Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) - Chương trình cả năm

CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

Thời gian thực hiện: tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của học sinh.

- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.

- Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ, công việc khác một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong từng tình huống cụ thể.

- Năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động: Biết phân chia nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm. Tổ chức, thiết kế các hoạt động điều chỉnh cảm xúc cá nhân.

3. Phẩm chất

- Tự giác: HS biết tự giải quyết công việc mà trách nhiệm mình cần phải làm, không cần ai phải nhắc nhở.

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học, rèn luyện thói quen tốt, biết vượt qua khó khăn.

 

docx 99 trang Thu Lụa 30/12/2023 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) - Chương trình cả năm

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) - Chương trình cả năm
Ngày soạn://... 
Ngày dạy://.....
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN
Thời gian thực hiện:  tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của học sinh.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
- Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống. 
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ, công việc khác một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng: 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong từng tình huống cụ thể.
- Năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động: Biết phân chia nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm. Tổ chức, thiết kế các hoạt động điều chỉnh cảm xúc cá nhân. 
3. Phẩm chất
- Tự giác: HS biết tự giải quyết công việc mà trách nhiệm mình cần phải làm, không cần ai phải nhắc nhở. 
- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học, rèn luyện thói quen tốt, biết vượt qua khó khăn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi)
- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ, bút dạ...
2. Đối với học sinh
- Xác định xem bản thân mình có những nét tính cách cá nhân nào.
- Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà mà giáo viên giao. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: KTSS lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
KT sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi “Đố bạn! Đố bạn”.
c) Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn! Đố bạn”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ GV hô: “Đố bạn, đố bạn”
+ HS hô to: “Đố gì, đố gì”
+ GV đọc câu hỏi. 
Ai là người thật thà nhất lớp.
Ai là người tốt bụng trong lớp mình
+ Nếu học sinh nào cảm thấy bản thân mình phù hợp với câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Học sinh đó sẽ giơ tay thật cao và hô to “Chính là mình đây”.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách.
a) Mục tiêu: Tìm hiểu được một số nét tính cách đặc trưng của cá nhân.
b) Nội dung: 
- Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh.
- Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý.
- Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Giới thiệu trò chơi “Tính cách của bạn”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra luật chơi: Giáo viên sẽ mở một đoạn nhạc ngắn, học sinh trong lớp sẽ truyền tay nhau một bông hoa. Khi nhạc dừng, bông hoa ở trên tay ai, bạn đó sẽ giới thiệu về bản thân bằng 1 tính từ bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên trong tên của mình.
VD: Xin chào các em học sinh yêu quý, cô tên là Thảo thật thà!
- HS tham gia trò chơi “Tính cách của bạn”.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi thứ 2: “Đoán tính cách”.
Luật chơi:
+ Em hãy viết một đặc điểm tính cách hoặc sở thích đặc trưng của bản thân ra mẩu giấy nhỏ, có kí tên.
+ Giáo viên đọc đặc điểm đó trước lớp và yêu cầu HS đoán đó là nét tính cách đặc trưng của ai. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số cá nhân HS trình bày:
? Mọi người xung quanh em có nét tính cách đặc trưng nào.
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS
- GV chiếu các thông tin về những nét tính cách cá nhân. 
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Gọi tên một số nét tính cách và mô tả những nét tính cách đó. 
- Nét tính cách tích cực: Hòa đồng, cởi mở, hài hước,
- Nét tính cách chưa tích cực: Ích kỷ, thiếu kỉ luật,
- Kết luận: Một biểu hiện hành vi và lời nói có thể xuất hiện ở nhiều nét tính cách khác nhau. 
VD: Hay cười sẽ là biểu hiện của nét tính cách cởi mở, tính cách vui vẻ, hài hước hoặc tính cách vô tâm, tính cách thiếu kỉ luật.
 Vậy nên, nét tính cách tích cực sẽ là nét tính cách được thể hiện phù hợp với hoàn cảnh và mang lại kết quả tích cực.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời học sinh chia sẻ: Theo em trong cuộc sống sẽ hiện hữu những kiểu tính cách nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Hãy lựa chọn một người mà em yêu quý và tìm hiểu về những đặc điểm tính cách của họ. Mô tả lại những nét đặc trưng trong tính cách của họ bằng một bài viết ngắn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số cá nhân HS trình bày
