Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau chủ đề này, HS sẽ:

 Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình

2. Năng lực chung:

 Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất:

 Phẩm chất chăm chỉ: hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đinh. Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3. Một số hoá đơn tiền điện, nước. Giấy A4. Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của học sinh.

 HS: SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,.

 

docx 7 trang Thu Lụa 28/12/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh - Năm học 2022-2023

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh - Năm học 2022-2023
Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
 ( 4 tuần)
Thời
 gian 
thực
 hiện
27/12/2022
C: Tiết 2
Năm mới và việc tiêu dùng thông minh (Tuần 17)
03/01/2023
C: Tiết 2
Năm mới và việc tiêu dùng thông minh (Tuần 18)
10/01/2023
C: Tiết 2
Năm mới và việc tiêu dùng thông minh (Tuần 19)
31 /01/2023
C: Tiết 2
Năm mới và việc tiêu dùng thông minh (Tuần 20)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau chủ đề này, HS sẽ:
	Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình
2. Năng lực chung:
	Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế....
3. Phẩm chất: 
	Phẩm chất chăm chỉ: hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đinh. Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn....
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Hoạt động trải nghiệm 3, vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3. Một số hoá đơn tiền điện, nước. Giấy A4. Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của học sinh.
	HS: SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,... 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
Tuần 17
1. Khởi động:
- Giáo viên cho HS hát bài: “ Sắp đến tết rồi”. 
+ Bài hát nói lên điều gì?
2. Khám phá
- GV cho HS cho HS đọc thầm bài thơ “Sắp đến tết rồi” GSK
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện yêu cầu trong SGK.
+ Bạn nhỏ trong bài thơ muốn mua những gì?
+ Bạn nhỏ nghĩ gì trước khi quyết định tiêu tiền?
+ Bạn nhỏ lựa chọn mua hàng gì? Vì sao?
+ Nêu suy nghĩ của em về việc lựa chọn chi tiêu cho năm mới.
* GV để HS tự do phát biểu quan điểm, ý kiến cá nhân. Câu hỏi quan trọng nhất cần được hỏi đi hỏi lại là: Vì sao em lựa chọn chi tiêu như vậy?
- Giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang HĐ2.
- HS hát
- HSTL.
- 3 HS đọc diễn cảm bài thơ trước + lớp đọc thầm.
- HS thảo luận và chia sẻ trong nhóm.
+ Bạn nhỏ trong bài thơ muốn mua: đồ chơi, quà Tết.
+ Trước khi quyết định tiêu tiền, bạn nhỏ nghĩ mình không có nhiều tiền và phải lựa chọn việc cần tiêu.
+ Bạn nhỏ lựa chọn mua hàng hoá thiết yếu, sử dụng nhiều vì mua theo mong muốn sẽ dễ lãng phí.
+ Suy nghĩ của em về việc lựa chọn chi tiêu cho năm mới: chi tiêu cho năm mới là cần thiết những chúng ta phải có cách chi tiêu hợp lí và vừa phải.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
3. Luyện tập – Vận dụng.
- GV cho HS đọc tên và nhiệm vụ của hoạt động 2 trong SGK/ Tr 47 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, phát cho mỗi HS một Phiếu thảo luận. Trên phiếu chia thành 2 cột “Nhu cầu” và “Mong muốn”. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK và viết tên các hình ảnh đó vào cột phù hợp.
Câu 1. Quan sát tranh và cho biết:
+ Những thứ nào là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của em?
+ Những thứ nào là em mong muốn có?
Câu 2. Kiểm tra lại những món đồ em đã tự mua hoặc được mua trong thời gian qua, chỉ ra món đồ em cảm thấy không cần thiết, có thể bỏ.
Câu 3. Giải thích lí do em loại bỏ món đồ đó.
- GV cho HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ với bạn kết quả của mình và thực hiện các yêu cầu sau:
- Khoanh vào những thứ giống nhau ở cả hai phần “Nhu cầu” và Mong muốn” trong phiếu của mình và bạn. Đó chính là những nhu cầu mong muốn khác nhau.
- GV nhận xét.
* Kết luận: + Nhu cầu là những thứ cần thiết với con người, nếu không có nó, con người không tồn tại được như: nước, không khí, thực phẩm y tế, giáo dục,
+ Mong muốn là sở thích, nhưng không thiết yếu với con người, thiếu nó con người vẫn tồn tại như: búp bê, kẹo sô – cô – la,
* Lưu ý: GV cần quan sát Phiếu thảo luận của HS để phân tích rõ hơn, có những thứ có thể lúc này là mong muốn, nhưng lúc khác nhu cầu không thể thiếu như: điện thoại di động, máy tính, có thể lúc này mong muốn, nhưng lớn lên nhu cầu, vì công việc không thể thiếu,
