Giáo án điện tử Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024

Tham gia tháng hành động “ EM LÀ HỌC SINH THÂN THIỆN”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đăng kí tham gia, lựa chọn và chuẩn bị, biểu diễn các tiết mục văn nghệ của lớp với chủ đề “ Em là HS thân thiện” để tham gia vào chương trình văn nghệ của nhà trường.

- Ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện.

Qua tiết sinh hoạt dưới cờ này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý bạn bè.

2. Năng lực:

+Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chuẩn bị và tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ cùng các bạn.

+Năng lực đặc thù:

- Năng lực thẩm mĩ: Thể hiện được tiết mục văn nghệ đúng chủ đề.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để thể hiện tình cảm với bạn bè.

- Năng thiết kế và tổ chức hoạt động: Phối hợp với các bạn để thực hiện các tiết mục văn nghệ và những việc cần làm để thực hiện trong tháng hành động trở thành HS thân thiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.

- Các tiết mục văn nghệ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 31 trang Thu Lụa 28/12/2023 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024
TUẦN 9
Thời gian thực hiện: Từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 03 tháng 11 năm 2023
Ngày thực hiện:Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tiết 1 CC-HĐTN: 
Tham gia tháng hành động “ EM LÀ HỌC SINH THÂN THIỆN”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đăng kí tham gia, lựa chọn và chuẩn bị, biểu diễn các tiết mục văn nghệ của lớp với chủ đề “ Em là HS thân thiện” để tham gia vào chương trình văn nghệ của nhà trường.
- Ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện.
Qua tiết sinh hoạt dưới cờ này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý bạn bè.
2. Năng lực:
+Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chuẩn bị và tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ cùng các bạn.
+Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thẩm mĩ: Thể hiện được tiết mục văn nghệ đúng chủ đề.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để thể hiện tình cảm với bạn bè.
- Năng thiết kế và tổ chức hoạt động: Phối hợp với các bạn để thực hiện các tiết mục văn nghệ và những việc cần làm để thực hiện trong tháng hành động trở thành HS thân thiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.
- Các tiết mục văn nghệ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
5’
1. Mở đầu
+ Khởi động: Hs tham gia chào cờ
2. Thực hành
- GV tổ chức cho HS đăng kí tham gia và lựa chọn các tiết mục văn nghệ của lớp với chủ đề “ Em là HS thân thiện” để tham gia vào chương trình văn nghệ của nhà trường.
- GV tổ chức cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia tháng hành động “ Em là HS thân thiện” theo đăng kí.
- GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn các tiết mục đã đăng kí; nhắc nhở HS khác giữ gìn trật tự và theo dõi, cổ vũ cho các tiết mục trong chương trình.
3. Vận dụng
- Gv yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện.
Hs tham gia
- HS đăng kí tham gia các tiết mục văn nghệ.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đăng kí.
- HS tham gia biểu diễn các tiết mục đăng kí.
- HS khác ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™&˜---------------
Tiết 2 Toán KHỐI LẬP PHƯƠNG- KHỐI HỘP CHỮ NHẬT (T1) – Tr 63 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được các yếu tố cơ bàn của khối lập phương, khối hộp chữ nhật là đỉnh, mặt, cạnh.
- Đếm được số lượng đinh, mặt, cạnh của khối lập phương, khối hộp chữ nhật
- Phát triển năng lực Thông qua nhận biết các yếu tố của khối lập phương, khối hộp chữ nhật, HS phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, mô hình hoá, đồng thời phát triển trí tưởng tượng không gian.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. 
- Bộ đố dùng dạy, học Toán 3.
