Giáo án Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Đinh Quốc Nguyễn

TUẦN: 1

PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết một các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.

- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh trong đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Vận dụng, lựa chọn, sử dụng hợp lí lợi ích của hoa và cây cảnh trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong phòng học hoặc ở nhà.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm để đề xuất các vấn đề của bài học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Thông qua các hoạt động tìm hiểu về hoa, cây cảnh trong cuộc sống góp phần yên thiên nhiên, quê hương đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: có thái độ vui vẻ, hòa nhã, đoàn kết trong hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

 

docx 124 trang Thu Lụa 29/12/2023 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 1
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận biết một các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh trong đời sống. 
- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Vận dụng, lựa chọn, sử dụng hợp lí lợi ích của hoa và cây cảnh trong cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong phòng học hoặc ở nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm để đề xuất các vấn đề của bài học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Thông qua các hoạt động tìm hiểu về hoa, cây cảnh trong cuộc sống góp phần yên thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: có thái độ vui vẻ, hòa nhã, đoàn kết trong hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu video một số loài hoa một số cây cảnh đẹp để khởi động bài học. 
+ GV Cùng trao đổi với HS về vẻ đẹp của hoa, cây cảnh đã xem trong video: Em nhận xét xem.
+ GV hỏi thêm: Em có thích hoa và cây cảnh không?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Cả lớp theo dõi video.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của mình qua xem video hoa và cây cảnh đẹp.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết và nêu được đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nhận biết tên của một số loài hoa, cây cảnh phổ biến. 
1.1. Nhận biết tên của một số loài hoa. (Làm việc chung cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS làm việc chung cả lớp, cùng quan sát tranh và trả lời.
+ Em hãy quan sát tranh dưới đây và cho biết tên các loại hoa?
- GV mời 1 số HS nêu tên các loài hoa trong hình. HS khác góp ý bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hình a: Hoa sen.
+ Hình b: Hoa cẩm chướng.
+ Hình c: Hoa mai.
+ Hình d: Hoa vạn thọ.
+ Hình e: Hoa hồng. 
+ Hình g: Hoa lan.
- Một số HS trả lời tên các loài hoa. HS khác góp ý bổ sung.
1.2. Nhận biết tên của một số loài cây cảnh. (Sinh hoạt nhóm 2)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS sinh hoạt nhóm 2, cùng quan sát tranh và trả lời.
+ Em hãy quan sát tranh dưới đây và cho biết tên các loại cây cảnh?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày: nêu tên các loài cây cảnh trong hình, các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và chốt: 
Ở nước ta có một số loài hoa, cây cảnh phổ biến như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ,
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hình a: Cây trầu bà.
+ Hình b: Cây thông bonsai.
+ Hình c: Cây ngân hậu.
+ Hình d: Cây nha đam.
+ Hình e: Cây cau lụa vàng. 
+ Hình g: Cây dong cảnh.
- Đại diện các nhóm trả lời tên các loài cây cảnh, các nhóm khác góp ý bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức về các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS sinh hoạt nhóm 4, cùng thau thảo luận và chia sẻ nội dung:
Ngoài những loại hoa, cây cảnh đã học trong bài, em hãy kể tên những loài hoa và cây cảnh khác mà em biết.
- GV mời Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 4, cùng thau thảo luận và chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh mà em biết.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải thích lợi ích của những loại hoa, cây cảnh đó.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy.
- Dặn dò về nhà.
- Học sinh tham gia chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải thích lợi ích của những loại hoa, cây cảnh đó trước lớp.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
---------------------------------------------------
TUẦN 2: PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nêu được đặc điểm chính của các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh trong đời sống. 
- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Vận dụng, lựa chọn, sử dụng hợp lí lợi ích của hoa và cây cảnh trong cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong phòng học hoặc ở nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm để đề xuất các vấn đề của bài học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Thông qua các hoạt động tìm hiểu về hoa, cây cảnh trong cuộc sống góp phần yên thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: có thái độ vui vẻ, hòa nhã, đoàn kết trong hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: “Đố em” để khởi động bài học.
+ GV chiếu hình ảnh một số loài hoa, cây cảnh, mời HS quan sát và trả lời tên loài hoa, cây cảnh đó.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Cả lớp tham gia trò chơi “Đố em”.
+ HS quan sát tranh và trả lời: Hoa râm bụt. Hoa giấy, hoa đồng tiền, cây phong lá đỏ, cây đa, cây lộc vừng.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết và nêu được đặc điểm chính của các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh. 
