Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

BÀI 1: Tiết 1:GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(Thời gian thực hiện: 1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Khái niệm về khoa học tự nhiên

- Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau

+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

+ Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì?

+ Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

3. Phẩm chất

- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân

- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Clip(ghép ảnh) giới thiệu về các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

- Máy chiếu, laptop

- Giấy A3, bút dạ nhiều màu

 

docx 566 trang Thu Lụa 30/12/2023 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022
 Ngày soạn: 03/09/2021
Ngày dạy:06/09/2021
Tuần 1
Tiết 1
BÀI 1: Tiết 1:GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khái niệm về khoa học tự nhiên
- Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau
+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
+ Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì?
+ Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Clip(ghép ảnh) giới thiệu về các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM:..
Khái niệm khoa học tự nhiên
Vai trò của khoa học tự nhiên
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Các hoạt động
Hoạt động trong cuộc sống
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
 III. Tiến trình dạy học
Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về khoa học tự nhiên và vai trò của khoa học tự nhiên
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip giới thiệu về khoa học tự nhiên, Hs xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh trong clip để đưa ra nhận định nhanh về khoa học tự nhiên là gì? Khoa học tự nhiên có vai trò như thế nào? 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc clip
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên. Bài học hôm nay chúng ra sẽ làm rõ vấn đề trên
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên
a. Mục tiêu: phân biệt được hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động khác, phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên với hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội. Từ đó nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 1.1 đến hình 1.6 SGK hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên. 
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên.
à Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của con người.
- Kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
a. Mục tiêu: học sinh nêu được các vai trò của khoa học tự nhiên
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “mảnh ghép” tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh, tổ chức hoạt động nhóm 4 để ghép được vai trò của khoa học tự nhiên phù hợp với 4 hình trong sách giáo khoa
c. Sản phẩm: Mảnh ghép tổng thể
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Một tờ giấy A3 được chia thành 4 phần, mỗi bạn sử dụng 1 góc, mỗi góc ghi 1 hình từ hình 1.7 đến hình 1.10
+ Mỗi nhóm phân công 1 bạn quan sát hình và ghi nhận định của mình xem hình mình được quan sát ứng với vai trò nào của khoa học tự nhiên
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 3 phút. Sau khi thực hiện xong các nhóm đổi chéo để chấm điểm
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích , chọn phương án
+ Hình 1.7: Ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh
+ Hình 1.8: Ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học
+ Hình 1.9: Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
+ Hình 1.10: Nâng cáo nhận thức của con người về thế giới tự nhiên
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Mỗi hình ảnh ghép được với vai trò phù hợp sẽ được 2,5 điểm
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên
à KHTN có vai trò quan trọng trong:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh
- Chăm sóc sức khỏe con người
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên
- Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: Hs làm poster để trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên
c. Sản phẩm: Bảng poster
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm 4 bạn, vẽ poster trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm poster
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được nhóm nào nêu được nhiều hoạt động có thể hiện vài trò của khoa học tự nhiên. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi về hệ thống tưới nước tự động trong sách giáo khoa
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên
 Ngày soạn: 03/09/2021
Ngày dạy:06/09/2021
Tuần 1
Tiết 1
MỞ ĐẦU
BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2. Năng lực 
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững;
- Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm như trong các thí nghiệm ở phần 1 (hoặc video mô phỏng các thí nghiệm trên).
Nhóm Vật lí
Nhóm Hóa học
Nhóm Sinh học
Nhóm Khoa học Trái Đất và bầu trời
- 3 quả nặng 50g.
- 2 lò xo.
- 1 giá thí nghiệm.
- Thước đo.
- 2 cốc thủy tinh.
