Giáo án chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ

VĂN HỌC DÂN GIAN

1. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG

1.1. Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn HS đạt đưọc các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.

Về phẩm chất: Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.

Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,. trong quá trình học tập chuyên đề, nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiếu và viết về văn học dân gian.

- Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

- Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.

1.2. Đặc điểm bài học và phân bố số tiết

1.1.1. Đặc điểm bài học

o. Về nhiệm vụ của chuyên đề:

- Dựa trên những khiến thức đà học trong SGK Ngữ văn 10 bộ sách Chân trời sáng tạo, chuyên đề giúp HS hiểu sâu và rộng hơn về văn học dân gian qua việc xác định các vấn đề, cách đặt câu hỏi nghiên cứu; đồng thời củng giúp rèn luyện các bước nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian qua việc xây dựng đề cương, cách tìm tài liệu để viết bài nghiên cứu. Kết quả thu đuợc của phần này là đề cương nghiên cứu và tư liệu phục vụ cho viết báo cáo.

 

docx 31 trang Thu Lụa 30/12/2023 5141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

Giáo án chuyên đề Ngữ văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian
CHUYÊN ĐỀ 1
TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ
VĂN HỌC DÂN GIAN
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn HS đạt đưọc các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.
Về phẩm chất: Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.
Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thê về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,... trong quá trình học tập chuyên đề, nhằm đáp ứng các (YCCĐ) như sau:
Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiếu và viết về văn học dân gian.
Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.
Đặc điểm bài học và phân bố số tiết
Đặc điểm bài học
o. Về nhiệm vụ của chuyên đề:
Dựa trên những khiến thức đà học trong SGK Ngữ văn 10 bộ sách Chân trời sáng tạo, chuyên đề giúp HS hiểu sâu và rộng hơn về văn học dân gian qua việc xác định các vấn đề, cách đặt câu hỏi nghiên cứu; đồng thời củng giúp rèn luyện các bước nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian qua việc xây dựng đề cương, cách tìm tài liệu để viết bài nghiên cứu. Kết quả thu đuợc của phần này là đề cương nghiên cứu và tư liệu phục vụ cho viết báo cáo.
- Từ nhũng dữ liệu có được và các bước thực hiện trong đề cương, HS sẽ được hướng dẫn viết báo cáo và thuyết trình vấn đề nghiên cứu. Sản phẩm của hai hoạt động này là các bài nghiên cứu hoàn chỉnh và tổ chức một buổi trình bày hoặc toạ đàm trước lớp những gì đã thực hiện.
b. Về cấu trúc bài học:
Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Tìm hiểu cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Các bước thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Bài tập thực hành
Phần thứ hai: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Ma trận yêu cấu cần đạt - nội dung dạy học chuyên đề 1
Nội dung dạy-học
Yêu cầu cấn đạt (Mục tiêu)
Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Khái quát vể một vấn đề văn học dân gian
Tìm hiểu cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Bài tập thực hành
Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn để văn học dân gian.
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian.
Phần thứ hai: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề ván học dán gian
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn để văn học dân gian
Thuyết trình kết quả nghiên cứu vể một vấn để trong tác phẩm văn học dân gian
Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên để để viết vể văn học dân gian.
Biết thuyết trình một vấn để của văn học dân gian.
1.2.2. Phân bố số tiết
Tổng số tiết: 10 (9 tiết dạy trên lớp, 1 tiết ở nhà). Chia ra:
Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian (5 tiết).
