Giáo án Giáo dục thể chất 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Tuần 1: Sinh hoạt dưới cờ: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG HOẠT ĐỘNG TRẢI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới.

- Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới.

2. Năng lực chung

- Năng lực thích ứng với cuộc sống

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động

 3. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm.

- Phẩm chất nhân ái

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để hướng dẫn HS luyện tập.

- Tổ chức luyện tập cho sinh chuẩn bị diễn trong lễ khai giảng năm học mới.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã tập để biểu diễn.

- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi dự khai giảng.

 

docx 363 trang Thu Lụa 29/12/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục thể chất 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục thể chất 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn

Giáo án Giáo dục thể chất 4 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Đinh Quốc Nguyễn
TUẦN: 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Tuần 1: Sinh hoạt dưới cờ: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG HOẠT ĐỘNG TRẢI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới.
- Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới.
2. Năng lực chung
- Năng lực thích ứng với cuộc sống
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm.
- Phẩm chất nhân ái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để hướng dẫn HS luyện tập.
- Tổ chức luyện tập cho sinh chuẩn bị diễn trong lễ khai giảng năm học mới.
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã tập để biểu diễn.
- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi dự khai giảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sinh hoạt dưới cờ:.......
- Mục tiêu: 
Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới.
Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới.
- Cách tiến hành:
- Nhà trường tổ chức lễ khai giảng năm học mới theo nghi lễ quy định (chào chờ, hát quốc ca,)
- Khai mạc buổi lễ và đọc thư của bác Chủ Tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Triển khai kế hoạch học tập.
- GV gặp mặt học sinh sau lễ khai giảng, trao đổi trò chuyện trước khi vào năm học mới.
- GV nêu câu hỏi:
Trong lễ khai giảng, em thích tiết mục văn nghệ nào nhất?
+ Em có cảm xúc gì trong ngày tựu trường.
+ Trong năm học mới, em muốn mình sẽ làm được gì?
- GV nêu kế hoạch cụ thể phong trào để học sinh bắt đầu tham gia thực hiện.
- Kết thúc, dặn dò.
- HS tham gia lễ khai giảng năm học mới.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và chuẩn bị cho năm học mới.
- HS gặp mặt thày cô giáo và bạn bè.
- 1 số HS trả ời theo suy nghĩ của mình.
IV, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG TỰ HÀO CỦA BẢN THÂN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội TNTP HCM và của nhà trường.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Phẩm chất trách nhiệm: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Xác định được đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
+ Giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân 
+ Góp phần phát triẻn năng lực tự chủ và tự học: Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự tự hào về bản thân.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức múa hát bài “Chào người bạn mới đến” – Nhạc và lời Lương Bằng Vinh để khởi động bài học. 
- GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
+ Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân 
1. Tìm từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân (sinh hoạt nhóm 4)
- GV tổ chức cho HS sinh hoạt nhóm 4 và tham gia trò chơi “Ai nhanh mắt”.
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to với các ô chữ được gợi ý theo nhiệm vụ 1, hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 6. 
- GV giao nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau để tìm và khoanh tròn vào các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong bảng chữ đã cho.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS sinh hoạt nhóm 4 và tham gia tò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm nhận dụng cụ để tham gia trò chơi.
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn: HS thực hiện tìm từ trong bảng chữ. Gợi ý các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân xuất hiện trong bảng chữ cái: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính.
- Các nhóm trình bày kết quả: đọc các từ mà nhóm tìm được và cử một bạn khoanh/tô màu lên bảng chữ cái mẫu trên bảng.
- Các nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Chia sẻ với bạn về một đặc điểm em thấy tự hào về bản thân. (Sinh hoạt nhóm đôi)
- GV mời HS sinh hoạt cặp đôi và thảo luận theo các gợi ý:
+ Trong các đặc điểm em đã khoanh trong hoạt động 1, đặc điểm nào của bản thân mà em tự hào nhất?
+ Em đã có những lời nói và việc làm nào thể hiện đặc điểm đó?
+ Vì sao em cảm thấy tự hào về đặc điểm đó?
- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả.
- GV mời các nhóm khác nận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
- HS sinh hoạt cặp đôi và chia sẻ với nhau. Ví dụ:
 + Em tự hào vì mình chạy rất nhanh. 
+ Em đã giành giải nhì trong cuộc thi Hội khoẻ của trường;
+ Em tự hào về đặc điểm đó vì chạy nhanh giúp em rèn luyện sức khoẻ, khẳng định bản thân mình và được các bạn yêu quý, khen ngợi.
- Các nhóm chia sẻ kết quả.
- Các nhóm khác nận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Tìm hiểu được nhưng việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 7.
- GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút màu.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh như trong gợi ý ở trang 7 SGK. Mỗi nhánh sử dụng một màu bút để viết, vẽ minh họa: 
+ Trong học tập
