Giáo án Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn

CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM (TIẾT 1)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực đặc thù

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động.

- Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power Point

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

docx 118 trang Thu Lụa 29/12/2023 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động. 
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. 
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power Point
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
Hoạt động 1: Đố bạn
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú học tập cho HS, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS chơi trò chơi Đố bạn.
Cách chơi: GV chuẩn bị các lá thăm có viết tên nghề nghiệp. Mỗi lượt 2HS bốc thăm, thảo luận và diễn tả bằng hành động. Các HS còn lại đoán tên nghề nghiệp
- Yêu cầu HS kể thêm một số tên nghề nghiệp mà em biết?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Người lao động quanh em (Tiết 1)
- HS tham gia trò chơi
- HS thi đua kể
- HS lắng nghe
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (15 phút)
Hoạt động 2: Nêu công việc và đóng góp của người lao động trong tranh
a. Mục tiêu
- HS nêu được đóng góp của một số người lao động
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh, nêu công việc và đóng góp của những người trong tranh
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- Kể thêm đóng góp của người lao động trong các công việc khác?
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi người lao động đều có đóng góp ý nghĩa cho xã hội. 
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu
Tranh 1: Nhân viên giao hàng => giao hàng hóa
Tranh 2: Chiến sĩ hải quân => bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Tranh 3: Thợ may => may quần áo, mũ, nón. 
Tranh 4: Ngư dân => đánh bắt tôm, cá
Tranh 5: Nông dân => sản xuất lương thực (lúa, gạo,)
Tranh 6: Giáo viên => dạy học
- Đại diện các nhóm chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS thi đua kể cá nhân
- Lắng nghe
Hoạt động 3: Đọc chuyện và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu
- HS biết vì sao phải biết ơn người lao động
b. Cách tiến hành
- Gọi HS đọc câu chuyện Buổi học đầu tiên
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi TLCH: 
+ Cô giáo đã làm gì sau khi Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ?
+ Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động? 
- Gọi đại diện các nhóm TLCH
- Nhận xét, tuyên dương
- 1HS đọc câu chuyện
- HS thảo luận nhóm đôi
+ Cô giáo đã đặt tay lên vai Hà an ủi, động viên; nói lời cảm ơn với bố mẹ Hà và dặn cả lớp phải biết ơn người lao động. 
+ HS trả lời theo ý hiểu
Ví dụ: Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn; Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự, biểu hiện của người dân yêu nước,..
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập (15 phút)
Hoạt động 4: Nhận xét các ý kiến
a. Mục tiêu
- Có thái độ phù hợp với các đóng góp của người lao động và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người lao động.
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 đọc thông tin và nhận xét các ý kiến. Sau mỗi ý kiến được nêu GV sẽ hỏi HS vì sao đồng tình hoặc không đồng tình.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS thảo luận nhóm 4
Đồng tình với các ý kiến: 1, 2, 4
Không đồng tình với ý kiến: 3
- Đại diện các nhóm chia sẻ
- Lắng nghe
Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình
a. Mục tiêu
- HS có thái độ phù hợp với các đóng góp của người lao động và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người lao động. 
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS đọc thông tin và làm việc cá nhân. Giơ thẻ cười/ không cười tương ứng với đồng tình/ không đồng tình và giải thích vì sao. 
- Nhận xét, kết luận: Cần biết ơn với người lao động. Cần có thái độ không đồng tình với những hành vi, lời nói thiếu sự tôn trọng với người lao động, .
- HS chọn thẻ
Tranh 1: Đồng tình (Nhận biết phù hợp về đóng góp của cô lao công trong trường học)
Tranh 2: Đồng tình (Phát biểu phù hợp về thái độ với người lao động)
Tranh 3: Không đồng tình (Phát biểu chưa phù hợp về đóng góp của người lao động thiết kế thời trang)
Tranh 4: Đồng tình (Có thái độ biết ơn với cảnh sát phòng cháy chữa cháy)
- HS lắng nghe
4. Hoạt động tiếp nối (5 phút)
 - Tổ chức HS trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn với người lao động?
- Nhận xét, tuyên dương
- GDHS: Biết ơn, kính trọng người lao động
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS thể hiện sự biết ơn với những người lao động xung quanh
- Chuẩn bị bài: Người lao động quanh em (Tiết 2)
- HS thi đua trả lời
- Lắng nghe 
- Lắng nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
TUẦN 2
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. 
