Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 7

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ MÌNH

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Giới thiệu được đặc điểm và những việc làm đáng tự hào của bản thân.

- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

TUẦN 1:

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Giới thiệu được đặc điểm và những việc làm đáng tự hào của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm; chăm chỉ.

 

docx 71 trang Thu Lụa 29/12/2023 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 7

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 đến tuần 7
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ MÌNH
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Giới thiệu được đặc điểm và những việc làm đáng tự hào của bản thân.
Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
TUẦN 1:
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giới thiệu được đặc điểm và những việc làm đáng tự hào của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm; chăm chỉ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
b. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Thẻ màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: 
- HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa hoa; tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
- HS nắm rõ nội quy của năm học mới.
- HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới
b. Cách tiến hành
- GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào mừng năm học mới”.
+ Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường.
+ Tập nghi thức.
+ Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường.
- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. 
- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.
- GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình.
- Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.
- HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đặc điểm đáng tự hào của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Tôi tự hào!
- GV phổ biến luật chơi: Quản trò hô “Tôi tự hào! Tôi tự hào!”, cả lớp trả lời: “Tự hào về điều gì?”. Quản trò sẽ đưa ra yêu cầu: “Tự hào vì” và cả lớp thể hiện yêu cầu của quản trò bằng hành động, trò chơi tiếp tục theo lệnh của quản trò. 
- GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi:
+ Quản trò hô “Tự hào vì nụ cười xinh” → cả lớp nở nụ cười.
+ Quản trò hô “Tự hào vì là người tự tin” → cả lớp đứng thẳng vai, mắt nhìn vào người đối diện.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân chưa? Đó là đặc điểm gì?
- GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. Những đặc điểm đó thể hiện và biểu hiện thế nào ở mỗi cá nhân , chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chia sẻ đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự tin chia sẻ những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
b. Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu một số thông tin mô tả đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong nhóm.
- GV làm mẫu giới thiệu một số đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 HS): Một bạn sẽ đóng vai phóng viên và đi phỏng vấn các bạn trong nhóm mình: Bạn tự hào về những điểm gì của bản thân?
- GV gợi ý cho HS trả lời:
+ Về gương mặt:
+ Về mái tóc:
+ Về tính cách:
+ Về năng khiếu:
- GV tổ chức cho HS giới thiệu các đặc điểm đáng tự hào của bản thân theo nhóm.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những đặc điểm đáng tự hào của em và các bạn.
- GV yêu cầu HS nhận xét về những đặc điểm tự hào của các bạn.
- GV có thể chuẩn bị bảng phụ về những đặc điểm đáng tự hào.
Về ngoại hình
Về năng lực, sở trường
- GV chia lớp thành 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc và thực hiện nhiệm vụ: Lần lượt từng bạn của 2 nhóm sẽ lên ghi vào bảng những đặc điểm mà mình tự hào về bản thân.
- Sau khi kết thúc, GV mời đại diện của các nhóm lên bảng trình bày về đặc điểm đáng tự hào của mình.
- GV tổng hợp và kết luận.
Nhiệm vụ 3: Nêu cảm nghĩ của em về các đặc điểm đáng tự hào của bạn.
- GV mời HS chia sẻ: Em hãy chọn một bạn trong lớp và nêu cảm nghĩ về đặc điểm đáng tự hào của bạn đó.
- GV chia sẻ cảm nghĩ của mình về những đặc điểm tự hào của HS. 
Hoạt động 2: Phát huy những đặc điểm đáng tự hào của em
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được cách để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của mình.
b. Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Đưa ra dự kiến các việc làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
- GV yêu cầu HS hoàn thành vào SBT các dự kiến về việc làm của bản thân để phát huy những đặc điểm đáng tự hào.
- GV đưa ra gợi ý: 
Ví dụ: Một bạn viết chữ đẹp:
+ Ngày ngày trau dồi nét chữ của mình nắn nót hơn, cẩn thận hơn.
