Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực

Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,. trong quá trình học tập chuyên đề.

2. Phương pháp dạy học

- Kết hợp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai.

- Tổ chức cho HS kết họp đọc vói viết: điền vào các phiếu học tập, viết đoạn văn,.

- Tổ chức cho nhiều HS có có hội thực hành đọc, viết, nói và nghe.

3. Phẩm chất:

 Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm vói gia đình, xã hội và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- Một số tranh ảnh có trong SGK đưọc phóng to.

- Ảnh chân dung tác giả; máy chiếu hoặc bảng đa phưong tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tư liệu liên quan.

- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu trong SGK thành phiếu học tập.

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, ma trận chấm bài viết, bài trình bày của HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 31 trang Thu Lụa 30/12/2023 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian
CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
MỤC TIÊU:
1. Năng lực
Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,... trong quá trình học tập chuyên đề.
2. Phương pháp dạy học
Kết hợp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai.
Tổ chức cho HS kết họp đọc vói viết: điền vào các phiếu học tập, viết đoạn văn,...
Tổ chức cho nhiều HS có có hội thực hành đọc, viết, nói và nghe.
3. Phẩm chất: 
 Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm vói gia đình, xã hội và cộng đồng.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Một số tranh ảnh có trong SGK đưọc phóng to.
Ảnh chân dung tác giả; máy chiếu hoặc bảng đa phưong tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tư liệu liên quan.
Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu trong SGK thành phiếu học tập.
Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, ma trận chấm bài viết, bài trình bày của HS.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, giúp HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học, GV tổ chức hoạt động khỏi động với nhiều hình thức như: trắc nghiệm nhanh; trò chơi đố vui, trò chơi ô chữ; đoán ý đồng đội,
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: dùng câu hỏi trắc nghiệm, đền khuyết, hình ảnh,... củng cố kiến thức cơ bản về văn học dân gian
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. PHẦN MỘT: TẬP NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN (5 tiết)
ĐỌC VĂN BẢN 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc văn bản Về đặc điểm của tục ngữ Việt Nam
-Câu hỏi 1: Xác định vấn đề được tác giả trình bày trong văn bản trên.
-Câu hỏi 2: Tục ngữ Việt Nam được tác giả tìm hiểu dựa trên những phương diện nào? Tóm tắt nội dung bài viết bằng một sơ đồ.
- Câu hỏi 3: Những thao tác nào được sử dụng để triển khai vấn đề
- Câu hỏi 4: Tác giả đã tìm hiểu, thu thập thông tin bằng những cách nào?
- Câu hỏi 5: Bạn rút ra được điều gì về cách nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. 
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
 Câu hỏi 1: VB trình bày đặc điểm của một thể loại văn học dân gian: tục ngữ Việt Nam. Đáp án đúng là câu B. Một thể loại văn học dân gian".
Câu hỏi 2: Tác giả trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phưong diện: nội dung và hình thức. Trong phưong diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tô kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội. Trong phương diện hình thức, tác giả xem xét ở các yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu, vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,...
-Câu hỏi 3: Các thao tác được sử dụng trong VB:
-Câu hỏi 4: + Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngữ theo nhiều yêu cầu như: tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, về hình thức. 
+ Tìm các ví dụ câu tưong ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh. 
+ Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác. 