Phần thứ hai: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề vãn học dân gian (4 tiết).
Bài tập thực hành: 1 tiết ở nhà.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học
Kết họp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai.
Tổ chức cho HS kết hợp đọc với viết: điền vào các phiếu học tập, viết đoạn văn,...
Tổ chức cho nhiều HS có cơ hội thực hành đọc, viết, nói và nghe.
Phương tiện dạy học
SGK, SGV.
Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.
Ảnh chân dung tác giả; máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tư liệu liên quan.
Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
Phiếu học tập.
Bảng kiêm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS.
TÓ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giới thiệu bài học
Dạy học phần thứ nhất:
TẬP NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Nguyên tắc chung
Thứ nhất: Bám sát và đáp ứng đầy đủ mục tiêu của bài học, cụ thể là bám sát các YCCĐ về đọc đà phân bố cho bài học và cho mỗi VB trong cụm ngừ liệu (Xem Ma trận YCCD - câu hỏi đọc hiếu đối với VB).
Thứ hai: Bám sát và tuân thủ quy trình dạy học đọc hiểu trên lóp, gồm các khâu Đọc VB, Trả lời câu hói, Thực hành theo yêu cầu của chuyên đề.
Thứ ba: Coi trọng thực hành, các hoạt động trên lớp và sản phẩm HS tạo lập được.
Ma trận YCCĐ - câu hỏi đọc hiểu (Đặc điểm tục ngữ Việt Nam)
Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi đọc hiểu
Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn để văn học dân gian.
1,2, 3,4
Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đé để đọc hiếu và viết vể ván học dán gian.
5
Gợi ý tổ chức các hoạt động
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỤC NGỮ VIỆT NAM
Chuẩn bị đọc:
Yêu cầu của nội dung này là cho HS nắm được cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Việc đọc hiểu ngoài nhiệm vụ nắm thông tin ra còn có mục tiêu theo dõi và rút ra cách thức một bài nghiên cứu được tổ chức và trình bày.
Đọc văn bản:
Với văn bản nghiên cứu có dung lượng vừa phải này: GV có thể mời HS đọc thành tiếng hoặc đọc thầm (GV có thể yêu cầu HS tìm đọc VB hoàn chỉnh như là một kĩ năng đi tìm tài liệu).
Gợi ý trà lời các câu hỏi
Câu hỏi 1
Yêu cầu: Câu hói yêu cầu bạn xác định vấn đề văn học dân gian được thể hiện trong một VB nghiên cứu đưọc trích và được gợi ý trả lời từ những chi tiết cụ thể.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân;
+ HS đọc kĩ câu hói và đọc lướt VB, để ý các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (nhan đề và các mục chính).
+ Căn cứ suy đoán: dựa vào nhan đề và các đề mục 1. Nội dung tục ngữ và 2. Hình thức tục ngữ của bài viết.
Đáp án tham khảo: VB trình bày đặc điếm của một thể loại văn học dân gian: tục ngữ Việt Nam. Đáp án đúng là câu "b. Một thể loại văn học dân gian".
Câu hỏi 2
Yêu cầu: Câu hỏi yêu cầu HS xác định cấu trúc VB theo nhiều cấp (phương diện), nhiều bậc và thể hiện nó thành sơ đồ để để nhận thức.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc nhóm;
+ HS đọc kĩ câu hỏi và đọc kĩ VB, để ý các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (các box, các mục);
+ Căn cứ suy đoán: Dựa vào các mục 1, 2 và các box chỉ dẫn đọc hiểu. Cụ thế: ở mục 1. Nội dung của tục ngữ, ở trang 7 (SGK) có box chỉ dẫn: "Chú ý xem xét tục ngữ từ phương diện nội dung"; ở đơạn 2 cùng trang, là một box chỉ dẫn: "Chú ý cách triển khai các nội dung cụ thế của phương diện nội dung". Ớ cuối trang 7 còn có đoạn tác giả tóm tắt nội dung: "Tóm lại, về nội dung, tục ngữ là những sự nhận định ... được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người".
Đáp án tham khảo: Tác giả trình bày tục ngừ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Trong phương diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tố kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội. Trong phương diện hình thức, tác giả xem xét ởcác yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu. Vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,...
Câu hỏi 3