+ Tham gia vào CLB viết chữ đẹp của trường để luyện viết và cải thiện.
+ Tham gia vào các cuộc thi luyện viết chữ để phát huy sở trường của mình.
+ Tìm tòi, học hỏi trên mạng những cách viết chữ khác nhau.
+ Tìm trên mạng những đoạn văn, đoạn thơ hay và luyện viết.
- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng và chia sẻ dự kiến các việc làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về dự kiến của mình.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS), thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đưa ra các việc làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, ghi lại kết quả vào bảng con.
- GV đưa ra gợi ý: 
+ Rèn luyện thường xuyên năng lực và tính cách mà mình tự hào để trở nên tốt hơn.
+ Chăm sóc bản thân, đầu tóc gọn gàng, quần áo chỉnh tề,
+ Tự tin tham gia nhiều hoạt động tập thể khác nhau để phát triển năng lực của bản thân và thêm tự hào về năng lực của mình.
- GV lấy ví dụ: Một bạn có năng khiếu múa:
+ Tham gia vào CLB Múa của trường.
+ Đi học thêm các lớp múa để nâng cao kĩ năng.
+ Tham gia vào các tiết mục biểu diễn của trường vào các ngày như Lễ khai giảng, 20/11,
+ Đăng kí các chương trình về múa để cải thiện bản thân.
- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV tổng kết hoạt động.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.
+ Thực hiện những việc làm phát huy đặc điểm đáng tự hào của em.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Các nhóm tham gia hoạt động.
- HS trả lời:
+ Về gương mặt: trái xoan, thanh tú, đầy đặn, mắt to tròn, mắt long lanh, mắt nâu, mũi cao, trán cao, má lúm đồng tiền, da trắng,
+ Về mái tóc: tóc dài, tóc óng mượt, tóc xoăn độc đáo, tóc đen nhánh, 
+ Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,
+ Về năng khiếu: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, viết chữ đẹp,
- HS nhận xét.
- HS tham gia hoạt động nhóm.
- HS lần lượt viết các đặc điểm đáng tự hào của mình vào bảng.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS viết vào SBT.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, ghi chú.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Kết quả phát huy đặc điểm đáng tự hào của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: 
- HS bầu chọn được ban cán sự lớp cho năm học mới.
- HS tìm hiểu về an toàn giao thông đường bộ.
b. Cách tiến hành
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kết quả rèn luyện với các bạn trong nhóm
- GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ kết quả rèn luyện về những đặc điểm đáng tự hào theo nhóm.
- GV gợi ý thêm cho HS một số nội dung:
+ Tớ thấy tự tin hơn khi nói về điểm mạnh của mình.
+ Tớ thực sự tự tin về khả năng chơi bóng đá của mình nhưng nếu không rèn luyện thường xuyên thì sẽ bị xuống phong độ.
+ Tớ phát hiện thêm khả năng mới của mình khi rèn luyện tay đàn – đó là sự kiên trì.
- GV gọi 4 – 5 HS chia sẻ kết quả rèn luyện của mình.
Nhiệm vụ 2. Nêu cảm nghĩ của em về sự tiến bộ của bạn.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy nêu cảm nghĩ của em khi thấy bạn tiến bộ. Em ấn tượng nhất với sự tiến bộ của bạn nào?
- GV cho HS thời gian suy nghĩ và trả lời.
- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- GV chia sẻ suy nghĩ của mình khi thấy sự tiến bộ của HS.
- GV cho HS xem video sau:
https://youtu.be/ik2vtgwTwgc
- GV đặt câu hỏi: Theo em, Mạc Đĩnh Chi có những đặc điểm gì khiến bản thân tự hào? Đặc điểm đó được thể hiện ra sao? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện của Mạc Đĩnh Chi?
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động. 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Chuẩn bị một tiết mục thể hiện tài năng cá nhân hoặc nhóm.