- Mô hình khói hộp chữ nhật, khối lập phương (bằng bìa, nhựa hoặc gỗ).
- Hình phóng to tất cả các hình trong bài (nếu có điều kiện).
- Phiếu học tập nếu tổ chức một số hoạt động theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
15’
5’
1. Mở đầu
- Khởi động: GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: nêu các đồ dùng có dạng hình vuông về tìm được, trưng bày bài tô màu trang trí hình tròn 
+ Câu 2: Kể tên các hình có dạng khối hộp mình đã quan sát và sưu tầm được, dự đoán đặc điểm của hình mình nhận biết được những gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Kết nối: GV dẫn dắt vào bài mới liên hệ từ cạnh đỉnh hình vuông hình chữ nhật: Cũng giống như hình vuông, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương có đinh và cạnh và còn có cả mặt nữa. Hôm nay, chúng ta sẽ học vẽ đỉnh, mặt và cạnh của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.”
2. Hình thành kiến thức mới
Bài 1/63. (Làm việc cá nhóm) Vẽ một hình em thích từ các hình vuông và hình chữ nhật?
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết 
- Cho học sinh quan sát và thực hành trên mô hình đồ dùng học tập
- GV nhận xét, tuyên dương các em biết chỉ đúng đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp
-GV nêu số lượng đỉnh, mặt và cạnh của khối hộp chữ nhật;khối lập phương: GV có thể chiếu ba mô hình khối hộp chữ nhật: mô hình thứ nhất có đánh số đỉnh để thể hiện số lượng đỉnh là 8, mô hình thứ hai có đánh số mặt để thể hiện số lượng mặt là 6, hỏi mặt của hình đó là hình gì để rút ra mặt đều là hình chữ nhật , mô hình thứ ba có đánh số cạnh để thể hiện số lượng cạnh là 12.
+ GV kết luận:
Khối hộp có 8 đỉnh, 6 mặt và 12 cạnh
Khối lập phương có mặt đều là hình vuông
Khối hộp chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.
3. Luyện tập:
Bài 1/64: (Làm việc nhóm , cá nhân) 
HS Quan sát hình vẽ rồi nêu:
a.Có mấy cạnh tô màu xanh?
b/ Chọn câu trả lời đúng:
Người ta lắp một tấm gỗ vừa khít mặt trước của khung sắt đó, Miếng gỗ cần lắp có dạng hình gì?
A. Hình tròn. B. Hình tam giác. C. Hình chữ nhật
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
Gv chiếu hình vẽ và xoay các mặt có hoa để học sinh quan sát nà đưa ra cách tính
 Gợi ý HS đọc đề bài nêu yêu cầu và tính số hoa trạm ở các góc của hình vẽ, nêu cách tính và điền số vào dấu hỏi
4. Vận dụng
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, tiếp sức,...sau bài học để học sinh nhận biết về khối lập phương, khối hộp chữ nhật vận dụng trong trang trí thực tế
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia trò chơi
+ Học sinh thực hiện
+ Nêu ý kiến theo cá nhân học sinh: bể cá, viên xúc xắc cá ngựa... có 8 đỉnh, các mặt là hình chữ nhật hoặc hình vuông...
- HS lắng nghe 
- HS thực hành chỉ và nêu mặt, đỉnh, cạnh của khối lập phương, hộp chữ nhật qua mô hình đồ dùng
- HS lần lượt thực hiện nêu theo nhóm 3,4
- HS làm việc theo nhóm đôi , cá nhân
+ Thực hiện nhìn vẽ và chỉ rồi nêu đỉnh, cạnh, mặt của khối hình theo hình vẽ
+ Học sinh theo dõi nối tiếp nhắc lại
Học sinh quan sát hình vẽ, đọc yêu cầu đề bài và trả lời câu hỏi:
+ Có 3 cạnh tô màu xanh
+ Chọn ý C :Miếng gỗ cần lắp có dạng hình chữ nhật
Học sinh đọc đề nêu yêu cầu đề, thảo luận cách tính theo bàn
-Đếm số hoa 24 bông
-Hay tính 8 đỉnh, mỗi đỉnh 3 bông tính : 8x 3= 24 bông
- Điền số 24 vào vị trí ô có dấu chấm hỏi
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời:bể cá cảnh, bể nước thùng giấy đựng gói đồ...
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™&˜---------------
Tiết 3 +4 Tiếng việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm những câu chuyện, bài thơ đã học từ đầu học kì; tốc độ đọc 70-80 tiếng/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.
- Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Nhận biết được chi tiết và nội dung chính trong các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất (theo trường nghĩa Nhà trường ) phân biệt được câu kể, câu cảm và câu hỏi, biết cách dùng đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
