Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen - Năm học 2023-2024

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.

- Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.

- Biết rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và ở trường

- Biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế về thói quen trong học tập và cuộc sống.

- Biết duy trì và phát triển thói quen tích cực trong cuộc sống.

- Biết chỉ ra những thói quen trong cuộc sống và học tập, biết được đâu là thói quen nên phát huy, thói quen nên thay đổi.

- Biết tự đánh giá bản thân trong quá trình học tập và tiếp thu ở chủ đề 1.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ và học tập:

+ Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

+ Có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu trong hoạt động học tập trên lớp.

Giao tiếp và hợp tác:

+Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học.

+Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

Năng lực thích ứng với cuộc sống:

+ Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.

+ Vận dụng kiến thức đã học, vệ sinh dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ ở nhà và ở trường học.

+Từ điểm mạnh, điểm yếu, điểm tích cực của bản thân để điều chỉnh hành động phù hợp với cuộc sống.

+Tự nhìn nhận bản thân, biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, đâu là điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục để có sự điều chỉnh hợp lí, hoàn thiện bản thân.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:

+ Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.

+ Kĩ năng thiết kế sản phẩm từ các hoạt động, kĩ năng trình bày sản phẩm thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở nhà.

+Kĩ năng xây dựng kế hoạch để rèn luyện và phát triển bản thân ngày càng tốt hơn.

Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập.

 

