Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13-16, Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê em
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được một số hành vi có văn hoá nơi công cộng
- Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xunh quanh
- Tham gia tích cực hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống địa phương
- Xử lí được các tình huống để đảm bảo ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn, với cộng đồng để thực hiện kế hoạch kết nối những người xung quanh.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hoá, phù hợp với truyền thống quê hương để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện tích cực các hoạt động kết nối những người xung quanh, hoạt động đền ơn đáp nghĩa,
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh.
- Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:
Giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13-16, Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê em
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 4 Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng tháng hành động giữ gìn “ Truyền thống quê em”. Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định các hành vi có văn hóa nơi công cộng. Xử lí tình huống ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng. Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chia sẻ những hành vi có văn hóa ở nơi công cộng. CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ EM ( Tuần 13) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Thực hiện được một số hành vi có văn hoá nơi công cộng - Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xunh quanh - Tham gia tích cực hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống địa phương - Xử lí được các tình huống để đảm bảo ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng 2. Năng lực chung. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn, với cộng đồng để thực hiện kế hoạch kết nối những người xung quanh. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hoá, phù hợp với truyền thống quê hương để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện tích cực các hoạt động kết nối những người xung quanh, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh. - Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng: Giáo viên SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4; - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử Học sinh SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4 Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, bút viết,... 2. Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: « Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi cần! Tôi cần” - Trao đổi sau trò chơi: + Khi tất cả chúng ta đều cần 1 thứ gì đó, ví dụ như cần mua được vé xem phim, cần mượn cuốn sách ở thư viện, chúng ta làm thế nào để không mất trật tự? - GV giới thiệu: Ở bất cứ đâu, chúng ta cần cư xử văn minh, lịch sự. Nhất là ở nơi công cộng, đông người, nếu mọi người không cư xử văn minh, lịch sự thì sẽ gây mất trật tự và có thể xảy ra những điều đáng tiếc. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về ứng xử văn minh nơi công cộng. - Học sinh tham gia trò chơi. - HS trả lời theo suy nghĩ. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Xác định các hành vi có văn hoá nơi cộng cộng « Mục tiêu: Xác định được các hành vi có văn hoá ở nơi công cộng. « Cách thực hiện: 1. Chỉ ra các hành vi có văn hoá hoặc chưa có văn hoá ở nơi công cộng. - GV sử dụng phương pháp động não, khai thác kinh nghiệm của HS: “Kể tên các hành vi có văn hoá hoặc các em biết.” - GV lắng nghe và ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS. - GV: Để hiểu rõ hơn về hành vi có văn hoá hoặc chưa có văn hoá nơi cộng cộng, chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ 1, trang 35, SGK. - GV yêu cầu: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng quan sát các bức tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Bức tranh quang cảnh gì? Nơi công cộng đó có đặc điểm gì nổi bật? + Các nhân vật trong tranh có hành động như thế nào? + Hành động đó thể hiện sự có văn hoá hay không có văn hoá? 2. Kể về một hành vi có văn hoá hoặc chưa có văn hoá ở nơi công cộng mà em biết hoặc chứng kiến. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, có thể nói hoặc viết các hành vi vào bảng nhóm, giấy thảo luận nhóm. Nếu có điều kiện có thể viết hành vi có văn hoá vào bông hoa, viết hành vi thiếu văn hoá vào tam giác đỏ. - GV có thể gợi ý thêm: + Hành vi đó diễn ra ở đâu (tên của nơi công cộng) + Hành vi đó diễn ra như thế nào? + Kết quả / hậu quả của hành vi đó? + Nhận xét của em? - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - GV tổng kết hoạt động: Nơi công cộng là nơi sinh hoạt của nhiều người. Khi đến nơi công cộng, các em cần có ứng xử văn hoá như tuân thủ quy định nơi công cộng, giúp đỡ khi người khác khó khăn, nói chuyện đủ nghe, không vứt rác bừa bãi. Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống quê hương ở nơi công cộng như đền, chùa, đình, di tích lịch sử, bảo tàng, ngoài cách hành vi văn hoá thông thường, các em càng cần thể hiện các hành vi văn hoá tôn trọng truyền thống. - Nhiều HS trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý - HS mở SGK - HS làm việc theo nhóm. Thảo luận để đưa ra kết quả: - Dự kiến kết quả: Tranh 1: Trang nghiêm khi đến nơi thờ tự + Bức tranh vẽ cảnh HS đang dâng hương tại đền thờ. (Đây là đền thờ Chu Văn An ở Chí Linh, Hải Dương) + Các bạn HS xếp hàng ngay ngắn, trật tự, thể hiện sự nghiêm trang, thành kính khi vào dâng hương. + Hành động của các bạn thể hiện nét văn hoá biết ơn tổ tiên / tôn sư trọng đạo / biết ơn người đi trước /. của con người Việt Nam ta. Tranh 2: Trật tự lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh + Bức tranh vẽ cảnh thầy giáo và các bạn học sinh đang đi thăm quan, nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu. (bối cảnh tranh vẽ là nhà tưởng niệm trong đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở đền thờ Bác Hồ của tỉnh Đồng Tháp) + Các bạn HS đang lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu. Một bạn nam chưa chú ý đã được bạn nữ nhắc nhở. + Hành động của các bạn thể hiện cách ứng xử văn hoá tôn trọng người khác, tôn trọng quy định nơi công cộng của quê hương ta. Tranh 3: Giúp đỡ em nhỏ ở hội làng + Bức tranh vẽ cảnh hai bạn HS và một em nhỏ tham gia hội làng. + Hai bạn HS đang dỗ dành em nhỏ vì em bị lạc, đang khóc tìm mẹ. + Hành động của hai bạn thể hiện nét văn hoá khi ứng xử nơi công cộng. Đó cũng là nét đẹp trong truyền thống yêu thương con người của quê hương ta. Tranh 4. Tuân thủ quy định nơi công cộng + Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng nhiều người và gia đình ở bến tàu. + Gia đình bạn nhỏ ăn quà ở bến tàu để rác gọn gàng là hành vi có văn hoá, còn hai bạn nhỏ vừa ăn vừa vứt vỏ kẹo bánh ra sàn là hành vi không có văn hoá ở nơi công cộng. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo. Hình thức báo cáo có thể là 1 bạn trình bày, hoặc kết hợp nhau cùng trình bày, hoặc diễn tả lại hành vi đó để cả lớp đoán. Hoạt động 2: Ứng xử tình huống có văn hoá ở nơi công cộng « Mục tiêu: Xử lí được các tình huống để đảm bảo ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng « Cách thực hiện: - GV chia lớp thành 4 nhóm hoặc 8 nhóm. Đề nghị các nhóm đọc, nghiên cứu 02 tình huống trong SGK (trang 36) và 2 tình huống bổ sung. - GV tổ chức cho HS thảo luận về cách xử lí các tình huống. Mỗi nhóm chỉ thảo luận và đóng vai xử lí 1 tình huống. - GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử của nhóm mình. - GV thống nhất về cách ứng xử văn minh ở nơi công cộng. Tình huống 1. Rạp chiếu phim có quy định không được sử dụng điện thoại trong khi xem, không được quay lại các đoạn phim trong khi xem để đảm bảo tính bản quyền. Em cần chỉ cho Bình thấy quy định đó và nhắc Bình làm đúng quy định. Tình huống 2. Nếu là Nam, em nhanh chóng đứng lên, đỡ bác thương binh vào chỗ và mời bác ngồi xuống chỗ của mình. Tình huống 3. Đưa thú cưng đến nơi công cộng mà không đeo rọ mõm, lại còn vui thích khi thú cưng làm phiền người khác là cách ứng xử thiếu văn hoá. Nếu là bạn của Trâm, em sẽ đến gặp và giải thích cho Trâm điều đó. Tình huống 2. Chứng kiến Trung và Nam lấy các ống đàn tơ-rưng mini của xưởng chế tác khi đi thăm quan, em cần nhắc nhở các bạn không được làm như vậy và trả lại cho xưởng những gì đã lấy. Nếu các bạn không trả lại, em có thể trao đổi riêng với thầy, cô giáo về việc này. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - HS chia nhóm, thảo luận về các tình huống: Tình huống 1: Ngày chủ nhật, em và Bình rủ nhau đi xem phim. Trong khi xem phim, Bình thường xuyên giơ điện thoại lên quay đoạn mình thích và bình luận với em về đoạn đó. Em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện văn hoá trong rạp chiếu phim? Tình huống 2: Khi đang ngồi trên xe buýt, tới một bến đỗ, Nam nhìn thấy một bác thương binh chống nạng bước lên xe, đến gần chỗ Nam. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Trâm là bạn cùng lớp với em. Chủ nhật, cả gia đình Trâm đi chơi công viên, mang cả chó cưng đi cùng. Đến công viên, chú chó chạy lung tung, lao cả vào bạt của một gia đình khác đang ăn uống và sủa lên ầm ĩ. Trâm thấy thế lại tỏ vẻ thích thú vì thấy cún con bạo dạn. Em và gia đình cũng đi chơi hôm đó và chứng kiến sự việc. Em sẽ nói gì với Trâm? Tình huống 4: Đắc Lắc quê hương em có nghề truyền thống làm nhạc cụ. Lớp em được cô giáo tổ chức đi thăm gia đình làm đàn tơ-rưng. Khi vào thăm khu sản xuất đàn tơ-rưng mini, em thấy Trung và Nam lấy các ống đàn cất vào túi rồi thì thầm với nhau là về nhà sẽ làm thử. Khi đó, em sẽ nói và làm gì với hai bạn? Tình huống 4: Đắc Lắc quê hương em có nghề truyền thống làm nhạc cụ. Lớp em được cô giáo tổ chức đi thăm gia đình làm đàn tơ-rưng. Khi vào thăm khu sản xuất đàn tơ-rưng mini, em thấy Trung và Nam lấy các ống đàn cất vào túi rồi thì thầm với nhau là về nhà sẽ làm thử. Khi đó, em sẽ nói và làm gì với hai bạn? - Các nhóm thực hiện trước lớp. - Các nhóm khác quan sát, nhận xét. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Trong cuộc sống, chúng ta thường phải hoạt động ở những nơi công cộng. Các em hãy nhớ ứng xử có văn hoá và ghi lại những hành vi tốt mà chúng ta đã thực hiện nhé. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các hành vi có văn hoá và chưa có văn hoá ở nơi công cộng. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH SINH HOẠT LỚP ( Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Làm được cây văn hoá thể hiện những hành vi có văn hoá nơi công cộng mình đã thực hiện. 2. Năng lực chung. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hoá, để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh. - Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử. 2. Học sinh: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: « Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. « Cách thực hiện: GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay). - Cả lớp hát. Hoạt động 1: Tổng kết hoạt động tuần 13 * Sơ kết tuần 13 GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13. - GV nhận xét qua 1 tuần học: Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. Nhắc nhở: GV nhắc nhở nhữ ... kết thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH SINH HOẠT LỚP ( Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Báo cáo được tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương 2. Năng lực chung. - Năng lực tổ chức hoạt động: Báo cáo tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương đồng thời đưa ra các công việc tiếp theo của dự án và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để dự án thành công. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh. - Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử. 2. Học sinh: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: « Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. « Cách thực hiện: GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay). - Cả lớp hát. Hoạt động 1: Tổng kết hoạt động tuần 15 « Mục tiêu: Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. « Cách thực hiện: * Sơ kết tuần 15 GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 14. - GV nhận xét qua 1 tuần học: Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. Nhắc nhở: GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - Các trưởng ban báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Cả lớp lắng nghe. Hoạt động 2: Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương . « Mục tiêu: Báo cáo được tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương. « Cách thực hiện: - GV dành thời gian cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm tự rà soát công việc theo kế hoạch dự án. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo và đưa ra phương án để HS tháo gỡ khó khăn (nếu có) và cách triển khai công việc tiếp theo. - GV dành thời gian cho các nhóm đi tham quan và chia sẻ với nhóm khác để thêm nhiều HS được báo cáo. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - HS báo cáo tiến độ dự án, làm một phần báo cáo cho các công việc đã xong - HS gặp khó khăn xin hỗ trợ và điều chỉnh kế hoạch. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: phương hướng hoạt động tuần 16: « Mục tiêu: Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. « Cách thực hiện: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - HS lắng nghe GV sinh hoạt và bổ sung ý kiến cho tuần sau. Tổng kết, cam kết hành động. - GV cho HS khái quát lại các việc cần chú ý thực hiện để đảm bảo dự án thành công. - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 4 Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Báo cáo kết quả thực hiện dự án đền ơn nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương. Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Đánh giá dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thông quê hương ở địa phương. CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ EM ( Tuần 16) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Báo cáo được kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương, xác định được ý nghĩa của dự án, điều làm được và những điều chưa làm được. 2. Năng lực chung. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện, báo cáo tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh. - Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng: Giáo viên SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4; - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử Học sinh SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4 Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, bút viết, bảng nhóm... 2. Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: « Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi (Thi kể các truyền thống quê hương em). hoặc hát một bài hát về truyền thống quê hương - GV giới thiệu vào chủ đề: Tuần 16 trong chủ đề Em yêu truyền thống quê hương các em sẽ trưng bày kết quả và báo cáo về dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương mà chúng ta đã thực hiện. - Học sinh tham gia trò chơi. - HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ cần làm của tiết hoạt động. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 7: Báo cáo kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương . « Mục tiêu: Báo cáo được kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương, xác định được ý nghĩa của dự án, điều làm được và những điều chưa làm được. « Cách thực hiện: 1. GV tổ chức cho HS báo cáo trong nhóm: HS trưng bày bản kế hoạch dự án, các minh chứng và sản phẩm báo cáo dự án đã chuẩn bị (tranh vẽ, bài báo cáo, an-bum ảnh, file trình chiếu,..) và báo cáo trong nhóm. 2. GV mời các nhóm báo cáo và nhận xét đồng thời chia sẻ hỏi đáp để biết thêm về dự án của nhóm bạn. 3. GV tổng kết hoạt động, tuyên dương tinh thần làm việc, hoạt động của tất cả học sinh. - HS trưng bày bản kế hoạch dự án, các minh chứng và sản phẩm báo cáo dự án đã chuẩn bị và báo cáo trong nhóm. - Các nhóm báo cáo kết hoạch của nhóm và lắng nghe kế hoạch của các nhóm bạn, phần góp ý của GV để hoàn thiện kế hoạch. - HS lắng nghe. 3. Tổng kết và hướng dẫn chuẩn bị cho tuần sau. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 1. GV đề nghị HS về nhà thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa hoặc giáo dục truyền thống quê hương với sự hỗ trợ của người thân. 2. GV đề nghị HS lên lịch báo cáo tiến độ dự án cho nhóm trưởng hằng ngày và báo cáo ngay cho GV ngay nếu gặp khó khăn. 3. Đề nghị HS chú ý các nội dung về an toàn như an toàn khi tham gia giao thông, an toàn khi sử dụng các thiết bị, các nội dung về văn hoá ứng xử, trong quá trình thực hiện dự án. 4. Hướng dẫn HS làm báo cáo dự án (tương tự như cách làm báo cáo kế hoạch tuần 14). - HS theo dõi và cam kết thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH SINH HOẠT LỚP ( Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Đánh giá được dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương 2. Năng lực chung. - Năng lực tổ chức hoạt động: Báo cáo tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương đồng thời đưa ra các công việc tiếp theo của dự án và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để dự án thành công 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh. - Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử. 2. Học sinh: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: « Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. « Cách thực hiện: GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay). - Cả lớp hát. Hoạt động 1: Tổng kết hoạt động tuần 16 « Mục tiêu: Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. « Cách thực hiện: * Sơ kết tuần 16 GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 14. - GV nhận xét qua 1 tuần học: Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích. Nhắc nhở: GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - Các trưởng ban báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Cả lớp lắng nghe. Hoạt động 2: Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương. « Mục tiêu: Báo cáo được tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương. « Cách thực hiện: GV tổ chức cho HS đánh giá trong nhóm về: - Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công. - Sản phẩm và thời gian. - Sự phối hợp với các thành viên trong nhóm. GV lưu ý HS đánh giá nghiêm túc, lắng nghe nhau đưa ra nhận xét chân thành, không chỉ trích. - GV tổ chức bình chọn dự án tiêu biểu của lớp bằng cách cho các nhóm gắn sao hoặc hoa hoặc giơ tay. - HS trưng bày và báo cáo dự án. 3. Tổng kết, cam kết hành động. - GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia các dự án. 4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề. - GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em. - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình. - HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo. - 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_4_chan_troi_sang_tao_chu_de_4.docx