Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN.

(Thời gian: 3 Tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Trình bày được tiền đề của cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

- Giải thích được khái niệm cách mạng tư sản.

- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

2. Về năng lực:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận diện được các loại tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về cách mạng tư sản.

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích khái niệm CMTS, phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của CMTS.

- Góp phần hình thành và phát triển được năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng thông qua vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của CMTS.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.

- Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, bài giảng PP .

 

docx 23 trang Thu Lụa 30/12/2023 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN.
(Thời gian: 3 Tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được tiền đề của cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
- Giải thích được khái niệm cách mạng tư sản.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
2. Về năng lực:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận diện được các loại tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về cách mạng tư sản.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích khái niệm CMTS, phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của CMTS.
- Góp phần hình thành và phát triển được năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng thông qua vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của CMTS.
3. Về phẩm chất: 
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
- Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, bài giảng PP .
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC:
1 . Hoat động MỞ ĐẦU 
a, Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích HS tìm hiểu về các cuộc CMTS.
b, Nội dung: HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết bản thân trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: các cuộc cách mạng tư sản.
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Nhận diện lịch sử”.
- Giáo viên cho HS quan sát các hình ảnh: thủ đô nước Pháp, xử tử vua Sác lơ I, Tấn công ngục Parxti 1789, sự kiện chè Boxtơn 1773, chân dung Crom oen, chân dung Oa sinh tơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
? Xem hình ảnh và cho biết sự kiện lịch sử nào đang được nhắc tới trong các hình ảnh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Những hình ảnh trên là các sự kiện, nhân vật tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra trên thế giới từ TK XVI đến TK XVIII. Vậy CMTS là gì? Các cuộc CMTS có điểm gì nổi bật chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
TIẾT 1
Nội dung 1. Tiền đề các các cuộc cách mạng tư sản.
a, Mục tiêu: HS tìm hiểu về các tiền đề của cuộc CMTS.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội của các cuộc CMTS.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1. Giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể
- Nhóm 1: tiền đề kinh tế.
- Nhóm 2: tiền đề chính trị.
- Nhóm 3: tiền đề tư tưởng.
- Nhóm 4: tiền đề xã hội.
HS hoàn thành phiếu học tập theo mẫu:
Các tiền đề của CMTS
Nội dung chính
Kinh tế
Chính trị, xã hội
Tư tưởng
- Nhiệm vụ 2: Em hiểu thế nào là “cách mạng tư sản”.
- Nhiệm vụ 3: Thực hành xác định các tiền đề của một cuộc cách mạng tư sản?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Nhóm 1: Tìm hiểu tiền đề về kinh tế, xã hội
GV hướng dẫn HS khai thác các thông tin phản ánh trên bức tranh Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng rút ra mối quan hệ xã hội và mâu thuẫn trong xã hội Pháp trước cách mạng.
GV mở rộng về mâu thuẫn xã hội ở Anh, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu sâu hơn về trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp cuối TK XVIII.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV mở rộng giải thích: Vì sao giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản?
Bước 4. Kết luận, nhận định
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản.