1.1. Tìm hiểu đặc điểm chính của hoa và cây cảnh (Sinh hoạt nhóm 2)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS sinh hoạt nhóm 2, cùng quan sát tranh và thảo luận.
+ Em hãy quan sát tranh dưới đây và mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh trong hình dưới đây. Theo em các loại hoa này thường nở vào mùa nào trong năm?
- GV mời 1 số nhóm trình bày mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 2, cùng quan sát tranh và thảo luận:
+ Hoa đào: Có 2 loại, hoa đào cánh đơn và hoa đào cánh kép. Hoa xòe rộng lúc nở để lộ ra nhị màu vàng ở giữa; mỗi hoa có đường kính từ 2,5-3 cm,, có màu hồng đậm, hồng nhạt; hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, nhỏ. Hoa thường nở vào mùa xuân.
+ Cây xương rồng: Chịu hạn tốt, lá cây tiêu biến thành gai, thân mọng nước, cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm.
+ Hoa cẩm tú cầu: Thường có màu trắng, xanh, lam, hồng, tím,... Cẩm tú cầu là loài cây ư ẩm và thích hợp với khí hậu mát mẻ từ 15-250c. Hoa thường nở vào mùa đông.
+ Hoa cúc: Hoa cúc thường mọc trên đỉnh thân, có màu vàng, trắng,... Dựa vào sự sắp xếp cánh hoa để phân biệt hoa kép và hoa đơn. Hoa thường nở vào mùa thu.
+ Cây phát tài: Thân bụi, nhiều nhánh, có các đốt trên thân nên dễ nhận biết; lá có màu xanh, mọc dài vươn hướng trời; gốc kéo bẹ oom thân, tỏa rộng bốn phía; rễ chùm, cắm sâu xuống đất.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
1.2. Gắn thẻ mô tả đặc điểm. (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4: Cùng nhau quan sát tranh, thảo luận và gắn thẻ mô tả đặc điểm, ý nghĩa của loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa.
Thẻ 1: 
Đặc điểm: Hoa kết thành từng chùm, mỗi hoa có 5 cánh; màu trắng, vàng, hồng hay xanh nhạt; mùi thơm nồng nàn, nhất là lúc về đêm.
Ý nghĩa: tượng trưng cho mùa thu Hà Nội.
Thẻ 2: 
Đặc điểm: Hoa có màu vàng, hình chuông, cánh loe rộng ở miệng; mỗi hoa có từ 4-6 cánh, mép cánh tròn, mềm, mỏng.
Ý nghĩa: Biểu tượng của sự thành công.
Thẻ 3: 
Cây thân leo, nhiều rễ; lá gần giống hình trái tim, có màu xanh bóng, thon dài ở phần đuôi. 
Ý nghĩa:Biểu tượng của sự phát triển thịnh vượng.
Thẻ 4: 
Đặc điểm: Cây có màu xanh đậm; lá cứng, dày, trông như ngọn giáo, viền lá màu vàng từ gốc đến ngọn.
Ý nghĩa: Tượng trưng cho sợ may mắn.
Thẻ 5: 
Đặc điểm: Hoa thường nở rộ vào lúc 10 giờ sáng; hoa có nhiều màu như tím, đỏ, vàng, cam, khi nở, cánh hoa xòe tròn, nhị hoa vàng óng.
Ý nghĩa: Tượng trưng cho sự quyết đoán. Chân thành.
Thẻ 6: 
Đặc điểm: Hoa có 5 cánh; màu trắng, đỏ, hồng; mùi thơm ngào ngạt, thường nở vào mùa xuân cho đến hết mùa hè.
Ý nghĩa: Biểu tượng của sức sống và những điều tốt lành.
- GV mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 4, cùng đọc các thẻ, quan sát tranh, thảo luận và đưa ra ý kiến ghép thẻ mô tả đúng với loài hoa:
+ Thẻ 1: tương ứng với hoa sữa.
+ Thẻ 2: tương ứng với hoa quỳnh anh vàng.
+ Thẻ 3: tương ứng với cây trầu bà.
+ Thẻ 4: tương ứng với cây lưỡi hổ.
+ Thẻ 5: tương ứng với hoa mười giờ.
+ Thẻ 6: tương ứng với hoa sứ.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
3. Hoạt động lu ... . Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ HS lập kế hoạch thực hiện dự án 
+ Tạo nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
+ Nêu quy trình thực hiện dự án.
+ Dự kiến thời gian hoàn thành các công đoạn và thời gian hoàn thành dự án.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kế hoạch thực hiện - Nhận xét, bổ sung.
GV tổng kết 
Hoạt động nối tiếp 
GV NX tiết học
Dặn dò : Yêu cầu các nhóm thực hiện dự án được thực hiện tại nhà 
- HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung GV hướng dẫn.