- Câu hỏi 5: Căn cứ vào các ý trả lời của bốn câu hỏi phía trên, có thể gợi ý cho HS về phương pháp nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian gồm:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu;
+ Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu;
+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu;
+ Cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu;
II.TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc văn bản Về vhdg TRANG 12
-Câu hỏi 1: Khái niệm VHDG? 
-Câu hỏi 2: Đặc trưng VHDG?
- Câu hỏi 3: Hệ thống thể loại VHDG?
- Câu hỏi 4: Em rút ra được điều gì khi NC một vấn đề VHDG?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Văn học dân gian:
 a. Khái niệm: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 
 b. Đặc trưng của văn học dân gian
Tính truyền miệng
- Truyền miệng: là ghi nhớ, theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem; là quá trình diễn xướng VHDG hào hứng và sinh động. 
- Phương thức truyền miệng: VHDG được truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác (theo không gian), từ đời này qua đời khác, từ thời này qua thời khác (theo thời gian). 
- Hình thức truyền miệng: diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian). 
Tính tập thể
- Quá trình sáng tác tập thể:
+ Ban đầu: một người khởi xướng, hình thành tác phẩm. 
+ Sau đó tập thể truyền miệng, sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ Cuối cùng tác phẩm trở thành tài sản chung. 
Tính thực hành
- Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng: 
+ Đời sống lao động, gia đình
+ Nghi lễ thờ cúng, tang ma, cưới hỏi
+ Vui chơi, giải trí, nghệ thuật...
 c. Hệ thống các thể loại của văn học dân gian
Hệ thống thể loại của văn học dân gian có thể chia làm 4 nhóm sau: 
- Nhóm tự sự dân gian với các thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, vè,
- Nhóm thơ ca dân gian: ca dao, dân ca,
- Nhóm thể loại sân khấu dân gian: chèo cổ, tuồng đồ, múa rối,
- Ngoài ra còn có các thể loại thiên về lí trí như: tục ngữ, câu đố,
Thể loại
Đặc điểm
Thần thoại
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
Sử thi
Hình thức
Văn vần hoặc văn xuôi, hoặc kết hợp cả hai.
Nội dung
Kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
Truyền thuyết
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo quan điểm nhìn nhận lịch sử của nhân dân.
Truyện cổ  tích
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể về số phận của những con người bính thường trong xã hội(người mồ côi, người em, người dũng sĩ, chàng ngốc, ; thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.
Truyện cười
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại các sự việc, hiện tượng gây cười nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
Truyện 
ngụ ngôn
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại các câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật nhằm nêu lên những kinh nghiệm sống, bài học luân lí, triết lí nhân sinh.
Tục ngữ
Hình thức
Lời nói có tính nghệ thuật
Nội dung
Đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất và về phép úng xử trong cuộc sống con người.
Ca dao, dân ca
Hình thức
Văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc
Nội dung
Trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Vè
Hình thức
Văn vần
Nội dung
Thông báo và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.
Truyện thơ
Hình thức
Văn vần
Nội dung
Kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, về sự công bằng trong xã hội.
Các thể loại
 sân khấu
Hình thức
Các hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất
Nội dung
Diễn tả những cảnh sinh hoạt và những kiểu mẫu người điển hình trong xã hội nông nghiệp ngày xưa.
Vấn đề văn học dân gian:
- Nghiên cứu liên quan đến từng tác phẩm cụ thể. 
Ví dụ: 
+ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, thần thoại hay truyền thuyết?
+ Sự tích Trầu Cau – cổ tích thế sự hay cổ tích thần kì?
- Nghiên cứu liên quan đến vấn đề nội dung của một hoặc nhiều tác phẩm. 
Ví dụ: 
+ Tục ngữ về thời tiết
+ Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thần kì
+ Yếu tố lịch sử trong truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy 
- Nghiên cứu liên quan đến yếu tố nghệ thuật trong một hoặc nhiều tác phẩm. 
