Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1-4, Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giới thiệu những nét nổi bật của trường trung học cơ sở.

- Nhận ra được sự thay đổi tích cực, đức tính đặc trưng và giá trị của bản thân trong giai đoạn đầu trung học cơ sở.

- Tự tin thể hiện một số khả năng, sở thích khác của bản thân.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng:

+ Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân,

+ Thế hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.

+ Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.

+ Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.

+ Rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm, tự chủ và tự học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh, ảnh, tư liệu giới thiệu về nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, các phòng chức năng, ban giám hiệu nhà trường, các bộ Đoàn, Đội, các bộ phận nhân viên khác trong trường,

- Hình ảnh SGK các môn học.

- Bảng tổng hợp khảo sát nhanh trên Excel.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (nếu có)

- Hoàn thiện sản phẩm giới thiệu về bản than (nhiệm vụ 10).

 

docx 32 trang Thu Lụa 29/12/2023 9240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1-4, Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1-4, Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1-4, Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới - Năm học 2023-2024
Tuần: 1-4 Ngày soạn: 05/09/2023
Tiết PPCT: 1- 12 Lớp dạy: 6A3
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giới thiệu những nét nổi bật của trường trung học cơ sở.
- Nhận ra được sự thay đổi tích cực, đức tính đặc trưng và giá trị của bản thân trong giai đoạn đầu trung học cơ sở.
- Tự tin thể hiện một số khả năng, sở thích khác của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
+ Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân,
+ Thế hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
+ Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
+ Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
+ Rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm, tự chủ và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, ảnh, tư liệu giới thiệu về nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, các phòng chức năng, ban giám hiệu nhà trường, các bộ Đoàn, Đội, các bộ phận nhân viên khác trong trường,
- Hình ảnh SGK các môn học.
- Bảng tổng hợp khảo sát nhanh trên Excel.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (nếu có)
- Hoàn thiện sản phẩm giới thiệu về bản than (nhiệm vụ 10).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của chủ đề này đối với bản thân.
b) Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa và nội dung của chủ đề
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho cả lớp hát “Em yêu trường em” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- GV hỏi đáp nhanh cảm xúc của HS về bài hát, về mái trường của em.
- GV cho HS quan sát tranh chủ đề, mô tả cảm xúc của các bạn trong tranh, chia sẻ ý nghĩa của thông điệp ở tranh chủ đề và đọc phần định hướng nội dung trong SGK.
- GV giới thiệu vào chủ đề: Các em đã gắng bó 5 năm dưới mái trường tiểu học, bước sang lớp 6 ở trường trung học cơ sở có gì khác biệt và đặc điểm tâm sinh lý của các em có sự thay đổi gì, để biết được điều này chúng ta tìm hiểu chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Khám phá trường trung học cơ sở của em
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được những thay đổi cơ bản trong môi trường học tập mới nhằm chuẩn bị sẵn sang về mặt tâm lý cho HS trước sự thay đổi.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu môi trường học tập mới.
- Chia sẻ băn khoăn của HS khi bước vào môi trường mới.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu môi trường học tập mới
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh nhà trường, thầy cô,... (như yêu cầu trong phần chuẩn bị) và trao đổi với HS xem các em đã biết gì, biết ai; sau đó GV giới thiệu lại cho HS. (HĐ này có thể dựa trên việc HS đã được đi tham quan trường.)
