Giáo án Giáo dục địa phương 7 - Tỉnh Sóc Trăng - Năm học 2022-2023 - Bùi Thanh Huy

BÀI 1: MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở TỈNH SÓC TRĂNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Biết: khái quát về kiến thức địa lý của Sóc Trăng- các phong tục tập quán về tỉnh Sóc Trăng rong buổi đầu cho đến ngày nay.

- Hiểu thêm về quy hoạch của Sóc Trăng. Tên gọi Sóc Trăng các phong tục tập quán về tỉnh Sóc Trăng qua các thời kì.

- Hiểu biết thêm về tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Sóc Trăng.

2. Kĩ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử- văn hóa địa phương.

- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ

 3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về địa phương Sóc Trăng.

- Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Sóc Trăng.

- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Sóc Trăng.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh

- Năng lực tự học

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GV: - Sơ đồ tỉnh Sóc Trăng- tài liệu về địa phương Sóc Trăng

 - Máy chiếu: chiếu các tranh ảnh về Sóc Trăng, các phong tục tập quán, các tư lịêu về tỉnh Sóc Trăng.

2. HS: Tìm hiểu về Sóc Trăng . Đặc biệc là một số phong tục tập quán của ba dân tộc anh em cùng sống chan hòa trên vùng đất Sóc Trăng(Ảnh tư liệu về các công trình văn hóa, đặc biệt là văn hóa đền-chùa)

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

 

doc 32 trang Thu Lụa 29/12/2023 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương 7 - Tỉnh Sóc Trăng - Năm học 2022-2023 - Bùi Thanh Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục địa phương 7 - Tỉnh Sóc Trăng - Năm học 2022-2023 - Bùi Thanh Huy