15’
10’
15’
10’
5’
1. Mở đầu
- Khởi động: GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Em hãy chia sẻ niềm vui của em khi đến trường? 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Kết nối: GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập
2.1. Hoạt động 1: Đoán tên bài đọc.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm, theo yêu cầu:
+ Quan sát và đọc nội dung từng tranh?
+ Tìm tên bài đọc tương ứng với mỗi tranh?
2.2. Hoạt động 2: Chọn đọc một trong những bài trên và chia sẻ điều em thích nhất ở bài học đó.
- GV cho HS làm việc nhóm đôi: 
+ Đọc lại 1 – 2 bài em thích cùng với bạn.
+ Nói điều em thích nhất về bài đọc đó. 
GV cho HS đọc bài trước lớp.
GV và HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc to, rõ.
- GV chốt: Mỗi bài đọc đều có những điều thú vị riêng. 
2.3. Hoạt động 3: Đường từ nhà đến trường của Nam phải vượt qua 3 cây cầu. Hãy giúp Nam đến trường bằng cách tìm từ ngữ theo yêu cầu.
- GV cho HS tham gia trò chơi theo nhóm. 
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng nhất.
2.4. Hoạt động 4: Đặt câu với 2 – 3 từ em tìm được ở bài tập 3. 
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Chọn 2 – 3 từ em tìm được ở bài tập 3 để đặt câu.
- HS trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.5. Hoạt động 5: Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông
- GV quan sát và hỗ trợ HS
- Các nhóm báo cáo trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng
Gv yêu cầu học sinh đưa ra câu có dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu phẩy
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc nội dung các tranh.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp:
Tranh a. Mùa hè lấp lánh.
Tranh b. Tập nấu ăn
Tranh c. Thư viện
Tranh d. Lời giải toán đặc biệt
Tranh e. Bàn tay cô giáo
Tranh g. Cuộc họp của chữ viết
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 Nhóm đôi thực hiện
 Mỗi em đọc 1 bài và nói điều em thích trong bài đọc đó.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS chơi trò chơi theo nhóm:
+ Mỗi nhóm nhận 3 phiếu ứng với 3 yêu cầu của bài.
+ Ghi các từ ngữ theo yêu cầu vào phiếu.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhóm đôi: chọn từ, đặt câu và đọc cho bạn nghe.
- HS đọc câu vừa đặt trước lớp.
VD: Cô giáo giảng bài rất hay.
Chúng em nghe giảng say sưa.
 HS đọc yêu cầu của bài.
 HS đọc văn bản của bài.
HS làm việc theo nhóm: Thảo luận các dấu câu có thể điền vào ô trống.
(hai chấm , chấm than, hai chấm, phẩy)
- Hs thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................... ...  của khối gỗ.
- Hs vận dụng
- Hs chú ý
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™&˜---------------
Ngày thực hiện:Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2023
Tiết 1 Toán NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) 
Trang 68
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
 - Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 - Thực hiện được nhân nhẩm trong những trường hợp đơn giàn.
 - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm đôi.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Bộ đồ dùng Toán 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
15’
5’
1. Mở đầu
- Khởi động: GV tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú”
Câu 1: 11 x 3= ?
Câu 2: 34 x 2 = ?
Câu 3: 12 x 4 = ?
Câu 4: 12 + 12 + 12 + 12 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Kết nối: GV dẫn dắt vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới
+ Khám phá:
- GV nêu bài toán trong SGK: Mỗi chùm có 26 quả nho. Vậy 3 chùm có tất cả bao nhiêu quả nho?
- GV viết phép nhân 26 x 3 và hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK.
 26
 3
 78 
+ 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1 + 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 