- GV phỏng vấn nhanh HS về tên các môn học được học ở lớp 6 và tên GV dạy môn học đó ở lớp mình.
- GV mời một số HS chia sẻ: Theo em, điểm khác nhau khi học ở trường trung học cơ sở và trường tiểu học là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt lại những điểm khác biệt cơ bản khi học trung học cơ sở (nhiều môn học hơn; nhiều GV dạy hơn; phương pháp học tập đa dạng hơn;...) và căn dặn HS cố gắng làm quen với sự thay đổi này để học tập tốt hơn.
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ băn khoăn của HS khi bước vào môi trường mới
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS trao đổi nhóm về các băn khoăn của bản thân khi bước vào môi trường học tập mới và những người mà các em nên chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV đến các nhóm quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát và mời đại diện một số em chia sẻ trước lớp.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV căn dặn HS nên cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ người thân, thầy cô hay bạn bè (GV có thể lấy ví dụ cho phần này).
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
1. Tìm hiểu môi trường học tập mới
- Nhiều môn học hơn;
- Nhiều GV dạy hơn;
- Phương pháp học tập đa dạng hơn;...
=> HS cần cố gắng làm quen với sự thay đổi này để học tập tốt hơn.
2. Chia sẻ băn khoăn của HS trước khi vào môi trường mới
- Nên cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hồ trợ kịp thời từ người thân, thầy cô hay bạn bè.
Ví dụ: Em không nhớ tên thầy cô của tất cà các môn học thì em chia sẻ với thầy cô, bạn bè để biết và nhớ tên các thầy cô các bộ môn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản thân
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp các em hiểu sự thay đổi của bản thân và của các bạn về hình dáng, nhu cầu, tính tình,... khi bước vào tuổi dậy thì. Từ đó, các em biết cách rèn luyện để phát triển bản thân và tôn trọng sự khác biệt.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng
- Tìm hiểu nhu cầu bản thân
- Gọi tên tính cách của em
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng
1.1. Quan sát hình dáng của các bạn trong lớp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho một số HS lên giới thiệu trước lớp ảnh của mình thời điểm hiện tại và cách đây 1 năm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dáng của các bạn qua 2 tấm ảnh? Bản thân em đã thay đổi như thế nào so với một năm trước? Lưu ý: Khi xem ảnh, GV nên thể hiện thái độ thích thú, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và khác biệt của HS,...
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kết luận: Các em đang được vào tuổi thiếu niên, là giai đoạn phát triển đặc biệt và sẽ phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Mỗi người có sự phát triển riêng theo hoàn cảnh và mong muốn của bản thân. Chúng ta hãy biết yêu thương và tôn trọng sự khác biệt.
- HS ghi bài.
1.2. Chia sẻ về nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác biệt về vóc dáng mỗi người
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về dáng vóc giữa các bạn và mời đại diện các nhóm chia sẻ.
Gợi ý: Nguyên nhân có thể là: dậy thì sớm hoặc muộn, di truyền, chế độ ăn uống, độ ngủ nghỉ, tập thể dục, thể thao,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV trao đổi với cả lớp: Sự khác biệt về vóc dáng giữa các bạn trong lớp mang lại ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Gợi ý: Sự khác biệt tạo nên bức tranh sinh động, chúng ta có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau những việc làm phù hợp với đặc điểm cá nhân; cần biết tôn trọng sự khác biệt; hình thức không tạo nên giá trị thực của nhân cách.
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
1.3. Đề xuất và thực hành một số biện pháp rèn luyện thân thể