+ Mô tả dự án: Đèn ông sao là một đồ chơi dân gian Việt Nam rất phổ biến, đượchầu hết các thế hệ người Việt Nam sử dụng trong dịp tết Trung thu hằng năm. Đèn ông sao được làm bằng nhiều vật liệu, có màu sắc và kích thước khác nhau. Em hãy cùng bạn làm một chiếc đèn ông sao bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có kích thước, màu sắc và trang trí theo sở thích.
+ Mục tiêu của dự án: Làm được một chiếc đèn ông sao bằng vật liệu có sẵn và thân thiện với môi trường.
+ Nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Lựa chọn kích thước đèn ông sao và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ phù hợp.
-Tiến hành làm chiếc đèn ông sao theo kích thước đã chọn. 
– Trang trí đèn theo sở thích của nhóm.
– Kiểm tra, trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
+ Phương tiện hỗ trợ:
– Sách giáo khoa Công nghệ 4.
– Hình ảnh minh hoạ và chiếc đèn ông sao mẫu.
 – Vật liệu và dụng cụ để làm đèn ông sao.
+ Sản phẩm dự án.
- Một chiếc đèn ông sao hoàn thiện.
– Nội dung giới thiệu ý nghĩa sản phẩm của nhóm. )
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
HS lắng nghe 
HS thảo luận nhóm 6 và lập kế hoạch thực hiện dự án
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
HS lắng nghe 
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn : Công nghệ 
DỰ ÁN 2: EM LÀM ĐÈN ÔNG SAO (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Làm được một chiếc đèn ông sao bằng vật liệu có sẵn và thân thiện với môi trường.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi làm một chiếc đèn ông sao bằng vật liệu có sẵn và thân thiện với môi trường.
3. Phẩm chất
– Học sinh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Học sinh chăm chỉ học tập.
4. Năng lực công nghệ 
-Năng lực nhận thức công nghệ: Lập được kế hoạch làm dự án một chiếc đèn ông sao 
-Năng lực đánh giá công nghệ: Đánh giá được kết quả của dự án.
-Năng lực sử dụng công nghệ: Thực hiện được dự án làm được một chiếc đèn ông sao bằng vật liệu có sẵn và thân thiện với môi trường.
- Năng lực giao tiếp công nghệ: Giới thiệu tác dụng và cách sử dụng chiếc đèn ông sao trong gia đình với bạn bè.
- Năng lực thiết kế kĩ thuật: Thiết kế kĩ thuật chiếc đèn ông sao 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Bài giảng điện tử 
– Tranh, ảnh mô tả đèn ông sao và chiếc đèn ông sao mẫu.
– Vật liệu, dụng cụ để làm đèn ông sao.
– Phiếu đánh giá sản phẩm dự án, phiếu tự đánh giá hoạt động cá nhân,
2. Đối với Học sinh:
– Vật liệu, dụng cụ để làm đèn ông sao.
SHS và dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a.Mục tiêu: 
Tạo động cơ học tập tốt về thực hiện dự án học tập.
b.Cách tiến hành:
– Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh, đọc nội dung ở phần Mô tả dự án và yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu của dự án trong phần mô tả
Giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh vào bài học.
Học sinh trình bày yêu cầu dự án, giáo viên trao đổi lại với học sinh nội dung mô tả dự án và trình bày mục tiêu dự án.
HS lắng nghe
2. HĐ khám phá kiến thức
2.1Thực hiện dự án
a.Mục tiêu:
HS thực hiện được dự án làm đèn ông sao 
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện dự án được thực hiện tại nhà trong khoảng 1 tuần.
- GV quan sát và hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn. 
2.2 Đánh giá kết quả dự án
a.Mục tiêu: 
– Đánh giá kết quả dự án.
– Đánh giá quá trình tham gia dự án của học sinh trong các nhóm.
b.Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm (đèn lồng ông sao) và bảng thuyết trình dự án.
– Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét và đánh giá kết quả của dự án.
Các nhóm thực hiện dự án được thực hiện tại nhà trong khoảng 1 tuần.
– Học sinh giới thiệu về sản phẩm và quá trình thực hiện dự án.
Học sinh nhận xét và đánh giá kết quả của dự án.
3. ĐÁNH GIÁ
Giáo viên đánh giá sản phẩm dự án theo mức độ hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của dự án.
Giáo viên đánh giá quá trình thực hiện dự án của học sinh trong nhóm.
HS tự đánh giá, đánh giá chéo nhau 
HS lắng nghe 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
ÔN TẬP PHẦN 1
(Tiết 12)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
 -Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về công nghệ và đời sống.