Ví dụ:
+ Ẩn dụ trong ca dao than thân yêu thương tình nghĩa 
+ Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
+ Nghệ thuật tương phản đối lập trong một số truyện cười tiêu biểu
- Nghiên cứu liên quan đến các đặc trưng của văn học dân gian. Ví dụ: 
+ Chất liệu ca dao trong thơ Tú Xương 
+ Về các dị bản của truyện cổ tích Tấm Cám
II. TÌM HIỂU CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN 
1.Xác định đề tài, mục đích và lập kế hoạch nghiên cứu.
 NV1: Xác định đề tài nghiên cứu.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc và hệ thống hoá ý thành so đồ tư duy và hoàn thành các phiếu học tập.
-HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở. (Ngoài sơ đồ tư duy, GV có thể hướng dẫn HS nhiều cách thức để tìm đề tài nghiên cứu (công não, khăn trải bàn,...).
- HS đọc, thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm .
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
a.Xác định đề tài nghiên cứu:
Cách tìm đề tài, xác định mục tiêu và lập kế hoạch nghiên cứu của vấn đề văn học dân gian không khác các lĩnh vực khác vì đó là những thao tác khoa học chung. Điều khác biệt là vấn đề văn học dân gian cần lưu ý đến bản chất thẩm mĩ trong ngôn từ, tính hình tượng trong ý nghĩa và tính diễn xướng trong môi trường thực tế.
Ví dụ: 
Hình thức: (thơ) từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ
Nội dung: (truyện) cảm hứng, nhân vật, chủ đề, sự kiện, hoàn cảnh...
 Tính vấn đề của một đề tài thường chứa từ hai yếu tố trở lên: đối tượng và đặc điểm tạo ra "vấn đề" của tác phẩm. Điều này được xem như một trong những dấu hiệu căn bản của đề tài nghiên cứu.
Ví dụ: trang 14 SGK
NV2: Xác định mục đích, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân hoặc nhóm, sử dụng bảng trong chuyên đề như một loại phiếu học tập. HS căn cứ vào các câu trả lời đã có sẵn (1, 3, 5) để hoàn thành các câu còn trống (2, 4) tưong đương.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở.
- HS đọc, thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm.
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 b. Xác định mục đích câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:
2.Thu thập thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu.
NV1: Thu thập thông tin từ các tài liệu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS cùng đọc một phần tài liệu và thực hiện ghi phiếu, sau đó so sánh kết qu ...  những cảm nghĩ của con người) và khác nhau về chức năng sinh hoạt là chính. Và theo ông, thuật ngữ ca dao và dân ca hoàn toàn tương đương với nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, đây là một khái niệm bao hàm ba yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là lối hát (tức là hình thức sinh hoạt ca hát hay phương thức diễn xướng), có hát trong lễ hội và hát trong ngày thường (sinh hoạt, lao động), có hát trơn và hát kèm theo (kèm theo khí nhạc, múa, trò chơi), có hát cuộc (hát lề lối) và hát vặt, có hát theo “bọn” (hát tập thể) và hát một người Thứ hai là điệu hát (tức là làn điệu nhạc của những câu hát) bao gồm cả hệ thống phong phú, từ những điệu hát mộc mạc như hát – nói – kể đến những điệu hát đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao (đã thành giai điệu như lý, hò, hát. ). Thứ ba là lời hát (tức là lời ca đã tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) còn gọi là lời thơ. Lời của ca dao chính là thơ. Từ đó, ông Đỗ Bình Trị rút ra nhận định rằng, khi nghiên cứu , giới thiệu “những câu hát – bài hát dân gian” một cách toàn vẹn hoặc chỉ riêng về mặt âm nhạc, ta gọi đó là dân ca. Còn khi nghiên cứu, giới thiệu chỉ riêng phần lời của những câu hát – bài hát ấy, ta gọi đó là ca dao. Tóm lại , ca dao, dân ca  là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.
Ngôn ngữ trong ca dao đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.Có nhiều bài ca dao được lan truyền nhanh chóng trở thành tiếng nói riêng của nhiều địa phương khác nhau nhờ sự thay đổi địa danh là chủ yếu. Ca dao là phần lời của dân ca, do đó các thể thơ trong ca dao cũng sinh ra từ dân ca như các thể thơ lục bát, song thất lục bát hay lục bát biến thể,.Hình ảnh trong ca dao giàu giá trị gợi hình, gợi cảm được biểu hiện qua các biểu tượng, các biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp, giọng điệu,