Yêu cầu: Câu hói yêu cầu HS xác định phương pháp nghiên cứu của tác giả để từ đó hướng đến việc HS hiếu và vận dụng trong nghiên cứu. Do câu này không phải là dạng nhận biết mà là thông hiểu (làm vào vở) nên yêu cầu HS phải giải thích thêm thao tác đó thể hiện như thế nào.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc nhóm;
+ HS đọc kĩ VB và câu hói, đê ý các yếu tố có khả năng gợi ý trả lời (dần chứng, lí lẽ);
+ Căn cứ suy đoán: các box chỉ dẫn đọc hiểu, các chi tiết được đánh dấu bằng ngoặc kép, các câu mở đầu đoạn văn là căn cứ quan trọng giúp nhận diện các thao tác/ phương pháp để nhà nghiên cứu sử dụng. Ví dụ, trong đoạn văn chứa thao tác so sánh ở cuối trang 9 (SGK) thì câu đầu tiên gợi ý cho người đọc suy đoán về cách so sánh qua cụm từ "như trên", giống nhiều câu ca dao, thể lục bát khác. Hay là từ "tóm lại" trong câu "Tóm lại, về nội dung, tục ngữ là những sự nhận định sau kinh nghiệm của con ngưòi ta về lao động, về sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, cuộc sống trong xà hội" ở trang 7 (SGK) thì gợi ý về thao tác tổng họp.
Đáp án tham khảo: Các thao tác được sử dụng trong VB:
+ Phân tích: Chia vấn đề (tục ngữ) ra thành các mặt, khía cạnh (hình thức và nội dung) để làm rõ đặc điểm của đối tượng. Trong từng mặt, từng khía cạnh lại tiếp tục chia nhó, nêu dẫn chứng và lí giải các chi tiết nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn. Về hình thức tục ngừ, tác giả đà xác định nhiều loại vần, đi sâu vào từng trường họp, có dẫn chứng cụ thể.
+ Tổng hợp: Sau khi phân tích các mặt biểu hiện của nội dung tục ngữ, tác giả có tổng hợp lại thành một ý khái quát ở cuối đoạn 2. Hoặc là, sau khi phân tích nội dung các câu tục ngữ về khí tượng, về việc đòi và lao động, cô đọng thành những phương châm, tác giả tổng hợp lại trong câu: "Đó là đặc điểm của tục ngữ: nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những bài do cảm xúc mà có".
+ So sánh: Trong phần cuối, sau khi phân tích nội dung và hình thức tục ngữ, tác giả đã đối chiếu ca dao với tục ngữ để làm rõ sự ra đời sớm của tục ngữ.
+ Thống kê: Để tăng thêm phần thuyết phục và cung cấp tri thức cho người đọc, VB đã dùng cách liệt kê những trường họp các câu tục ngữ có vần liền kề nhau: sa - gà; tật - giật, treo - mèo, đặc - mặc,...
Câu hỏi 4
Yêu cầu: Câu hỏi yêu cầu bạn suy đoán cách thức tác giả Vũ Ngọc Phan đã tìm hiểu, thu thập thông tin khi nghiên cứu và viết VB về tục ngữ.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm;
+ HS đọc kì VB; tự đặt và trả lời một vài câu hói phụ. Ví dụ: Tác giả có tập hợp, thu thập, phân loại các câu tục ngữ, tham khảo bài viết của người khác hay không? Dựa vào đâu bạn suy ra điều đó?
+ Căn cứ suy đoán: dựa vào bố cục, đề mục, nội dung chi tiết từng phần trong VB [suy đoán (1), (2)]; dựa vào các vế câu, chi tiết trích dẫn [suy đoán 3]: "tục ngữ, ca dao có thể xuất hiện cùng với thần thoại và truyền thuyết"; "tiếng hát xuất hiện trong lao động sau khi loài người có tiếng nói".
Đáp án tham khảo:
+ Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngừ theo nhiều yêu cầu như: tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, về hình thức. (1)
+ Tìm các ví dụ câu tương ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh. (2)
+ Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác. (3)
Câu hỏi 5
Yêu cầu: Đây là câu hỏi mở, mục tiêu là yêu cầu HS thể hiện khả năng tổng hợp và đề xuất những luận điểm từ những dữ liệu có được từ bốn câu hỏi ở trên.
Cách thực hiện:
+ Thực hiện cá nhân hoặc nhóm, hoạt động nhóm là hiệu quả nhất;
+ HS đọc kĩ lại các câu hói để sắp xếp lại các ý cho họp lí;
+ Căn cứ suy đoán: từ các đáp án của câu 1-4, HS diễn đạt lại thành phương pháp nghiên cứu: 1) VB trình bày đặc điểm của một thể loại văn học dân gian "vấn đề nghiên cứu"; 2) Trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức sơ đồ đề cương, các ý chính; 3) Các thao tác được sử dụng trong VB -» phương pháp nghiên cứu; 4) Tổng họp các thao tác (1), (2), (3) —> cách tiến hành và viết báo cáo kết quá nghiên cứu.
Đáp án tham khảo: Căn cứ vào các ý trả lời của bốn câu hỏi phía trên, có thể gợi ý cho HS về phương pháp nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian gồm:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu;
+ Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu;
+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu;
+ Cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
TÌM ... u phương thức biểu đạt của câu đố, hát đố dân gian vể tự nhiên của một số dân tộc miền núi phía Bắc.
II. CÂU ĐÓ KHÁM PHÁ HIỆN THỰC BẢNG TRỰC GIÁC VÀ LIÊN TƯỜNG
Nội dung chính: Nhờ cách chuyển nghĩa độc đáo, có cơ sở trực giác và liên tưởng, những câu đố dân gian của một số dân tộc miền núi phía Bắc đã giúp người đọc khám phá được đặc điểm của tự nhiên (qua cách nhìn, cách cảm của tác giả dân gian).
III. HÁT ĐÓ - LỐI BIỂU ĐẠT ĐỐNG HÀNH Lí TRÍ
VÀ CÀM XÚC
Nội dung chính: Hát đố có phương thức biếu đạt gắn liển với các hình thức đối đáp giao duyên, thử tài của nhân dân, do vậy thường chọn những lối biểu đạt giàu tính lí trí, logic, sáng tạo bất ngờ; qua đó, tạo bầu không khí hoà hợp, nghĩa tình.
'—	—	
IV. KÉT LUẬN
Nội dung chính: Khẳng định sự độc đáo, thú vị trong phương thức biểu đạt của câu đố, hát đố vể tự nhiên của một số dân tộc miền núi phía Bắc; giá trị thẩm mĩ của các hình thức diễn xướng dàn gian này.
Trên cơ sớ tóm tắt nội dung bài báo cáo; HS khái quát bố cục một bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian, thường bao gồm: nhan đề, tóm tắt, cơ sở lí luận, nội dung kết quả nghiên cứu, kết luận.
Câu hỏi 3
Nội dung chính của phần Tóm tắt: nêu bối cảnh, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Nội dung chính của phần Kết luận: khái quát lại kết quả nghiên cứu; trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở đầu bài.
Câu hỏi 4
Hai phương pháp nghiên cứu trong bài báo cáo được thể hiện như sau:
Phương pháp tổng họp lí thuyết: đọc các tài liệu nghiên cứu để tổng họp, khái quát khái niệm câu đố dân gian, hát đố dân gian, phương thức biểu dạt, thể hiện trong mục 1 của bài báo cáo.
- Phương pháp phân tích và tổng họp: phân tích những câu đố dân gian, câu hát đố dân gian cụ thể của một số dân tộc miền núi phía Bắc, từ đó khái quát, tổng hợp những phương thức biêu đạt đặc trung của các hình thức diễn xướng dân gian này; nhận xét, đánh giá về giá trị biêu đạt và thâm mĩ của chúng. Phương pháp này thể hiện chủ yếu ở mục 2 và mục 3 của bài báo cáo.
Câu hỏi 5
Các cước chú, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đưọc sử dụng phù hợp, liên kết vói nội dung của bài báo cáo; góp phần bổ sung thông tin để làm rõ nội dung kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi 6
Các tài liệu tham khảo trong bài báo cáo là dạng tài liệu sách giấy đã được xuất bản, được sắp xếp theo tên tác giả (trình tự an-pha-bê). Cú pháp trình bày các mục tài liệu tham khảo: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, NXB, Nơi xuất bản.
Dạy phần Hướng dẫn quy trình viết
Mục đích của phần này chính là để HS nắm được lí thuyết về quy trình viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hành tạo lập VB. GV có thể cho HS đọc phần hướng dẫn trong sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 tr.35 đến tr.39 (theo hình thức nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi) để trả lời các câu hói sau:
Hãy vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
Khi lập danh mục tài liệu tham khảo, ta cần lưu ý gì với các loại tài liệu khác nhau như: sách, bài báo, trang web,...?
Khi viết bài báo cáo kết quá nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian, ta cần lưu ý điều gì để thể hiện sự tôn trọng bản quyền và chống đạo văn?
Dàn ý một bài báo cáo kết quá nghiên cứu văn học dân gian gồm những phần nào? Cần lưu ý gì khi xây dựng luận điểm/ đề mục trình bày kết quả nghiên cứu?
Khi viết bài báo cáo kết quá nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian, cần lưu ý điều gì về ngôn ngữ?
Viết phần Tóm tắt như thế nào cho hiệu quả?
Sau khi viết bài báo cáo, ta thực hiện đọc lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm như thế nào?
Dợy phần Bài tập thực hành
