy-học
Yêu cầu cấn đạt (Mục tiêu)
Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Khái quát vể một vấn đề văn học dân gian
Tìm hiểu cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Bài tập thực hành
Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn để văn học dân gian.
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian.
Phần thứ hai: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề ván học dán gian
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn để văn học dân gian
Thuyết trình kết quả nghiên cứu vể một vấn để trong tác phẩm văn học dân gian
Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên để để viết vể văn học dân gian.
Biết thuyết trình một vấn để của văn học dân gian.
1.2.2. Phân bố số tiết
Tổng số tiết: 10 (9 tiết dạy trên lớp, 1 tiết ở nhà). Chia ra:
Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian (5 tiết).
Phần thứ hai: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề vãn học dân gian (4 tiết).
Bài tập thực hành: 1 tiết ở nhà.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học
Kết họp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai.
Tổ chức cho HS kết hợp đọc với viết: điền vào các phiếu học tập, viết đoạn văn,...
Tổ chức cho nhiều HS có cơ hội thực hành đọc, viết, nói và nghe.
Phương tiện dạy học
SGK, SGV.
Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.
Ảnh chân dung tác giả; máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tư liệu liên quan.
Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
Phiếu học tập.
Bảng kiêm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS.
TÓ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giới thiệu bài học
Dạy học phần thứ nhất:
TẬP NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Nguyên tắc chung
Thứ nhất: Bám sát và đáp ứng đầy đủ mục tiêu của bài học, cụ thể là bám sát các YCCĐ về đọc đà phân bố cho bài học và cho mỗi VB trong cụm ngừ liệu (Xem Ma trận YCCD - câu hỏi đọc hiếu đối với VB).
Thứ hai: Bám sát và tuân thủ quy trình dạy học đọc hiểu trên lóp, gồm các khâu Đọc VB, Trả lời câu hói, Thực hành theo yêu cầu của chuyên đề.
Thứ ba: Coi trọng thực hành, các hoạt động trên lớp và sản phẩm HS tạo lập được.
Ma trận YCCĐ - câu hỏi đọc hiểu (Đặc điểm tục ngữ Việt Nam)
Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi đọc hiểu
Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn để văn học dân gian.
1,2, 3,4
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đé để đọc hiếu và viết vể ván học dán gian.
5
Gợi ý tổ chức các hoạt động
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỤC NGỮ VIỆT NAM
Chuẩn bị đọc:
Yêu cầu của nội dung này là cho HS nắm được cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Việc đọc hiểu ngoài nhiệm vụ nắm thông tin ra còn có mục tiêu theo dõi và rút ra cách thức một bài nghiên cứu được tổ chức và trình bày.
Đọc văn bản:
Với văn bản nghiên cứu có dung lượng vừa phải này: GV có thể mời HS đọc thành tiếng hoặc đọc thầm (GV có thể yêu cầu HS tìm đọc VB hoàn chỉnh như là một kĩ năng đi tìm tài liệu).
Gợi ý trà lời các câu hỏi
Câu hỏi 1
Yêu cầu: Câu hói yêu cầu bạn xác định vấn đề văn học dân gian được thể hiện trong một VB nghiên cứu đưọc trích và được gợi ý trả lời từ những chi tiết cụ thể.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân;
+ HS đọc kĩ câu hói và đọc lướt VB, để ý các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (nhan đề và các mục chính).
+ Căn cứ suy đoán: dựa vào nhan đề và các đề mục 1. Nội dung tục ngữ và 2. Hình thức tục ngữ của bài viết.
Đáp án tham khảo: VB trình bày đặc điếm của một thể loại văn học dân gian: tục ngữ Việt Nam. Đáp án đúng là câu "b. Một thể loại văn học dân gian".
