Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3
SHĐT – HĐTN
CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Tuần 1: Sinh hoạt dưới cờ: HOẠT ĐỘNG VUI TRUNG THU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia hoạt động vui trung thu.
- Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ, diễn tiểu phẩm, các trò chơi dân gian theo chủ đề vui Trung thu, phá cỗ Trung thu.
II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để hướng dẫn HS luyện tập.
- Tổ chức luyện tập cho sinh chuẩn bị diễn trong dịp tết Trung thu
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã tập để biểu diễn.
- Trang phục, đồ dùng cần thiết để tham gia các trò chơi, tiểu phẩm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 3 Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2023 (Buổi sáng) SHĐT – HĐTN CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Tuần 1: Sinh hoạt dưới cờ: HOẠT ĐỘNG VUI TRUNG THU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia hoạt động vui trung thu. - Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ, diễn tiểu phẩm, các trò chơi dân gian theo chủ đề vui Trung thu, phá cỗ Trung thu. II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để hướng dẫn HS luyện tập. - Tổ chức luyện tập cho sinh chuẩn bị diễn trong dịp tết Trung thu 2. Học sinh: - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã tập để biểu diễn. - Trang phục, đồ dùng cần thiết để tham gia các trò chơi, tiểu phẩm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia hoạt động vui Trung thu. - Cách tiến hành: - Tổ chức văn nghệ chào mừng tết Trung thu. - GV theo dõi hộ trợ các em biểu diễn - HS nghiêm túc theo dõi. 2. Sinh hoạt dưới cờ:Hoạt động vui Trung thu - Mục tiêu: + Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia hoạt động vui Trung thu. - Cách tiến hành: - Nhà trường tổ chức Trung thu theo kế hoạch - Khai mạc biểu diễn các tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm, trò chơi dân gian về chủ đề vui Trung thu. - Chú Cuội- chị Hằng nói về sự tích chú Cuội cung trăng. - Phá cỗ Trung thu. - Tổng kết hoạt động. - HS tham gia - HS tham gia biểu diễn. - HS lắng nghe, tìm hiểu. - HS tham gia - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Môn: TIN HOC (Giáo viên chuyên phụ trách) Môn: TOÁN CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG Bài 4: SỐ CHẴN, SỐ LẺ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS nhận biết được số chẵn số lẻ; nhận biết được các số chia hết cho 2. - Vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và năng lực giao tiếp toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt và sáng tạo trong trò chơi, hoạt động vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trung thực: Có thái độ trung thực trong học tập Toán. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Tìm số lẻ trong các số sau: 21, 23, 54, 55, 76, 97 + Câu 2: Tìm số chẵn trong các số sau: 34, 42, 56, 71, 65, 88 + 2 số chẵn hoặc hay số lẻ liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + Trả lời: 21, 23, 55,97 + Trả lời: 34, 42, 56, 88 + Trả lời: 2 đơn vị - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 3. Tìm các số chia hết cho 2 trong các số sau. (Làm việc chung cả lớp) 71; 106; 8; 32; 4085; 98130; 619; 2734 - GV mời HS đọc yêu cầu bài - YC HS thảo luận phân tích bài. - GV yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân - Mời hs trình bày kết quả - GV mời HS trình bày kết quả, cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. Các số chia hết cho 2 là các số chẵn Bài 4. Một nhóm bạn được chia đều thành hai đội. Số bạn nhóm đó là số chẵn hay số lẻ? Vì sao? (Nhóm 4) - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận - GV yêu cầu HS làm bài tập viết cách giải thích. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu bài - HS phân tích theo nhóm 2 - HS nêu kết quả + các số: 106; 8; 98130; 2734 - HS trình bày - Lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu bài 4. - HS thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày. + Chia một nhóm thành 2 đội đều nhau (không dự bạn nào) + vậy nhóm bạn đó chia hết cho 2. Số bạn đó là số chẵn. - HS trình bày kết quả, cả lớp theo dõi, nhận xét. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: * Vui học: Người ta đánh số nhà ở đường phố như sau: Một bên là số chẵn, một bên là số lẻ. Từ đầu đường đến cuối đường, các số nhà được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. (Cá nhân) - Mời HS trả lời các câu hỏi sau: + Dãy nhà mang biển số lẻ tăng dần? + Dãy nhà mang số chẵn tăng dần? - Nhận xét, tuyên dương - Nhắc HS thực hành đếm số nhà nơi mình đang ở cùng người thân. - Nhận xét, dặn dò. - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Dãy nhà mang biển số lẻ tăng dần: 213; 215; 217; 219 + Dãy nhà mang số chẵn tăng dần: 196; 198; 200 - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Môn: KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: CHẤT Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước. - Thực hiện được và vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu và liên hệ được thực tế về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn nước và giữ vệ sinh môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - GV: GA điện tử. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5 phút) - Mục tiêu: - Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của học sinh về những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. - Cách tiến hành - Tổ chức HS quan sát hình 1a và 1b trả lời câu hỏi: Hình 1a và 1b cho em biết điều gì? - Tổ chức HS chia sẻ câu trả lời. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. - HS quan sát hình và TLCH - HS chia sẻ câu trả lời - HS lắng nghe. 2. Khám phá - Mục tiêu + HS nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nhận biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 2, 3, 4, 5 và TLCH: + Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm. + Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình 6, 7, 8, 9 và TLCH: + Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì? + Theo em, vì sao phải bảo vệ nguồn nước? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận: + Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như xả rác, nước thải không đúng nơi quy định, nước thải từ các nhà máy, sự cố tràn dầu, + Nước bị ô nhiễm có màu lạ, hôi, thối, làm lan truyền các dịch bệnh như thương hàn, tả, kiết lị, hủy hoại nơi sống và đời sống của các vi sinh vật. - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. Hình 2: Rác thải và nước thải được xả thẳng xuống sông hồ. Đây là nguyên nhận gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hình 3: Nước thải từ các nhà máy không được xử lí xả thẳng ra môi trường. Hình 4: Tràn dầu là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, nó có thể gây chết một số sinh vật biển, Hình 5: Nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản xả thẳng ra môi trường, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình 6, 7, 8, 9 Hình 6: Nước thải chưa qua xử lí thải trực tiếp ra sông, hồ, ao, suối, gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các sinh vật sống trong môi trường này dẫn tới các sinh vật khác như chim, cò, sẽ mất nguồn thức ăn. Hình 7: Rác thải nhựa được xả xuống sông, hồ, biến,làm mất nơi sống của các sinh vật sống trong môi trường này. Hình 8: Nước ở trong các ao, sông, hồ, bị ô nhiễm dẫn tới các sinh vật như cá, tôm, cua, chết hàng loạt. Hình 9: Nước ở các con sông, suối, ao,bị ô nhiễm. Con người sử dụng nước ở những nguồn nước này có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh như tả, lị, - HS trình bày. - HS lắng nghe. 3. Luyện tập - Mục tiêu - Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước. + Biết liên hệ thực tế ở địa phương và chia sẻ với bạn. + HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước; sử dụng tiết kiệm nước; có ý thức bảo vệ nguồn nước; sử dụng tiết kiệm nước. - Cách tiến hành: Hoạt động 2: Liên hệ, tìm nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở địa phương - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 chia sẻ những dấu hiệu, nguyên nhân và hậu quả về ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em theo bảng sau: STT Nguyên nhân Hậu quả - Tổ chức HS trình bày. - Nhận xét, kết luận. - HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bảng. Ví dụ: STT Nguyên nhân Hậu quả 1 Phun thuốc trừ sâu Ô nhiễm nguồn nước, gây động hại cho sinh vật dưới nước 2 Xả rác thải sinh hoạt. Nguồn nước bị ô nhiễm. 3 Nước thải nhà máy chưa qua xử lí xả thẳng xuống hồ. Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước có mùi hôi, hủy hoại môi trường sống của các sinh vật dưới nước - Đại diện các nhóm trình bày. - Lắng nghe. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 10, 11, 12, 13 và cho biết: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - Tổ chức HS quan sát hình 14, 15, 16, 17, th ... , với mẹ. + Ngoài những cách trên, em có thể viết nhật kí, đi chơi cùng bố mẹ - HS lắng nghe. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: Thực hiện trò chuyện với người thân về những đặc điểm cảm xúc của bản thân. - GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những cảm xúc, suy nghĩ riêng, các em hãy duy trì những cảm xúc, suy nghĩ tích cực để sống khoẻ mạnh hơn. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2023 (Buổi chiều) Môn: THỂ DỤC (Giáo viên chuyên trách) Môn: TIẾNG VIỆT Bài 06: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG (3 tiết) Tiết 3: VIẾT Bài: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết. - Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân. - Phát triển kĩ năng viết qua đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: sử dụng kĩ năng viết văn vào cuộc sống thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác cùng bạn, qua đó nâng cao kĩ năng nói và nghe trong thảo luận nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, nâng cao phẩm chất nhân hậu của bản thân, góp phần phát triển phẩm chất nhân ái. - Phẩm chất trung thực: Thông qua bài học, phát triển tính trung thực của bản thân. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS hát, tạo không khí sôi động cho tiết học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gai múa hát - HS lắng nghe. 2. Hoạt động. - Mục tiêu: + Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết. + Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân + Phát triển kĩ năng viết qua đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: * Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn - GV nhận xét chung về bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu: ưu điểm, hạn chế,... * Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết GV gọi HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: HS tự đọc lại bài viết, dựa vào nhận xét chung và nhận xét riêng của thầy cô để chỉnh sửa bài viết (cấu tạo, trình tự các sự việc, dùng từ, viết câu,...). * Trao đổi với bạn về bài viết - GV tổ chức HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ về bài viết dựa vào các gợi ý: Những điều học được ở bài viết của bạn. Những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn. Những nội dung muốn góp ý cho bài viết của bạn. * Viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài của mình - GV yêu cầu HS viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài cho bài viết của mình: + Đoạn mở bài: cách dẫn dắt vào câu chuyện hấp dẫn. + Đoạn kết bài: thêm vào suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ câu chuyện. GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS lắng nghe đề bài. - HS đọc lời nhận xét của thầy cô về bài viết đã nộp. - HS làm việc cá nhân: HS tự đọc lại bài viết, dựa vào nhận xét chung và nhận xét riêng của thầy cô để chỉnh sửa bài viết (cấu tạo, trình tự các sự việc, dùng từ, viết câu,...). - HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi, thực hiện yêu cầu của GV. HS viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài cho bài viết của mình. 2 – 3 HS chia sẻ đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài trước lớp. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nghe bài hát “Nguyễn Bả Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân. - GV cho HS nghe nhạc hoặc xem video clip bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”. Khuyến khích HS hát và vận động theo nhạc. - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. HS xác định yêu cầu của hoạt động. - HS nghe nhạc hoặc xem video - HS chia sẻ trong nhóm suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe bài hát. Một vài HS chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Môn: SHCT - HĐTN CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU SHL: VUI TẾT TRUNG THU Ở LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia vui Tết Trung thu ở lớp. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: tham gia vui Tết Trung thu cùng bạn bè.. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý nghĩa của Tết Trung thu - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi và hợp tác trong thảo luận nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, chia sẻ cùng bạn trong sinh hoạt, tôn trọng tập thể những người xung quanh. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ cùng tham gia vui Tết Trung thu. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với hoạt động vui Tết Trung thu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - GV giới thiệu bài hát “Chiếc đèn ông sao ” để khởi động bài học. - Trong bài hát nói đến đồ vật nào? - Chiếc đèn ông sao có mấy cánh? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. - HS trả lời: chiếc đèn ông sao. - 5 cánh - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ) - GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần: + Sinh hoạt nền nếp. + Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức. + Kết quả hoạt động các phong trào. + Một số nội dung phát sinh trong tuần... - Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo. - Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 hoặc theo tổ) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần. - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả hoạt động cuối tuần. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + Tham gia vui Tết Trung thu - Cách tiến hành: Hoạt động 3: Tham gia vui Tết Trung thu ở lớp 1. Làm con vật từ các loại quả, trang trí mâm cỗ Trung thu (Làm việc chung cả lớp) - GV tổ chức chương trình vui Trung thu cho HS cả lớp. GV có thể cùng phụ huynh chuẩn bị cho các em phá cỗ Trung thu tuỳ theo điều kiện của mỗi lớp. Gợi ý: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS mang ít nhất một loại quả/bánh đến lớp; giấy màu, dao/kéo nhỏ để cắt tỉa con vật - GV tổ chức cho HS làm các con vật từ các loại quả. - GV tổ chức cho HS trang trí mâm cỗ Trung thu từ các loại quả đã cắt tỉa. - GV tổ chức cho HS phá cỗ Trung thu và vui hát văn nghệ theo chủ đề Tết Trung thu. - Lắng nghe GV phổ biến. - HS chuẩn bị bánh, kẹo, quả - Tham gia bày mâm ngũ quả và vui phá cỗ Trung thu cùng các bạn. 2. Chia sẻ cảm xúc của em − GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia Tết Trung Thu. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS chia sẻ 5. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tìm hiểu: - Ý nghĩa chiếc đèn ngôi sao 5 cánh? - Chia sẻ cảm xúc tham gia Tết Trung thu với người thân. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Chiếc đèn hình ngôi sao chúng là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp - HS tiếp thu yêu cầu - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. KÝ DUYỆT GIÁO ÁN Tổ trưởng Người soạn Lê Văn Lợi Nguyễn Thị Ngọc Bích
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_3.docx