+ Trong rèn luyện
+ Trong sinh hoạt
+ Trong vui chơi
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý:
+ Mô tả sơ đồ tư duy mà mình vừa hoàn thành;
+ Chọn một việc em đã làm (em đã viết trong sơ đồ tư duy) khiến em cảm thấy tự hào về bản thân và nói với bạn: Em làm việc đó khi nào? Ở đâu? Tại sao em lại tự hào về việc làm đó? 
- HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK.
- HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu.
- HS vẽ sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh.
- Trao đổi cặp đôi nói về sơ đồ tư duy vừa vẽ và chia sẻ về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, lí do mình cảm thấy tự hào về một việc làm cụ thể.
- GV mời một số HS lên mô tả sơ đồ tư duy của mình trước lớp và chọn một việc làm được đề cập trong sơ đồ tư duy để chia sẻ với các bạn trong lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
- 2- 3 HS chia sẻ trước lớp.
- Các HS khác quan sát, nhận xét.
- Các HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: Thực hiện trò chuyện với người thân về những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
SHL: TỰ HÀO THỂ HIỆN KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Bầu được ban cán sự lớp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có chính kiến ứng cử hoặc đề cử ban cán sự lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được vai trò, trách nhiệm của Ban cán sự lớp để ứng cử hay đề cử chính xác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi và hợp tác trong thảo luận kế hoạch của lớp. 
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, chia sẻ cùng bạn trong siinh hoạt, tôn trọng tập thể trong biệc bầu ban cán sự lớp.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ cùng hoàn thành nhiệm vụ bâu ban cán sự lớp và chia sẻ một số quy định tham gia giao thong đường bộ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học. Có ý thức tham gia giao thông đúng luật và an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- GV giới thiệu bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học.
- Trong bài hát nói đến những ai?
- Bạn nhỏ yêu những gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
- HS trả lời: Bài hát nói đến bạn thân và cô giáo.
- bạn nhỏ yêu bạn bè, yêu cô giáo và yêu mái trường.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ)
- GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần:
+ Sinh hoạt nền nếp.
+ Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
+ Một số nội dung phát sinh trong tuần...
- Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,. ... uyền thống ở địa phương.
 2. Năng lực chung
- Năng lực định hướng nghề nghiệp: Xác định được các sản phẩm của nghề truyền thống và tuyên truyền, giới thiệu về nghề truyền thống của địa phương.
3. Phẩm chất
 - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với nghề truyền thống ở địa phương thông qua việc sưu tầm, triển lãm và thiết kế sản phẩm truyền thông, tuyên truyền về nghề truyền thống ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A0 hoặc bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phòng viên” để phỏng vấn các bạn trong lớp về tên nghề và các sản phẩm tương ứng với nghề truyền thống.
- HS tham gia trò chơi.
- Trao đổi sau khi chơi: Các bạn đã nhắc đến các sản phẩm nào của nghề truyền thống?
- GV giới thiệu: Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về cách sưu tầm các sản phẩm của nghề truyền thống và đã tiến hành trải nghiệm sưu tầm các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ và báo cáo kết quả.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 5: Triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương
Mục tiều: Triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương.
Cách tiến hành:
 - GV cùng HS chuẩn bị không gian lớp học, sắp xếp không gian lớp học thuận lợi cho việc triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương (có thể tổ chức ngoài sân trường).
- GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với không gian lớp học đã bố trí và yêu cầu các nhóm sắp xếp, trưng bày các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm đã sưa tầm được. 
- GV sử dụng kĩ thuật “Phòng tranh”, tổ chức cho HS các nhóm đi tham quan triển lãm các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương theo hình thức luân chuyển, các nhóm sẽ lần lượt đi thăm quan hết sản phẩm của cả lớp. 
- HS cùng GV sắp xếp thành các góc để trưng bày, triển lãm các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.
- Các nhóm sắp xếp, trưng bày các sản phẩm đã sưu tầm. Lưu ý trưng bày sao cho thật đẹp mắt, có thể sử dụng thêm các dây hoa trang trí hoặc cắt dán các biển tên cho mỗi sản phẩm.
- Mỗi nhóm cử 1 HS ở tại vị trí gian hàng của nhóm mình để giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình, các HS khác trong các nhóm di chuyển đến các gian hàng. Khi đến vị trí của mỗi nhóm, các HS cần lắng nghe bạn đại diện nhóm trình bày và ghi chép lại thông tin.
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp về sản phẩm của nhóm mình. 
- GV cùng cả lớp nhận xét,
khen ngợi, động viên các bạn thuyết trình hay, nhóm có sản phẩm hấp dẫn và trưng bày đẹp.
- Đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp.
- GV nêu câu hỏi sau cho cả lớp:
+ Trong hoạt động tham quan triển lãm lãm sản phẩm nghề truyền thống ở địa phương vừa rồi em ấn tượng nhất sản phẩm của nhóm nào? Tại sao?
+ Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc triển lãm sản phẩm nghề truyền thống ở địa phương?
- GV mời một số HS trả lời 2.
- HS trả lời và chia sẻ về ý nghĩa, cảm xúc của bản thân sau khi tham quan triển lãm.
GV tổng kết hoạt động: Cuộc triển lãm sản phẩm nghề truyền thống có ý nghĩa tôn vinh nghề truyền thống ở địa phương, nhằm giới thiệu các sản phẩm của nghề đến nhiều người, tuyên truyền mọi người giữ gìn và trân trọng nghề truyền thống và các sản phẩm của nghề truyền thống.