Câu hỏi 2
Yêu cầu: Câu hỏi yêu cầu HS xác định cấu trúc VB theo nhiều cấp (phương diện), nhiều bậc và thể hiện nó thành sơ đồ để để nhận thức.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc nhóm;
+ HS đọc kĩ câu hỏi và đọc kĩ VB, để ý các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (các box, các mục);
+ Căn cứ suy đoán: Dựa vào các mục 1, 2 và các box chỉ dẫn đọc hiểu. Cụ thế: ở mục 1. Nội dung của tục ngữ, ở trang 7 (SGK) có box chỉ dẫn: "Chú ý xem xét tục ngữ từ phương diện nội dung"; ở đơạn 2 cùng trang, là một box chỉ dẫn: "Chú ý cách triển khai các nội dung cụ thế của phương diện nội dung". Ớ cuối trang 7 còn có đoạn tác giả tóm tắt nội dung: "Tóm lại, về nội dung, tục ngữ là những sự nhận định ... được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người".
Đáp án tham khảo: Tác giả trình bày tục ngừ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Trong phương diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tố kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội. Trong phương diện hình thức, tác giả xem xét ởcác yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu. Vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,...
Câu hỏi 3
Yêu cầu: Câu hói yêu cầu HS xác định phương pháp nghiên cứu của tác giả để từ đó hướng đến việc HS hiếu và vận dụng trong nghiên cứu. Do câu này không phải là dạng nhận biết mà là thông hiểu (làm vào vở) nên yêu cầu HS phải giải thích thêm thao tác đó thể hiện như thế nào.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc nhóm;
+ HS đọc kĩ VB và câu hói, đê ý các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (dần chứng, lí lẽ);
+ Căn cứ suy đoán: các box chỉ dẫn đọc hiểu, các chi tiết được đánh dấu bằng ngoặc kép, các câu mở đầu đoạn văn là căn cứ quan trọng giúp nhận diện các thao tác/ phương pháp để nhà nghiên cứu sử dụng. Ví dụ, trong đoạn văn chứa thao tác so sánh ở cuối trang 9 (SGK) thì câu đầu tiên gợi ý cho người đọc suy đoán về cách so sánh qua cụm từ "như trên", giống nhiều câu ca dao, thể lục bát khác. Hay là từ "tóm lại" trong câu "Tóm lại, về nội dung, tục ngữ là những sự nhận định sau kinh nghiệm của con ngưòi ta về lao động, về sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, cuộc sống trong xà hội" ở trang 7 (SGK) thì gợi ý về thao tác tổng họp.
Đáp án tham khảo: Các thao tác được sử dụng trong VB:
+ Phân tích: Chia vấn đề (tục ngữ) ra thành các mặt, khía cạnh (hình thức và nội dung) để làm rõ đặc điểm của đối tượng. Trong từng mặt, từng khía cạnh lại tiếp tục chia nhó, nêu dẫn chứng và lí giải các chi tiết nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn. Về hình thức tục ngừ, tác giả đà xác định nhiều loại vần, đi sâu vào từng trường họp, có dẫn chứng cụ thể.
+ Tổng hợp: Sau khi phân tích các mặt biểu hiện của nội dung tục ngữ, tác giả có tổng hợp lại thành một ý khái quát ở cuối đoạn 2. Hoặc là, sau khi phân tích nội dung các câu tục ngữ về khí tượng, về việc đòi và lao động, cô đọng thành những phương châm, tác giả tổng hợp lại trong câu: "Đó là đặc điểm của tục ngữ: nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những bài do cảm xúc mà có".
+ So sánh: Trong phần cuối, sau khi phân tích nội dung và hình thức tục ngữ, tác giả đã đối chiếu ca dao với tục ngữ để làm rõ sự ra đời sớm của tục ngữ.
+ Thống kê: Để tăng thêm phần thuyết phục và cung cấp tri thức cho người đọc, VB đã dùng cách liệt kê những trường họp các câu tục ngữ có vần liền kề nhau: sa - gà; tật - giật, treo - mèo, đặc - mặc,...
Câu hỏi 4
Yêu cầu: Câu hỏi yêu cầu bạn suy đoán cách thức tác giả Vũ Ngọc Phan đã tìm hiểu, thu thập thông tin khi nghiên cứu và viết VB về tục ngữ.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm;
+ HS đọc kì VB; tự đặt và trả lời một vài câu hói phụ. Ví dụ: Tác giả có tập hợp, thu thập, phân loại các câu tục ngữ, tham khảo bài viết của người khác hay không? Dựa vào đâu bạn suy ra điều đó?