- 2 đũa thủy tinh.
- 2 chiếc thìa.
- Muối ăn, đường, dầu ăn, xăng, nước.
- Một ít hạt đậu xanh.
- 2 chậu nhỏ.
- Nước.
- Bông.
- Đất.
- Quả Địa Cầu.
- Đèn pin.
- Máy chiếu, laptop. 
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: 
Yêu cầu: Quan sát các video tương ứng với các TN trong SGK và dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào? 
TN 1: ...................................................................................................
TN 2: ...................................................................................................
TN 3: ...................................................................................................
TN 4: ...................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Yêu cầu: Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? Kể thêm một số ứng dụng của KHTN trong đời sống và nó liên quan tới lĩnh vực chủ yếu nào của KHTN?
 * Củng cố kiến thức:
 + Vật lí: 
 + Hóa học: 
 + Sinh học:
 + Khoa học trái đất: 
 + Thiên văn ... g là vệ tinh trong hệ Mặt Trời không phải là hành tinh. Bởi vì hành tinh quay quanh Mặt Trời, vệ tinh quay quanh các hành tinh, mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên nó là vệ tinh
9
D
Giải thích thêm. Từ trái đất nhìn lên bầu trời, độ sáng của Sao Hôm, Sao Mai chỉ đứng sau Mặt trăng.
Ngoài sao Kim thì hiện tượng một hành tinh xuất hiện luân phiên vài tháng lúc rạng sáng, biến mất một thời gian rồi lại xuất hiện còn xảy ra với cả sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất. Tuy nhiên do sao Thủy cách xa Trái đất hơn, nhỏ hơn sao Kim và bị ánh sáng Mặt Trời che khuất nên khó quan sát hơn và ít được chú ý hơn.
10
B
Earth: Trái đất, không phải tên thần, nghĩa là đất nền 
Uranus Thiên vương tinh thần bầu trời Hy lạp
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Y/c HS làm bài bài tập SGK/TR 199 trong 3 phút.
- GV tổ chức trò chơi “Chinh phục hoa điểm 10” với các câu hỏi trắc nghiệm
- Cử thư kí, học sinh trả lời sai sẽ thu lại thẻ trắc nghiệm. Học sinh còn thẻ đến câu cuối là chinh phục được điểm 10.
- GV: tổ chức hỏi đáp, thảo luận với các câu hỏi tự luận
- HS làm bài tập SGK/TR 199 trong 3 phút.
- Tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.
Hoạt động 7: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua nhiệm vụ: thiết kế mô hình HMT.
b. Nội dung:
 - Nêu nhiệm vụ.
 - HS phát hiện các vấn đề cần giải quyết: Các hành tinh có kích thước, màu sắc khác nhau Các hành tinh có khoảng cách đến mặt trời khác nhau, có quỹ đạo hình elip
- Đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề: ví dụ dùng các quả bóng kích thước màu sắc khác nhau, dùng xốp....
c. Sản phẩm: 
+ Bản thiết kế. 
+Mô hình hoặc ảnh minh chứng.
 d. Tổ chức thực hiện:
Giao cho học sinh thực hiện ở nhà và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào buổi sau.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm lương thực
Nêu được một số tính chất và ứng dụng của lương thực
Nêu được một số loại thực phẩm
Ngày soạn: /05/2022
Ngày dạy: /05/2022
Tuần 37
Tiết 140
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
(Thời lượng: 1 tiết)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hóa được kiến thức:
+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.
+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.
+ Hệ Mặt Trời và Ngân Hà..
2. Năng lực 
- Năng lực chung:
+ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập.
+ Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về các vấn đề Trái Đất và bầu trời.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
- Quan tâm tới bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, laptop.
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu, phiếu học tập, bảng phụ.
- Các câu hỏi và đáp án liên quan trong trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”:
Câu 1: Trái đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do: 
 A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
 B. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
 C. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
 D. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây.
Đáp án: B
Câu 2: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì:
 A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
 B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
 C. Ở mặt đất ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
 D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Đáp án: C
Câu 3: Mặt Trời là một:
 A. Vệ tinh.	B. Ngôi sao.	C. Hành tinh.	D. Sao băng.
Đáp án: B
Câu 4: Khi nói về hệ Mặt Trời phát biểu nào sau đây sai?
 A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
 B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
 C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.
 D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
Đáp án: C
Câu 5: Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài. Vệt sáng này gọi là:
 A. Sao đôi. 	B. Sao băng.	C. Sao chổi.	D. Sao siêu mới.
Đáp án: B
Câu 6: Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời có mấy hành tinh?
A. 7. 	B. 8.	C.9. 	D. 10.
Đáp án: B
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:.