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, giáo án điện tử
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú học tập cho HS
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS lắng nghe bài hát Em muốn làm nghề gì?
- Những nghề nghiệp nào được nhắc đến trong bài hát? 
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Người lao động quanh em (tiết 2)
- HS lắng nghe bài hát
- HS trả lời
- HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập (15 phút)
Hoạt động 6: Xử li tình huống
a. Mục tiêu
- HS vận dụng kiến thức đã học để củng cố và nêu những đóng góp và lí do phải biết ơn người lao động.
b. Cách tiến hành
- Gọi HS đọc tình huống
- Chia lớp thành nhóm 6 nhóm (4HS). 
+ Nhóm 1, 2, 3 thảo luận và đóng vai xử lí tình huống 1. 
+ Nhóm 4, 5, 6 thảo luận và đóng vai xử lí tình huống 2.
- Gọi các nhóm lên xử lí tình huống 
- Tổ chức HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận: Phải biết ơn người lao động vì họ đã giúp cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn. Mọi của cải trong xã hội có được là nhờ người lao động. Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự, được mọi người yêu quý. 
- 1HS đọc 
- HS chia nhóm xử lí tình huống
- Các nhóm đóng vai trước lớp
- HS nhận xét
- Lắng nghe
3. Vận dụng (15 phút)
Hoạt động 7: Chia sẻ và ghi sổ tay
a. Mục tiêu
- HS củng cố kiến thức, thái độ với đóng góp của người lao động và lí do phải biết ơn người lao động. 
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi: Chia sẻ về đóng góp của một người lao động mà em biết?
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét
- GV hướng dẫn HS ghi sổ tay về công việc và đóng góp một số nghề nghiệp mà em yêu thích 
Ví dụ:
Tên nghề
Mô tả công việc
Đóng góp của nghề
Bác sĩ
Khám, chữa bệnh
Chăm sóc sức khỏe cho con người.
- Sau khi viết xong sổ tay, yêu cầu HS chia sẻ thông tin với bạn. 
- HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ
- HS chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS chia sẻ
- Tổ chức HS đọc câu ca dao Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Gọi HS nêu suy nghĩ của mình về xâu ca dao
- Nhận xét, tuyên dương
- GDHS: Biết ơn người lao động
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thiện sổ tay
- Chuẩn bị bài: Em biết ơn người lao động. 
- HS đọc
- HS nêu theo ý hiểu
- Lắng nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
TUẦN 3
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 2: EM BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù:
- Điều chỉnh hành vi đạo đức:
+ Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. 
+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ tự học, năm bắt nội dung, chia sẻ trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Nhân ái: Sẵn sàng nhắc nhở bạn bè, người thân kính trọng, biết ơn người lao động.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
- Bài hát Cảm ơn chiến sĩ áo trắng (Nhạc và lời : Ninh Bảo Văn), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp.
- Máy tính, máy chiếu .
2. Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học
 “ Em biết ơn người lao động”
b. Cách tiến hành
- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Cảm ơn chiến sĩ áo trắng (Nhạc và lời: Ninh Bảo Văn).
https://www.youtube.com/watch?v=L52F-bu-_p4
- GV cùng HS trao đổi nội dung liên quan đến bài hát qua các câu hỏi:
+ Người “ chiến sĩ áo trắng ” trong bài hát là ai? 
+ Họ đã có những đóng góp gì cho đất nước? 
+ Lòng biết ơn đối với họ được thể hiện như thế nào?
(* Qua những lời cảm ơn chân thành nhất.
* Thể hiện qua những hành động sống tử tế.
* Quyết tâm cùng đồng lòng với họ chống lại dịch bệnh. )
- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể thường ngày.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những người lao động, chúng ta mới  ... hia sẻ và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. 4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo:
Ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận của trẻ em: Bổn phận của trẻ em góp phần định hướng cho trẻ em những phẩm chất tốt đẹp trong học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tu dưỡng đạo đức và có ý thức yêu thương những người xung quanh, ý thức với cộng đồng và ý thức với cuộc sống, xã hội.
Hoạt động 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số biểu hiện của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phẩn của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức hoạt động nhóm, chia lớp thành 6 – 8 nhóm, giao ngẫu nhiên cho mỗi nhóm quan sát 1 trong 4 bức tranh trong SGK, trang 61, 62.- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi dẫn: Các bạn trong tranh thực hiện bổn phận của trẻ em như thế nào? và phân công bạn thuyết trình.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. Kết luận
- GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang phần luyện tập:
+ Nhận biết bổn phận của trẻ em 
+ Quyết tâm thực hiện bổn phận của trẻ em. 
