Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 đến tuần 21 - Trần Khánh Ly

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nêu được “Thế nào là nguyên sinh vật”?

- Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên như: Trùng gioi, trùng giày, tảo lục đơn bào, tảo silic

- Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.

- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Quan sát hình ảnh một số nguyên sinh vật rút ra được hình dạng, đặc điểm cấu tạo và khái niệm về nguyên sinh vật.

- Vẽ đẹp và chú thích đúng cấu tạo của trùng giầy, tảo lục đơn bào.

- Làm bài thuyết trình powerpoint, sơ đồ cây, sơ đồ tư duy, bảng biểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh kiết lị.

- Vẽ được sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị, bệnh sốt rét.

- Viết một bài tuyên truyền bạn bè và người thân trong gia đình về lợi ích của việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc phòng chống bệnh kiết lị.

2.2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin SGK, tài liệu tham khảo, Internet về nguyên nhân, con đường lây truyền và một số biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh kiết lị thông qua hoạt động tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện thông qua hoạt động tìn hiểu về hình dạng và đặc điểm cấu tạo, bệnh do nguyên sinh vật gây ra .

3. Về phẩm chất.

- Chăm học, chịu khó nghiên cứu thông tin trong sgk, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo và các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

- Biết cách bảo vệ bản thân, tuyên truyền và vận động người thân chủ động phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh kiết lị

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

 

docx 26 trang Thu Lụa 30/12/2023 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 đến tuần 21 - Trần Khánh Ly", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 đến tuần 21 - Trần Khánh Ly