- GV cho HS nhớ lại và có thể viết ra giấy danh sách những món đồ tự mua hoặc được mua, gạch chân tên những món đồ em cho không cần thiết có thể bỏ.
+ Em đã mua hoặc được mua các món đồ như thế nào?
+ Em có nhớ những món đồ đó giá bao nhiêu tiền không?
- GV cho HS chia sẻ trước lớp về nhứng món đồ có thể loại bỏ và lí do loại bỏ.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá, hoạt động.
- HS đọc tên và các nhiệm vụ của hoạt động.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu một số món đồ em thấy không cần thiết, có thể bỏ và lí do:
+ Bánh kẹo: làm em bị sâu răng và tăng cân.
+ Máy chơi game: làm em mất tập trung vào bài vở.
+ Truyện tranh: em thức đêm để đọc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và giờ giấc sinh hoạt.
- HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ với bạn kết quả của mình và thực hiện các yêu cầu sau:
- HS khoanh vào phiếu và gạch chân những thứ có ở phiếu mình không trùng phiếu bạn. Đó chính là những nhu cầu mong muốn khác nhau 
- HS thực hiện
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS ghi ra giấy danh sách những món đồ tự mua hoặc được mua, gạch chân tên những món đồ em cho không cần thiết có thể bỏ.
+ HSTL.
- HS chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung.
Tuần 18
1. Khởi động
- Giáo viên cho HS hát bài: “ Sắp đến tết rồi”. 
+ Bài hát nói lên điều gì?
- HS hát
- Trả lời
2. Khám phá
HĐ3: Báo cáo kết quả tìm hiểu về thu nhập của các thành viên trong gia đình.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về kết quả tìm hiểu mức thu nhập hằng tháng của các thành viên trong gia đình.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “chuyền bóng” để báo cáo kết quả thảo luận.
- GV phổ biến luật chơi: HS chuyền nhau một đồ vật ( GV quy định) cho các bạn trong tổ về kết quả thu nhập của các thành viên trong gia đình mình. Khi GV hô dừng thì đồ vật nằm trong tay bạn nào thì bạn đó báo cáo trước lớp . 
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Mỗi gia đình có một mức thu nhập khác nhau, do đó cần có kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm tiền phù hợp với hoàn cảnh khác nhau.
- GV dẫn dắt và chuyển tiếp sang HĐsau.
HĐ4: Lập danh sách những món hàng cần mua để đón năm mới 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, yêu cầu liệt kê những món hàng muốn mua để đón năm mới. GV khuyến khích HS kể được càng nhiều càng tốt. Sau khi liệt kê các món hàng xong, HS sẽ lựa chọn một số món hàng để chia sẻ với bạn trải nghiệm về món hàng đó đã được bản thân và gia đình sử dụng như thế nào.
- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV tổ chức cho HS lập danh sách theo những món hàng cần mua để đón năm mới phù hợp với gia đình mình theo gợi ý trong SGK trang 50.
- GV mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ danh sách món hàng cần mua của gia đình mình và yêu cầu HS nêu lí do vì sao em lựa chọn những món hàng đó
- GV NX, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.
3. Luyện tập – Vận dụng
HĐ5: Sắm vai xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sắm vai xử lí hai tình huống trong SGK trang 50
- GV gợi ý: 
+ Chuyện xảy ra ở đâu?
+ Trong hoàn cảnh đó, em xử lí như thế nào?
- GV tổ chức cho các nhóm sắm vai và thể hiện cách xử lí của nhóm mình. 
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Việc mua sắm, chi tiêu luôn luôn cần sự cân nhắc giữa nhu cầu và mong muốn. Nhu cầu và mong muốn của mỗi người, mỗi gia đình khác nhau, nên việc mua sắm cần theo tình hình thu nhập của gia gia đình, số tiền mình có, cần đổi với các khoản chi tiêu khác. Tiết kiệm trong chi tiêu là việc làm cần thiết.
- Nhận xét, đánh giá tiết học
- HD chuẩn bị tiết sau
- HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ mức thu nhập hằng tháng của các thành viên trong gia đình.
- HS chơi trò chơi để báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nghe GV nhận xét, tổng kết
- HS quan sát tranh và làm việc nhóm đôi, chia sẻ những món hàng cần mua để đón năm mới của gia đình mình.
- Nhận Nhiệm vụ
- Các nhóm báo cáo – bổ sung- NX
- HS lập danh sách theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày. Sau đó giải thích vì sao chọn món hàng đó.
- HS các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV qua từng tình huống
- HS trong nhóm đặt câu hỏi cho nhau và nêu cách xử lí của mình trong từng tình huống. 
- Các nhóm thực hiện sắm vai và xử lí tình huống - bổ sung - nhận xét
- HS nghe, thực hiện
Tuần 19
1. Khởi động
- Giáo viên cho HS hát bài: “ Sắp đến tết rồi”. 
+ Bài hát nói lên điều gì?