+ Nhắc nhở bạn thực hiện bổn phận của trẻ em
+ Cùng bạn thực hiện bổn phận của trẻ em 
3. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện
- YC HS giải quyết tình huống sau: Khi gặp một em nhỏ do đùa giỡn nên bị ngã làm đau chân. Em sẽ làm gì?
- Nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
b. Tổ chức thực hiện
- Em hãy cho biết cách thực hiện bổn phận của trẻ em
- Nhận xét.
- HS nghe bài hát
- HS trả lời câu hỏi
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS thực yêu cầu theo nhóm 2.
- Tranh 1: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình quy định tại Điều 37 Luật Trẻ em 2016 (Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.)
- Tranh 2: Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác (Điều 38 Luật Trẻ em 2016: Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.)
- Tranh 3: Bồn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội (Điều 39 Luật Trẻ em 2016: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình.)
- Tranh 4: Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước (Điều 40 Luật Trẻ em 2016: Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước.)
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi.
 - Trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe, sửa bài.
- Đọc câu chuyện.
+ Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
+ Để rèn đạo đức của bản thân ngày càng tốt hơn.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV
- Trình bày:
+ Tranh 1: Chia sẻ kiến thức về bổn phận của trẻ em.
+ Tranh 2: Quyết tâm thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Tranh 3: nhắc bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Trành 4: Cùng bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
- HS lắng nghe.
- Trả lời:
+ Đỡ em nhỏ lên.
+ Báo cho giáo viên
- Lắng nghe
- Trả lời:
+ Nhận biết bổn phận của trẻ em.
+ Cùng bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Quyết tâm thực hiện bổn phận của trẻ em.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
BÀI 12: Bổn phận của trẻ em (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
Năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Kể được một số bổn phận cơ bản của trẻ em; 
- Biết vì sao phải thực hiện bổn phận của trẻ em;
- Thực hiện được bổn phận của trẻ em phù hợp với lứa tuổi;
- Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu nghiên cứu pháp luật về trẻ em để thực hiện tốt các bổn phận cơ bản của trẻ em.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; Ứng xử văn mình, lịch sự trong các tình huống để thực hiện bổn phận của trẻ em.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc thực hiện bổn phận của trẻ em 
- Nhân ái: Có ý thức nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGV, VBT Đạo đức 4 (nếu có)
- Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Chuẩn bị các tình huống về quyền trẻ em.
Đối với học sinh
- Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Tài liệu: SGK, VBT Đạo đức 4 (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Khởi động
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài. 
b. Tổ chức thực hiện
- Cho HS kết một số việc làm thể hiện bổn phận của em.
- Nhận xét, dẫn vào bài.
2. Hoạt động Luyện tập:
2.1. Hoạt động 5:
a. Mục tiêu: HS có thái độ đồng tình với những ý kiến đúng về quyền và tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận của trẻ em; không đồng tình với những ý kiến sai về bổn phận và tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS làm việc cá nhân. Với mỗi ý kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt cười (thể hiện đồng tinh) hoặc mặt buồn (thể hiện không đồng tình). (GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức tổ chức lựa chọn đồng tình/không đồng tình khác tuỳ điều kiện lớp học.)
-  Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình? hoặc Vì sao em không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý kiến. GV nhắc lại ý kiến nhiều HS trả lời sai để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho các em.
- GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung ý kiến thường gặp để giúp HS bày tỏ rõ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. 
- GV kết luận: Tuân thủ pháp luật về bổn phận của trẻ em để phát triển và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Hoạt động 6: Nhận xét việc làm
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổ phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi về 4 việc làm trong Hoạt động 2, phần luyện tập, SGK trang 63 theo câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao? 
- GV quy định thời gian thảo luận. Gọi 2 – 3 nhóm trình bày, nhận xét các việc làm.
- GV nhận xét và khen ngợi. Điều chỉnh đáp án 
- GV kết luận: Luôn chủ động nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em
Hoạt động 7: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em .
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, dựa theo 2 tình huống HĐ 3, Luyện tập, SGK trang 63. Yêu cầu các nhóm tìm cách xử lí tình huống, sắm vai diễn một đoạn tình huống ngắn để mô tả cách xử lí của nhóm mình.