Các tiền đề của CMTS
Nội dung chính
Kinh tế
- Giai đoạn hậu kì trung đại, kinh tế TBCN ra đời và phát triển ở Tây Âu và Bắc Mĩ. 
- Tuy nhiên gặp phải rào cản của nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị của chính quốc với thuộc địa.
Chính trị, xã hội
- Chính trị: chế độ phong kiến khủng hoảng. Chính trị rối ren như khủng hoảng tài chính (Anh), mâu thuẫn xã hội (Pháp).
- Xã hội:
+ Tư sản,Quí tộc mới có địa vị kinh tế mong muốn thiết lập chế độ mới.
+ TS, Quí tộc mới, nhân dân lao động mâu thuẫn với chế độ phong kiến.
Tư tưởng
Giai cấp tư sản có hệ tư tưởng mới: cải cách tôn giáo (Anh), Triết học ánh sáng (Pháp)
Tư tưởng của giai cấp tư sản hướng tới giải phóng con người, dân chủ, bình đẳng.
- Khái niệm cách mạng tư sản: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho CNTB phát triển
TIẾT 2
Nội dung 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản.
a, Mục tiêu: HS tìm hiểu về các đặc điểm của cuộc CMTS.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: mục tiêu, niệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc CMTS.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: tìm hiểu mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS.
- Đọc thông tin SGK tr.8 và Sơ đồ về mục tiêu của các cuộc CMTS ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời kì cận đại, trả lời câu hỏi:
Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu và nhiệm vụ như thế nào? Cho ví dụ
Nhiệm vụ 2: Giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc CMTS
- Xác định giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? Vì sao giai cấp tư sản lại liên minh với quí tộc phong kiến?
- Xác định động lực của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? Quần chúng nhân dân có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của cách mạng tư sản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản.
a. Mục tiêu, nhiệm vụ
* Mục tiêu: 
- Mục tiêu chung: lật đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ những rào cản, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Kinh tế: Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
+ Chính trị: xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ tư sản. 
* Nhiệm vụ:
- Dân tộc: giành độc lập, xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất thị trường, hình thành quốc gia dân tộc.
- Dân chủ: xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
b. Giai cấp lãnh đạo.
- Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa (Anh, Đức, NB); tư sản công thương (Mĩ, Pháp).
c. Động lực: 
- Các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, nô lệ).
TIẾT 3
Nội dung 3. Kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
a, Mục tiêu: HS tìm hiểu về kết quả và ý nghĩa của các cuộc CMTS.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: kết quả và ý nghĩa của các cuộc CMTS.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1. Giao hiệm vụ 
 - Giáo viên mời HS tham gia trò chơi “Tây Du Kí” và phổ biến luật chơi cho HS: Trong rừng có rất nhiều yêu quái xuất hiện để cản đường thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, em hãy giúp thầy trò Đường Tăng bằng cách vượt qua các câu hỏi của yêu quái (HS chuẩn bị trước ở nhà).
Câu 1: Cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ chính tri nào?
Câu 2: Hiện nay thể chế chính trị của nước Anh là gì?
Câu 3: Kể tên các bản tuyên ngôn ra đời trong cách mạng tư sản Pháp, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ?
Câu 4: Vì sao ngày 4/7 được chọn làm quốc khánh của nước Mĩ?
Câu 5: Ý nghĩa quốc kì của nước Pháp là gì?Liên quan đến sự kiện nào?
Câu 6: Sau cách mạng tư sản các nước Anh, Pháp, Mĩ phát triển theo con đường nào?
- Sau khi tham gia trò chơi GV hướng dẫn HS rút ra kết quả, ý nghĩa của các cuộc CMTS.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV liên hệ giẵ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp với Tuyên ngôn độc lập (1945) của nước ta.
Bước 4. Kết luận, nhận định
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Kết quả và ý nghĩa của các cuộc cuộc cách mạng tư sản.
a, Kết quả: 
- Lật đổ nhà nước phong kiến, giải phóng dân tộc, thiết lập nhà nước pháp quyền.