Giáo án Giáo dục địa phương 7 - Tỉnh Sóc Trăng - Năm học 2022-2023 - Bùi Thanh Huy
Tuần: 1-2-3
Tiết PPCT: 1-2-3
Ngày soạn: 11/09 /2022
Ngày dạy: 06- 13-20/ 09/2022
 BÀI 1: MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở TỈNH SÓC TRĂNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết: khái quát về kiến thức địa lý của Sóc Trăng- các phong tục tập quán về tỉnh Sóc Trăng rong buổi đầu cho đến ngày nay.
- Hiểu thêm về quy hoạch của Sóc Trăng. Tên gọi Sóc Trăng các phong tục tập quán về tỉnh Sóc Trăng qua các thời kì.
- Hiểu biết thêm về tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Sóc Trăng.
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử- văn hóa địa phương.
- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ
 3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về địa phương Sóc Trăng.
- Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Sóc Trăng.
- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Sóc Trăng.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: - Sơ đồ tỉnh Sóc Trăng- tài liệu về địa phương Sóc Trăng
 - Máy chiếu: chiếu các tranh ảnh về Sóc Trăng, các phong tục tập quán, các tư lịêu về tỉnh Sóc Trăng.
2. HS: Tìm hiểu về Sóc Trăng . Đặc biệc là một số phong tục tập quán của ba dân tộc anh em cùng sống chan hòa trên vùng đất Sóc Trăng(Ảnh tư liệu về các công trình văn hóa, đặc biệt là văn hóa đền-chùa)
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Ôn lại kiến thức cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: 
3. Bài mới: 
3.1. Hoạt động khởi động:
 - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.
- Tổ chức hoạt động:
- Gv cho HS quan sát các tranh ảnh về các phong tục tập quán của từng dân tộc sống tại địa phương Sóc Trăng (Kinh- Hoa-Khme), chùa Phật, chùa Ông Bổn
- GV dẫn dắt HS đi vào bài học: Sóc Trăng thân yêu của chúng ta đã hơn một nghìn năm tuổi. Sóc Trăng đã trở thành những tên gọi đầy tự hào trong trái tim của mọi người dân Việt Nam nói chung. Và với người dân trong tỉnh chúng ta nói riêng – Những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này – Sóc Trăng càng trở lên thiêng liêng và gần gũi. Hôm nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về với Sóc Trăng xưa và nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục 1. Sóc Trăng, vùng đất hội tụ nhiều yếu tố địa lợi- nhân hòa:
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, thời gian, ý nghĩa vùng đất Sóc Trăng.
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
 - Tổ chức hoạt động
 *.Hoạt động 1: Giới thiệu lịch sử hình thành tên gọi vùng đất Sóc Trăng- và sơ lược các nhóm phong tục :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: ? Em hãy cho biết tên gọi trước đây của vùng đất Sóc Trăng là gì?
Cho HS xem bản đồ địa giới Sóc Trăng và một số tranh ảnh liên quan.
Bản đồ Sóc Trăng thời Pháp thuộc.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
- GV ?: Qua tìm hiểu , em biết địa phương Sóc Trăng của chúng ta có mấy nhóm phong tục?
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1.Lịch sử tên gọi Sóc Trăng:
- Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok (ស្រុក) tức là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃ្លាំង) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang (ស្រុកឃ្លាំង) mang ý nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.
+ (1) Sóc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ “Srok Tréang” có nghĩa là “Bãi Sậy”
+ 2) Sóc Trăng phiên dịch theo tiếng Khmer là “Srok Khleang” mà ra. “Srok” nghĩa là “xứ”, là “cõi”, “Khleang” là “kho”, là “vựa”, chỗ chứa nhiều vàng, bạc của nhà vua. Còn phiên âm tiếng Việt thành ra “Sốc Kha Lang” (Sóc Trăng)
- Có ba nhóm phong tục:
+ Thứ nhất, nhóm phong tục, nghi lễ vòng đời: lễ đầy tháng, thôi nôi, hôn lễ, mừng thọ, tang lễ.
+ Thứ hai, nhóm phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng như: thiếu niên đi tu, thờ cúng thần, phật, tổ tiên
+ Thứ ba, nhóm phong tục lễ, tết:Lễ đón năm mới- Bon Chool Chnăm Thmây; lễ cúng ông bà- Bon sene Đôn Ta; lễ cúng trăng, Pithi Oóc Om Bóc của dân tộc Khme; Tết Nguyên đán; tết Trung thu của dân tộc Kinh, Hoa.