docx 14 trang Thu Lụa 30/12/2023 7244
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen - Năm học 2023-2024
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN
Số tiết: 4
Tiết theo KHDH: 2; 5; 8; 11
Ngày soạn: 18/09/2023
Tuần dạy: 1; 2; 3; 4 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.
Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.
- Biết rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và ở trường
- Biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế về thói quen trong học tập và cuộc sống.
- Biết duy trì và phát triển thói quen tích cực trong cuộc sống.
- Biết chỉ ra những thói quen trong cuộc sống và học tập, biết được đâu là thói quen nên phát huy, thói quen nên thay đổi.
- Biết tự đánh giá bản thân trong quá trình học tập và tiếp thu ở chủ đề 1.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và học tập: 
+ Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu trong hoạt động học tập trên lớp. 
Giao tiếp và hợp tác: 
+Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. 
+Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:
Năng lực thích ứng với cuộc sống: 
+ Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.
+ Vận dụng kiến thức đã học, vệ sinh dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ ở nhà và ở trường học.
+Từ điểm mạnh, điểm yếu, điểm tích cực của bản thân để điều chỉnh hành động phù hợp với cuộc sống.
+Tự nhìn nhận bản thân, biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, đâu là điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục để có sự điều chỉnh hợp lí, hoàn thiện bản thân.
Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: 
+ Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.
+ Kĩ năng thiết kế sản phẩm từ các hoạt động, kĩ năng trình bày sản phẩm thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở nhà.
+Kĩ năng xây dựng kế hoạch để rèn luyện và phát triển bản thân ngày càng tốt hơn.
Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập. 
3. Phẩm chất: Luôn có tinh thần nhân ái, chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ, trung thực và trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
-Trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS
-Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong sgk, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
- Thẻ màu để thực hiện khảo sát ở nhiệm vụ 3 sgk
- Thực hiện nhiệm vụ trong sgk, sbt trước khi đến lớp
- Thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc hình thành thói quen tốt với bản thân; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề thông qua bài hát, ví dụ. GV định hướng nội dung cho HS.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. 
- GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các thói quen hằng ngày của học sinh. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thói quen thì đội đó giành được chiến thắng. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi, hào hứng xung phong tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, kết hợp với quan sát tranh chủ đề thảo luận và chỉ ra ý nghĩa của thông điệp trong chủ đề? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, giảng giải: Cuộc sống của bạn có trở nên khoa học, thuận lợi hay không một phần là do thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Bạn được yêu mến, tôn trọng hay không là do thói quen ứng xử. Như vậy, thói quen có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng học cách rèn luyện thói quen tốt giúp phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói quen chưa tốt để khắc phục. 
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống
a. Mục tiêu: HS nhận ra được điểm mạnh và điểm còn hạn chế của bản thân
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm: HS biết nhận diện và chia sẻ cách khắc phục điểm yếu, điểm mạnh, biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi cá nhân trong học tập và cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ với các thành viên trong nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, kết luận.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về điểm mạnh mà mình tự hào nhất, điểm hạn chế mà mình mong muốn khắc phục nhất và chia sẻ lí do.
- Tiếp theo, GV dán 2 tờ giấy A0 lên bảng và gọi lần lượt HS lên ghi điểm mạnh đáng tự hào và điểm hạn chế cần khắc phục của mỗi cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS bắt cặp, thảo luận và chia sẻ với nhau. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS lên bảng ghi vào giấy 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
GV tổng hợp kết quả và nhận xét hoạt động.
Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong SGK trang 9, sau đó chia sẻ trong nhóm về những điểm mạnh, điểm hạn chế và cách rèn luyện của mỗi cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, chia sẻ với các thành viên trong nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khuyến khích HS nhìn ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân để từ đó có cách rèn luyện phù hợp.
I. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống
1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân
- Điểm mạnh: 
+Biết giải quyết vấn đề
+Kiên trì, không bỏ cuộc
+Tính kỷ luật cao
+Biết công nghệ thông tin
- Điểm yếu:
+Dễ nổi nóng, nổi cáu
+Ngại giao tiếp
+Không tự tin trước đám đông
=> Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.
2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục
Gợi ý:
- Mình tự hào về khả năng thuyết trình của mình trước đám đông.
- Mình mong muốn khắc phục thói quen ngủ dậy muộn
3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế
Gợi ý:
- Điểm mạnh của em là học tốt môn tiếng anh. Em quyết định phát huy điểm mạnh bằng cách:
+ Tìm và học thêm nhiều từ vựng
+ Luyện cách nghe, cách đọc tiếng anh lưu loát.
+ Xem phim, hoặc giao tiếp người nước ngoài
- Điểm hạn chế của em là bỏ bữa sáng, em khắc phục hạn chế đó bằng cách:
+ Ghi vào giấy nhớ, dán vào vị trí nơi em thấy hàng ngày.