- Tùy điều kiện cụ thể từng nước mà kết quả khác nhau.
b, Ý nghĩa: 
- Kinh tế: mở đường cho CNTB phát triển.
- Chính trị: Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến và giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh.
3. Hoạt động LUYÊN TẬP 
a, Mục tiêu: giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: bảng thống kê, sơ đồ tư duy.
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiêm vụ 
 1. Lập bảng tóm tắt những nét chính của các cuộc CMTS ở châu Âu và Bắc Mĩ theo mẫu sau:
Vấn đề
CMTS Anh
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
CMTS Pháp
Mục tiêu
Nhiệm vụ
Giai cấp lãnh đạo
Động lực cách mạng
Kết quả
Ý nghĩa
2. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Trong tất cả các cuộc cách mạng tư sản đã lất độ chế độ phong kiến lỗi thời, cuộc cách mạng Pháp vào cuối TK XVIII là cuộc cách mạng mà người ta có thể gọi là đại cách mạng với đầy đủ ý nghĩa của nó.Cách mạng Pháp đã đạp đổ chế độ chuyên chế phong kiến, nó đã giáng cho chế độ phong kiến cái đòn chí tử, với cái chổi khổng lồ của nó, nó đã quét sạch những rác rưởi thời trung cổ trên toàn nước Pháp và dọn đường cho sự tiến bộ tư bản chủ nghĩa. ..Cách mạng Pháp mở ra và củng cố một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trong những nước tiên tiến”
(A-man-phơ-rét, Đại cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, Hà Nội, 1965, Tr. 357-358).
Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp cuối TKXVIII là “cuộc đại cách mạng”?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Nhiệm vụ 1:
Vấn đề
CMTS Anh
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
CMTS Pháp
Mục tiêu
Lật đổ chế độ phong kiến.
Lật đổ sự thống trị của tực dân Anh, giành độc lập.
Lật đổ chế độ phong kiến, chống ngoại xâm
Nhiệm vụ
Dân chủ.
Dâ ... ần.
a. Kiến trúc:
- Kế thừa, phát triển phong cách thời Lý, đạt nhiều thành tựu.
- Chùa, tháp mở rộng về phía Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Các cộng trình được xây dựng lại có qui mô nhỏ hơn thời Lý.
b, Điêu khắc:
- Nối tiếp thời Lý, nhưng phong cách tạo hình khoáng đạt, khỏe khoắn hơn.
- Hoa văn trang trí trên gốm, đình, chùa gồm: hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng.
c, So sánh:
- Giống: Có sự kế thừa, phát triển của nhau, chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
- Khác: qui mô, phạm vi phân bố, chất liệu, hoa văn.
Nội dung 3. Nghệ thuật thời Lê sơ.
a, Mục tiêu: 
- HS biết khai thác tư liệu để trình bày một số thành tựu nghệ thuật thời Lê sơ. 
- HS nhận thức được nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc TK XVI-XVI, sự khác biệt so với các thời kì trước.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: thành tựu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: HS và GV tham gia triển lãm tranh ảnh, hiện vật mô phỏng về nghệ thuật thời Lê sơ (HS chuẩn bị trước ở nhà).
+ Nhóm 1, 2: trưng bày tranh ảnh, hiện vật mô phỏng về kiến trúc thời Lê sơ.
+ Nhóm 3,4: trưng bày tranh ảnh, hiện vật mô phỏng về điêu khắc thời Lê sơ.
- Nhiệm vụ 2: Hãy chỉ ra điểm khác biệt của nghệ thuật thời Lê sơ so với các thời kì trước?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:	
- Nhiệm vụ 1:
+ Vị trí trưng bày: bốn góc của lớp. Mỗi nhóm cử ra 1 HDV để thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.
+ GV tổ chức cho HS lần lượt tham quan sản phẩm của các nhóm.
+ GV cử ra một ban giám khảo để chấm điểm sản phẩm các nhóm (mẫu phiếu đánh giá phần phụ lục). 
+ GV giới thiệu thêm cho HS về các thành tựu tiêu biểu: điện Kính Thiên, điện Lam Kinh, thềm rồng điện Kính thiên thông qua các video hỗ trợ.
- Nhiệm vụ 2: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác phản biện. GV nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Nghệ thuật thời Lê sơ.
a. Kiến trúc:
- Các công trình kiến trúc chủ yếu ở Đông đô (Thăng Long) và Tây đô (Thanh Hóa) như: điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, cung Vạn Thọ tại Đông Đô; điện Lam Kinh tại Tây Đô.
- Việc xây dựng các chùa, tháp mới bị hạn chế nhưng việc tu bổ vẫn được coi trọng.
b, Điêu khắc:
- Bao gồm điêu khắc trên lăng mộ, văn bia, thành bậc bằng đá(bia Vĩnh Lăng).
- Phong cách điêu khắc hoa mĩ, cầu kì, tinh xảo hơn.
c. Điểm khác biệt