Hoạt động 2. Một số phong tục tập quán tiêu biểu của 3 dân tộc Kinh, hoa, Khme:
- Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa lâu đời của các phong tục tập quán
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh quan sát một số tranh ảnh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
GV ?: Thông qua các bức tranh, em hãy cho biết ý nghĩa tượng trưng của các bức tranh?
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Một số phong tục tập quán tiêu biểu của 3 dân tộc Kinh, hoa, Khme:
2.1: Phong tục đi tu của người con trai Khme:
Đối với đồng bào Khmer vùng Nam bộ, những người con trai từ tuổi 12 trở lên sẽ được gia đình cho vào chùa tu (thời gian tu tập có thể kéo dài 3 tháng, 3-4 năm hay trọn đời) để học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức. Đi tu được coi như một nghĩa vụ xã hội của nam giới Khmer. Những người trải qua thời kỳ tu khi hoàn tục đều được xã hội kính trọng vì người Khmer thường quan niệm rằng đó là người đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, biết chữ nghĩa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Hoa, người Kinh
- Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa lâu đời của các phong tục tập quán
. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
 - Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chuyển ý: Cũng là phong tục tập quán, nhưng các em hãy tìm hiểu tiếp theo nhứng phong tục tập quán của người Hoa và người Kinh, như:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho học sinh quan sát một số tranh ảnh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác nhóm đôi với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-GV?: Các em hãy phân biệt giữa đám cưới của người Hoa và người Kinh qua các bức ảnh trên
- HS: Ba ảnh đầu tiên là tượng trưng cho đám cưới của người Hoa.
- HS: Ba ảnh tiếp sau là tượng trưng cho đám cưới của người Kinh.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Hoa, người Kinh:
3.1:Phong tục cưới hỏi của người Hoa:
* Gồm 6 lễ:
- lễ Lễ nạp thái (hay Lễ dạm ngõ)
- Lễ vấn danh, xin biết tuổi của người nữ  
- Lễ nạp cát, đôi trai gái đã hợp nhau và có thể tiến hành hôn lễ
- lễ hỏi chính thức được gọi là Lễ nạp tệ (nạp trưng hay nạp tài)
- Lễ thỉnh kỳ, nhà trai xin họ nhà gái, ngày giờ rước cô dâu
- Lễ thân nghinh (lễ vu quy, tân hôn) cho đôi trẻ nên nghĩa vợ chồng.
_ Tóm lại:  Sáu lễ này được gọi là lục lễ và nó có thể diễn ra trong nhiều ngày. Tờ vấn danh, văn định và tờ hôn thư được gọi là tam thư.
3.2:Phong tục cưới hỏi của người Kinh:
* Gồm 4 lễ:
1. Chạm ngõ: lễ ra mắt giữa nhà trai và nhà gái
2. Lễ ăn hỏi: chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình. “Nạp Tài”
3. Lễ ăn cưới: Lễ xin dâu, Lễ đón (rước dâu), đãi tiệc
4. Lễ lại mặt: hay lễ nhị hỷ
 Hoạt động 4: - HS hiểu ý nghĩa lâu đời của các phong tục tập quán
 - Phong tục tết Nguyên đán của người Kinh :
Mục tiêu: Nhận biết được nét đặc sắc và ý nghĩa truyền tống của phong tục tết Nguyên đán của người Kinh
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thây và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho Hs quan sát một số tranh ảnh biểu trưng cho ngày tết Nguyên đán của đồng bào Kinh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng các câu gợi mở
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
GV?: Thông qua các hình ảnh trên, em hãy nêu ý nghĩa của ngày tết Nguyên đán 
GV?: Trong những ngày, các tục lệ được diễn ra như thế nào?
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV chốt lại nội dung kiến thức 
4. Phong tục tết Nguyên đán của người Kinh:
a.Ý nghĩa:
Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
b. Các tục lệ:
- Cúng ông Công, ông Táo
- Gói bánh chưng, bánh tét
- Lau dọn nhà, cửa
- Bày mâm ngũ quả
- Cúng tất niên
- Xông đất
- Chúc tết, mừng tuổi
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức mới
 - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân
 - Yêu cầu học sinh nêu thêm các phong tục tập quán mà cá em được biết, nêu ý nghĩa để mở rộng kiến thức.