Câu hỏi: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
a, Vì sao Mặt Trời chỉ được chiếu sáng được một nửa Trái Đất?
b, Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm:.
Câu hỏi: Chọn các từ Mặt Trăng, Sao Thủy, Ngân Hà, Trái Đất, Mặt Trời để điền vào cột B trong bảng sau:
A: Đặc điểm
B: Tên thiên thể
Mặt trăng là vệ tinh của
Tên thiên hà của chúng ta là
Thiên thể trong danh sách là ngôi sao
Hai thiên thể trong danh sách là hành tinh
Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng
Những thiên thể trong danh sách là thành phần của hệ Mặt Trời
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh hệ thống lại các kiến thức về lực, nhằm giúp học sinh hiểu những kiến thức của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến Trái Đất và bầu trời. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi bằng cách trình chiếu các câu hỏi. HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. 
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu vào bài mới của giáo viên, học sinh hứng thú học tập, nhớ lại một số kiến thức về chủ đề ôn tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thông báo luật chơi: GV trình chiếu nội dung các câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một phần quà. Trả lời sai thì HS còn lại có quyền trả lời câu hỏi đã được chọn (HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời). 
- Ghi nhớ luật chơi
- Tổ chức học sinh chơi trò chơi: GV sử dụng máy tính, điều khiển trò chơi.
- Tham gia trò chơi
- Thông báo kết quả của các đội và đặt vấn đề vào bài: Các em đã vừa cùng nhớ lại những kiến thức về Trái Đất và bầu trời. Để hệ thống lại những kiến thức đã được học trong chủ đề này, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay: “Ôn tập chủ đề 11”.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức về Trái Đất và bầu trời.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức theo nhóm. 
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động nhóm, sử dụng bút dạ nhiều màu và giấy A3 vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức đã được học trong chủ đề Trái Đất và bầu trời.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm sẽ thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm mình trong thời gian 5 phút. Sau khi hoàn thành xong, các nhóm sẽ trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, nhóm khác nhận xét.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Báo cáo kết quả: 
+ Lần lượt các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. 
- Vẽ được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
- HS vẽ vào vở. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu: HS giải được một số bài tập trong chủ đề.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập để định hướng cho HS giải một số bài tập cho cả chủ đề.
c. Sản phẩm: Đáp án một số bài tập trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Làm bài tập 1, 2, 3 sgk/194.
+ Nhóm 3,4: Làm bài tập 1, 2, 3sgk/199
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm sẽ thảo luận và giải các bài tập của nhóm mình vào bảng nhóm. Thời gian thực hiện 10 phút. Sau khi hoàn thành xong, các nhóm sẽ gắn bảng của nhóm mình lên bảng.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời lần lượt các nhóm gắn kết quả lên bảng.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
Nhóm 1, 2:
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Chu kì của tuần trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó chính là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí của nó giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Nhóm 3, 4:
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Hải Vương Tinh , cách Trái Đất 29,06 Au
Câu 3: Không. Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ GV thông báo thang điểm của mỗi bài.
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã được ôn tập hoàn thành phiếu học tập số 1.
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã được hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn sẽ có 2 bạn sẽ ghép thành một cặp đôi thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi 1 cặp đôi lên bảng trình bày phiếu học tập của mình.
+ Gọi nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn lên bảng trình bày phiếu học tập số 1 của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
- Đánh giá: 
+ GV yêu cầu 2 nhóm học sinh cùng bàn đổi phiếu học tập số 1 và chấm điểm cho nhau.
+ GV thu phiếu học tập số 1, kiểm tra xem HS chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã ôn tập trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hoàn thành phiếu học tập số 2, tiết sau nộp lại cho GV.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp nộp phiếu học tập số 2 cho GV.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh ôn tập các kiến thức trong chủ đề Trái Đất và Bầu Trời, hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau kiểm tra đánh giá cuối kì II.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên học sinh.
Lớp: 
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hệ thống được kiến thức của chủ đề ôn tập

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.docx