Hoạt động 4. Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương
Mục tiêu: Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS và nêu yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ làm một sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương để tuyên truyền, quảng bá cho nghề truyền thống ở địa phương.
- GV gợi ý cho các nhóm cách làm:
+ Chọn một nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm muốn tuyên truyền, giới thiệu. 
+ Dự kiến nội dung tuyên truyền.
+ Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm truyền thông sao cho ấn tượng, đẹp, dễ nhớ.
- GV tổ chức cho HS thực hiện. 
- HS ngồi theo nhóm và nghe GV yêu cầu.
- Các nhóm HS thảo luận và lên ý tưởng, thể hiện ý tưởng thiết kế:
+ Cả nhóm lên ý tưởng về nghề truyền thống muốn giới thiệu, quảng bá và những nội dung sẽ truyền thông, tuyên truyền về nghề truyền thống ở địa phương.
+ HS chọn hình thức thể hiện sản phẩm truyền thông (ví dụ làm poster, làm tờ rơi, làm băng rôn, khẩu hiệu hoặc vẽ tranh, viết bài báo, làm thơ, viết bài vè, ).
+ HS các nhóm cùng hợp tác để làm sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương theo ý tưởng và hình thức đã chọn. 
GV tổng kết hoạt động: Tích cực truyền thông, giới thiệu nghề truyền thống của địa phương cũng là một cách thể hiện tình yêu đối với quê hương và trách nhiệm đối với việc giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống.
4. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Các nhóm hoàn thiện sản phẩm để thực hiện hoạt động truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương vào tiết Sinh hoạt lớp sắp tới và nhắc nhở các nhóm dọn vệ sinh khu vực của nhóm mình sau khi làm xong sản phẩm. 
- Chúng ta cùng tìm hiểu và triển lãm sản phẩm nghề truyền thống của địa phương; đồng thời thiết kế các sản phầm truyền thông về nghề truyền thống của địa phương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 34
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
 (1 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
  - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
 - Chia sẻ, giới thiệu các thông tin để truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.
 2. Năng lực chung
- Năng lực định hướng nghề nghiệp: Tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương và nêu được một số ý nghĩa, đặc trưng của nghề truyền thống ở địa phương để tuyên truyền, giới thiệu với mọi người.
3. Phẩm chất
 - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với nghề truyền thống ở địa phương thông qua việc sưu tầm, triển lãm và thiết kế sản phẩm truyền thông, tuyên truyền về nghề truyền thống ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Áp phích, tranh ảnh, pa – nô. Truyền thông về nghề truyền thống địa phương.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát 
- HS hát theo nhạc và lời của bài hát.
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 34 và phương hướng hoạt động tuần 35 
Mục tiêu: Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
Cách tiến hành:
a. Sơ kết tuần 34:
- Từng tổ báo cáo 
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 34
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 35:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương
Mục tiêu: Chia sẻ, giới thiệu các thông tin để truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị sẵn sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm đã làm ở tiết trước;
- GV xem xét sản phẩm truyền thông của các nhóm và hình thức truyền thông để bố trí không gian lớp học cho phù hợp.
- GV tổ chức cho HS sắp xếp không gian lớp học và trưng bày sản phẩm truyền thông.
- GV tổ chức cho HS sắp xếp sản phẩm truyền thông vào khu vực trưng bày.
- HS kiểm tra sản phẩm truyền thông đã chuẩn bị.
- HS trưng bày sản phẩm truyền thông của nhóm mình vào góc được phân công.
- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương và yêu cầu các nhóm chú ý lắng nghe để bình chọn.
- GV tổ chức cho HS cả lớp bình chọn cho nhóm có sản phẩm truyền thông ấn tượng nhất
- Lần lượt các nhóm giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm truyền thông của nhóm mình.
- Các nhóm bình chọn sản phẩm truyền thông ấn tượng.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại những sản phẩm của nghề truyền thống tại địa phương; Nhắc nhở HS quảng bá nghề truyền thống của địa phương và trân trọng các sản phẩm của nghề truyền thống.
- HS lắng nghe và cùng cam kết thực hiện.
4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề
- GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 92 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em.
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình.
- HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo.
- 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Chủ đề 9. Những người sống quanh em
Họ và tên:  Lớp: Trường: 
1. Tự đánh giá
 Em tô màu vào các ngôi sao khi em thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý:
 Hoàn thành tốt: Hoàn thành: Chưa hoàn thành: 
STT
Nội dung
Em tự đánh giá
1
Tìm hiểu những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
2
Thực hành một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.
3
Thể hiện sự hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương.
5
Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.
6
Giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.
2. Bạn đánh giá em
Em xin ý kiến của bạn khi em thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý:
Hoàn thành tốt: Hoàn thành: Chưa hoàn thành: 
STT
Nội dung
 Bạn đánh giá em
1
Tham gia các hoạt động tích cực.
2
Sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm truyền thông.
3
Tích cực lắng nghe các bạn trong lớp.
4
Luôn động viên các bạn trong nhóm.
................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_the_chat_4_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.docx