Nội dung của ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng .Ca dao dân ca phản ánh một cách đa dạng những tình cảm phong phú của thế giới nội tâm con người. Đó là những tâm tư tình cảm trong những phạm vi khác nhau (gia đình – xã hội) trong những lĩnh vực khác nhau (lao động, sinh hoạt), trong những mối quan hệ khác nhau như đối với quê hương đất nước, đồng bào, trong đối nhân xử thế ngoài xã hội, trong quan hệ ruột rà máu mủ gia đình – đặc biệt là quan hệ tình yêu đôi lứa. Đây là nội dung lớn nhất, hay nhất và có đời sống sâu rộng nhất trong ca dao dân ca trữ tình nói chung. Ca dao dân ca còn phản ánh hiện thực lịch sử xã hội của dân tộc. Những tình cảm tự hào về truyền thống thông qua các nhân vật và sự kiện lịch sử; những cuộc kháng chiến và chiến thắng giặc ngoại xâm, những cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt và quyết liệttất cả tạo nên một bức tranh sinh động đa dạng về chiều dài lịch sử nước nhà (bằng cả cảm hứng ca ngợi và phê phán) để tạo nên hai kiểu loại chính của ca dao là ca dao trữ tình và tiếng nói hài hước. 
 b. Những bài ca dao “Chiều chiều,” là nỗi nhớ của người con lấy chồng xa xứ nhớ cha mẹ
Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến.
Ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi người con gái chạm vào màn sương của sự mất mát:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
Hình ảnh người mẹ đã tan vào khói sương của hoài niệm. Chỉ còn lại trong trái tim người con gái xa quê một nỗi đau không bao giờ lành lặn. Nỗi đau ấy lại tiếp tục cộng hưởng ở những thế hệ bạn đọc mai sau.
 c. Là nỗi nhớ của những người yêu nhau
 Nhớ người quân tử:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai
Chiều chiều đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ, điệp khúc của sự chờ đợi. “Người quân tử”- địa chỉ của nỗi nhớ ấy vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thực vừa mộng, vừa là một chàng trai cụ thể vừa là một chàng trai trong tâm tưởng, tưởng tượng.
Nhớ câu ân tình:
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Hái dâu không hái hái câu ân tình
Nỗi nhớ và tình yêu của một cô thôn nữ hái dâu nào đó sao mà thiết tha đằm thắm đến vậy. Có thật chăng khi yêu đầu óc con người ta mụ mị đi, hay thẫn thờ và hay xao lãng công việc? Lời ca như thủ thỉ thù thì, mộc mạc, chân chất diễn tả cái tình thật thà sâu nặng của cô gái hái dâu.
Chiều chiều là thời điểm diễn xướng chủ yếu của ca dao dân ca trữ tình. Câu hò câu hát vang lên trên dòng kinh, cây đa, bến nước, sân đình nhiều nhất vào thời điểm ấy. Đây cũng là thời điểm phần tự do về cuộc sống bên trong con người bộc lộ rõ nhất.
 Các chàng trai mạnh dạn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình:
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên nàng
 Hoặc:
Chiều chiều ra đứng bờ biền
Nhện giăng tơ đóng cảm phiền thương em.
Rồi các chàng tán tỉnh trêu ghẹo:
Chiều chiều vãn cảnh vườn đào
Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai?
Hay:
Chiều chiều vịt lội bàu sen
Để anh lên xuống làm quen ít ngày
Dường như bao giờ các chàng cũng mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tỏ tình. Nhưng đôi lúc sự táo bạo của “phe tóc dài” cũng đâu thua kém gì “phái mày râu”.
Chiều chiều ra đứng cổng làng
Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh
 Và:
Chiều chiều vịt lội sang sông
Trời gầm đá nẻ thiếp không bỏ chàng
Qua đó chúng ta thấy tình cảm của các nàng sôi nổi, quyết liệt và cũng thật đằm thắm dịu dàng đầy nữ tính.
 d. Là những câu ấy mang đậm chất triết lý
Chiều chiều bóng bổ qua cầu
Con ong say vì mật, con bướm sầu vì hoa
 Hay:
Chiều chiều âu lại lo âu
Kén ươm thành nhiễu, đá lâu thành vàng
Mỗi sự vật, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định. Và thời gian chính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con người, của cuộc đời.
 e. Chiều chiều trong lời hát ru