 - GV chốt lại:
a. Lễ đấu đèn:
b. Lễ cúng phước biển
c. Tết Chôl-Chnăm-Thmây
d.Lễ Thác côn: là lễ hội Cúng Dừa
e. Lễ Nghinh Ông
f.Lễ Ooc-om-boc còn được gọi là lễ cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp"
g. Lễ đua ghe Ngo
4. Củng cố : 
Nêu câu hỏi củng cố toàn bài
 GV(Yêu cầu) Nhắc lại một số phong tục tập quán của ba dân tộc an hem trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 
GV chốt toàn bài
5. Hướng dẫn học bài ở nhà : 
- Tìm hiểu mở rộng thêm
- Chuẩn bị bài 2 (TT)
 BÀI 2: CA DAO, TỤC NGỮ Ở TỈNH SÓC TRĂNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết: khái quát về kiến thức văn học dân gian của Sóc Trăng- các bài ca dao, tục ngữ truyền thống của tỉnh nhà Sóc Trăng trong buổi đầu xuất phát từ những niềm tự hào của cả ba dân tộc anh em.
- Hiểu thêm về địa danh, đặc sản, tình cảm con người của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khme ở địa phương Sóc Trăng. Tên gọi Sóc Trăng và những nét độc đáo, riêng biệt, bên cạnh những đặc điểm chung của tỉnh Sóc Trăng qua các thời kì.
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử- văn hóa địa phương.
- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu được  ...  Ôn lại kiến thức cũ: 
 - Kiểm tra kiến thức bài 1
 - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: 
3. Bài mới: 
3.1. Hoạt động khởi động:
 - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới(Ca dao, tục ngữ).
- Tổ chức hoạt động:
- Gv cho HS quan sát các tranh ảnh về các địa danh(Bãi Xàu, Vũng Thơm, Đại Ngãi) và một số tranh ảnh về các loại cây lá tại địa phương Sóc Trăng (Kinh- Hoa-Khme), Chùa Phật, Chùa Ông Bổn,Chùa Dơi, Chùa Đất Sét.
- GV dẫn dắt HS đi vào bài học: Sóc Trăng thân yêu của chúng ta đã hơn một nghìn năm tuổi. Sóc Trăng đã trở thành những tên gọi đầy tự hào trong trái tim của mọi người dân Việt Nam nói chung. Và với người dân trong tỉnh chúng ta nói riêng – Những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này – Sóc Trăng càng trở lên thiêng liêng và gần gũi. Hôm nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về với Sóc Trăng xưa và nay với những bài ca da, tực ngữ mang giá trị truyền thống. Đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục 1. Sóc Trăng, vùng đất hội tụ nhiều yếu tố địa lợi- nhân hòa:
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, thời gian, ý nghĩa vốn ca dao,tục ngữ vùng đất Sóc Trăng.
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
 - Tổ chức hoạt động
 *.Hoạt động 1: Khái niệm vốn ca dao, tục ngữ của địa phương Sóc Trăng :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Khái niệm vốn ca dao, tục ngữ của địa phương Sóc Trăng.
- GV giảng để HS nắm được:Khái niệm về ca dao, tục ngữ nói chung và của Sóc Trăng nói riêng
- GV yêu cầu HS:Thông qua môn học Ngữ văn. Em hãy trình bày khái niệm về ca dao?
- HS trình bày.
- GV kết luận:
- Ca dao: Là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
- GV yêu cầu HS:Thông qua môn học Ngữ văn. Em hãy trình bày khái niệm vềtục ngữ?
- HS trình bày.
- GV kết luận:
- Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là một thể loại của văn học dân gian
- GV chốt lại:
1. Ca dao trên vùng đất Sóc Trăng:
 Ba dân tộc Kinh, Hoa, Khme, cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Sóc Trăng, nên nền văn hóa giữa các dân tộc luôn có sự giao thoa trong quá trình phát triển. Do đó, văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng ở vùng đất này không những phong phú, đa dạng mà có nhiều nét độc đáo, riêng biệt bên cạnh những đặc điểm chung của ca dao Nam Bộ.
2. Tục ngữ trên vùng đất Sóc Trăng:
 Tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng là sản phẩm tinh thần của người Kinh, Khme và Hoa. Các câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng được xếp vào hai chủ đè lớn, đó là: Con người với thế giới tự nhiên và lao động sản xuất; con người trong đời sống xã hội với triết lý nhân sinh quan sâu sắc
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tranh ảnh về môt địa danh có trong ca dao, tục ngữ ở địa phương Sóc Trăng.
 Vùng đất Bãi xàu thời kì Pháp thuộc