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời HS đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khoẻ ở tuổi mới lớn của HS, sau đó tổng hợp đề xuất của HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV có thể bổ sung một số biện pháp rèn luyện sức khoẻ phù hợp.
- GV cho HS cả lớp thực hiện một hoạt động vận động tại chỗ giúp HS đỡ mệt mỏi và điều chỉnh tư thế đúng để không bị cong, vẹo cột sống.
- GV mời 1 HS khái quát các biện pháp rèn luyện thân thế.
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhu cầu bản thân
2.1. Tổ chức trò chơi Bingo
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị thẻ Bingo theo mẫu sau:
- GV hướng dẫn cách chơi: Cả lớp tự do tiếp cận các bạn trong lớp để tìm xem bạn nào có nhu cầu trong danh sách nhu cầu của mình. Viết tên của người bạn vào ô nhu cầu tương ứng. Mỗi ô chỉ được viết tên một người. Bạn nào điền đủ 9 ô với 9 người khác nhau thì sẽ hô to Bingo và viết tên mình lên bảng. Những bạn về sau viết sau tên bạn trước để biết thứ tự Bingo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nếu còn thời gian, GV có thể cho HS chơi lần thứ hai. Lần này tìm hiểu thêm các bạn khác, không trùng tên các bạn đã lựa chọn trong lần thứ nhất.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương cả lớp và ghi nhận những bạn về nhất, nhì,...
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
2.2. Khảo sát nhu cầu của HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc từng nhu cầu và hỏi cả lớp, ai rất mong điều này thì giơ tay. GV đếm số lượng các cánh tay và ghi lên bảng. GV làm lần lượt với các nhu cầu còn lại.
- GV dựa vào bảng tổng hợp để truyền thông điệp: Chúng ta có những nhu cầu khác nhau nhưng cũng có rất nhiều nhu cầu giống nhau. Ai cũng muốn được yêu thương, vậy chúng ta nên luôn yêu thương nhau để tất cả đều được hạnh phúc.
- GV hỏi cả lớp: Ngoài những nhu cầu trên, các em còn nhu cầu nào khác nữa?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số em nói về nhu cầu của mình.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV trao đổi cùng HS về cách giúp cho mọi người cùng vui vẻ (khi nhu cầu của mọi người đều được thoả mãn).
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khái quát lại những nhu cầu của HS lứa tuổi đầu trung học cơ sở.
- GV kết luận: Mỗi người có nhu cầu của mình. Hãy cố gắng chia sẻ điều mình muốn để bạn có thể hiểu mình hơn, từ đó chúng ta có mối quan hệ thân thiện với nhau hơn.
Nhiệm vụ 3: Gọi tên tính cách của em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu một số từ ngữ chỉ tính cách; HS đọc và suy ngẫm, lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với bản thân hoặc bổ sung những từ ngữ chỉ tính cách khác.
- GV yêu cầu HS phân loại các tính cách thành: những tính cách tạo thuận lợi và những tính cách gây cản trở cho em trong sinh hoạt hằng ngày.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Em cần làm gì để rèn luyện những tính cách tốt?
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt lại ý nghĩa của việc rèn luyện để có những tính cách tốt.
- HS ghi bài.
1. Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng
- Các em đang bước vào t ...  HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Khảo sát mức độ thực hiện hướng dẫn giúp thích ứng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc từng nội dung trong bảng, HS giơ thẻ (xanh - thuận lợi; vàng - bình thường, đỏ - khó khăn). GV đếm số thẻ theo màu và ghi số đếm được vào các ô tương ứng. GV tổng hợp số liệu trên mẫu của HS cả lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Dựa trên số liệu, GV đưa ra nhận xét về thuận lợi và khó khăn của HS khi thực hiện các biện pháp để thích ứng và căn dặn HS rèn luyện thường xuyên.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 2: Thực hành giúp bạn hoà đồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc ý 1, nhiệm vụ 8, trang 12 SGK và chỉ ra những biểu hiện cho thấy bạn H. chưa thích ứng với môi trường học tập mới. Gợi ý: Ước gì không có bài tập về nhà, ngồi chơi một mình, ít giao tiếp với các bạn khác.