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày và nhận xét.
- HS chia sẻ về nét tính cách đặc trưng của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Chia sẻ một số nét tính cách của em và mọi người xung quanh em. 
- Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói hay còn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ, ý kiến ​​và được thể hiện rõ ràng nhất trong các tương tác với người khác.
+ Đặc trưng của người có nét tính cách hướng nội là thích ở một mình, có khả năng làm việc độc lập, thường có xu hướng tập trung vào nội tâm của bản thân.
+ Đặc trưng của người có nét tính cách hướng ngoại là thích giao tiếp với người khác, có khả năng làm việc nhóm cao.
Hoạt động 2: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân.
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân thông qua những tình huống cụ thể.
b) Nội dung: 
- Chỉ ra những thay đổi cảm xúc trong tình huống cụ thể.
- Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Cuối tiết học cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được. 
Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cặp đôi trong vòng 1 phút 30 giây.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số cá nhân HS trình bày
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mời học sinh chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Cảm xúc có thể đang bình thường nhưng khi gặp một tình huống trong cuộc sống, cảm xúc của mình sẽ thay đổi.
- Thế giới cảm xúc của con người rất thú vị và cũng phức tạp. Cảm xúc luôn thay đổi do sự thay đổi của môi trường và bản thân. Nhận diện sự thay đổi của cảm xúc là bước đầu giúp chúng ta hiểu bản thân để có thể điều chỉnh. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Hoạt động 3: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
a) Mục tiêu: Chia sẻ được cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân và luyện tập điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
b) Nội dung: 
- Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong một số tình huống cụ thể.
- Chia sẻ những tình huống mà học sinh đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: Viết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân ra giấy nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân trong vòng 1 phút 30 giây.
- Trong thời gian 3 phút tiếp theo, HS thảo luận nhóm thống nhất những cách điều chỉnh cảm xúc chung nhất của các thành viên trong nhóm ra chính giữa tờ giấy A2.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực:
+ Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.
+ Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy
- Tạo cảm xúc tích cực:
+ Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn.
+ Làm những việc theo sở thích.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu học sinh thảo luận 04 nhóm trong vòng 2 phút. Xây dựng kịch bản và sắm vai để điều chỉnh cảm xúc trong những tình huống sau:
+ Nhóm 1,2: Tình huống 1
+ Nhóm 3,4: Tình huống 2
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm:
+ Tình huống 1: Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ.
+ Tình huống 2: L được một bạn trong lớp nói lại rằng Q đã nói xấu L với các bạn. L nghe vậy gương mặt biến sắc.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS sắm vai.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mời HS chia sẻ trong nhóm về các tình huống mà HS đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Tình huống
Cảm xúc tiêu cực đã có
Nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tiêu cực
Suy nghĩ tích cực sau khi điều chỉnh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Xây dựng kịch bản, đóng vai điều chỉnh cảm xúc. 
Tình huống 1: Gợi ý 
Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn.
M nghĩ: "Ơ đồ mình để trên bàn đâu rồi nhỉ, chắc là mẹ cất vào đâu đó giúp mình rồi, mình phải xuống hỏi mẹ mới được"
M: "Mẹ ơi, đồ con để ở trên bàn đâu rồi ạ?"
Mẹ: "Mẹ cất giúp con ở trong tủ ấy."
M: "Con cảm ơn mẹ ạ!"
Tình huống 2: Gợi ý
A: “L ơi, hôm qua tớ nghe thấy Q nói xấu cậu với các bạn trong lớp“
Lúc đầu mặt L biến sắc, nhưng lúc sau L mỉm cười và nói: 
L: "Cứ kệ cậu ấy đi, tớ nghĩ lời nói xấu của người khác không phải là sự đánh giá chính xác về một ai đó. Chỉ cần mình tin tưởng bản thân mình và phát triển theo hướng tích cực là được"
Hoạt động 4: Thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm.
a) Mục tiê ...  thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Gợi ý kế hoạch học tập hướng nghiệp:
+ B1: Xác định tên các nghề mà mình hứng thủ và yêu cầu về phẩm chất, năng lực
của nghề đó.
+ B2: Xác định mục tiêu học tập hướng nghiệp của bản thân:
Chỉ ra điểm mạnh của bản thân trong học tập các môn học;