Mục đích của các bài tập thực hành là giúp HS khắc sâu kiến thức về lí thuyết thực hiện kiểu bài, luyện tập một số thao tác khó trong quy trình viết để tạo lập VB tốt hơn. GV có thể thực hiện như sau:
Bài tập 1
Giúp HS đọc kĩ phần hướng dẫn trong SGK, lập một bảng tóm tắt có tính chất định hướng quy trình viết. Bảng tóm tắt này sẽ hỗ trợ HS thực hành viết bài báo cáo tại nhà. GV có thể cho HS chuẩn bị trước nội dung bảng tóm tắt ở nhà, sau đó lên lớp trình bày, chia sẻ với các bạn theo hình thức nhóm đôi (think - pair - share). Gợi ý nội dung bảng tóm tắt quy trình viết như sau:
Bảng tóm tắt quy trình viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu vãn học dân gian
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Điều cần lưu ỷ
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc.
Lập danh mục tài liệu tham khảo.
Chú ý đến cách công bố, đối tượng người đọc để chọn cách viết phù hợp.
Cẩn đảm bảo trình bày tài liệu tham khảo đúng quy cách (xem SGK tr.35 - tr.36)
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý dựa vào kết quả nghiên cứu đã thu nhận.
Sắp xếp các ý tìm được theo trình tự hợp lí, lập dàn ý cho bài báo cáo.
Có thể tìm ý dựa vào mẫu hướng dẫn trong SGK tr.36.
Dàn ý một bài báo cáo kết quả nghiên cứu gồm: nhan đề, tóm tắt, cơ sở lí thuyết, nội dung kết quả nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo.
Cần lập luận điểm/ đề mục khi trình bày nội dung kết quả nghiên cứu, đảm bảo tính logic, liên kết của các luận điểm/ đề mục.
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý đã lập, viết bài báo cáo hoàn chỉnh.
Ngôn ngữ bài báo cáo cần khách quan, phù hợp với bài báo cáo khoa học.
Nhan đề ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề chung của bài báo cáo, có từ khoá của đề tài.
Phần Tóm tắt cân nêu được một số nội dung: bối cảnh nghiên cứu, mục đích, cách tiếp cận, kết quả nghiên cứu.
Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp để hỏ trợ cho bài báo cáo.
Bước 4:
Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Sau khi viết xong, đọc lại bài báo cáo của mình và chỉnh sửa.
Ghi lại những kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vẩn đề văn học dân gian.
Sau khi chỉnh sửa, công bố bài báo cáo, nhận phản hồi và tiếp tục chỉnh sửa cho bài viết thêm hoàn thiện.
Thực hiện dựa vào Bảng kiểm bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian trong SGK.
Bài tập 2
Tập trung luyện tập kĩ năng lập dàn ý, xác định hệ thống luận điếm, đề mục cho bài báo cáo.
Bài tập 3
Tập trung vào luyện tập kĩ năng viết phần Tóm tắt. GV cho HS thực hiện các bài tập này tại lóp theo hình thức cá nhân, sau đó chia sẻ sản phẩm để cả lớp góp ý, rút kinh nghiệm. GV có thể sủ dụng phương pháp làm mầu và phương pháp nói to suy nghĩ (think - aloud) để trực quan hoá các kĩ năng này, giúp HS dề hình dung và làm theo.
đ. Hướng dẫn viết bài báo cáo kết quả nghiên cửu
GV giao nhiệm vụ cho HS viết (ở nhà) bài báo cáo kết quả nghiên cứu mà mình đã thu nhận được. GV lưu ý học sinh:
Trước khi viết, đọc lại SGK và các sản phẩm thực hiện tại lớp ở phần Hướng dẫn phân tích kiểu VB; Hướng dẫn quy trình viết để nắm các đặc điểm kiểu bài và các bước trong quy trình viết.
Sử dụng bảng tóm tắt quy trình viết đã thực hiện ở phần bài tập 1 để định hướng và kiểm soát quá trình tạo lập VB.
Tổ chức trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm về bài viết
GV tổ chức cho HS trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm về bài viết dưới hình thức thảo luận nhóm đôi (think - pair - share), cụ thể:
Cho cặp đôi HS trao đổi bài viết với nhau, đọc và nhận xét, rút kinh nghiệm. Sau đó, mời một vài HS đọc bài viết của mình trước lóp để tiếp tục nhận xét, rút kinh nghiệm. Quá trình nhận xét, rút kinh nghiệm sẽ căn cứ vào bảng kiểm trong SGK, và nhận xét trên hai phương diện: (1) Nội dung và hình thức của bài báo cáo; (2) Cách thức thực hiện quy trình viết bài báo cáo.
GV có thể tổ chức hình thức nhập vai để buổi học thêm sinh động, chẳng hạn: đóng vai trong một buổi toạ đàm về văn học dân gian, buổi giao luu văn hoá dân gian, phòng triển làm nghiên cứu văn học dân gian (kĩ thuật phòng tranh),...