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 đến tuần 21 - Trần Khánh Ly
TUẦN 19:
TIẾT 73 + 74 + 75 +76 + 77 - Bài 27: NGUYÊN SINH VẬT
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được “Thế nào là nguyên sinh vật”?
- Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên như: Trùng gioi, trùng giày, tảo lục đơn bào, tảo silic
- Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Quan sát hình ảnh một số nguyên sinh vật rút ra được hình dạng, đặc điểm cấu tạo và khái niệm về nguyên sinh vật.
- Vẽ đẹp và chú thích đúng cấu tạo của trùng giầy, tảo lục đơn bào...
- Làm bài thuyết trình powerpoint, sơ đồ cây, sơ đồ tư duy, bảng biểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh kiết lị.
- Vẽ được sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị, bệnh sốt rét.
- Viết một bài tuyên truyền bạn bè và người thân trong gia đình về lợi ích của việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc phòng chống bệnh kiết lị.
2.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin SGK, tài liệu tham khảo, Internet về nguyên nhân, con đường lây truyền và một số biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh kiết lị thông qua hoạt động tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện thông qua hoạt động tìn hiểu về hình dạng và đặc điểm cấu tạo, bệnh do nguyên sinh vật gây ra .
3. Về phẩm chất.
- Chăm học, chịu khó nghiên cứu thông tin trong sgk, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo và các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
- Biết cách bảo vệ bản thân, tuyên truyền và vận động người thân chủ động phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh kiết lị 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. Thiêt bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập 1. Video về hình ảnh nguyên sinh vật trong một giọt nước. Hình ảnh thông tin một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra như: amip ăn não, trùng bệnh ngủ, cầu trùng... Hình ảnh một số nguyên sinh vật có lợi như: Trùng lỗ, tảo đơn bào, trùng roi sống kí sinh trong ruột mối
- Học sinh: Bài tập về nhà
Mỗi nhóm làm bài tìm hiểu:
* Nội dung : 
+ Nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.
+ Nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh kiết lị.
* Hình thức: Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, sơ đồ cây, bảngvào giấy A0 hoặc bài powerpoint.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức bài cũ.
- Tạo tâm thế bước vào bài mới.
b) Nội dung
Em đã vẽ cơ thể đơn bào nào khi quan sát một giọt nước ao hồ ở Bài 21? Sinh vật đó có đặc điểm gì?
c) Sản phẩm:
HS nêu được:
- Cơ thể đơn bào HS đã vẽ như: Sinh vật số 1, 2, 4
- Đặc điểm: Cơ thể gồm 1 tế bào.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Chiếu video, hình ảnh một giọt nước ao, hồ qua kính hiển vi điện tử.
- Hỏi: Em đã vẽ cơ thể đơn bào nào khi quan sát một giọt nước ao hồ ở Bài 21? Sinh vật đó có đặc điểm gì? 
- HS: Quan sát và trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- GV nêu vấn đề: Những sinh vật đơn bào mà các em quan sát và vẽ lại đó được gọi là nguyên sinh vật. Vậy thế nào là “Nguyên sinh vật”? Chúng có đặc điểm gì? Vai trò gì trong tự nhiên và cuộc sống? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu “Thế nào là nguyên sinh vật?”, hình dạng và nơi sống của nguyên sinh vật.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm “Nguyên sinh vật” .
- Nêu môi trường sống và hình dạng của nguyên sinh vật, cho ví dụ.
- Dựa vào hình thái nhận biết một số loại nguyên sinh vật như :trùng giày, trùng biến hình 
b) Nội dung
- Quan sát hình 27.1 kết hợp với thông tin đã được học và tìm hiểu. Thảo luận nhóm hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1.
- Thế nào là nguyên sinh vật? Nguyên sinh vật phân bố ở đâu, cho ví dụ.
- Nguyên sinh vật có hình dạng như thế nào? Cho ví dụ.
- Tại sao lại gọi là trùng giày, trùng biến hình? 
- Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, Thảo luận nhóm đôi chú thích tên cho các nguyên sinh vật quan sát trong giọt nước ao hồ.
c) Sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành thông tin và trình bày được nội dung phiếu học tập số 1.
- Học sinh nêu được:
+ Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực.
+ Nơi sống: ở nước (Trùng roi xanh, trùng giày, tảo lục đơn bào...), kí sinh (trùng kiết lị, trùng sốt rét), đất: Tảo (cộng sinh với nấm).
+ Hình dạng: hình cầu (tảo lục, trùng kiết lị), hình giày (trùng giày), hình thoi (trùng roi, tảo silic..), hình dạng không ổn định (Trùng biến hình).
+ Trùng giày: vì hình dạng giống chiếc giày, trùng biến hình vì không có hình dạng nhất định.
+ HS: Đặt tên cho các sinh vật quan sát được trong giọt nước như: 1.Trùng roi, 2. Tảo đơn bào, 4. Trùng giày.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh một số nguyên sinh vật và nội dung phiếu học tập số 1. Yêu cầu:
+ Quan sát các nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng.
+ Đọc nội dung phiếu học tập số 1.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất trong thời gian 3 phút hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV:
+ Quan sát các nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng.
+ Đọc nội dung phiếu học tập số 1.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, chiếu đáp án.