+ Lập ra những món tốt cho bữa sáng mà mình yêu thích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, có ý thức chú ý tới sự thay đổi trạng thái của bản thân để có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xử lí tình huống, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS xử lí tình huống, đưa ra cách kiểm soát cảm xúc của bản thân 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc trong từng tình huống sau:
+ TH1. Nghe bạn thân nói không đúng về mình
+ TH2. Bị bố mẹ mắng nặng lời
+ TH3. Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi đang tranh luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lí cách kiểm soát cảm xúc. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm đã kiểm soát cảm xúc, sau đó nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 2. Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc và cách sử dụng.
- GV dẫn dắt và tổ chức cho HS cả lớp thực hành hít thở đều và tập trung vào hơi thở trên nền nhạc không lời với âm lượng nhỏ.
(https://www.nhaccuatui.com/playlist/nhung-ban-nhac-khong-loi-nhe-nhang-sau-lang-va.St7krpsa8imm.html?st=9)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lý cách kiểm soát cảm xúc. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận. 
II. Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em
1. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc 
- TH1. Không nóng nảy, điềm tĩnh, hỏi bạn từ đâu bạn có thông tin đó, điều chỉnh lại thông tin và mong bạn cần xác định rõ thông tin trước khi nói để tránh hiểu lầm.
- TH2. Cố gắng tĩnh tâm, không quá tập trung vào nỗi đau, mà hãy tìm lý do tại sao mình bị mắng, học cách chấp nhận lỗi sai và biết ơn lời la mắng đó để giúp mình tốt hơn.
- TH3. Ý kiến đó có thể đúng hoặc sai. Do đó, khi tranh luận bị phản bác ý kiến ta cần bình tĩnh, không cáu gắt, khó chịu mà cần tìm chứng cứ, lí lẽ để trình bày thuyết phục các bạn (nếu đó thực sự là ý kiến đúng).
2. Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc
- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở
- Lấy một cốc nước uống từng ngụm nhỏ
- Đếm 1, 2, 3 và tập trung vào việc đếm.
- Suy nghĩ về những điều tích cực
- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
Hoạt động 3. Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em khi ở gia đình và ở trường
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS có ý thức rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình và nhà trường.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo  ... 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ cách rèn luyện điểm mạnh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ một số thói quen tốt trong học tập và cuộc sống HS cần hình thành, rèn luyện thường xuyên.
- GV gợi ý:
+ Thói quen suy nghĩ trước khi nói, phát biểu
+ Thói quen đọc kĩ đề bài/ nhiệm vụ trước khi làm.
+ Thói quen kiểm tra lại kết quả thực hiện.
+ Thói quen giữ đúng cam kết, hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng hạn.
+ Thói quen lắng nghe người khác nói/ thầy cô giảng bài.
- GV tổ chức phỏng vấn nhanh HS cả lớp: Kể tên thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt của các em và cách rèn luyện những thói quen đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời và chia sẻ.
- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ điểm hạn chế và cách khắc phục
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, từng HS chỉ ra điểm hạn chế của bản thân và hướng khắc phục những hạn chế đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, chia sẻ lẫn nhau.
- Các bạn trong nhóm để xuất hướng khắc phục cho bạn để việc rèn luyện có hiệu quả cao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về các hoạt động.
Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm chia sẻ kết quả thực hiện việc rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, cùng nhau trao đổi, thảo luận.
- GV quan sát quá trình HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động và căn dặn HS duy trì việc làm này để trở thành thói quen.
6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống 
Hoạt động 7. Duy trì thói quen tích cực trong cuộc sống
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận thức được các thói quen sẽ tạo nê tính cách của mỗi cá nhân, từ đó có ý thức duy trì những thói quen tích cực.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS:
+ Chia sẻ việc lựa chọn những thói quen tích cực để rèn luyện
+ Chia sẻ những bài học rút ra từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ việc lựa chọn những thói quen tích cực để rèn luyện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về một thói quen tích cực muốn duy trì và giải thích lí do
- GV yêu cầu HS chỉ ra những thói quen tích cực đó đã tạo nên nét tính cách nào cho bản thân theo mẫu:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các thành viên lần lượt chia sẻ cho các bạn cùng nghe.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những bài học rút ra từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức thảo luận nhóm về ảnh hưởng của thói quen đến học tập và cuộc sống theo 4 nội dung cụ thể:
+ Nhóm 1. Ảnh hưởng của thói quen ăn uống, sinh hoạt
+ Nhóm 2. Ảnh hưởng của thói quen suy nghĩ
+ Nhóm 3. Ảnh hưởng của thói quen học tập và làm việc
+ Nhóm 4. Ảnh hưởng của thói quen giao tiếp, ứng xử.
- GV mời một HS đứng lên bục giảng, nhiệm vụ của cả lớp là nói về những điểm tích cực của bạn.
- GV phỏng vấn nhanh cảm xúc của HS khi được nghe các bạn nói những điều tích cực về mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát, đánh giá, hướng dẫn HS thực hiện
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chia sẻ bài học rút ra được từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực của bản thân
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
7. Duy trì thói quen tích cực trong cuộc sống
- Những thói quen tích cực để rèn luyện:
+ Chấp hành kỉ luật
+ Biết cách giải quyết vấn đề
+ Không phàn nàn, kêu ca
+ Kiểm soát và giữ cân bằng cảm xúc
+ Tự tin trong giao tiếp, ứng xử
- Bài học rút ra: 
