Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm 2: Chăm ngoan, học giỏi - Bài: Thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong trường học - Năm học 2023-2024

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Sơ kết tuần và xây dựng được kế hoạch tuần học mới

- Biết được những quy định an toàn trong trường học.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Thực hiện kế hoạch cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt mục tiêu

+ Biết khích lệ động viên người khác cùng nhau hoàn thành.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.

- Kế hoạch tuần mới

2. Đối với HS:

- Bản sơ kết tuần

- Kế hoạch tuần mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.

c. Sản phẩm: Thái độ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp

 

docx 4 trang Thu Lụa 30/12/2023 3520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm 2: Chăm ngoan, học giỏi - Bài: Thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong trường học - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm 2: Chăm ngoan, học giỏi - Bài: Thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong trường học - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm 2: Chăm ngoan, học giỏi - Bài: Thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong trường học - Năm học 2023-2024
SINH HOẠT LỚP 
CHỦ ĐIỂM 2. CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
Thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Số tiết: 1
Tiết thep ppct: 24
Ngày soạn: 16/10/2023
Tuần dạy: 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần và xây dựng được kế hoạch tuần học mới
- Biết được những quy định an toàn trong trường học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Thực hiện kế hoạch cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt mục tiêu 
+ Biết khích lệ động viên người khác cùng nhau hoàn thành.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS:
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
a. Mục tiêu: giúp giờ sinh hoạt trở lên thuận lợi hơn.
b. Nội dung: GVCN và HS thảo luận nội dung cần chuẩn bị
c. Sản phẩm: nội dung chuẩn bị cua GV và HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GVCN và ban cán sự lớp theo luận về tiết SHL về nội dung cần chuẩn bị:
+ Các báo cáo đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong việc học tập, rèn luyện và các hoạt động khác của tổ, lớp.
+ Chuẩn bị phần thưởng (nếu có) cho các cá nhân, tổ, nhóm đạt thành tích tốt
+ Chuẩn bị các nội dung hoạt động cho sinh hoạt chủ đề
+ Phân công rõ nhiệm vụ cho các cá nhân/ nhóm.
Hoạt động 2: Sơ kết tuần
a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
 b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần:
+ Các tổ báo cáo tổng kết
+ Ban cán sự lớp tổng kết chung.
- Ban cán sự lớp xây dựng kế hoạch tuần mới, đề xuất biện pháp. Gv chủ nhiệm tổng kết.
Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: Biết nội quy an toàn trong trường học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
c. Sản phẩm: HS tham gia sinh hoạt theo chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện:
Bưóc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS chia sẻ về: nội quy an toàn trong trường học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS báo cáo bằng các slide hình ảnh đã chuẩn bị.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Thảo luận về những nội quy an toàn trong trường học và cùng nhau thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở trường.
A-PHÂN LOẠI
Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý,(cố ý)  của người bị TNTT hay của cả những người khác.
Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,bạo lực nhóm(chiến tranh) đánh nhau.
Tai nạn thương tích không chủ định:  Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này.
Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng.
B.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
1. Yếu tố xã hội:
– Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia có những đặc điểm về yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích khác nhau. Hiện nay ở các nước đang phát triển TNTT  được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự gia tăng về cơ giới hóa về giao thông, sự đô thị hóa và sự thay đổi công nghệ các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tình trạng TNTT ở các nước này. Ở những nước kinh tế-xã hội phát triển còn thấp cũng dễ gây ra TNTT do lửa, đánh nhau.
1.Yếu tố con người:
– Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thức hành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
2.Yếu tố môi trường:
– Môi trường và vật chất:
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: ổ cắm, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ sâu.
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, thức ăn không đảm bảo ATTP.
+ Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông không đảm bảo
– Môi trường phi vật chất:
+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.
+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát, chưa có biện pháp rõ ràng.
+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi người về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế.
Tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu.
 C.MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tố các biện pháp phòng ngừa.
 1.Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích:
 a.Phòng ngã:
– Củng cố cơ sở vật chất của trường cụ thể như sau:
+ Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt
+ Cửa sổ,hành lang cầu thang phải có tay vịn,lan can
+ Không cho học sinh chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà,mái ngoái,cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống,đồng thời phải có sửa chửa ngay.
+ Những cây ở sân trường cần có rào chắn để học sinh không leo trèo được.
+ Bàn ghế hỏng, không chắc chắn, phải được sửa chửa ngay.
+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
 b.Phòng ngừa đánh nhau,bạo lực trong trường học:
+ Giáo dục ý thức các em không được gây gổ đánh nhau trong trường.
+ Không cho các em mang đến trường các vật sắt nhọn nguy hiểm như dao,kéo,súng cao su và các hung khí.
+ Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
c.Phòng ngừa tai nạn giao thông:
+ Trường phải có cổng, hàng rào, trong giờ ra chơi phải đóng cổng không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
+ Phải có biển báo trường học cho các phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.
d.Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc:
+ Phòng học,phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội qui hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất,an toàn điện cho các em.
 e.Phòng đuối nước:
+ Trường gần ao hồ sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
+ Ở vùng lũ học sinh đi học bằng ghe,thuyền phải đảm bao an toàn.
+ Giếng bể nước trong trường cần phải có nắp đậy an toàn.
+ Bể bơi phải có phao cứu sinh.
f.Phòng tránh điện giật:
+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn : không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
g.Phòng ngộ độc thức ăn:
+ Không cho bán kẹo bánh trong trường.
+ Thực phẩm nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
Bưóc 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4: Kết thúc sinh hoạt
a. Mục tiêu: tổng kết những ghi nhớ qua buổi sinh hoạt
b. Nội dung: GV nhận xét và nhở công việc cần thực hiện
c. Sản phẩm: công việc Hs cần thực hiện trong tuần tới.
d. Tổ chức thực hiện:
- GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ
- Nhận xét về tiết SHL
- Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo.
+ Chúng ta mong muốn và cố gắng thực hiện để lớp đứng thứ nhất về thi đua trong trường.
+ Tuần vừa qua chúng ta đã vi phạm một số nội quy, cần phải khắc phục và thực hiện tốt trong tuần tới.
+ Chúng ta cần phải thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường để không vi phạm và không bị trừ điểm thi đua trong các tuần tiếp theo.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù họp với mục tiêu, nội dung
-Ý thức, thái độ của HS
-Trao đổi, thảo luận
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_7_chan_troi_sang.docx