 Vốn dĩ buổi chiều đã tạo cho người ta cảm giác buồn. Thế mà ở đây âm “iêu” trong tiếng “chiều” được lặp lại làm cho nỗi buồn như nhân đôi. Rồi việc sử dụng thanh bằng cũng tạo ra một âm điệu buồn cho lời ca. “Chiều chiều” chẳng gọi tên một buổi chiều cụ thể nào mà nó là một khái niệm mơ hồ chung chung cho tất cả những buổi chiều có cùng một tâm trạng một cảm xúc. Nó gợi lên trong ta một cái gì ngưng đọng, như lặp lại và không có sự thay đổi. Có phải chính cái âm hưởng dìu dịu nhè nhẹ, buồn buồn của nó mà tác giả dân gian đã dùng để phổ nhạc cho những bài hát ru:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Tay bưng cái rổ tay dìu con thơ
Môtíp bài hát ru phổ biến nhất là “chiều chiều lại nhớ chiều chiều”. Chữ “chiều” được láy lại nhiều lần, tạo ra một âm điệu đặc biệt dễ ru ngủ lòng người.
Trong hát ru như có một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới dành cho trẻ, của trẻ. Đó là thế giới của thực vật, nhiều nhất là động vật. Ở đó cái mà con người làm, loài vật cũng làm:
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh
Chèo bẻo nấu cơm nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm.
Nhưng hát ru đâu phải chỉ để hát ru, qua lời hát người ta muốn giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Hát để trẻ ngủ còn mình thức, một mình mình đối diện với chính mình:
Chiều chiều bìm bịp giao canh
Trống chùa đã đánh sao anh chưa về?
g. Kết luận
Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Những tiếng nói của người con xa xứ, những lời hát ru, hay những tình cảm chân thật, chân thành xuất phát từ trái tim con người được thể hiện qua những bài ca dao bắt đầu từ “Chiều chiều” tạo nên những giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ cao đẹp làm con người ta có thể trở nên nhớ thương, sầu muộn, lạc quan, vơi lòng. Những bài ca này cũng là giá trị tinh thần, là di sản văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam muôn đời. Văn học là nhân học, chúng ta hãy luôn luôn trân quý và khám phá thêm văn học dân gian để luôn yêu quý và nâng niu những gì tốt đẹp cho chính con người.
Bảng kiểm bài báo cáo KQNC một vấn đề VHDG
 II. THUYẾT TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học”) để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học bằng phương pháp thuyết trình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
+Tóm tắt các bước thực hiện bài thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề, chuyển nội dung bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian sang bài thuyết trình, cần chú ý điều gì?
+Khi thực hiện bài thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề ván học dân gian, cần chú ý đến những tiêu chí nào?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs tham gia trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm về bài viết dưói hình thức thảo luận nhóm đôi, cụ thể:
Cho cặp đôi HS trao đổi bài viết với nhau, đọc và nhận xét, rút kinh nghiệm. Sau đó, mời một vài HS đọc bài viết của mình trước lớp để tiếp tục nhận xét, rút kinh nghiệm. Quá trình nhận xét, rút kinh nghiệm sẽ căn cứ vào bảng điểm trong SGK, và nhận xét trên hai phưong diện: Nội dung và hình thức của bài báo cáo; Cách thức thực hiện quy trình viết bài báo cáo.
GV có thể tổ chức hình thức nhập vai để buổi học thêm sinh động, chẳng hạn: đóng vai trong một buổi toạ đàm về văn học dân gian, buổi giao lưu văn hoá dân gian, phòng triển lãm nghiên cứu văn học dân gian (kĩ thuật phòng tranh), ...
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
1.Xác định đề tài, vấn đề, không gian, thời gian nói:
2. Tìm ý và lập dàn ý:
3.Luyện tập trình bày: thực hiện PHT
4.Trao đổi đánh giá: căn cứ vào bảng kiểm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (HS thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn chỉnh bài nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian tự lựa chọn.
c. Sản phẩm học tập: bài thuyết trình của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
HS thực hiện những sản phẩm sáng tạo để hỗ trợ bài thuyết trình như video clip, diễn xướng dân gian,...
IV. GHI CHÚ, BỔ SUNG 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuyen_de_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_chuyen_de_1.doc