 -Vận dụng những kiến thức đã học trong Phẩn 1 để trả lời các câu hỏi xoay quanh chủ đề Công nghệ và đời sống.
2. Năng lực chung:
 -Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn để và sáng tạo.
3. Phẩm chất: 
 -Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Đối với giáo viên
 +SGK.
 +Phiếu đánh giá học tập.
 +Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Đối với học sinh:
 +SHS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào bài học.
b. Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh xung phong làm quản trò, tổ chức cho các bạn chơi một trò chơi nhỏ hoặc hát, múa bài hát bất kì.- GV dẫn dắt HS vào bài học: ..
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung chính đã học ở Phẩn 1
a. Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học của Phần 1. 
b. Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tóm tắt nội dung chính đã học ở Phần 1 theo dạng sơ đồ tư duy và cho ví dụ minh hoạ đối với mỗi nội dung (học sinh có thể ghi tên hoặc vẽ minh hoạ).
- Học sinh thực hiện sản phẩm theo nhóm, cử đại diện lên trình bày; giáo viên và các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên cùng học sinh rút ra kết luận.
c. Kết luận
Hoa và cây cảnh quanh em
Một số loại hoa và cây cảnh phổ biến
Một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh
Lợi ích của hoa và cây cảnh
Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu
Một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh
Công nghệ và đời sống
Giá thể trồng hoa và cây cảnh trong chậu
Dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu
Gieo hạt và trồng cây hoa trong chậu
Các bước gieo hạt trong chậu
Thực hành gieo hạt hoa hướng dương trong chậu
Các bước trồng cây hoa trong chậu
Thực hành trồng cây hoa mười giờ trong chậu
Trồng cây cảnh trong chậu
Các bước trồng cây con trong chậu
Thực hành trồng cây lưỡi hổ trong chậu
Công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu
Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu
Thực hành chăm sóc cây dừa cạn và cây lưỡi hổ trong chậu
Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập các nội dung cơ bản đã học ở Phần 1
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức của Phần 1.
b. Cách tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng trong SGK.
-	Học sinh hệ thống kiến thức bằng sơ đổ hoặc giáo viên có thể tham khảo các bài tập trong vở bài tập.
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
- Giáo viên nhận xét quá trình học tập của học sinh trong lớp.
- Giáo viên đánh giá quá trình học sinh học tập và hướng dẫn học sinh tự đánh giá.
-Thực hiện
-Thực hiện
-Nghe
-Hệ thống
-Nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GV:............................................... Lớp:............
Thứ..........................ngày..................tháng.......năm 202.....
PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT
BÀI: ÔN TẬP PHẦN 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về thủ công kĩ thuật.
Vận dụng những kiến thức đã học trong Phần 2 để trả lời các câu hỏi xoay quanh chủ đề Thủ công kĩ thuật.
2. Năng lực chung:
Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
SGK.
Phiếu đánh giá học tập.
Hệ thống câu hỏi ôn tập.
Đối với học sinh
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào bài
b. Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh xung phong làm quản trò tổ chức cho bạn chơi một trò chơi nhỏ hoặc hát, múa bài hát bất kì.
- GV dẫn dắt HS vào bài học
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung chính đã học ở Phần 2
a. Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học của Phần 2.
b. Cách tiến hành
Giáo viên tổ chức cho học sinh tóm tắt nội dung chính đã học ở Phần 2 theo dạng sơ đồ tư duy và cho ví dụ minh hoạ đối với mỗi nội dung (học sinh có thể ghi tên hoặc vẽ minh hoạ).
Giáo viên và các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên cùng học sinh rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Ôn tập các nội dung cơ bản đã học ở Phần 2
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức của Phần 2.
b. Cách tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng trong SGK.
Học sinh hệ thống kiến thức bằng sơ đồ hoặc giáo viên có thể tham khảo các bài tập trong vở bài tập.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng nhận xét.
ĐÁNH GIÁ
– Giáo viên nhận xét quá trình học tập của học sinh trong lớp.
– Giáo viên đánh giá quá trình học sinh học tập và hướng dẫn học sinh tự đánh giá.
 HS xung phong làm quản trò tổ chức cho bạn chơi một trò chơi nhỏ hoặc hát, múa bài hát bất kì.
 Học sinh thực hiện sản phẩm theo nhóm, cử đại diện lên trình bày
 Các nhóm khác nhận xét.
 HS lắng nghe
 HS nêu
HS trả lời các câu hỏi vận dụng trong SGK.
HShệ thống kiến thức bằng sơ đồ
HS nhận xét – lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_4_chan_troi_sang_tao_dinh_quoc_nguyen.docx