Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Văn học địa phương Bến Tre

BẾN TRE

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù

 - Trình bày được sự ra đời và phát triển của văn học dân gian Bến Tre. Bước đầu khái quát được một số điểm nổi bật của văn học dân gian Bến Tre. Bao gồm truyện và ca dao-dân ca.

 - Nhận biết, khái quát được những nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn học DG Bến Tre.

 - Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.

 - Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

 - Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian Bến Tre

 1.2. Năng lực chung:

- NL giao tiếp và hợp tác.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Tư duy phản biện

2. Phẩm chất

- Học sinh biết yêu quý và tự hào về VHDG tỉnh nhà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập

- Tài liệu Văn học địa phương

- Máy chiếu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU): Giới thiệu bài mới

a.Mục tiêu

 

docx 11 trang Thu Lụa 30/12/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Văn học địa phương Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Văn học địa phương Bến Tre

Giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Văn học địa phương Bến Tre
TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE
Số tiết: 09 tiết
VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE- BÀI CA TỰ HÀO VỀ CÔNG CUỘC KHI PHÁ GIAN LAO
NGHIÊN CỨU VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù
 - Trình bày được sự ra đời và phát triển của văn học dân gian Bến Tre. Bước đầu khái quát được một số điểm nổi bật của văn học dân gian Bến Tre. Bao gồm truyện và ca dao-dân ca.
 - Nhận biết, khái quát được những nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn học DG Bến Tre.
 - Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
 - Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
 - Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian Bến Tre
 1.2. Năng lực chung: 
- NL giao tiếp và hợp tác.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tư duy phản biện
2. Phẩm chất
- Học sinh biết yêu quý và tự hào về VHDG tỉnh nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập
- Tài liệu Văn học địa phương
- Máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU): Giới thiệu bài mới
a.Mục tiêu
- Xác định được tên chủ điểm, thể loại và bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm của bài học.
b.Nội dung: giới thiệu chủ điểm và thể loại.
c. Sản phẩm: 
 - Thái đô của học sinh khi tham gia hoạt động.
- Phần ghi chép của học sinh về tên chủ điểm, và suy nghĩ của bản thân về chủ điểm của bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát về VHDG Bến tre
 Mục tiêu:
 - Trình bày được sự ra đời và phát triển của văn học dân gian Bến Tre. Bước đầu khái quát được một số điểm nổi bật của văn học dân gian Bến Tre. Bao gồm truyện và ca dao-dân ca.
 - Nhận biết, khái quát được những nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn học Bến Tre.
 b. Nội dung: Phần kiến thức văn bản VHDG Bến Tre- bài ca tự hào về công cuộc khai phá chứa các thông tin về điểm nổi bật của văn học dân gian Bến Tre, nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu .
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu chung về sự ra đời và phát triển của Văn học dân gian Bến Tre
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Dựa vào tài liệu văn học địa phương Bến Tre . HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi 
Câu 1 : Sự hình thành và phát triển của VHDG Bến Tre ?
Câu 2 : Nội dung cơ bản của VHDG Bến Tre ?
Câu 3 : Những nét đặc sắc về nghệ thuật của VHDG Bến Tre?
- Bước 2 : HS tiếp nhận và thảo luận nhóm đôi
- Bước 3 : HS trả lời
- Bước 4 : GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS chốt kiến thức 
 - VHDG Bến Tre hình thành và phát triển trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ quê hương cùng với văn học viết ( có thể tham khảo đoạn 2, 3,4 trong văn bản Bến Tre- bài ca tự hào về công cuộc khai phá . Môi trường hình thành nên văn học dân gian Bến Tre – Truyện kể dân gian để khái quát nội dung này.
 - Nội dung: VHDG Bến Tre thể hiện đời sống tình cảm của con người Bến Tre qua các thời kì: mở cõi, khai phá vùng đất mới; giải thích ý nghĩa các địa danh, danh lam thắng cảnh gắn với đời sống tâm hồn của người dân Bến Tre. 
( có thể tham khảo đoạn 2, 3,4,5,6 trong văn bản Bến Tre- bài ca tự hào về công cuộc khai kha)
 - Nghệ thuật: 
 + Thể loại: chủ yếu ca dao, truyện