- Kiến trúc ít chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Chùa tháp bị hạn chế.
- Loại hình điêu khắc phong phú hơn (lăng mộ, bia)
- Hoa văn điêu khắc tinh xảo hơn (rồng dữ tợn hơn so với rồng thời Lý, Trần).
Nội dung 4: Nghệ thuật thời Mạc.
a, Mục tiêu: 
- HS trình bày được một số thành tựu về điêu khắc và kiến trúc thời Mạc.
- Đặc trưng nghệ thuật kiến trúc TK XVI-XVII cũng như sự khác biệt nghệ thuật thời kì này so với thời kì trước.
- HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức, hiểu được giá trị các phương án bảo tồn, số hóa hình ảnh, tư liệu về di tích và bảo vật quốc gia thời Mạc.
b, Nội dung: HS quan sát hình ảnh, dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: thành tựu kiến trúc, điêu khắc thời Mạc.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ 1:
GV cho HS quan sát hình ảnh một số nhân vật, thành tựu kiến trúc, điêu khắc thời Mạc: Mạc Đăng Dung, Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, đình Tây Đằng, Đèn gốm men lam TK XVI kết hợp phần chuẩn bị trước ở nhà của HS, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
1. Nhà Mạc thành lập trong hoàn cảnh như thế nào? Do ai lập nên?
..........................................................................................................................................................
2. Tôn giáo nào phát triển thời Mạc? Có ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc, điêu khắc?
.............................................................................................................................................................
3. Chất liệu điêu khắc nổi bật thời Mạc là gì?
...........................................................................................................................................................
4. Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật điêu khắc thời Mạc là gì?
...........................................................................................................................................................
- Nhiệm vụ 2: Điểm khác biệt của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Mạc so với các thời kì trước.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- HS làm việc theo cặp đôi, nhóm.
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày và các HS khác bổ sung.
- GV giới thiệu loại hình kiến trúc độc đáo dưới thời Mạc là hệ thống các đạo quán của Đạo giáo.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
4. Nghệ thuật thời Mạc.
 a. Kiến trúc:
- Các công trình kiến trúc bao gồm cung điện và thành quách, chùa, tháp, đình, quán, đền, miếu.
- Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Đạo giáo.
b, Điêu khắc:
- Điêu khắc phát triển với chất liệu chủ yếu là gỗ, đá.
- Loại hình điêu khắc phổ biến: tượng (phật, thánh, nhân vật)
- Thành tựu tiêu biểu: chân đèn gốm hoa lam.
c. Điểm khác biệt
- Quy mô vừa phải, sử dụng chất liệu chính là đá, gỗ, đất nung. 
- Loại hình điêu khắc phong phú hơn (tượng).
- Hoa văn điêu khắc phản ánh trí tưởng tượng dân gian.
Nội dung 5. Nghệ thuật thời Lê trung hưng.
a, Mục tiêu: 
- HS trình bày được một số thành tựu về điêu khắc và kiến trúc, mĩ thuật thời Lê trung hưng.
- Đặc trưng nghệ thuật kiến trúc thời Lê trung hưng cũng như sự khác biệt nghệ thuật thời kì này so với thời kì trước.
- HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức, hiểu được giá trị các phương án bảo tồn, số hóa hình ảnh, tư liệu về di tích và bảo vật quốc gia thời Lê trung hưng.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: Một số thành tựu nghệ thuật tiêu biểu thời Lê trung hưng.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Giao nhiệm vụ
HS sử dụng phương pháp đóng vai thực hiện nhiệm vụ:
- Nhóm 1,2 : đóng vai thành nhà khảo cổ học hướng dẫn các bạn tham quan cấu trúc 3D một ngôi đình cổ được xây dựng thời kì này (đình Tiên Lễ).
- Nhóm 3,4: đóng vai đại sứ văn hóa giới thiệu hai thành tựu: tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút tháp-Bắc Ninh), tượng phật Tuyết Sơn và 18 vị La Hán (chùa Tây Phương-Hà Nội).
HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
1. Các loại hình kiến trúc thời Lê trung hưng bao gồm:
2. Đến TK XVII-XVIII phạm vi phân bố của đình làng ở..