- Hỏi: Thế nào là nguyên sinh vật? Nguyên sinh vật phân bố ở đâu, cho ví dụ.
- Hỏi: Nguyên sinh vật có hình dạng như thế nào? Cho ví dụ.
- Hỏi: Tại sao lại gọi là trùng giày, trùng biến hình? 
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- HS: Ghi bài.
- GV: Chiếu lại hình ảnh các sinh vật đã được đánh số trong một giọt nước quan sát ở Bài 21.
- GV yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi chú thích tên cho các nguyên sinh vật trong thời gian 2 phút.
- HS: Thảo luận nhóm đôi, thống nhất chú thích tên cho các nguyên sinh vật. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, chiếu đáp án.
- GV mở rộng : Như vậy, nguyên sinh có 40.000 loài, chúng không chỉ đa dạng về số lượng loài mà có môi trường sống, lối sống đa dạng như: Tự do: ở nước, ở cạn; Kí sinh: Trên cơ thể người và động vật ngoài da chúng còn đa dạng cả về hình dạng và cấu tạo.
2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cấu tạo của nguyên sinh vật.
a) Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật .
- Phân biệt được cơ thể đơn bào với cơ thể đa bào. 
b) Nội dung
- Cá nhân điền chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120.
- Thảo luận nhóm chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào.
- Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật? Phân biệt cơ thể đơn bào với cơ thể đa bào.
- Quan sát cấu tạo của một số nguyên sinh vật. Hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao.
c) Sản phẩm
- Cá nhân HS điền chính xác chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120.
- Học sinh thảo luận nhóm, chú thích chính xác cấu tạo của trùng giày và tảo lục đơn bào:
1. Màng tế bào; 2. Chất tế bào; 3. Nhân; 4. Diệp lục
- HS nêu được:
+ Cơ thể gồm một tế bào nhưng đảm nhiệm được đầy đủ chức năng của một cơ thể sống.
+ Cơ thể đơn bào là cơ thể gồm 1 tế bào, cơ thể đa bào là cơ thể gồm nhiều tế bào.
+ Các nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như: Trùng roi xanh, tảo lục đơn bào, tảo silic
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Chiếu nhiệm vụ yêu cầu Cá nhân điền chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120 trong thời gian 2 phút.
- HS: Điền chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120.
- GV: Chiếu nội dung nhiệm vụ nhóm và yêu cầu: Thảo luận, thống nhất điền chú thích cấu tạo trùng giày và tảo lục đơn bào trong thời gian 3 phút.
- HS: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, thống nhất điền chú thích cấu tạo trùng giày và tảo lục đơn bào. Đại diện nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
- GV: Nhận xét, chiếu đáp án.
- Hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật? Phân biệt cơ thể đơn bào với cơ thể đa bào.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- HS: Ghi bài.
- GV: Chiếu lại hình ảnh cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào, trùng roi xanh.
- Hỏi: Quan sát cấu tạo của một số nguyên sinh vật. Hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- HS: Ghi bài.
- GV mở rộng: Cấu tạo trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị. Đặc điểm cấu tạo của chúng thích nghi với lối sống.
Hoạt động 2.3:Tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
a) Mục tiêu:
- Kể tên được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
- Trình bày được nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh kiết lị do.
 b) Nội dung: 
- Mỗi nhóm làm bài tìm hiểu với: 
* Nội dung : 
+ Nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.
+ Nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh kiết lị.
* Hình thức: Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, sơ đồ cây, bảngvào giấy A0 hoặc bài powerpoint.
- Kể tên và nêu các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra?
c) Sản phẩm
- Bài tìm hiểu của các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- HS nêu đươc:
+ Nguyên sinh vật là nguyên nhân gây ra một số bệnh như: Bệnh sốt rét, bệnh kiết lị ở người
+ Một số biện pháp phòng tránh: 
1. Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,
2. Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách
3. Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Chiếu nhiệm vụ của các nhóm và yêu cầu:
+ Đọc nhiệm vụ.
+ Cán sự bộ môn báo cáo tình hình chuẩn bị của các nhóm.
+ Đại diện nhóm có bài làm tốt nhất lên bảng trình bày bài làm của nhóm trong thời gian 5 phút.
+ Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của nhóm bạn bằng cách đưa ra một lời khuyên, một góp ý và một chia sẻ.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV
+ Đọc nhiệm vụ.
+ Cán sự bộ môn báo cáo tình hình chuẩn bị của các nhóm.
+ Đại diện nhóm có bài làm tốt nhất lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của nhóm bạn bằng cách đưa ra một lời khuyên, một góp ý và một chia sẻ.
- GV: Nhận xét, cho điểm.
- Hỏi: Kể tên và nêu các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- HS: Ghi bài.
- GV mở rộng: 
+ Một số bệnh khác do nguyên sinh vật gây ra như: amip ăn não, trùng bệnh ngủ, cầu trùng... 
+ Giới thiệu một số nguyên sinh vật có lợi như: Trùng lỗ, tảo đơn bào, trùng roi sống kí sinh trong ruột mối
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Xác định được hình dạng, cấu tạo, lối sống của nguyên sinh vật.
- Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị, bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống.