+ Căn cứ suy đoán: dựa vào bố cục, đề mục, nội dung chi tiết từng phần trong VB [suy đoán (1), (2)]; dựa vào các vế câu, chi tiết trích dẫn [suy đoán 3]: "tục ngữ, ca dao có thể xuất hiện cùng với thần thoại và truyền thuyết"; "tiếng hát xuất hiện trong lao động sau khi loài người có tiếng nói".
Đáp án tham khảo:
+ Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngừ theo nhiều yêu cầu như: tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, về hình thức. (1)
+ Tìm các ví dụ câu tương ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh. (2)
+ Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác. (3)
Câu hỏi 5
Yêu cầu: Đây là câu hỏi mở, mục tiêu là yêu cầu HS thể hiện khả năng tổng hợp và đề xuất những luận điểm từ những dữ liệu có được từ bốn câu hỏi ở trên.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc nhóm, hoạt động nhóm là hiệu quả nhất;
+ HS đọc kĩ lại các câu hói để sắp xếp lại các ý cho họp lí;
+ Căn cứ suy đoán: từ các đáp án của câu 1-4, HS diễn đạt lại thành phương pháp nghiên cứu: 1) VB trình bày đặc điểm của một thể loại văn học dân gian "vấn đề nghiên cứu"; 2) Trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức sơ đồ đề cương, các ý chính; 3) Các thao tác được sử dụng trong VB -» phương pháp nghiên cứu; 4) Tổng họp các thao tác (1), (2), (3) —> cách tiến hành và viết báo cáo kết quá nghiên cứu.
Đáp án tham khảo: Căn cứ vào các ý trả lời của bốn câu hỏi phía trên, có thể gợi ý cho HS về phương pháp nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian gồm:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu;
+ Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu;
+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu;
+ Cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên ... ng hót...)
III/ Ấn tượng chung của người đọc
1. Quyển sách là tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ở đó ta thấy được đúng chất của một người con Nam Bộ. Cái mặn mòi, chân chất, hiền hậu như cỏ cây hoa lá, cũng có lúc bông phèng, ngang tàng coi những chuyện nguy hiểm như trò chơi con trẻ đều đi vào tác phẩm của ông. Cảnh vật cũng như đời sống đặc trưng của miền quê Nam Bộ cũng được tác giả vẽ nên gần gũi, chân thật, là một thứ gì đó rất thân thuộc, gắn bó. Chắc hồi học phổ thông chưa đủ hiểu biết, chưa đủ trải nghiệm nên lúc học tác phẩm Chiếc lược ngà vẫn chưa trọn vẹn đầy đủ cảm xúc cũng như cảm nhận về tác phẩm. Để rồi sau dễ đến cả 15 năm sau khi đọc lại tác phẩm ấy, bao sự lắng đọng, xúc động bỗng ùa về. Ra trận đánh Tây, chỉ vì vết thẹo trên mặt, anh Sáu khi tranh thủ về thăm nhà vài ngày mà cô bé Thu con anh đã không nhận anh là ba. Đến khi con anh thốt lên tiếng gọi ba trong thổn thức, uất nghẹn thì anh lại phải lên đường. Để rồi tiếng gọi ấy là tiếng gọi cuối cùng của con khi anh hy sinh nơi chiến trường. Trước lúc rời xa cuộc sống anh vẫn không quên lời hứa gửi chiếc lược về cho cô con gái mà anh vô cùng yêu quý . Còn rất nhiều, rất nhiều những nhân vật với những hoàn cảnh, câu chuyện khác nhau đem lại cho người đọc bao cung bậc cảm xúc, đem đến cả những bài học cần suy ngẫm. Ngay đầu quyển sách tác phẩm Con Chim Vàng đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc.