3. Kiến trúc tôn giáo mới được du nhập vào cuối TKXVII là:
4. Nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng bao gồm:
5. Đặc điểm mĩ thuật thời Lê trung hưng là.
6. Điểm mới về nghệ thuật thời kì này là
- Nhiệm vụ 2: HS tham gia “Tour online” với chủ đề “tranh Đông Hồ”. HS chiếu video và thuyết minh về làng tranh Đông Hồ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận, chuẩn hóa kiến thức cho HS.
5. Nghệ thuật thời Lê Trung hưng.
a. Kiến trúc:
- Kiến trúc cung đình: cơ bản mô phỏng theo các thời kì trước.
- Kiến trúc dân gian:phát triển, phổ biến (đình làng, chùa).
- Xuất hiện loại hình kiến trúc mới: nhà thờ Công giáo.
b, Điêu khắc:
- Điêu khắc cung đình đơn giản hóa, kết hợp điêu khắc dân gian.
- Điêu khắc dân gian phát triển rực rỡ, đạt trình độ cao.
- Kĩ thuật khá điêu luyện, nhất là điêu khắc gỗ.
c. Mĩ thuật:
- Chất liệu đa dạng: tranh in trên giấy, lụa, giấy bối, ván.
- Họa tiết đơn giản, nhưng sinh động, giàu tính hiện thực.
d. Điểm mới:
- Tính nhân bản được đề cao.
- Chọn lọc các yếu tố mới tiếp thu từ Trung Hoa và phương Tây.
Nội dung 6. Nghệ thuật thời Nguyễn.
a, Mục tiêu: 
- HS trình bày được một số thành tựu về điêu khắc và kiến trúc, mĩ thuật, âm nhạc của thời Nguyễn.
- Đặc trưng nghệ thuật truyền thống thời Nguyễn cũng như sự khác biệt nghệ thuật thời kì này so với thời kì trước.
- HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức, hiểu được giá trị các phương án bảo tồn, số hóa hình ảnh, tư liệu về di tích và bảo vật quốc gia thời Nguyễn.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: Thành tựu kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, mĩ thuật thời Nguyễn.
d, Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Giao nhiệm vụ
HS hướng dẫn HS tham gia cuộc thi “Về miền di sản” tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống thời Nguyễn:
- Địa điểm mô phỏng: kinh thành Huế cuối TK XIX.
- Thành phần: 4 đội thi tương ứng 4 nhóm.
- Nội dung thi:
+ Khởi động: mỗi đội trả lời 1 gói câu hỏi dạng hỏi nhanh, đáp gọn về các thành tựu chung của nghệ thuật thời Nguyễn (1 gói 10 câu, thời gian 2 phút).
+ Tăng tốc: mỗi đội cử 2 HS tham gia trả lời câu hỏi dạng hiểu ý đồng đội, 1 HS quan sát hình ảnh liên quan đến nghệ thuật triều Nguyễn mô tả lại để cho HS còn lại trả lời chính xác. (1 đội 5 hình ảnh, thời gian 5 phút).
+ Về đích: mỗi đội cử 1 đại diện thuyết trình 1 giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống. (mỗi đội 3 phút).
- GV cử ra một ban giám khảo đề chấm điểm, tổng kết cuộc thi, trao giải nếu có.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Do thời gian tổ chức thi dài GV phân chia thành 2 tiết:
+ Tiết 1: tổ chức thi, trao giải.
+ Tiết 2: GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập:
Lĩnh vực
Kiến trúc
Điêu khắc
Mĩ thuật
Âm nhạc
Thành tựu tiêu biểu
Điểm mới
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng giới thiệu một số di sản văn hóa nghệ thuật được UNESCO công nhận: quần thể kiến trúc cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận, chuẩn hóa kiến thức cho HS.
6. Nghệ thuật thời Nguyễn.
Lĩnh vực
Kiến trúc
Điêu khắc
Mĩ thuật
Âm nhạc
Thành tựu tiêu biểu
- Kinh thành Huế, hệ thống các lăng mộ.
- Đền, chùa: đền Ngọc Sơn, chùa Báo Ân
- Điêu khắc lăng tẩm, điêu khắc Phật giáo phát triển.
- Kiệt tác tiêu biểu nhất là Cửu đỉnh.
- Mĩ thuật cung đình (trang trí cung điện, đền đài, lăng tẩm).
- Mĩ thuật dân gian (trang trí đình, chùa, nhà thờ, tranh dân gian).
- Âm nhạc cung đình: Nhã nhạc cung đình Huế.
- Âm nhạc dân gian: lý
, hò, ca bội.
Điểm mới
- Tiếp nối kiến trúc truyền thống, chịu ảnh hưởng kiến trúc phương Tây.
- Sự tác động qua lại giữa mĩ thuật dân gian và mĩ thuật cung đình.
- Âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian có sự dung hòa nhất định.
- Các công trình nghệ thuật hài hòa với thiên nhiên.
- Để lại một di sản to lớn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
3. Hoạt động LUYÊN TẬP 
a, Mục tiêu: giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
b, Nội dung: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: bảng thống kê, sơ đồ tư duy.
d, Tổ chức thực hiện
Còn nữa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_11_chan_troi_sang_tao_chuong_1_cach_mang_tu.docx