+ Chuẩn bị trước Chủ đề 1 – Tuần 2.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe. 
- HS suy nghĩa.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS xem video và trả lời: Mạc Đĩnh Chi có những đặc điểm:
+ Chăm chỉ: buổi sáng đi đốn củi, buổi tối đọc sách; rất muốn đi học nhưng vì nhà nghèo.
+ Sáng tạo: bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn học.
+ Kiên trì: học rộng tài cao để trở thành Trạng nguyên.
+ Không bỏ cuộc: dù bị bạn bè chê cười vì ngoại hình nhưng ông vẫn không nản chí chăm chỉ học hành.
+ Hiếu học: học giỏi, làm quan 3 đời vua.
- HS lắng nghe. 
- HS ghi chú.
- HS thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 2: 
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Tự tin giới thiệu về những việc làm đáng tự hào của bản thân.
Tự tin thể hiện trước lớp những việc mà em tự hào.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực trong việc thực hiện một số việc phù hợp với lứa tuổi. 
3. Phẩm chất
Trách nhiệm; chăm chỉ. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
b. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Thẻ màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tài năng củ ...  2 – 3 HS trình bày kế hoạch của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Gợi ý:
KẾ HOẠCH ĐI CÔNG VIÊN NƯỚC
Thời gian đi: 21 - 10
Số lượng người tham dự: 4 người
Nội dung chuẩn bị
Người thực hiện
Kinh phí một người
Đồ ăn 
Mẹ và em
200.000 đồng
Quần áo, đồ bơi
Bố và mẹ
300.000 đồng
Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh kế hoạch của em sau khi được các bạn góp ý
- GV cho HS hoàn thiện kế hoạch.
- GV mời một vài HS trình bày bản hoàn thiện.
- GV nhận xét, tổng kết: Các em hãy về bàn bạc với người thân về kế hoạch của mình, có thể xin ý kiến chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch. 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Trao đổi với người thân và thực hiện kế hoạch hoạt động gắn kết yêu thương của gia đình.
+ Làm thiệp tặng bà, mẹ, cô giáo nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoàn thiện bài trong SBT.
- HS chia sẻ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thiện bài trong SBT.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Biết ơn mẹ và cô giáo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: 
- HS biểu diễn mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
- HS nhận thức được ý nghĩa của ngày 20/10.
b. Cách tiến hành
Nhiệm vụ 1: Hát những bài hát về mẹ và cô giáo
- GV tổ chức cho HS hát đơn ca, tốp ca, tập thể về mẹ và cô giáo.
Gợi ý: Một số bài hát
+ Bài hát về mẹ: https://www.youtube.com/watch?v=dON2sANhJ5c
+ Bài hát về cô giáo: https://www.youtube.com/watch?v=GLaG7TSfqzI
- GV ghi nhận hoạt động của HS. 
Nhiệm vụ 2: Tặng thiệp và nói lời chúc mừng cô giáo nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10
- GV tổ chức cho HS tặng thiệp và nói lời chúc mừng nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10.
- GV có thể cho HS bình chọn và trao thưởng cho bạn có lời chúc mừng ấn tượng nhất.
- GV nhận xét, tổng kết: Một số câu chúc dành tặng bà và mẹ
+ Nhân ngày 20 – 10, cháu chúc bà luôn luôn mạnh khỏe, vui vẻ, sống lâu trăm tuổi cùng con cháu.
+ Nhân ngày 20/10, con chúc mẹ mãi luôn an yên, hạnh phúc và luôn vui vẻ trong cuộc sống. 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Chuẩn bị tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10.
+ Chuẩn bị trước Chủ đề 2 – Tuần 7.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 7: 
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giúp HS có cơ hội thực hành gắn kết yêu thương trong gia đình.