Một thói quen tốt được hình thành có thể góp phần tạo nên nhiều nét tính cách khác nhau ở một người. Ví dụ: Thói quen định hướng tích cực trong giao tiếp góp phần hình thành những tính cách tốt như: lạc quan, nhân hậu, ứng xử khéo léo
Hoạt động 8. Cho bạn, cho tôi
 a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhìn lại mình, nhìn lại bạn thông qua hoạt động liên quan đến chủ đề cũng như những thói quen trong học tập và học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức HS hoạt động nhóm chỉ ra thói quen của bạn, mong bạn thay đổi điều gì.
c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra thói quen tốt của bạn, chỉ ra những điều chưa tốt mong muốn bạn thay đổi để hoàn thiện bản thân.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Gọi tên một thói quen của bạn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi HS tìm một từ/ cụm từ mô tả gần đúng thói quen của từng bạn trong nhóm.
Ví dụ:
- GV yêu cầu HS viết vào vở SBT những từ/ cụm từ mà các bạn dành cho mình.
- GV yêu cầu HS trao đổi: Trong các thói quen, thói quen nào ảnh hưởng đến quan hệ? Thói quen nào ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân? Thói quen nào không ảnh hưởng gì những không tạo được hình ảnh đẹp của cá nhân? Thói quen nào nên thay đổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, chia sẻ lẫn nhau.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.
Nhiệm vụ 2. Mong bạn thay đổi điều gì
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu nhóm chia sẻ với bạn về thói quen nên phát huy, thói quen nên thay đổi và cách giúp bạn từ bỏ thói quen chưa tốt.
- GV lấy ví dụ: 
+ Hạnh nên bỏ thói quen nhìn trần nhà khi trả lời câu hỏi, thói quen cắn mong tay
+ Khắc phục: Khi lên bảng trình bày, hãy nhìn vào tớ ngồi dưới, đừng nhìn lên trần. Nếu tớ thấy cậu cắn mong tay, tớ sẽ giật tay ra nhé và nhớ không được cáu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trong các nhóm chia sẻ lẫn nhau.
- Các bạn trong nhóm để xuất hướng khắc phục cho bạn để việc rèn luyện có hiệu quả cao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết hoạt động và ghi nhận những cố gắng của HS.
8. Cho bạn, cho tôi
Hoạt động 9. Khảo sát cuối chủ đề (dựa trên nhiệm vụ 8)
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tự đánh giá về bản thân vừa nhận được sự đánh giá của GV. Từ đó, mỗi HS đều biết được hướng rèn luyện tiếp theo của mình.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS:
+ Chia sẻ thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm chủ đề 1
+ HS tự đánh giá, khảo sát
c. Sản phẩm học tập: HS tự đánh giá được bản thân sau khi hoàn thành chủ đề 1, rút ra bài học và kinh nghiệm cho chủ đề sau.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, nhiệm vụ 8 trong sgk và chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi trải nghiệm chủ đề này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.
Nhiệm vụ 2. Tổng kết số liệu khảo sát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS cho điểm từng mức độ như bảng dưới đây. GV hỏi từng mục, từng mức độ, thống kê số lượng HS và ghi chép số liệu:
(bảng ở cuối hoạt động)
- GV yêu cầu HS tính tổng điểm mình đạt được, điểm trung bình của toàn bảng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động
- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được.
9. Khảo sát cuối chủ đề
TT
Nội dung đánh giá
Thang đánh giá
Rất đúng
Gần đúng
Chưa đúng
1
Em nhận diện được một số điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
3
2
1
2
Em rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.
3
2
1
3
Em rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở trường
3
2
1
4
Em kiểm soát được cảm xúc của mình trong một số tình huống cụ thể.
3
2
1
5
Em rèn luyện được thói quen để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
3
2
1
Tổng điểm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện 
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
(1) GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà:
+ NV1. Về nhà cùng trao đổi với bố mẹ, người thân, tìm ra điểm yếu mạnh và điểm hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục.
+ NV2. Học cách kiềm chế cảm xúc ở trường lớp, ở nhà, nơi công cộng...
+ NV3. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ tại gia đình và chụp ảnh lưu lại, trình bày sản phẩm vào tuần sau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
(1) HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau.
(2) GV lần lượt chiếu câu hỏi:
Câu 1. Đâu không phải là việc làm thường xuyên hằng ngày?
A. Đi bơi
B. Đánh răng, rửa mặt
C. Quét dọn nhà cửa
D. Gấp chăn màn
Câu 2. Đâu không phải là ảnh hưởng do thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ trong học tập và cuộc sống:
A. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ 
B. Gây áp lực vào công việc học tập
C. Gây mất thiện cảm với người xung quanh.
D. Gây ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích
Câu 3. Những việc làm nào sau đây giúp tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng:
1. Loại bỏ bớt đồ dùng không cần thiết
2. Xếp hết đồ dùng đang sử dụng vào kho, lúc cần thì tìm sau
3. Phân loại và quy định vị trí cho các đồ dùng
4. Xếp lại đồ dùng vào đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng
5. Chỉ cần sắp xếp và lau dọn những đồ dùng hay sử dụng trong nhà
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4 C. 2, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 4. Nếu bạn trong lớp của em chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em sẽ làm gì?
A. Mách với cô giáo/ thầy giáo
B. Chê bai, giễu cợt bạn
C. Khuyên bạn nên tập cho mình thói quen ngăn nắp, sạch sẽ
D. Kệ bạn, miễn sao mình ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng là được. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lần lượt xem các câu hỏi, xung phong trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
Câu 1 - A
Câu 2 - B
Câu 3 - B
Câu 4 - C
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS, kết thúc tiết học.
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_7_chan_troi_sang.docx