b) Nội dung: 
Bài tập 1: Hoàn thành nội dung của bảng sau bằng cách điền ... m: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): 
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát slide + hình 36.1.a,b,c,d. SGK trang 151,152 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.
Câu 1: Quan sát hình 36.1.a,b,c,d SGK trang 151,152, cho biết TV chia thành mấy nhóm? Hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm TV trên?
Câu 2. Hoàn thành bảng SGK trang 150, cho biết môi trường sống của các nhóm TV trong tự nhiên?
Câu 3. Những đặc điểm chung của nhóm TV: Rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín?
Câu 4: Có thể phân biệt cấu tạo bên trong của cây rêu và cây dương xỉ nhờ đặc điểm nào?
Câu 5. Phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín dựa vào đặc điểm nào?
Câu 6. Dựa vào đặc điểm của các nhóm TV, hãy xây dựng khóa lưỡng phân theo sơ đồ gợi ý SGK trang 151.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): 
+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra PHT nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): 
+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết lên bảng. Yêu cầu ghi rõ các ý trả lời theo 06 câu hỏi đã đưa ra. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. TV rất đa dạng và phong phú. TV được chia thành các nhóm và các đại diện: Rêu (TV không có mạch); Dương xỉ (TV có mạch, không có hạt); Hạt trần (TV có mạch, có hạt, trần): Thông...; Hạt kín (TV có mạch, có hạt, kín): Nhãn, ổi.... 
Câu 2. Hoàn thành bảng SGK trang 150: Dương xỉ-Nơi ẩm; Thông, Phong lan -Trên cạn; Xương rồng-Trên cạn (khô hạn), ...
Câu 3. Những đặc điểm chung của nhóm TV: 
+ Rêu: Là nhóm TV bậc thấp, thường mọc thành từng thảm, cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Rêu sống ở những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to); Đại diện: Cây rêu tường (H36.1.a, SGK, trang 150).
+ Dương xỉ: Là nhóm TV có tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá (Lá khi còn non thường cuộn lại ở đầu), có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây, sinh sản bằng bào tử. Dương xỉ rất đa dạng, thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng; Đại diện: Cây dương xỉ.
+ Hạt trần: Là nhóm TV bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức tạp: Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón (nón thông); Đại diện: Cây thông.
+ Hạt kín: Là nhóm TV tiến hóa nhất về sinh sản, các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (MT nước, MT cạn); Đại diện: Cây táo, cây đậu xanh, cây cà chua.....
Câu 4: Có thể phân biệt cấu tạo bên trong của cây rêu và cây dương xỉ nhờ đặc điểm: Cây rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Cây dương xỉ có rễ chính thức, có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây.
Câu 5. Phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín dựa vào đặc điểm: Cây hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón. Cây hạt kín có cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả (hạt kín).
Câu 6. Dựa vào đặc điểm của các nhóm TV, xây dựng khóa lưỡng phân theo sơ đồ gợi ý SGK trangg 151. Rêu => Dương xỉ => Hạt trần => Hạt kín.
+ GV yêu cầu HS đọc thêm về cây bèo tấm, cây nong tằm, cây gọng vó, cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây hố bẫy SGK trang 152, cho biết đặc điểm đặc biệt của các cây trên.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: TV có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và đối với con người. Cụ thể vai trò của TV được thể hiện như thế nào?
2.2. Hoạt động tìm hiểu: Vai trò của thực vật trong tự nhiên
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Hiểu được: Vai trò của TV rất quan trọng trong tự nhiên và đối với con người. Con người và nhiều loài SV sống được là nhờ vào TV. Vì vậy, mỗi người cần có hành động, kế hoạch để bảo vệ TV, bảo vệ rừng... Đó là trách nhiệm của tất cả mọi người 
b) Nội dung:
- GV chiếu slide kèm hình 36.2-36.7 SGK, trang 153-155 về vai trò của TV. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát slide + hình 36.2-36.7 SGK, trang 153-155 về vai trò của TV và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): 
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát slide + hình 36.2-36.7 SGK, trang 153-155 về vai trò của TV và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.
Câu 1. Quan sát hình 36.2-36.3, SGK trang 153 cho biết vai trò của TV trong tự nhiên? Điều gì xảy ra với các sinh vật phía sau nếu số lượng loài cỏ trong chuỗi thức ăn hình 36.2 SGK trang 153 bị giảm đáng kể?
Câu 2. Quan sát hình 36.4, SGK trang 153 cho biết hàm lượng khí cacbonic và oxy trong không khí được cân bằng như thế nào? Cho biết vai trò của TV trong điều hòa không khí và với vấn đề bảo vệ môi trường? Giải thích tại sao nói: “Rừng là lá phổi xanh” của trái đất?
Câu 3. Quan sát hình 36.5, SGK trang 154, so sánh tốc độ dòng chảy của nước mưa ở nơi có rừng và ở nơi đồi trọc (không có rừng)? Cho biết vai trò của rừng với vấn đề bảo vệ môi trường?
Câu 4: Quan sát hình 36.6, SGK trang 155, hãy nêu một số hậu quả của việc diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp? Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ MT?
Câu 5. Quan sát hình 36.7, SGK trang 154, cho biết vai trò của TV đối với đời sống con người? Nêu một số loài TV ở địa phương theo mẫu bảng, SGK trang 155?