- HS nghe, thực hiện
2. Khám phá 
HĐ6: Tìm hiếu việc làm gây lãng phí điện, nước
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi và chia sẻ kết quả điều tra số tiền sử dụng điện, nước của gia đinh. GV mời đại diện mỗi nhóm chia sẻ kết quả tìm hiểu về số điện, nước tiêu thụ và số tiền đã chỉ trả của gia đình mình trong tháng với cả lớp.
+ GV cho HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 2 trong SGK trang 51 và yêu cầu HS nêu nhận xét về những việc làm gây lãng phí điện, nước.
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 em
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đối chiếu và tự nhận xét về việc sử dụng điện, nước của gia đình đã hợp lí hay chưa, đồng thời đưa ra cách điều chỉnh.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
Hoạt động 7: Xác định các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trài bàn để thảo luận và đưa ra các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc và tổng hợp lại các cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình.
- GV có thể cho HS ghi lại những cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình và đề nghị HS về nhà trao đổi với bố mẹ, người thân cùng thực hiện ở nhà.
3. Vận dụng
 - GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi, đề xuất thêm ít nhất một cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình với bạn.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘Truyền điện” để chia sẻ về những đề xuất của mình.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
- NX , đánh giá tiết học; HD chuẩn bị tiết sau
- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV
- HS hoạt động nhóm 4 em
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm bổ sung.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thực hiện
- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV
- HS hoạt động nhóm đôi
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm bổ sung.
- HS lắng nghe nhận xét.
- Một số cách tiết kiệm điện, nước trong gia đình:
+ Khoá vòi nước khi không sử dụng. 
+ Tắt các thiết bi điện khi không sử dụng và khi ra khỏi nhà.
+ Sử dụng nước rửa rau để tưới cây.
- N2 thực hiện
- HS tham gia chơi trò chơi ‘Truyền điện”
- Nhận xét
Tuần 20
1. Khởi động:
- Giáo viên cho HS hát bài: “ Con heo đất”. 
+ Bài hát nói lên điều gì?
- HS hát
- HSTL.
2. Khám phá
Hoạt động 8: Lập kế hoạch tiết kiệm, nước trong gia đình.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng khoảng 6 – 8 em. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản kế hoạch trong SGK/ 53 và trao đổi về những nội dung cần trình bày trong bản kế hoạch. 
- Giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, bổ sung và tổng hợp lại những nội dung có thể trình bày trong bản kế hoạch.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.
Mục tiêu: Giảm số tiền sử dụng điện hằng tháng
Mục tiêu: giảm số tiền sử dụng nước hằng tháng
Việc làm
Thời gian thực hiện
Việc làm
Thời gian thực hiện
Tắt đèn khi không sử dụng
Hằng ngày
Sử dụng nước rửa rau để tưới cây
Hằng ngày
Tắt quạt khi ra khỏi phòng
Hằng ngày
Khoá vòi nước sau khi sử dụng
Hằng ngày
Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ
Hằng ngày
Sửa các thiết bị rò rỉ nước ngay khi phát hiện ra
Hằng ngày
Chỉ bật bình nóng 15-20 phút trước khi tắm
Hằng ngày
Không mở nước liên tục khi rửa thực phẩm hoặc các đồ dùng, vật dụng khác
Hằng ngày
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp hoạt động.
3. Luyện tập – vận dụng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, xây dựng, xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện, nước trong gia đình.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ các biện pháp gia đình em sẽ thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước theo gợi ý sau:
+ Những ai trong gia đình em sẽ cùng thực hiện bản kế hoạch?
+ Em có thể nhắc nhở bố mẹ, người thân như thế nào khi không/ chưa thực hiện kế hoạch?
+ Em sẽ làm gì để thực hiện tốt nhất các biện pháp thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước trong gia đình?
- Giáo viên tổng kết nhận xét hoạt động.
- Nhận xét, đánh gí tiết học. HD chuẩn bị chủ đề 6.
- HS làm việc cá nhân.
- HS chia sẻ cá nhân, HS khác nhận xét bổ sung.
+ Cả nhà, in bảng kế hoạch và treo ở nơi dễ thấy trong nhà.
+ Nhắc nhở lẫn nhau thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện, nước.
+ Cùng thảo luận và đề ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng khi thực hiện tốt hoặc chưa tổt kế hoạch đã đề ra.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_5.docx