2. Tác giả viết nhiều về chiến tranh nhưng không chú tâm vào bản hùng ca thắng bại. Ông đi tìm và chắt lọc những yêu thương, những êm đềm và ấm áp nơi chiến hào của tình cảm gia đình, tình bạn bè chí cốt. Đó có lẽ là một nét đẹp rất riêng, rất đời trong văn của ông. Tôi đọc và thấy mình bị cuốn đi trong dòng cảm xúc mà ông chủ động dẫn dắt: lúc xúc động, bùi ngùi đầy thương cảm, lúc nhẹ nhõm, vui tươi, cũng có lúc quặn đau gan ruột trước nỗi đau của đồng bào. Và trên tất cả là cảm xúc yêu thương, là những chiêm nghiệm của cuộc đời mà ở góc nào cũng chất chứa những suy tư, những nghịch lý trớ trêu. Văn Nguyễn Quang Sáng tự nhiên mà rất sâu sắc. Sẽ khá tiếc cho những ai yêu thích văn học Việt Nam mà bỏ quên chưa đọc sâu về tác giả này.
B/ XÂY DỤNG ĐỀ CƯƠNG HOẠT ĐỘNG
Đề cương hoạt động đảm bảo các nội dung sau: 
1. Đơn vị tổ chức (CLB văn học, trường THPT B ..)
2. Mục đích giới thiệu: Hiểu sâu hơn về tập truyện ngắn Con mèo của FOUJITA của nhà văn Nguyễn Quang Sáng- 1 tập truyện có văn bản được học trong Bài 7- SGK ngữ văn 10, tập 2- nhằm phục vụ cho việc học tập
3. Thời gian tổ chức: 8 giờ 00 ngày.
4. Địa điểm tổ chức: Sân khấu nhà trường
5. Thành phần tham gia: 
- Ban điều hành CLB của trường
-Ban giám hiệu và các thầy cô giáo
-Học sinh cùng học chuyên đề
-Nhưng người yêu văn học hoặc quan tam tới sự kiện
6. Phân công nhiệm vụ các bộ phận: 
-Bộ phận chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện
Đào Duy Anh
Nguyễn Đình Hoàng
Tăng Bá Hải Nam
Nguyễn Đức Thịnh
-Bộ phận trang trí, thiết kế:
Trần Quỳnh Anh
Nguyễn Hoàng Giang
Trần Hồng Nhung
Trần Thị Mỹ Linh
-Bộ phận tiếp tân: 
Trần Thu Minh
Nguyễn Thùy Linh
Lê Thanh Thủy 
-Dẫn chương trình
Dương Hà Trang
-Người giới thiệu sách
Phạm Thu Hà 
	Lê Trần Khánh Linh
C/ LÊN KỊCH BẢN CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG VIỆC
THỰC HIỆN
Mục đích tổ chức sự kiện
-Phục vụ cho việc học tập
Giới thiệu đại biểu và thành phần tham dự
Giới thiệu tên cụ thể của đại biểu và thanh phần tham dự theo thứ tự sau: 
-Khách mời ngoài trường
- Đại diện BGH
- Các thầy cô giáo bộ môn trong tổ ngữ văn
- HS khối 10
- Những người quan tâm
Giới thiệu và mời diễn giả trình bày
Giới thiệu sơ lược về diễn giả ( tên, lớp, khả năng)
-Giao tiêp ngắn vơi diễn giả để tạo không khí và mời diễn giả trình bày giới thiệu
Tổ chức trao đổi ngắn về sự kiện
-Phỏng vấn ngắn 1 vài HS, người tham dự về ý nghĩa của việc tổ chức sự kiện
-Mời đại diện nhà trường phát biểu
Kết thúc sự kiện
-Khẳng định ý nghĩa của việc tổ chức sự kiện giới thiệu tập thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết
-Nói lời cảm ơn và gửi lời chào tạm biệt đến các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bạn học sinh
D/ POSTER CỦA BUỔI GIỚI THIỆU
E/ VIẾT + GIỚI THIỆU SÁCH
I/ MỞ ĐẦU:
Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 ông tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. 
Con đường văn học của Nguyễn Quang Sáng đã được bắt đầu từ những năm năm mươi. Nhưng sự nghiệp văn học của ông được khẳng định chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ nhưng vẫn mộc mạc chân chất, đằm thắm đã tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Người ta nhớ đến một Nguyễn Quang Sáng với một bút pháp linh hoạt mà qua những tác phẩm như Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Mùa gió chướng và sau này là Dòng sông thơ ấu...