Câu 6. Đọc thêm phần tìm hiểu các loại cây có hại cho sức khỏe con người, SGK trang 156, cho biết con người cần làm gì đối với các loại cây gây hại trên?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): 
+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra PHT nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): 
+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết trên Ao/slides. Yêu cầu ghi rõ các ý trả lời theo 06 câu hỏi đã đưa ra. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong tự nhiên, TV là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác. TV cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật. Nếu số lượng loài cỏ trong chuỗi thức ăn hình 36.2. bị giảm đáng kể, các sinh vật phía sau của chuỗi thức ăn sẽ không có thức ăn và sẽ bị giảm số lượng và sẽ chết.
Câu 2. TV góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxy và cacbonic trong không khí, điều hòa khí hậu. Rừng hoạt động và có chức năng giống với phổi của sinh vật nên rừng được ví là lá phổi xanh của trái đất. Không có rừng, sinh vật và con người sẽ không có đủ oxy để sống.
Câu 3. Tốc độ dòng chảy của nước mưa ở nơi có rừng chậm (0,6m3/giây) hơn so với ở nơi đồi trọc (không có rừng) (21m3/giây). TV (rừng) có vai trò chống xói mòn đất, chống lũ lụt, sạt lở đất, hạn chế thiên tai, bảo vệ con người và các sinh vật khác.
Câu 4: Một số hậu quả của việc diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp: Đồi trọc bị xói mòn, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hạn... Việc trồng nhiều cây xanh có nhiều lợi ích đối với vấn đề bảo vệ MT: Hạn chế/phòng chống được thiên tai (lũ lụt, sạt lở đất, hạn hạn...), bảo vệ sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
Câu 5. TV có vai trò quan trọng trong thực tiến đời sống con người: Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả...), nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng...), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều, khai thác gỗ....), làm cảnh (sung, thông...)..., Nêu một số loài TV ở địa phương theo mẫu bảng, SGK trang 155.
Câu 6. Đọc thêm phần tìm hiểu các loại cây có hại cho sức khỏe con người, SGK trang 156, cho biết con người cần quản lí chặt chẽ, nếu được phép sử dụng đối với các loại cây gây hại trên phải dùng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.
+ GV yêu cầu HS đọc thêm về vai trò của rừng và hiện trạng rừng ở Việt Nam hiện nay, SGK trang 154, cho biết ý kiến nhận xét về tình hình rừng của nước ta, nêu giải pháp cải thiện hiện trạng rừng hiện nay ở nước ta.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Để củng cố lại kiến thức về đa dạng TV và vai trò của TV trong tự nhiên và đối với con người, hãy trả lời các câu hỏi sau: (Game show-online).
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về các kí hiệu cảnh báo an toàn, quy định an toàn PTN... và kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính lúp, kính hiển vi QH.
b) Nội dung: 
Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
Câu 1. Nhóm TV nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?
A. Rêu B. Dương xỉ 
 C. Hạt trần D. Hạt kín
Câu 2. Lập bảng phân biệt đặc điểm cơ bản của các nhóm TV: Rêu; Dương xỉ; Hạt trần; Hạt kín?
Câu 3. Cho các từ: Rễ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bào tử, bào tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Cây rêu gồm có: (1)............(2), chưa có (3).............chính thức. Trong thân và lá rêu chưa có (4)............................ Rêu sinh sản bằng (5)...............được chứa trong (6)......................, cơ quan này nằm ở (7)....................cây rêu. 
Câu 4. Cho sơ đồ sau:
a. Lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên.
b. Từ sơ đồ trên, cho biết vai trò của thực vật?
c) Sản phẩm: 
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất)
d) Tổ chức thực hiện: 
GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng phần mềm gameshow để HS tham gia trả lời theo nhóm, trực tuyến.
GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Phần mềm tự động chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức về các nhóm TV, vai trò của TV, kĩ năng sử dụng dụng cụ và chăm sóc cây vào thực tiễn đời sống.
Phát huy năng lực tự học, tự chủ của HS/nhóm HS trong tìm kiến, thu thập thông tin trên internet, kinh nghiệm từ người thân, ...lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ GV giao. 
b) Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh lựa chọn loài thực vật có ích (cây rau, cây gia vị, cây hoa...trong hộp xốp hoặc thủy canh....), sử dụng dụng cụ để trồng và chăm sóc cây tại nhà (Nộp báo cáo sau 1-2 tuần).
c) Sản phẩm: 
HS báo cáo sản phẩm (chụp hình, quay video trình bày trên slides, sway....) về cây được trồng và chăm sóc của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao về nhà cho các nhóm (06 học sinh) thực hiện ngoài giờ lên lớp. Nộp báo cáo sau 1-2 tuần. Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo, trao đổi, chia sẻ trước lớp. HS nhóm khác và GV tham gia đánh giá theo tiêu chí GV cùng các nhóm HS đã thống nhất trước đó.
DUYỆT CỦA BGH	DUYỆT CỦA TTCM	 GIÁO VIÊN SOẠN 
Trần Khánh Ly

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_chan_troi_sang_tao_tuan_19_den_t.docx