 + Ngôn ngữ 
 + Hình thức diễn xướng
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về đặc trưng nội dung và thể loại của văn học dân gian Bến tre
Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi ( thời gian 3 phút ) . Dùng bút ghi vào phiếu học tập / bảng phụ 
 Câu hỏi 1: Từ những hiểu biết của em và nghiên cứu tài liệu văn học dân gian Bến Tre, em có nhận xét gì về các nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật trong địa phương qua các thời kì dựng phát triển của Bến Tre 
Câu hỏi 2 : Hãy nêu thể loại văn học dân gian của Bến Tre được lưu truyền mà e biết qua dân gian, qua tài liệu của văn học địa phương? Kể tên ?
- Bước 2 : HS thảo luận nhóm ghi kết quả ra bảng phụ
- Bước 3: 2, 3 HS lần lượt trình bày, các HS khác chú ý lắng nghe bổ sung 
- Bước 4 : GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS chốt kiến thức
 Gợi ý :
 Nội dung chính : 
+ Ca ngợi công lao của những người có công khai phá vùng đất Bến Tre, những người anh hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chính nghĩa, công lý.
 + Ca ngợi vẻ đẹp, sự trù phú của quê hương
 + Gửi gắm ước mơ về lẽ công bằng, hạnh 
Thể loại : Về cơ bản, văn học dân gian Bến Tre chia thành 7 thể loại như sau:
+ Truyền thuyết: Truyền thuyết về Cồn Tàu; Sự tích chàu Trà Nồng
 + Truyện cổ tích: Quả bí vàng; Sự tích chim chìa vôi 
 + Truyện cười: Truyện Ông Ó
 + Ca dao – dân ca: “Quê anh ba dải cù lao
 Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu”
 + Tục ngữ: Ráng vàng trời nắng, ráng trắng trời mưa
 + Câu đố: Chín vẩy, chín vi, chín kỳ, chín mắt ( cá nướng)
 + Vè: vè nói ngược
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình nghiên cứu viết một bài báo cáo kết quả nghiên cứu 1 vấn đề văn học dân gian
Mục tiêu:
 - Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
 - Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
 - Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian Bến Tre
b. Nội dung: Quy trình nghiên cứu bài viết báo cáo
 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 
 d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1 : Xác định đề tài, mục đích nghiên cứu viết báo cáo
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc và hệ thống các ý vào phiếu học tập/ .bảng phụ
BẢNG PHỤ/ PHIẾU HỌC TẬP
Xác định đề tài nghiên cứu báo cáo
Mục đích nghiên cứu báo cáo
-Bước 2 : HS nhận nhiệm vụ tiến hành thảo luận
- Bước 3 : Báo cáo, thảo luận (1) Một số HS nêu câu hỏi (nếu có); (2) 1 – 2 HS trình các HS khác chú ý theo dõi, bổ sung
- Bước 4 : GV Kết luận, nhận định
BẢNG PHỤ/ PHIẾU HỌC TẬP
Xác định đề tài nghiên cứu báo cáo
Văn học dân gian Bến Tre
Mục đích nghiên cứu báo cáo
 Nghiên cứu, báo cáo về Văn học dân gian Bến Tre
 Nhiệm vụ 2: Xác định mục đích, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân hoặc nhóm, sử dụng bảng phụ hoặc phiếu học tập. HS căn cứ
Đề tài đã xác định nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thiết nghiên cứu
 Vấn đề văn học dân gian
Giá trị của văn học dân gian
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở.
- HS đọc, thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm.
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Đề tài đã xác định nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thiết nghiên cứu
 Vấn đề văn học dân gian
Nội dung cần nghiên cứu về vấn đề văn học dân gian
 Nghiên cứu về truyện cổ tích hay Truyền thuyết văn học dân gian.
Giá trị của văn học dân gian
Giá trị tư tưởng?
 Kết thúc có hậu, bài học giáo dục , giá trị nhân văn
NV3: Thu thập thông tin từ các tài liệu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS cùng đọc một phần tài liệu và thực hiện ghi phiếu, sau đó so sánh kết quả và cùng nhau nhận xét, góp ý.
PHIẾU THÔNG TIN
Biết :
Hiểu
Dùng: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Thu thập thông tin từ các tài liệu
Phiếu ghi chép có đủ các yếu tố biết, hiểu, dùng. HS có thể sử dụng hình ảnh trong sách chuyên đề để in ra làm phiếu ghi chú hoặc thiết kế lại, miễn sao đáp ứng các phần theo mẫu và có tính thẩm mĩ để hoàn thành đủ thông tin cho báo cáo đề tài nghiên cứu . Có thể tham khảo phiếu sau:
PHIẾU THÔNG TIN
Biết :
Văn học dân gian Bến Tre
Hiểu
Bến Tre có nền văn học dân gian vừa mang những đặc điểm chung của văn học dân gian khu vực này, vừa có những nét riêng độc đáo. Các thể loại văn học dân gian Bến Tre khá đa dạng, phong phú, từ tự sự (truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,) đến trữ tình (ca dao) và lời ăn tiếng nói của nhân dân (tục ngữ, thành ngữ,). Những thể loại văn học dân gian đó phản ánh nét đẹp của lịch sử, văn hoá và con người vùng đất Bến Tre trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Dùng: 