Bước vào thời kì đổi mới văn học, không ít nhà văn cùng thế hệ với ông chững lại. Ông thì vẫn không ngừng tìm tòi để vài năm lại cho ra một tập truyện hay một tập kịch bản phim truyện. Từ Tôi thích làm vua (1988) người đọc bắt đầu thấy có một Nguyễn Quang Sáng khác với Nguyễn Quang Sáng thời Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng... Truyện của ông hướng về những suy tư, những chiêm nghiệm về cuộc đời. Trước muôn nỗi sự đời ngốn ngang hôm nay Nguyễn Quang Sáng đã nhận thấy rằng không thể chỉ dừng lại ở việc "phản ánh", "ghi chép", "làm hộ báo công" nữa. Tuy không đọc lời “ai điếu” cho một giai đoạn đã qua, nhưng ngòi bút của ông đã lặng lẽ chuyển sang một hướng khác. Người đọc có cảm tưởng như đang gặp một Nguyễn Quang Sáng suy tư nhiều hơn, nghĩ ngợi nhiều hơn. Con mèo của Foujita (1) của Nguyễn Quang Sáng đã được tiếp tục viết trong cảm hứng này.
II/ NỘI DUNG
 Con mèo của Foujita lấy tên của một truyện trong tập. Cuốn sách tập hợp 1 số truyện chủ yếu viết về thiếu nhi hoặc có nhân vật thiếu nhi ( Từng được in trong các tập truyện ở nhungawx thời kì khác nhau) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, do NXB Kim Đồng xuất bản năm 2020, trong tủ sách Tác phẩm văn học chọn lọc
Tập sách gồm có 2 phần: Phần 1: Bài học tuổi thơ ( 9 truyện ngắn) và phần 2: Thế võ (11 truyện ngắn) Nhan đề của từng phận cũng được đặt theo tên một truyện ngắn trong đó.
Trong tập truyện ngắn Con mèo của Foujita có truyện được viết từ năm 1956 ( Con chim vàng) có truyện được viết năm 2002 ( Con Kim). Mỗi truyện ngắn là một câu chuyện đời. Nhưng truyện của ông viết không nhằm nhiều lắm vào việc kể cho người đọc biết thêm một câu chuyện, một sự kiện nào đó, mà nhiều hơn là hướng người đọc vào những suy ngẫm về những chuyện đời, chuyện người mà mình đã nếm trãi, đã chứng kiến và thường tập trung vào 1 số chủ đề nổi bật sau: 
-Cuộc sống của con người kháng chiến: (Cuộc sống ác liệt của chiến tranh và cuộc sống thời hậu chiến). Đây là đề tài sở trường của Nguyễn Quang Sáng. Ông viết với tâm thế của người trog cuộc, am hiểu cặn kẽ hiện thực kháng chiến ở Nam Bọ. Đối mặt với những thử thách khắc nghiệt, các nhân vật của Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tất cả nhứng phẩm chất vốn có: Gan dạ, trung kiên, gắn bó với cách mạng, căm ghét sự phản bội, ươn hèn ( truyện Con Kim, Chiếc Lược ngà, Ông Năm Hạng, Quán rượu người câm, Bông cẩm thạch, Cô gái bán sấu đâu). Nét chung ở các nhân vật kháng chiến trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng là mạnh mẽ, cương trực, ngang tàng, gai góc nhưng cũng vô cùng nhân hậu, tình nghĩa thủy chung.