 26 x 3 = 78
- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có hai chữ số với số có môt chữ số: 26 x 3 = 78 .
Hoạt động: 
Tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Thực hành
Bài 1. (Làm việc nhóm đôi) Gắn chữ cái với kết quả phép tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính) để gắn được chữ cái tương ứng với kết quả phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu/ hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về Chùa Một Cột
Bài 2: (Làm vào vở) Tính nhẩm?
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu:
+ Đổi chỗ hai thẻ số bất kì rồi tính và kiểm tra tính đúng/ sai của phép tính mới cho đến khi tìm được cách đổi thẻ phù hợp.
- GV yêu cầu 1 học sinh dán kết quả trên bảng
- Giáo viên nhận xét trong vở học sinh
- GV Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng
- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau
- Nhận xét, tuyên dương
Hs tham gia trò chơi
Hs chú ý
- HS đọc đề bài: 
- HS nêu phép tính
 26 + 26 +26
Hoặc: 26 x 3 = 
- HS thực hiện phép tính rồi nêu cách tính và kết quả phép tính.
- HS làm bảng con.
 - HS giơ bảng nêu cách thực hiện:
- HS làm việc nhóm đôi.
- Các nhóm thi tính rồi báo cáo kết quả ô chữ: CHÙA MỘT CỘT
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS thực hiện đổi chỗ hai thẻ số bất kì rồi tính và kiểm tra tính đúng/ sai của phép tính mới cho đến khi tìm được cách đổi thẻ phù hợp.
- Hs làm vở
 - Hs dán kết quả
- HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™&˜---------------
Tiết 2 Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)
BÀI LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Viết đúng bài chính tả theo hình thức nghe – viết , trong khoảng 15 phút.
- Viết được đoạn văn kể về một ngày ở trường của em hoặc nêu cảm nghĩ của em về một người bạn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
15’
5’
1. Mở đầu
- Gv tổ chức cho học sinh hát bài hát “Quê hương tươi đẹp”
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Thực hành
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
- GV nhắc lại các bước đọc. Chú ý các từ khó. Giải nghĩa 1 số từ khó trong bài.
+Tìm đoạn văn/câu văn có chứa từ ngữ trả lời cho câu hỏi.
+ Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS trả lời trước lớp. HS khác nhận xét và bổ sung.
Mấy chị em đang chơi trò dạy học.
Các em của bé tên: Anh, Thanh, Hiển.
(HS tự trả lời)
2.2. Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước đọc hiểu 
+ Đọc thầm bài thơ
+ Đọc thầm câu hỏi
+ Tìm câu thơ chứa nội dung trả lời.
GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp.
a.Chiếc bút chì có 2 đầu, 2 màu khác nhau: xanh, đỏ.
b.Các từ chỉ màu sắc: xanh, xanh tươi, xanh mát, xanh ngắt. Đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ chót.
c.( HS tự trả lời)
d.Từ ngữ chỉ sự vật:bút chì, cây gạo,làng xóm..
Từ ngữ chỉ hoạt động: tô, vẽ..
e. Điền dấu câu: Bức tranh của bạn nhỏ có nhiều cảnh vật: làng xóm, sông máng, trường học,...
3. Vận dụng
- Yêu cầu học sinh đặt câu có liên quan đến các từ chỉ màu sắc
- Nhận xét
- Hs hát
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại các bước chuẩn bị đọc thành tiếng.
- HS đọc diễn cảm toàn bài.
- HS quan sát
- HS nhắc lại các bước trả lời câu hỏi:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại các bước.
HS nhận xét , bổ sung
- Hs đặt câu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™&˜---------------
Tiết 3 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 7)
BÀI LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc vểu hiểu nội dung các bài thơ, trả lời được các câu hỏi trong bài.
- Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
15’
5’
1. Mở đầu
- Gv tổ chức cho học sinh hát bài hát “Quê hương tươi đẹp”
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Thực hành
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
