Giáo án Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập chương 4 - Năm học 2023-2024
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức về thiết kế kỹ thuật
- Vận dụng kiến thức về thiết kế kỹ thuật để giải quyết các câu hỏi xung quanh về thiết kế kỹ thuật trong thực tế.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được đại cương cơ bản về thiết kế kỹ thuật. Nhận biết các bước cơ bản trong thiết kế kỹ thuật.
- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong thiết kế kỹ thuật.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về quy trình thiết kế một số sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật.
- Thiết kế kỹ thuật: thiết kế một số sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến thiết kế kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến thiết kế kỹ thuật.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức thiết kế kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động, có ý thức trách nhiệm thực hiện an toàn khi lắp ráp các mạch điện điều khiển sử dụng mô đun.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập chương 4 - Năm học 2023-2024
Ngày giảng / /2023 ÔN TẬP CHƯƠNG 4 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải: 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức về thiết kế kỹ thuật - Vận dụng kiến thức về thiết kế kỹ thuật để giải quyết các câu hỏi xung quanh về thiết kế kỹ thuật trong thực tế. 2. Năng lực 2.1. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: Nhận biết được đại cương cơ bản về thiết kế kỹ thuật. Nhận biết các bước cơ bản trong thiết kế kỹ thuật. - Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong thiết kế kỹ thuật. - Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về quy trình thiết kế một số sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật. - Thiết kế kỹ thuật: thiết kế một số sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến thiết kế kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến thiết kế kỹ thuật. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức thiết kế kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện. - Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động, có ý thức trách nhiệm thực hiện an toàn khi lắp ráp các mạch điện điều khiển sử dụng mô đun. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giấy A0. 2. Chuẩn bị của HS - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (3’) a.Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức ôn tập về thiết kế kỹ thuật b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi tình huống GV đưa ra tình huống: Nhà bạn Minh đi nghỉ trong một thời gian dài. Làm thế nào để cây cối được cung cấp đủ nước khi nhà bạn Minh vắng nhà? HS tiếp nhận tình huống c. Sản phẩm: Giải quyết tình huống. Dùng hệ thống tưới cây tự động. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS. GV chốt lại kiến thức. GV: Để ôn tập lại kiến thức về thiết kế kỹ thuật thì chúng ta vào bài hôm nay. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở. Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập (30’) a.Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về thiết kế kỹ thuật b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo kết quả nhóm. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận nội dung sau (thời gian 10phút) Nhóm 1 Câu hỏi 1: Trình bày mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật. Nhóm 2: Câu hỏi 2: Kể tên một số ngành nghề chính có liên quan tới thiết kế. Nhóm 3: Câu hỏi 3: Mô tả các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật. Nhóm 4 Câu hỏi 4: Trong quy trình thiết kế kĩ thuật bốn bước, bước nào quan trọng nhất? Vì sao? Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. 1. - Mục đích của thiết kế kĩ thuật nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức năng của sản phẩm. - Vai trò của thiết kế kĩ thuật là phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ. 2. Kĩ sư công nghiệp chế tạo. Kĩ sư xây dựng. Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc. Nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện. 3. Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế Các công việc trong bước hình thành ý tưởng thiết kế bao gồm: - Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm. - Xác định các yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng của sản phẩm, đối tượng sử dụng sản phẩm, điều kiện sử dụng sản phẩm,... Bước 2. Tiến hành thiết kế Các công việc trong bước tiến hành thiết kế bao gồm: - Thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm: ưu và nhược điểm của các sản phẩm tương tự, các phương tiện hỗ trợ để thi công và chế tạo sản phẩm. - Đề xuất phương án thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu của sản phẩm. - Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm. Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế Các công việc trong bước đánh giá phương án thiết kế bao gồm: - Dựa vào bản vẽ kĩ thuật để làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm. - Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để xác định sự phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra. Căn cứ theo các yêu cầu, mục tiêu đã đặt ra để xác định những chi tiết, bộ phận cần thay đổi, cải tiến. - Hoàn thiện phương án thiết kế. Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm bao gồm các tài liệu bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng,... 4. Trong quy trình thiết kế kĩ thuật bốn bước, bước 2 tiến hành thiết kế quan trọng nhất. Vì đây là bước thể hiện tính sáng tạo của người thiết kế, bản thiết thiết kế tốt thì mới có thể hoàn thiện được sản phẩm. Hoạt động 3: Luyện tập(8’) a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thiết kế kỹ thuật b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm bài tập trong thời gian 5 phút. HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ tư duy GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. Hoàn thành bài tập. Hoạt động 4: Vận dụng(4’) a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về thiết kế kỹ thuật vào trong thực tiễn b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ: Những điều học được sau khi thực hiện dự án thiết kế sản phẩm đơn giản: Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp gv. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ. Những điều học được sau khi thực hiện dự án thiết kế sản phẩm đơn giản: - Biết quy trình, cách thực hiện các sản phẩm - Lên kế hoạch chi tiết cho các dự án thiết kế - Chủ động, sáng tạo hơn - Biết làm việc nhóm - Có được sản phẩm đơn giản PHỤ LỤC BÀI ẬP Câu 1: Khi thực hiện tiến trình thiết kế kĩ thuật bước đầu cần: A. Hình thành ý tưởng thiết kế B. Tiến hành thiết kế C. Đánh giá phương án thiết kế D. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm Câu 2: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không liên quan đến thiết kế kĩ thuật? A. Nhà thiết kế và trang trí nội thất B. Kĩ sư cơ khí C. Kiến trúc sư xây dựng D. Người vẽ bản đồ Câu 3: Ngành nghề nào liên quan đến thiết kế? A. Thợ cơ khí B. Thợ sửa chữa xe có động cơ C. Kĩ sư điện tử D. Thợ điện Câu 4: Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật? A. Kiểm tra an ninh hàng không B. Kiến trúc sư cảnh quan C. Nhà thiên văn học D. Lắp ráp ô tô Câu 5: Hồ sơ kĩ thuật gồm: A. Bản vẽ chi tiết B. Bản vẽ lắp C. Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng D. Cả 3 đáp án trên Câu 6: Sắp xếp các bước sau theo đúng quy trình thiết kế kĩ thuật 1. Đánh giá phương án thiết kế 2. Hình thành ý tưởng thiết kế 3. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm 4. Tiến hành thiết kế A. 1 - 2 - 3 – 4 B. 2 - 1 - 4 - 3 C. 2 - 4 - 1 – 3 D. 3 - 2 - 1 - 4 Câu 7: Hoạt động thiết kế kĩ thuật có vai trò chủ yếu nào sau đây? A. Phát triển sản phẩm B. Phát triển công nghệ C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 8: Trong quy trình thiết kế kĩ thuật, bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại? A. Tiến hành thiết kế B. Hình thành ý tưởng thiết kế C. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm D. Đánh giá phương án thiết kế Câu 9: Đâu là công việc cần làm trong bước đánh giá phương án thiết kế? A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật để làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm B. Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để đánh giá, xác định những chi tiết cần thay đổi, cải tiến C. Hoàn thiện phương án thiết kế D. Cả 3 đáp án trên Câu 10: Công việc của kĩ sư xây dựng là gì? A. Thiết kế các chi tiết máy móc, công cụ cho sản xuất B. Thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện C. Thiết kế mạch, hệ thống điện tử D. Thiết kế công trình dân dụng Câu 11: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm sau khi thiết kế? A. Tiến hành chế tạo nguyên mẫu B. Dùng phần mềm mô phỏng hoạt động dựa theo bản thiết kế C. Chỉ cần đánh giá bản thiết kế D. Cả A và B đều đúng Câu 12: Hoạt động thiết kế kĩ thuật không bao gồm bước nào sau đây? A. Hình thành ý tưởng thiết kế B. Tìm kiếm nguồn tài trợ C. Đánh giá phương án thiết kế D. Lập hồ sơ kĩ thuật Câu 13: Kết quả của hoạt động thiết kế kĩ thuật là gì? A. Kĩ thuật mới trong chế tạo sản phẩm kĩ thuật. B. Giải pháp, sản phẩm công nghệ. C. Sản phẩm mĩ thuật D. Tất cả các đáp án trên. Câu 14: Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước nào? A. Hình thành ý tưởng thiết kế B. Tiến hành thiết kế C. Đánh giá phương án thiết kế D. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm Câu 15: Ngành nghề liên quan đến thiết kế đòi hỏi hiểu biết chủ yếu ở lĩnh vực nào? A. Toán B. Khoa học và công nghệ C. Nghệ thuật D. Tất cả các đáp án trên.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_8_chan_troi_sang_tao_on_tap_chuong_4_nam_h.doc