- GV mời các nhóm sắm vai theo điều kiện thực tế của lớp học. 
- Nhận xét khen ngợi và hướng dẫn HS thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở. Giúp đỡ bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
4. Hoạt động vận dụng
Hoạt động 8: Thực hành
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ rèn luyện cách thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức hoạt động cá nhân, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo yêu cầu của Hoạt động 1 và hoạt động 2 trong phần Vận dụng, SGK trang 63: 
+ Chia sẻ với các bạn về việc em đã thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Nhắc nhở các bạn cùng xóm thực hiện bổn phận của trẻ em.
- GV dặn dò và động viên HS thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
Hoạt động 9: Trang trí khẩu hiệu
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ, rèn luyện cách thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp dỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động nhóm (chia lớp thành 6 – 8 nhóm) và phát cho mỗi nhóm giấy A3 hoặc A0, bút lông, bút màu,... để tham gia hoạt động theo yêu cầu: Viết và trang trí một khẩu hiệu tuyên truyền về việc thực hiện bổn phận của trẻ em.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và chọn câu khẩu hiệu tuyên truyền trước (6 – 8 từ), sau đó viết lên giấy và tiến hành trang trí cho đẹp, bắt mắt.
- GV quy định thời gian thực hiện. Sau đó mời các nhóm giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình hoặc dán các câu khẩu hiệu quanh lớp và tổ chức cho HS đi quan sát các khẩu hiệu này để khắc sâu kiến thức bài học (áp dụng kĩ thuật phòng tranh). 
- GV động viên và nêu cách khen thưởng cho các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 10: Củng cố, dặn dò
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học về bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức. Nếu còn thời gian có thể tổ chức trò chơi Ôn tập cuối bài, tập trung củng cố lại một số bổn phận cơ bản của trẻ em, tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận của trẻ em, cách thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp dỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
- Tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của hai câu thơ: 
 Tuổi thơ là nụ là bông
 Lớn lên rường cột non sông sau này
 ( Trần Hữu Lộc)
- Tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để lượng giá, rút kinh nghiệm.
- Nhận xét.
 - Trả lời:
+ Chăm chỉ trong học tập.
+ Giúp đỡ bạn khi bạn không hiểu bài.
+ Em quét nhà giúp mẹ
+ Em chào cha mẹ khi đi học hoặc về.
 - Lắng nghe.
- Trả lời:
+  Ý kiến 1: Trẻ em không được huỷ hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. (Đồng tình)
+ Ý kiến 2: Trẻ em không cần giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường vì đó không phải là bổn phận của mình. (Không đồng tình)
+ Ý kiến 3: Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác. (Đồng tinh)
+ Ý kiến 4: Trẻ em không được tự ý bỏ học không rời bỏ gia đình. (Đổng tỉnh)
+ Ý kiến 5: Thực hiện bổn phận trẻ em thể hiện lòng tự trọng và trách nhiệm của bản thân. (Đồng tình)
+ Ý kiến 6: Người lớn phải tạo điều kiện tối đa để trẻ em thực hiện bổn phận của mình. (Đồng tình)
- Lắng nghe.
- Lắng nghe 
- HS thảo luận 
- Các nhóm trình bày:
+ a Đồng tình. Vì mọi thành viên trong gia đình đều có bổn phẩn làm những việc vừa sức mình để xây dựng gia đình.
+ b. Không đồng tình. Vì xem trò chơi bạo lực có thể khiến em làm theo sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
+ c. Đồng tình. Vì em là người con của quê hương nên có bổn phẩn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ d. Đồng tình. Vì em có bổn phận giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh để góp phận tạo nên một công dân khỏe mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận.
- Sắm vai:
+ Tình huống 1: Na đề nghi gia đình cùng nhặt rác để góp phần bảo vệ môi trường.
+ Tình huống 2: Em sẽ ngừng chơi điện tử để chơi với em. 
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
+ Chia sẻ với bạn.
+ Nhắc nhở các bạn cùng xóm thực hiện bổn phận của trẻ em.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Thực hiện trang trí khẩu hiệu
- HS chia sẻ, ghi chú lại số lần chia sẻ, giúp đỡ bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia thảo luận nhóm
- HS trình bày kết quả thảo luận và lắng nghe các nhóm bạn
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_4_chan_troi_sang_tao_dinh_quoc_nguyen.docx