- GV nhắc lại các bước đọc. Chú ý các từ khó. Giải nghĩa 1 số từ khó trong bài.
+Tìm đoạn văn câu văn có chứa từ ngữ trả lời cho câu hỏi.
+ Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS trả lời một số câu hỏi trước lớp. HS khác nhận xét và bổ sung.
(HS tự trả lời)
2.2. Hoạt động 2: Đọc hiểu “Đi học vui sao”
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước đọc hiểu 
+ Đọc thầm bài thơ
+ Đọc thầm câu hỏi
+ Tìm câu thơ chứa nội dung trả lời.
GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp.
3. Vận dụng
- Yêu cầu học sinh đặt câu có liên quan đến các từ chỉ màu sắc
- Nhận xét
- Hs hát
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại các bước chuẩn bị đọc thành tiếng.
- HS đọc diễn cảm toàn bài.
- HS quan sát
- HS nhắc lại các bước trả lời câu hỏi:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại các bước.
HS nhận xét, bổ sung
- Hs đặt câu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™&˜---------------
Tiết 4 Tiết 4: HĐTN-SH
TIẾT 3: CHIA SẺ CẢM NGHĨ MONG MUỐN CỦA EM VỚI THẦY CÔ GIÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau chủ đề này, HS: 
- Thể hiện được tình cảm với thầy cô thông qua những chia sẻ cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy cô giáo.
Tiết sinh hoạt lớp góp phần hình thành và phát triển cho HS:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô. 
2. Năng lực:
+Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ được những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ mong muốn của em với các thầy cô giáo.
+Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thẩm mĩ: thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo qua chia sẻ, cảm nghĩa, mong muốn.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy, cô giáo.
- Năng thiết kế và tổ chức hoạt động: Phối hợp với bạn để chia sẻ cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
- Phiếu thảo luận
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.
- Phiếu hình bông hoa hoặc trái tim,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
5’
10’
5’
5’
1. Mở đầu
+ Khởi động: Giáo viên tổ chức cho học sinh hát
+ Kết nối: GV dẫn dắt vào nội dung hoạt động
2. Thực hành
Hoạt động 1: Báo cáo tổng kết công tác tuần
- Tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo các hoạt động trong tuần
- GV nhận xét ưu, nhược điểm các hoạt động trong tuần
- Giáo dục ý thức học tập và tham gia các hoạt động.
Hoạt động 2: Phương hướng tuần tới
- Giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
- Nêu phương hướng tuần sau.
- Nhận xét, kết thúc 
Hoạt động 3: Chia sẻ, cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy, cô giáo.
- Gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động.
- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết những điều thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của em với thầy cô trên các phiếu hình bông hoa hoặc trái tim.
- Theo dõi HS làm việc.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 5 HS, phát cho mỗi nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu
- GDHS: luôn lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng mgoan ngoãn, học tốt để thầy cô vui lòng.
+ Hoạt động tiếp nối: 
- GV yêu cầu những HS đăng kí tiết mục kể chuyện “ Thầy cô trong trái tim” theo kế hoạch của trường về nhà luyện tập và chuẩn bị trình bày trong giờ Sinh hoạt dưới cờ tuần tới.
3. Vận dụng
- Em sẽ làm gì để thầy cô vui lòng? 
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khen ngợi nhóm trình bày tốt.
- Hs hát
- Hs chú ý
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
- HS đọc yêu cầu hoạt động.
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu.
Ví dụ: 
- HS ngồi thảo luận theo nhóm 5 và thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét.
- HS liện hệ trả lời.
- Hs nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
----------------™˜--------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_9_nam_hoc_2023.docx