Lựa chọn các môn học hướng nghiệp;
Đặt mục tiêu cần đạt của các môn học hướng nghiệp.
+ B3: Liệt kê những thuận lợi, khó khăn khi học tập các môn học hướng nghiệp.
+ B4: Đề xuất các hoạt động học tập để phát huy những thuận lợi và khắc phục
+ B5: Lập thời khóa biểu, sắp xếp các hoạt động học tập 1 cách khoa học, có tính khả thi.
+ B6: Lựa chọn công cụ, tìm sự hỗ trợ của mọi người để thực hiện các hoạt động học tập hướng nghiệp.
Hoạt động 4: Rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc.
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc.
b) Nội dung: 
- Chia sẻ về các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc.
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc ở một số tình huống cụ thể. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS: Thảo luận 04 nhóm.
+ Nhóm 1 và 2: Chia sẻ về các biện pháp rèn luyện sức khỏe. 
+ Nhóm 3 và 4: Chia sẻ về các biện pháp rèn luyện độ bền trong công việc. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc ở những tình huống sau:
+ Nhóm 1 và 2: N rủ M dậy sớm để đánh cầu lông. M thực hiện được hai buổi rồi bảo N: “Vì dậy sớm nên khi vào giờ học tớ buồn ngủ lắm, tớ không đi cùng cậu nữa đâu”.
+ Nhóm 3 và 4:  L và H đang cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nhóm giao đòi hỏi sự tập trung và cẩn thận. Nhưng cứ làm được một lúc, H lại mất tập trung, kêu mệt và dễ nổi cáu khi nhiệm vụ chưa đạt yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: Nhóm báo cáo, nhóm đối chứng nhận xét. 
- GV: Mời học sinh
+ Chia sẻ về kết quả rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ của em.
+ Tư vấn cách rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ cho các bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét 
- GV chốt kiến thức
- Rèn luyện sức khoẻ thường xuyên thông qua các hoạt động:
+ Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, cân bằng giữa các loại thực phẩm, uống đủ nước và hạn chế dùng thực phẩm đóng lạnh, đó ăn nhanh có chứa chất báo quản,...
+ Nghỉ ngơi đấy đủ, chế độ sinh hoạt hợp lí,
- Rèn luyện nâng cao độ bền thông qua các hoạt động:
+ Nâng cao dẫn cường độ tập thể dục
+ Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, tích cực tìm kiếm các tài liệu học tập.
Hoạt động 5: Rèn luyện tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách rèn luyện tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
b) Nội dung: 
- Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong một số tình huống. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS: Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc theo gợi ý trong SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân và xây dựng kế hoạch.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đề xuất các biện pháp rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc ở những tình huống sau:
+ Nhóm 1 và 2: A đặt mục tiêu cải thiện kĩ năng nghe tiếng Anh của bản thân. A lập kế hoạch mỗi ngày dành 30 phút để luyện nghe tiếng Anh trên mạng xã hội. Tuy nhiên, thực hiện được mấy ngày thì A thấy nản vì hằng ngày còn phải làm bài tập của các môn học khác,... A cảm thấy không có đủ thời gian để thực hiện mục tiêu đề ra.
+ Nhóm 3 và 4: Hằng ngày, B thường ít tham gia vào những công việc gia đình, B lấy lí do còn phải làm bài tập và làm việc nhóm với bạn. Chị của B nhắc nhở em cần dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn cây chứ không chỉ có mỗi học. B thấy không vui vì nghĩ rằng chị bắt mình thường xuyên làm việc nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: Nhóm báo cáo, nhóm đối chứng nhận xét. 
- GV: Mời học sinh
+ Chia sẻ những biện pháp mà em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ để đạt mục tiêu đề ra.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét 
- GV chốt kiến thức
- Những biện pháp rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ. 
+ Lập kế hoạch và xác định mục tiêu rõ ràng
+ Luôn đặt mục tiêu cao hơn so với khả năng hiện tại của mình và cố gắng để đạt được chúng
+ Luôn kiên trì và không bỏ cuộc
Hoạt động 6: Thể hiện thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thể hiện được sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
b) Nội dung: 
- Thảo luận về cách thể hiện thái độ tôn trọng mọi lao động nghề nghiệp trong thực tiễn cuộc sống.
- Chia sẻ những tình huống cụ thể thể hiện thái độ tôn trọng nghề nghiệp. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi của giáo viên.
? Chia sẻ về cách thể hiện thái độ trong mọi lao động nghề nghiệp trong thực tiễn cuộc sống.
- GV tổ chức cho HS thảo luận 04 nhóm. Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp trong những tình huống sau: 
+ Nhóm 1 và 2: Giờ ra chơi, H thấy các bạn thản nhiên đi giày bẩn vào khu vực cô lao công vừa mới lau dọn xong. Một bạn còn nói:"Không sao, tí nữa cô ấy còn lau lại mà"
+ Nhóm 3 và 4: N chia sẻ với M mong muốn trở thành nhân viên văn phòng mà không thích làm những công việc tay chân.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: Một nhóm báo cáo, nhóm đối chứng nhận xét.
- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi ai nhanh hơn để củng cố nội dung hoạt động.
Trong vòng 2 phút: Lần lượt 4 nhóm thảo luận đưa ra những câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng đối với lao động.
Nhóm nào đưa ra được nhiều, chính xác số câu ca dao, tục ngữ là nhóm chiến thắng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét 
Chia sẻ những tình huống em đã thể hiện thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
- GV chốt kiến thức
- Những việc làm thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp:
+ Lễ phép khi đi qua họ
+ Không trêu họ vì nghề nghiệp của họ....
D. VẬN DỤNG
Hoạt động 7: Giới thiệu một sản phẩm về nghề mà em hứng thú.
a) Mục tiêu: 
- Học sinh giới thiệu được sản phẩm về nghề mà học sinh hứng thú. 
b) Nội dung: 
- Lựa chọn và thực hiện loại sản phẩm giới thiệu nghề mà học sinh hứng thú.
- Chia sẻ sản phẩm đã làm. 
c) Sản phẩm học tập: Sản phẩm giới thiệu nghề.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS: Lựa chọn sản phẩm giới thiệu về nghề mà em hứng thú.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện sản phẩm theo gợi ý sách giáo khoa. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: Chia sẻ sản phẩm đã làm.
- GV: Tổ chức cho học sinh nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét 
- GV chốt kiến thức
- Chia sẻ về sản phẩm đã làm
+ Giới thiệu về nghề.
+ Thể hiện thái độ tôn trọng với nghề.
+ Cảm xúc sau khi thực hiện sản phẩm.
Hoạt động 8: Tự đánh giá
a) Mục tiêu: 
- Đánh giá được kết quả trải nghiệm cuối chủ đề. 
b) Nội dung: 
- Nội dung đánh giá:
TT
Nội dung đánh giá
1
Em định hướng được các môn học ở trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp
2
Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường
3
Em xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp phù hợp với hứng thú nghề nghiệp của bản thân
4
Em thực hiện rèn luyện sức khoẻ, độ bền trong công việc
5
Em thực hiện rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc
6
Em thể hiện được thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
7
Em giới thiệu được một sản phẩm về nghề mà em hứng thú.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu học sinh lựa chọn mức độ đánh giá phù hợp cho mỗi nội dung:
+ Mức 1: Tốt
+ Mức 2: Đạt
+ Mức 3: Chưa đạt. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS giơ tay theo mức độ phù hợp với bản thân mình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS đề xuất những nội dung mình cần tiếp tục rèn luyện.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét 
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc soạn chủ đề tiếp theo.
- Làm bài tập trong SBT.
Rút kinh nghiệm
...
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TẠM BIỆT LỚP 8
Thời lượng 01 tiết (Tiết 35)
Hoạt động 1: Chia sẻ những kỉ niệm của em về năm học lớp 8
a) Mục tiêu
- Hoạt động này giúp gợi lại những kỉ niệm đẹp về tình bạn, tình thầy trò trong suốt một năm học.
b) Nội dung
- Em nhớ nhất câu chuyện nào của lớp mình.
- Người bạn nào tạo cho em ấn tượng sâu sắc trong năm học lớp 8.
- Kỷ niệm nào về thầy cô sẽ làm em nhớ mãi. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chúc thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu cả lớp hát bài hát “Lớp chúng mình” 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi theo 3 câu hỏi trong sách giáo khoa.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời 1 số HS chia sẻ 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV theo dõi, nhận xét, khích lệ học sinh
- GV chia sẻ kỉ niệm của mình với lớp
- HS nhận nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời
- HS: Ghi nhớ
Hoạt động 2: Nhìn lại kêt quả đạt được và xây dựng kế hoạch hoạt động hè
a) Mục tiêu
- Giúp HS nhìn lại kết quả đạt được về mọi mặt của mình cũng như của các bạn, từ đó thêm tự hào về bản thân và biết mình cần cố gắng những mặt nào.
b) Nội dung
- Em đã có thay đổi đặc biệt nào trong năm học lớp 8.
- Chia sẻ những bài học, kinh nghiệm em rút ra cho bản thân sau năm học lớp 8.
- Kế hoạch hoạt động hè.
c) Sản phẩm
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chúc thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia nhóm: 4 nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về kết quả cá nhân đạt được: Học tập, thể thao, hoạt động xã hội, thi cử
- GV yêu cầu thảo luận nhóm về kế hoạch hè của mình và các bạn.
- GV: Yêu cầu từng cá nhân HS viết bản kế hoạch hè. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời 1 số HS chia sẻ 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV theo dõi, nhận xét, khích lệ học sinh
- GV căn dặn HS giữ an toàn khi nghỉ hè.
- GV cho cả lớp cùng hát bài hát tạm biệt
- HS nhận nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời
- HS: Ghi nhớ
- HS hát bài hát yêu thích

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_8_chan_troi_sang.docx