- GV hỏi HS: Ai trong lớp còn giống bạn H.? Hãy chia sẻ nguyên nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đôi hoặc ba: một bạn sắm vai H. các bạn còn lại sắm vai bạn của H. khuyên hoặc rủ H. cùng học, cùng chơi,... để hoà đồng trong môi trường mới.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 3: Thể hiện sự tự tin
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện của bạn M. và trả lời câu hỏi: Vì sao bạn M. lại tự tin? (Nhiệm vụ 9, trang 12 SGK).
- GV tổ chức cho HS chia sẻ với các bạn trong nhóm vì sao mình tự tin/ chưa tự tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hiện yêu cầu.
- GV theo dõi các nhóm để biết được thực trạng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS thể hiện sự tự tin với bản thân: tổ chức cho HS đi từ cuối lớp lên trước lớp, yêu cầu đi thẳng lưng, mỉm cười chào các bạn; Hỏi và yêu cầu HS tự tin khi trả lời các câu hỏi của GV (nói to, rõ ràng).
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận sự cố gắng của HS và căn dặn HS luôn rèn luyện thường xuyên để có sự tự tin trong học tập, hoạt động, giao tiếp,...
- HS ghi bài.
1. Khảo sát mức độ thực hiện hướng dẫn giúp thích ứng
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống khoa học, tập thê dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lí.
- Chủ động tham gia vào các mối quan hệ cở mở với mọi người xung quanh.
- Sẵn sàng chia sẻ và xin hồ trợ khi gặp khó khăn.
- Không phân biệt đối xử, hòa động, thân thiện với bạn bè.
- Tìm hiếu kĩ các môn học, cách học hiệu quả đối với từng môn học.
- Thực hiện cam kết, tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, quy định pháp luật.
2. Thực hành giúp bạn hoà đồng
- Cùng bạn làm bài tập.
- Chia sẻ, quan tâm bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Giúp đỡ bạn bè.
3. Thể hiện sự tự tin
- Luôn cởi mở, chơi cùng bạn bè.
- Yêu thích môn học nên có thê tự tin khi làm bài tập các môn đó.
- Biết giúp đỡ người thân và mọi người xung quanh,...
4. PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO:
Hoạt động 8: Giới thiệu sản phẩm“Tự hào là học sinh lớp 6”
(dựa trên nhiệm vụ 10-SGK)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tự tin giới thiệu về bản thân, thông qua đó GV và HS trong lớp có thể đánh giá sự thay đổi của HS.
b) Nội dung:
- Giới thiệu sản phẩm theo nhóm.
- Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
- GV đánh giá về sự tự tin.
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu sản phẩm theo nhóm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành một số nhóm phù hợp với không gian. Người trình bày phải đứng dậy để nói. GV yêu cầu HS sử dụng cả nội dung của nhiệm vụ 10 được chuẩn bị trong Vở bài tập khi giới thiệu sản phẩm.
- GV đưa ra một số tiêu chí để HS vừa quan sát bạn trình bày, vừa đưa ra ý kiến của mình về:
• Nội dung: sở thích, khả năng, tính cách đặc trưng nào đó,...
• Phong cách trình bày: tự tin, tương tác với các bạn,...
• Ngôn ngữ: lưu loát, rõ ràng và có biểu cảm,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nhóm. Lần lượt từng thành viên trong nhóm giới thiệu bản thân thông qua sản phẩm.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bạn chia sẻ ý kiến của mình: Học được gì từ bạn và rút kinh nghiệm gì từ bạn thông qua phần trình bày.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu sản phẩm trước lớp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm vào nơi quy định. Cho từng nhóm nối tiếp nhau đi tham quan sản phẩm của các nhóm bạn.
- GV trao đổi với HS về cảm nhận của mình với các sản phẩm của bạn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS có sản phẩm đặc biệt giới thiệu trước lớp.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 3: GV đánh giá về sự tự tin
- GV đánh giá sự tự tin của HS với sản phẩm làm được.
- Đánh giá sự tiến bộ của HS.
1. Giới thiệu sản phẩm theo nhóm
- Sản phẩm của HS (Vẽ tranh, đọc truyện, bài thơ).
- HS tự tin giới thiệu sản phẩm:
• Nội dung: Sở thích, khả năng, tính cách đặc trưng nào đó,...
• Phong cách trình bày: Tự tin, tương tác với các bạn,...
• Ngôn ngữ: Lưu loát, rõ ràng và có biểu cảm,...
2. Giới thiệu sản phẩm trước lớp
3. GV đánh giá về sự tự tin
Hoạt động 9: Cho bạn, cho tôi
a) Mục tiêu: Hoạt động này tạo cơ hội cho HS nhìn lại mình, nhìn lại bạn thông qua một số từ đặc tả, từ đó HS biết hướng hoàn thiện và phát triển.
b) Nội dung:
- Chọn từ ngữ mô tả tính cách của bạn.
- Chia sẻ cảm xúc.
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chọn từ ngữ mô tả tính cách của bạn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu mỗi bạn trong nhóm hãy tìm ra một từ ngữ để mô tả gần đúng nhất với tính cách của một bạn trong nhóm. Như vậy nếu nhóm có 5 người thì mỗi người sẽ nhận được 4 từ. Ví dụ, bạn M. nhận được những từ sau:
- GV yêu cầu HS viết lại những từ ngữ mà các bạn dành cho mình (có thể viết vào SBT, nếu có); hãy chia sẻ với các bạn xem từ ngữ nào mình đồng ý với bạn, từ ngữ nào cần chia sẻ thêm để bạn hiểu đúng mình hơn hoặc là mình cần cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với từ bạn dành cho. Ví dụ: Tớ thấy mình cũng hay giúp đỡ mọi người nhưng chắc phải giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa thì mới dám nhận từ tốt bụng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm xúc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức thảo luận chung cả lớp: Em ấn tượng nhất với từ nào mà bạn dành cho mình? Vì sao? Cảm xúc của em thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét ý nghĩa của hoạt động: Hoạt động này giúp các em tự nhìn lại bản thân mình và biết các bạn đang nghĩ về mình như thế nào để rèn luyện tự tin hơn, hoà đồng hơn,...
1. Chọn từ ngữ mô tả tính cách của bạn
2. Chia sẻ cảm xúc
Hoạt động 10: Khảo sát cuối chủ đề (dựa trên nhiệm vụ 11 SGK)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm với chủ đề.
b) Nội dung:
- Chia sẻ thuận lợi và khó khăn.
- Tổng kết số liệu khảo sát.
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ thuận lợi và khó khăn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS mở nhiệm vụ 11, ý 1, chia sẻ về thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm với chủ đề này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 2: Tổng kết số liệu khảo sát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện ý 2, nhiệm vụ 11, trang 13 SGK. Sau khi xác định mức độ phù hợp với mỗi nội dung đánh giá thì cho điểm từng mức độ như bảng dưới đây. GV hỏi từng mục xem có bao nhiêu HS ở mức nào và ghi chép lại số liệu.
- GV yêu cầu HS tính tổng điểm mình đạt được. Yêu cầu HS đưa ra một vài nhận xét từ số liệu thu được về sự tự tin, sự thay đổi tích cực của HS khi bước vào lớp 6.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được. GV lưu ý: Điểm càng cao thì sự tự tin và khả năng thích ứng của HS càng tốt.
- GV đánh giá độc lập sự tiến bộ của HS trong chủ đề này.
1. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn
2. Tổng kết số liệu khảo sát
Hoạt động 11: Rèn luyện tiếp theo và chuẩn bị chủ đề mới
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tiếp tục rèn luyện một số kĩ năng, chuẩn bị trước những nội dung cần thiết và lập kế hoạch hoạt động cho chủ đề tiếp theo.
b) Nội dung:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng.
- Chuẩn bị chủ đề mới.
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS chia sẻ những kĩ năng cần tiếp tục rèn luyện, cách rèn luyện và cách tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân trong rèn luyện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị chủ đề mới
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS mở chủ đề 2, đọc các nhiệm vụ cần thực hiện.
- GV giao cho HS chuẩn bị các nhiệm vụ của chủ đề 2, HS thực hiện những nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS ghi bài.
1. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng
2. Chuẩn bị chủ đề mới

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_6_chan_troi_sang.docx