Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Ôn tập kiểm tra giữa kì I
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng
C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.
Câu 2. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?
A. Thủy tinh. B. Xi măng. C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 3. Nhiên liệu là gì?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
C. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
D. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.
Câu 4. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Cây nho. B. Cây ngô. C. Cây lúa mì. D. Cây lúa.
Câu 5. Nhóm gồm các vật thể tự nhiên là
A. Ao, hồ, sông, suối B. Biển, mương, kênh, bể nước.
C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi.
Câu 6. Sự sôi là
A. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
B. sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
C. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và bề mặt chất lỏng.
Câu 7. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Câu 8. Thợ lặn đeo bình có khí gì khi lặn xuống biển?
A. Khí Oxygen. B. Khí Hydrogen. C. Khí Nitrogen. D. Khí Carbon dioxide.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Ôn tập kiểm tra giữa kì I
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I. KHTN 6 TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thế nào là vật liệu? A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau. Câu 2. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh? A. Thủy tinh. B. Xi măng. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 3. Nhiên liệu là gì? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. C. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. D. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng. Câu 4. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Cây nho. B. Cây ngô. C. Cây lúa mì. D. Cây lúa. Câu 5. Nhóm gồm các vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 6. Sự sôi là A. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. B. sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. C. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và bề mặt chất lỏng. Câu 7. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 8. Thợ lặn đeo bình có khí gì khi lặn xuống biển? A. Khí Oxygen. B. Khí Hydrogen. C. Khí Nitrogen. D. Khí Carbon dioxide. II. TỰ LUẬN Câu 9. Nêu khái niệm khoa học tự nhiên? HD Khoa tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về: các sự vật, các hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. Câu 10. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là gì? Cho 1 ví dụ về vật thể vô sinh và hữu sinh. HD - Vật thể vô sinh không có các đặc trưng sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản, còn vật thể hữu sinh có các đặc trưng trên. - Cho ví dụ Câu 11. a) Nêu một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu đá vôi? b) Sử dụng nguyên liệu như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả? HD a) Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu đá vôi: - Tính chất: Trạng thái rắn, màu trắng, không tan trong nước. - Ứng dụng: Làm nguyên liệu xây dựng, sản xuất vôi, carbon dioxide b) Sử dụng nguyên liệu để đảm bảo an toàn, hiệu quả: - Tiết kiệm, an toàn và hài hòa để đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. - Sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên. - Hạn chế xuất khẩu nhiên liệu thô. - Quy hoạch khai thác nguyên liệu theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Câu 12. Giải thích tại sao vào buổi trưa mùa hè cá nuôi trong bể thường hay nổi đầu lên bề mặt nước? Để khắc phục hiện tượng đó, ta làm thế nào? Câu 13. Nêu 5 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và 5 biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí?
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_chan_troi_sang_tao_bai_on_tap_ki.docx