Giúp HS trang bị được các cách khác nhau để thể hiện sự gắn kết yêu thương trong gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Năng lực thích ứng với cuộc sống: Chỉ ra được những điểm cần rút kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động và sự tích cực hoạt động của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm; chăm chỉ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
b. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Thẻ màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: 
- HS tích cực tham gia chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem biểu diễn.
- Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS tham gia tích cực vào tiết mục văn nghệ chào mừng.
- GV cho HS chia sẻ cảm nghĩ về ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10.
Gợi ý: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10 là một ngày đặc biệt nhằm tôn vinh  những đóng góp to lớn mà người phụ nữ Việt Nam vẫn hằng ngày âm thầm cống hiến cho đất nước, gia đình và xã hội; là ngày khẳng định vai trò, vị trí và công lao của người phụ nữ trong xã hội, thể hiện sự ghi nhận, quan tâm của xã hội, tạo nguồn sức mạnh để họ phấn đấu, nỗ lực trong cuộc sống, phát huy hết tài năng và vai trò của mình.
- GV nhắc nhở HS luôn thể hiện hành vi văn minh khi xem biểu diễn.
- Sau đó, GV tập trung HS vào lớp của mình để tiếp tục bài học mới.
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- HS chăm chú xem các tiết mục.
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hoạt động gắn kết yêu thương của gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS khởi động bước vào bài học mới.
b. Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Sau khi đi học về, em thường nói hay kể những câu chuyện gì với ông bà, bố mẹ?
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, dẫn vào bài học mới: Những lời nói mà các em chia sẻ với gia đình sau khi đi học về chính là cách để gắn kết yêu thương đơn giản nhất. Và sau đây các em đến với bài học Chủ đề 2 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hoạt động gắn kết yêu thương của gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thực hành gắn kết yêu thương trong gia đình
a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội thực hành gắn kết yêu thương trong gia đình.
b. Cách tiến hành
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách gắn kết yêu thương trong các tình huống ở SGK 
- GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống và đưa ra cách để gắn kết yêu thương. 
- GV yêu cầu HS viết kết quả thảo luận nhóm vào SBT. 
- GV mời đại diện HS nói về cách mà nhóm mình đưa ra. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tình huống 1: Nếu em là Tấn em sẽ an ủi, động viên mẹ đừng buồn và em sẽ vào bếp nấu cho mẹ một món ăn, làm thiệp tặng sinh nhật mẹ để mẹ vui hơn. Em sẽ bàn với bố tổ chức sinh nhật bất ngờ cho mẹ vào ngày hôm sau khi bố đã hết bận công việc.
+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em sẽ nói anh hãy cố gắng học tập tốt hơn để bố mẹ tin tưởng và sẽ cho anh sử dụng điện thoại. Em sẽ rủ anh chơi cùng với em để anh cảm thấy vui hơn. 
Nhiệm vụ 2: Đóng vai thể hiện cách gắn kết yêu thương
- GV yêu cầu các nhóm dựa trên cách mà nhóm mình đã đưa ra để đóng vai. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV mời các nhóm HS đóng vai thể hiện trước lớp.
- GV mời HS nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét hoạt động: Hoạt động đóng vai này sẽ giúp các em biết cách xử lý những tình huống có thể gặp ở nhà. Qua đó, các em sẽ rút ra được những bài học cho bản thân để gắn kết yêu thương trong gia đình đúng cách.
Hoạt động 2: Vẽ tranh theo chủ đề “Gắn kết yêu thương trong gia đình”
a. Mục tiêu: Giúp HS trang bị được những cách khác nhau để thể hiện sự gắn kết yêu thương trong gia đình.
b. Cách tiến hành
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ ý tưởng vẽ tranh thể hiện sự gắn kết yêu thương trong gia đình của em
- GV yêu cầu HS chia sẻ ý tưởng nội dung bức tranh mà mình muốn vẽ trong nhóm. 
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, góp ý: Những bức tranh cần thể hiện rõ ràng, dễ hiểu các hoạt động để gắn kết yêu thương trong gia đình em. 