Vùng đất Bãi Xàu (Mỹ Xuyên) ngày nay
 Chùa Luông Bassac Bãi Xàu
 Vùng đất Vũng Thơm
 Vùng đất Đại Ngãi (Vàm Tần)
 Phà Đại Ngãi- phía Cù Lao Dung
 Vòng xoay vào chợ Đại Ngãi
 Trường THPT Đại Ngãi
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và hình thức của ca dao, tục ngữ Sóc Trăng.
1. Ca dao:
- GV Yêu cầu HS: đọc các bài ca dao – SGK trang 17
- GV Hỏi: Trong các bài ca dao trên, bài nào được viết theo thể lục bát, bài nào được viết theo thể lục bát biến thể?
- HS: 1. Viết theo thể lục bát: a, b, d, e
 2. Viết theo thể lục bát biến thể: c
- GV Hỏi: Bài ca dao a nói về những sản vật nào của tỉnh Sóc Trăng?
- HS: Những đặc sản của vùng miền Sóc Trăng, gắn liền với những địa danh cụ thể,như:
 + Bánh “hỏi” Bãi Xàu
 + “Mắm nêm”- Bãi Xàu
 + “Tôm càng”- Đại Ngãi
- GV Hỏi: Bài ca dao b và c nói về nét đẹp trong lao động và tình cảm của con người thể hiện như thế nào?
- HS: Họ là những con người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.
- GV Hỏi: Trong bài ca dao d và c tác giả dân gian muốn nhắ nhủ điều gì? Tới ai?
-HS: - Nhắn nhủ về đạo hiếu.
 - Đối với bổn phận làm con
(GV giải thích)- Khuyên nhủ, răn dạy con cái đối với đấng sinh thành là phải biết hiếu đạo, nghĩa là sự trả ơn công lao dưỡng dục của mình bằng cách làm cho cha- mẹ vui, chăm sóc phụng dưỡng cha- mẹ ở tuổi xế chiều
2. Tục ngữ:
- GV Yêu cầu HS: đọc các câu tục ngữ – SGK trang 18
- GV Hỏi: Trong các câu tục ngữ trên, những câu nào có nội dung đề cập con người với tự nhiên và lao động sản xuất, những câu nào đề cập đến con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan?
-HS: 
 + Những câu có nội dung đề cập con người với tự nhiên và lao động sản xuất: a, b, c, d.
 + Những câu có nội dung đề cập đến con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan: e,g,h,i.
- GV Hỏi: Các câu tục ngữ a,b,c,d đã truyền đạt những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm đó có ích như thế nào đối với con người?
- HS: 
 + Truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động sản xuất
 + Những kinh nghiệm ấy đã giúp ích cho con người trong lao động sản xuất được thuận lợi, mùa màng bội thu
- GV Hỏi: Các câu tục ngữ e,g,h,i muốn nhắn nhủ những điều gì đến với con người?
- HS:
 + Trong giao tiếp phải biết lựa lời nói khéo léo, dịu dàng, thuyết phục được người nghe
 + Khuyên mọi người phải biết tự mình lao động, không trông chờ vào người khác
 + Khuyên con người phải biết rèn luyện, tu dưỡng bản thân trong cuộc sống, từ đó mới nâng cao hiệu quả
 + Khuyên răn con người nên sống có tình, có nghĩa,có hiếu với cha- mẹ.
I. Khái niệm.
1. Ca dao:
 Là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Tục ngữ:
 Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là một thể loại của văn học dân gian
1. Viết theo thể lục bát: a, b, d, e
2. Viết theo thể lục bát biến thể: c
- Những đặc sản của vùng miền Sóc Trăng, gắn liền với những địa danh cụ thể,như:
 + Bánh “hỏi” Bãi Xàu
 + “Mắm nêm”- Bãi Xàu
 + “Tôm càng”- Đại Ngãi
- Họ là những con người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.
- Nhắn nhủ về đạo hiếu.
- Đối với bổn phận làm con
(GV giải thích)- Khuyên nhủ, răn dạy con cái đối với đấng sinh thành là phải biết hiếu đạo, nghĩa là sự trả ơn công lao dưỡng dục của mình bằng cách làm cho cha- mẹ vui, chăm sóc phụng dưỡng cha- mẹ ở tuổi xế chiều
 + Những câu có nội dung đề cập con người với tự nhiên và lao động sản xuất: a, b, c, d.
 + Những câu có nội dung đề cập đến con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan: e,g,h,i.
+ Truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động sản xuất
 + Những kinh nghiệm ấy đã giúp ích cho con người trong lao động sản xuất được thuận lợi, mùa màng bội thu
+ Trong giao tiếp phải biết lựa lời nói khéo léo, dịu dàng, thuyết phục được người nghe
 + Khuyên mọi người phải biết tự mình lao động, không trông chờ vào người khác
 + Khuyên con người phải biết rèn luyện bản thân trong cuộc sống, từ đó mới nâng cao hiệu quả
 + Khuyên răn con người nên sống có tình, có nghĩa,có hiếu với cha- mẹ.
4. Củng cố:
 - GV?: Trong các bài ca dao trên, em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
 - HS: Tự nêu theo sở thích và giải thích lí do
 - GV?: Qua các bài ca dao trên, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả dân gian với những sản vật và con người ở địa phương Sóc Trăng?
 -HS: hương vị của những món ăn Sóc Trăng vẫn lưu truyền trong dân gian qua những câu ca dao, khi tác giả có một chuyến xuôi về lục tỉnh, món ăn rất dân dã mà mãi để lại trong lòng con người nhiều ấn tượng không phai.
 - GV?: Theo em, những câu tục ngữ em vừa tìm hiểu trong bài còn có ích trong cuộc sống ngày nay không? Em chọn 1 hoặc 2 câu tục ngữ để phân tích rõ nhận định của em?
 - HS: 
 + Câu e: Vẫn còn giữ nguyên giá trị về cuốc sống, cụ thể là: Trong giao tiếp phải biết lựa lời nói khéo léo, dịu dàng, thuyết phục được người nghe
 + Câu h: Vẫn còn giá trị giáo dục, đó là: Khuyên con người phải biết rèn luyện, tu dưỡng bản thân trong cuộc sống, từ đó mới nâng cao hiệu quả
 + HS: Có thể chọn và phân tích các câu tục ngữ khác
 5. Vận dụng:
 - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện:
 + Sáng tác một bài thơ lục bát ca ngợi cảnh đẹp của quê hương em (2-3 cặp câu)
 + Sưu tầm và ghi chếp lại một số ca dao, tục ngữ ở địa phương em- có thể chia sẻ với các bạn.
- HS sưu tầm:..
- GV: cung cấp thêm:
Sóc Trăng nước mặn đồng bằng
Dân lành lúa tốt, của hằng trời cho
Kế Sách, Ba Rinh, Xà Mo
Lắm vườn nhiều ruộng, không lo mất mùa
Đất Sóc Trăng quê mùa nước mặn
Tôi ra Vàn Tấn chở nước về xài
Về nhà sau trước không ai
Hỏi ra em đã theo trai mất rồi
Chợ Sài Gòn chà gạo lức
Chợ Bến Lức chà gạo vàng
Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng
Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng
Chớ không phải thấy em bịt răng vàng mà thương
Kế Sách là xứ trái cây
Con gái duyên dáng, con trai chân tình.
Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
Anh nhìn lên trời thấy sao mất cái?
Trâu ngoài đồng đực, cái mấy con?
Chuối non mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?
Đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào?
Trai anh đối đặng, em mở rào cho anh vô
Anh nhìn trời cao thấy sao nhiều cái
Trâu ngoài đồng đực, cái hai con
Chuối non sáu bẹ, chuối mẹ mười hai tàu
Đất Ba Xuyên một mẫu bảy mươi hai sào
Anh đà đối đặng, em mở rào cho anh vô
1. Hỏi anh có nhớ Bãi Xàu
Bánh xầy chiên mỡ, bánh bao thịt bằm.
Anh qua Vàm Tấn anh đến Cù Lao
Cho anh xin chút má đào của em
Em đố anh sao trên trời mấy cái
Nhái ngoài ruộng mấy con
Chuối non mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu
Đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào
Anh mà đối được, em nhào em vôcho mình xin Cưới em
Ngó lên trời mưa sa lác đác
Ngó xuống đất hạt cát nằm nghiêng
Rượu Ba Xuyên rót đãi người hiền
Trước là đãi bạn, sau giải phiền cho anh
Về Sóc Trăng nghe em
Ta đưa nhau đi dưới phố hoa đèn
Lễ hội mùa nầy, người đông như nước lũ.
Câu hỏi, câu chào, ôi sao quá thân quen
“Về Vĩnh Châu nên nước da cũng đen”
Bởi nắng quá và mèng ơi gió quá
Trong tao tác nghe có điều rất lạ
Như lâu rồi sông nước đã thân quen
Hay
       Vĩnh Châu gió muối nắng hè
Tóc em một thuở vàng hoe bụi đường
     Những người nơi ấy thân thương
Con tôm hạt lúa vấn vương cả đời.
Có lời thơ chan chứa tình quê đối với Ngã Năm
                           Mắm chưng hột vịt thịt bằm
        Thương sao hương vị Ngã Năm quê mình
                      Dòng sông và những hành trình
        Chia ra năm ngã nặng tình quê hương
Kế Sách là xứ trái cây
Con gái duyên dáng, con trai chân tình.
Kế Sách là xứ trái cây
Con gái duyên dáng, con trai chân tình.
Qua Rạch Già ghé thăm Long Phú
Lên Chợ Vàm về Phú Hữu thân thương
Đi trên sông nước quê hương
Nhớ anh du kích chống xuồng đánh Tây.
Gió đưa nhành trái la đà
Cù Lao Dung đó mấy xa cũng gần
Bống Sao đem nấu chua bần
Nặng mang tình đất nhẹ nâng tình người
Về Cù Lao nghe xót trong lòng
Thương người em gái lấy chồng xứ xa
Ao sâu ruộng mía sau nhà
Tình quê theo mãi chuyến phà sang sông

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_dia_phuong_7_tinh_soc_trang_nam_hoc_2022_20.doc