VHDG ở tỉnh Bến Tre sinh ra ở vùng đất mới, có tuổi đời trẻ hơn những vùng đất cổ xưa của dân tộc hàng chục thế kỉ. Vùng đất được khai phá từ chính bàn tay con người vừa là chủ thể của VHDG Bến Tre. Do vậy, trong văn học dân gian Bến Tre không có những nhân vật như Sơn Tỉnh, Thuỷ Tinh, ông Đùng, bà Đà,.. mà phổ biến là những bài ca, những câu chuyện về một thời cầm phảng phát cỏ, đào mương lên liếp, cầm mác đánh cọp, cầm lao đâm cá sấu. Dấu vết của công cuộc khai phá gian lao nhưng anh dũng đã in đậm trong những sáng tác của văn học dân gian ở tỉnh Bến Tre
 NV 4: Lập đề cương nghiên cứu viết báo cáo văn học dân gian 
Bước 1 : Giao nhiệm vụ cho HS 
HS thực hiện thảo luận nhóm tóm tắt vào bảng phụ theo mẫu
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VIẾT BÁO CÁO VĂN HỌC DÂN GIAN 
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Nhan dề 
Phần 1: Mở đầu
Phần 2:Nội dung
Phần 3:Kết luận
Bước 2: HS thảo luận điền vào bảng phụ
Bước : HS lần lượt trình bày. Các HS còn lại theo dõi đóng góp ý kiến hoàn thành bảng
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và kết luận theo bảng kiểm 
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VIẾT BÁO CÁO VĂN HỌC DÂN GIAN 
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Nhan đề
Tên đề tài
Phần 1: Mở đầu
 Lý do chọn đề tài
 Mục đích, phạm vi 
Đối tượng nghiên cứu
Phần II :Nội dung
 1. Cơ sở lý luận 
- Trình bày các khái niệm, định nghĩa, quan điểm,...về đề báo cáo
- Sơ lược đặc điểm, lịch sử hình thành phát triển,... của đối tượng báo cáo
 2. Trình bày kết quả báo cáo
 về nội dung 
- Trình bày những lý lẽ, lập luận 
 - Nêu và phân tích những dẫn chứng để chứng minh cho những lý lẽ lập luận trên 
 3. Trình bày kết quả báo cáo về nghệ thuật 
- Trình bày những lý lẽ, lập luận cho kết quả báo cáo thứ hai 
- Nêu và phân tích những dẫn chứng để chứng minh cho những lý lẽ lập luận trên 
Phần III :Kết luận
Tóm lược nội dung báo cáo hoặc trình bày khái quát kết quả báo cáo
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của vấn đề báo cáo
- Mở rộng vấn đề 
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
 a. Mục tiêu: Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và nghiên cứu viết về văn học dân gian Bến Tre
 b. Nội dung : Bài nghiên cứu viết báo cáo về vấn đề VHDG Bến Tre của HS
 c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài viết của học sinh. 
 d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ ( tài liệu GDĐP trang 33- phần vận dụng)
 - Chia nhóm : 10 HS thực hiện viết báo cáo vấn đề văn học dân gian Bến Tre theo đúng quy trình Viết
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
 HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
 HS về nhà làm ( Thực hiện theo sự phân công nhó trưởng , lập zạo nhóm trao đổi ) và hoàn thành đề tài viết báo cáo đúng quy trình
 Bước 3: HS tiến hành thực hiện báo cáo thảo luận (Tiết học sau)
 GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
 GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: GV Đánh giá kết quả thực hiện: 
 GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Dựa bảng kiểm 
Hồ sơ dạy học 
Bảng kiểm bài nghiên cứu viết báo cáo về vấn đề VHDG 
Các phần của bài viết
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Nhan đề
Nêu được đề tài nghiên cứu
Có từ khoá chính của đề tài
Mở đầu
Nêu ngắn gọn các ý chính của bài viết
Có từ khoá quan trọng của bài
Nội dung
Trình bày cơ sở lý luận rõ ràng, logic
Các lý lẽ, lập luận nghiên cứu hợp lý, thuyết phục, chặt chẽ
Phân tích các dẫn chứng chứng minh kết quả nghiên cứu hiệu quả, khoa học, xác đáng
Sử dụng trích dẫn, cước chú đúng quy cách
Kết luận
Khái quát, lý giải hoặc mở rộng kết quả nghiên cứu phù hợp
Bảng kiểm bài báo cáo thuyết trình về vấn đề VHDG 
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Bài trình bày nêu được lý do, đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Bài trình bày đầy đủ nội dung, cô đọng, súc tích, khoa học, rõ ràng, logic, hấp dẫn
Người thuyết trình sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học, chính xác, giao tiếp tự tin, giọng nói rõ ràng, rành mạch
Người thuyết trình trả lời câu hỏi phản biện một cách đầy đủ, thoả đáng, thuyết phục

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_hoc_tap_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_van.docx