Nhiệm vụ 2: Thực hiện vẽ tranh
- GV cho HS thời gian để bắt đầu vẽ tranh theo ý tưởng của mình vào SBT (nhiệm vụ 6, trang 13).
- Gợi ý: Các em có thể vẽ
+ Cả nhà đang cùng nhau nấu ăn.
+ Cả nhà cùng đi du lịch.
+ Bố và mẹ đang đọc truyện cho em nghe.
+ Cả nhà cùng dọn dẹp nhà cửa.
- GV có thể cho HS về nhà hoàn thiện bức tranh.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Hoàn thiện tranh vẽ theo chủ đề “Gắn kết yêu thương trong gia đình”.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS đóng vai theo yêu cầu.
- HS biểu diễn đóng vai.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Triển lãm tranh vẽ theo chủ đề “Gắn kết thành viên trong gia đình”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: 
- HS xem triển lãm tranh.
- HS chia sẻ cảm xúc sau khi xem triển lãm tranh.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS trưng bày và tham quan triển lãm tranh vẽ.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của em sau khi xem triển lãm tranh.
- GV chia sẻ cảm xúc của mình.
- GV tổng kết, nhận xét: Các bức tranh đều thể hiện các hoạt động gắn kết tình yêu thương trong gia đình. Các em hãy thể hiện nó bằng lời nói và hành động ngay từ hôm nay để gia đình luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc. 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Xem lại các bài học của chủ đề 2.
+ Chuẩn bị trước Chủ đề 3 – Tuần 8.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM
1. Tự đánh giá
 GV yêu cầu HS mở SBT (mục 1, nhiệm vụ 7, trang 14) và thực hiện tự đánh giá bản thân theo các tiêu chí đã được viết trong bảng bằng việc đánh dấu vào ô phù hợp với mình.
TT
NHỮNG VIỆC EM LÀM
1
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về gắn kết yêu thương trong gia đình.
2
Thực hiện lời nói, việc làm cụ thể trong các tình huống để gắn kết yêu thương trong gia đình.
3
Thực hiện một số hoạt động chung trong gia đình để gắn kết yêu thương.
2. Đánh giá đồng đẳng
GV cho HS đánh giá theo nhóm, mỗi HS sẽ nói cho bạn mình điều mình thích nhất ở bạn và một điều mà mình mong bạn tiến bộ hơn dựa theo những nội dung của chủ đề.
GV có thể cho HS đứng thành một số vòng tròn và nhận xét theo chiều kim đồng hồ. Như vậy, mỗi cá nhân sẽ nhận được những ghi nhận và mong muốn mình tiến bộ từ các bạn.
GV yêu cầu HS ghi lại những ý kiến của bạn vào phần nhận xét trong SBT (mục 2, nhiệm vụ 7, trang 14).
3. Đánh giá tổng hợp
GV dựa trên bảng tự đánh giá của HS để khảo sát mức độ đạt được các mục tiêu của lớp học.
GV có thể đọc từng nội dung đánh giá, hỏi HS đạt được ở mức nào thì giơ tay (hoặc dùng thẻ màu,...).
GV tổng hợp và ghi lại kết quả.
GV nhận xét chung toàn chủ đề, nhận xét về sự tiến bộ trong kĩ năng, thái độ của HS liên quan đến các yêu cầu cần đạt của chủ đề.
GV cho HS viết nhận xét tổng hợp vào SBT (mục 3, nhiệm vụ 7, trang 14).
4. GV dặn dò HS tiếp tục rèn luyện các kĩ năng và chuẩn bị chủ đề tiếp theo 
GV dặn HS tiếp tục thực hiện lời nói, việc làm cụ thể để gắn kết yêu thương trong gia đình.
GV dặn HS đọc, thực hiện các hoạt động trong SGK và nhiệm vụ ở SBT chủ đề 3.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_4_chan_troi_sang_tao_tuan_1_de.docx