Dạy học phần Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian
Phần thuyết trình này tích họp với phần viết bài báo cáo kết quá nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian mà HS đã học truớc đó, cụ thể: HS sẽ chuyển hoá nội dung bài viết thành nội dung bài thuyết trình. Do vậy, GV cần dạy phần này trên tinh thần tích họp hoạt động viết vói hoạt động nói và nghe, chú ý đến sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức này.
a. Khởi động
Để HS chủ động và tích cực trong việc học phần này, GV cần tổ chức hoạt động khởi động để kích hoạt kiến thức nền của HS về:
Đặc điểm kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian; những nội dung chính trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học gian.
Quy trình thực hiện một bài thuyết trình.
Dạy học quy trình thực hiện bài thuyết trình
GV cho HS đọc phần huống dần quy trình thục hiện bài thuyết trình trong SGK theo hình thúc cá nhân, sau đó cho HS thảo luận nhóm đôi (think - pair - share) để trả lời hai câu hỏi:
Tóm tắt các bước thựcc hiện bài thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
Khi chuyển nội dung bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian sang bài thuyết trình, cần chú ý điều gì?
Khi thực hiện bài thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian, cần chú ý đến những tiêu chí nào?
Tổ chức thực hiện bài thuyết trình và trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm
Đế buổi thuyết trình sinh động và hiệu quả, GV có thể sử dụng phương pháp đóng vai, tạo ra những tình huống giả định: một buổi toạ đàm về văn học dân gian; hoạt động giao lưu văn hoá dân gian;... GV cũng có thể yêu cầu HS thực hiện những sản phẩm sáng tạo để hỗ trợ bài thuyết trình như video clip, infographic, diễn xướng dân gian,... như một cách lấy điểm khuyến khích. Với mỗi sản phẩm sáng tạo, GV cần thống nhất tiêu chí đánh giá và công bố với HS, có thể sử dụng bảng kiểm các tiêu chí, rubric để đánh giá sản phẩm.
GV cũng có thể thiết kế một số mẫu phiếu học tập để hồ trợ HS thực hiện bài thuyết trình cùng như lắng nghe, phản hồi nội dung thuyết trình của bạn khác. 
Phiếu học tập 1
/
PHIÊU CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÉ MỘT VẤN ĐÉ VĂN HỌC DÂN GIAN
Tên đề tài:	
Người thực hiện:	
Mục đích thuyết trình:	
Không gian và thời gian nói:	
Đối tượng người nghe:	
Tôi sẽ chọn cách thuyết trình:	
CÁC Ý CHÍNH TRONG BÀI THUYẾT TRÌNH CÙA TÔI
(Trình bày dưới dạng đé mục hoặc sơ đỗ)
CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ HỖ TRỢ
Phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ
Cách tôi sử dụng trong bài thuyết trình
DỰ KIẾN PHẢN HỒI CÙA NGƯỜI NGHE
Câu hỏi/ ý kiến phản biện của người nghe
Câu trả lời của tôi
Phiếu học tập 2
PHIÊU GHI CHÉP
BUỔI THUYẾT TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỂ 
VĂN HỌC DÂN GIAN
Tên đề tài:	
Người thuyết trình:	
Người ghi chép:	
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
(Ghi lại những thông tin tôi tìm hiểu được về đề tài thuyết trình)
PHẦN GHI CHÉP TRONG BUỔI THUYẾT TRÌNH
Nội dung chính của bài thuyết trình
Ý kiến trao đổi của tôi
Điều tôi ấn tượng:	
Những kinh nghiệm tôi rút ra được vể việc thực hiện nghiên cứu về một vấn đề
văn học dân gian:	
Những kinh nghiệm tôi rút ra được vể cách thức thuyết trình hiệu quả:	
Những ý tưởng mà tôi nghĩ rằng sẽ trở thành để tài nghiên cứu thú vị:	
V. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ
GV tổng kết một số nội dung kiến thức và kĩ năng đã học trong chuyên đề
Về cách nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian: lưu ý quy trình với các thao tác làm việc khi thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn văn học dân gian.
Về cách viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu văn học dân gian: lưu ý các bước trong quy trình viết và thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
GV lưu ý HS về ích dụng thiết thực của chuyên đề và yêu cầu thực hành vận dụng thưòng xuyên trong học tập môn Ngữ văn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_mon_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_chuyen_d.docx