- Những bài học tuổi thơ. Đó là những trải nghiệm đáng nhớ thuở ấu thơ của các nhân vật sau này, những bài học ấy trở thành bài học quý giá trên từng bước trưởng thành. Các nhân vật thiếu nhi của Nguyễn Quang Sáng cũng thường được đặt vào những tình thế, hoàn cảnh éo le, những thuwe thách, buộc phải có sự lựa chọn
- Suy nghiệm từ những mảnh đời: trong tập có một số truyện viết về những người làm nghề khác nhau, nhưng mỗi ứng xử trong các mối quan hệ cũng như trong nghề nghiệp của họ đều đáng được suy ngẫm. Từ đó có thể nhận thấy những bài học làm người mà tác giả gửi gắm. Với chủ đề này, Nguyễn Quang Sáng có điều kiện thể hiện những quan điểm của mình về NT, về người nghệ sĩ
* Đặc điểm nghệ thuật của tập truyện ngắn:
- Nguyễn Quang Sáng rất chú ý đến việc xây dưng cốt tryện. Các truyện ngắn của ông đều có cốt truyện khá li kì, hấp dẫn với những tình hống éo le đầy thử thách.
- Ở tập truyện ngắn này được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất, có truyện dùng lời người kể chuyện ngôi thứ ba, nhưng giữa chúng có điểm chung: người kể chuyện tỏ ra rất hoạt ngôn, lời kể lih hoạt, biến hóa. Các truyện đều toát lên giọng kể của người Nam Bộ từng trải, sống gắn bó với qquee hương, xứ sở, rất hài hòa, tếu táo, ngay cả khi kể về những tình huống rất hiểm nguy hay nói về những chuyện nghiêm trọng.
- Hành động và ngôn ngữ là 2 yếu tố được nhà văn đặc biệt chú ý khi khắc họa nhân vật. Hành động của nhân vật thường quyết liệt, mạnh mẽ, dứt khoát, ngôn ngữ bộc trực, thẳng thắn đầy cá tính.
- Dù viết ở đề tài nào, mỗi truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng đều toát ra một bài học nhân sinh. Có khi bài học thể hiện rõ trong những câu nói đầy tính triết lí của nhân vật.
* Một số ý kiến đánh giá về truyện của Nguyễn Quang Sáng:
- “Tôi đọc Nguyễn Quang Sáng khá sớm. Những năm tôi còn là học sinh cấp ba phổ thong thì tên tuổi anh đã nổi đình đám. Sau 2 tập truyện trình làng “ Con chim vàng” (1956), “ Người quê hương” (1958) thì 2 tập tiểu thuyết “Nhật kí người ở lại” (1962), “ Đất lửa” (1963) được dư luận đánh gá rất cao lúc bấy giờ. Tôi phải thuê đọc từ một thư viện tư nhân ở thị xã Vĩnh Yên. Rồi những năm chiến tranh, trong điều kiện sơ tán phải bỏ ra cả buổi cuốc bộ lên tư viện Trung đoàn xe tăng 202 để đọc tại chỗ báo Văn nghệ. Những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Quang sáng đã đến với tôi trong những năm tháng ấp ủ mộng văn chương. Sau gần nửa thế kỉ tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác bàng hoàng khi đọc Quán rượu người câm, Chiếc lược ngà. Quả thực là những cơn chấn động thẩm mĩ không thể nào quên”.
( Hữu Thỉnh)
 - “Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó của một người nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm, chết chóc cũng bông phèng như trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc bom đạn đang bủa vây mịt mù, cũng có thể ngồi thì lì trong 1 cái quán rượu tạm bợ, dựng tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. hình như đó là 1 phần của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ương ngạnh như vách đá.” ( Trần Đăng Khoa)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu hoạt động: 
-Học sinh xác định được mục đích của việc trình bày bài giới thiệu
-Học sinh giới thiệu được về 1 tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã đọc, đã học hoặc chưa học
b. Nội dung thực hiện: 
- Học sinh xem lại kiến thức đã học của cả chuyên đề kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa 
-Học sinh thực hiện đọc, viết và giới thiệu về 1 tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết mà GV giao 
Cụ thể: Đọc và giới thiệu về 1 trong các tập thơ sau: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi ( Lưu Quang Vũ) hoặc Sự mất ngủ của lửa ( Nguyễn Quang Thiều)
c/ Sản phẩm ( Nộp sau 2 tuần)
- Phiếu đọc sách
- Bài viết giới thiệu về tập thơ
Duyệt của tổ chuyên môn (Ngày tháng năm 2023)
TTCM

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuyen_de_hoc_tap_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao.doc