Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

–Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

- Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng

– Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

*Tự học và tự chủ: Chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

*Giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, trao đổi, thảo luận và đánh giá khả năng bản thân và tự nhận công việc phù hợp để tìm hiểu một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.

2.2. Năng lực lịch sử

*Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

- Nhận diện được các loại tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,.), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm sưu tầm và hiểu về cách mạng tư sản.

- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

* Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

- Giải thích khái niệm cách mạng tư sản, phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản

* Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

 

docx 17 trang Thu Lụa 30/12/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (3 tiết)

Giáo án Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (3 tiết)
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
–Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
- Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng
– Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
*Tự học và tự chủ: Chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
*Giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, trao đổi, thảo luận và đánh giá khả năng bản thân và tự nhận công việc phù hợp để tìm hiểu một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
2.2. Năng lực lịch sử 
*Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử
- Nhận diện được các loại tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm sưu tầm và hiểu về cách mạng tư sản.
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
* Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử 
- Giải thích khái niệm cách mạng tư sản, phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản
* Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
3. Về phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi và khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh ảnh, tư liệu lịch sử về các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Phiếu học tập cho HS dùng để trả lời các câu hỏi thảo luận, từ đó HS tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử. GV có thể thu thập Phiếu học tập của cá nhân hoặc phiếu thu hoạch chung của nhóm để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Kích thích sự hứng thú, tìm tòi của HS muốn khám phá về các cuộc cách mạng tư sản.
b. Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ong tìm chữ”, tìm từ khoá liên quan đến nội dung bài học
c. Sản phẩm: Từ khoá có liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ong tìm chữ” yêu cầu HS quan sát bảng từ khoá, và tìm từ khoá liên quan đến bài học
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS tham gia trò chơi....
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi HS có câu trả lời nhanh nhất, các HS khác nhận xét, bổ sung...
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV nhận xét và liên kết kiến thức đã học gợi ý HS tìm hiểu/giải quyết vấn đề.... và kết nối vào bài mới: Trong lịch sử thế giới cận đại, cách mạng tư sản được coi là một trong những vấn đề lớn và có những ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử thế giới, cách mạng tư sản không chỉ đánh dấu sự thay đổi của chính những quốc gia tiến hành cách mạng, mà cách mạng tư sản còn là bước chuyển mình của nền cách mạng thế giới. Cách mạng tư sản là gì và lý do vì sao diễn ra, có các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nào?... Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu BÀI 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: 
- HS biết khai thác tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các tiền đề cần có để một cuộc cách mạng tư sản có thể bùng nổ; góp phần phát triển năng lực quan sát, nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử.
 - Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
b. Nội dung: HS đọc SGK kết hợp kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân/nhóm hoàn thành nội dung phiếu bài tập trong thời gian 10 phút.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về (Phiếu bài tập) tiền đề các cuộc cách mạng tư sản.
PHIẾU BÀI TẬP
Về kinh tế
Về chính trị
Về xã hội
Về tư tưởng
Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của Nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa. Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần phải xoá bỏ những rào cản đó.
Chính sách cai trị của Nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Họ đấu tranh để xoá bỏ ách áp bức, bóc lột.
Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới ở Anh, chủ nô ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng. Họ tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để hùng nhân dân, giai cấp tru chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ Ví dụ: khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, giai cấp tư sản, quý tộc mới ở Nê-đéc-lan, Anh đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng; ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, G. G. Rút-xô.
d. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức HS tham gia trò chơi “Giải mã lịch sử” tìm hiểu về tiền đề các cuộc cách mạng tư sản theo gợi ý phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP 1
TIỀN ĐỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Hoạt động cá nhân
Về kinh tế 
Về chính trị
Về xã hội 
Về tư tưởng
Nêu biểu hiện sự phát triển kinh tế theo hướng TBCN ở Tây Âu và Bắc Mĩ. Lấy 1 ví dụ minh hoạ về sự phát triển kinh tế theo hướng TBCN của các nước Tây Âu và Bắc Mĩ.
1 – Nêu biểu hiện thể hiện sự chuyên chế của chế độ phong kiến. Cho ví dụ minh hoạ.
2 – Yêu cầu gì đặt ra đối với các nuớc Tây Âu, Bắc Mĩ?
Sự phát triển kinh tế đã làm xã hội Tây Âu và Bắc Mĩ thay đổi như thế nào? Lấy 1 ví dụ minh hoạ về tình cảnh các giai cấp trong xã hội Tây Âu và Bắc Mĩ tiêu biểu.
1- Nêu tiền đề về tư tưởng của giai cấp tư sản.
2 – Trình bài vai trò của của tư tưởng Khai sáng đối với cách mạng tư sản Pháp.
Thảo luận nhóm
Trình bày tiền đề về kinh tế, chính trị - xã hội và tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản
*GV sử dụng kênh hình 1.2 đến 1.6, và tư liệu Em có biết nêu minh hoạ về tiền đề các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân/thảo luận nhóm theo yêu cầu...
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập...
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi nhóm HS nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, chia sẻ...
+ HS lắng nghe, phản hồi....
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV yêu cầu các nhóm nhận xét mức độ các thành viên tham gia thảo luận/đóng góp ý kiến... kết luận nội dung tìm hiểu....
1 – Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản 
a, Về kinh tế 
- Các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ, ra đời các công trường thủ công
 - Xuất hiện nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính
- Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá..
b, Về chính trị - xã hội 
- Chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu đã bộc lộ nhiều khủng hoảng sâu sắc.
- Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề như khủng hoảng tài chính, đẳng cấp,
- Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của tầng lớp quý tộc phong kiến.
c, Về tư tưởng
- Tư tưởng tư sản dần được hình thành và được biểu hiện trên các mặt khác nhau. 
+ Phong trào Cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái mới phù hợp hơn với giai cấp tư sản như Tân giáo (Nê-đéc-lan), Thanh giáo (Anh),...
+ Ở Pháp, xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như Triết học, Sử học, Văn học,...
TIẾT 2
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu
- Chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Thông qua hoạt động nhóm, hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, trao đổi, thảo luận và đánh giá khả năng bản thân và tự nhận công việc phù hợp để tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Nhận diện được các loại tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm sưu tầm và hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản
– HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống, hiểu biết về sự đa dạng của các cuộc cách mạng tư sản, vai trò của giai cấp lãnh đạo (tư sản và quý tộc tư sản hoá) và quần chúng nhân dân trong mỗi cuộc cách mạng tư sản.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc sơ đồ SGK trang 8 tham gia trò chơi đóng vai “Nhà thống kê sử liệu” và thảo luận trả lời câu hỏi nhận thức sau:
1 – Lấy ví dụ minh hoạ về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng của một cuộc cách mạng tư sản cụ thể ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
2 - Tại sao các cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?
3 – Phân tích vai trò của tầng lớp quí tộc mới trong cuộc cách mạng tư sản Anh.
4 – Vì sao nói quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng?
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, trình bày được mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng các cuộc cách mạng tư sản
1 – Lấy ví dụ minh hoạ về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng của một cuộc cách mạng tư sản cụ thể ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
Gợi ý đáp án
NỘI DUNG
Cách mạng tư sản Anh
Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Cách mạng tư sản Pháp
Mục tiêu
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I)
- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;
- Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô;
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI)
- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Nhiệm vụ
- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến;
- Xác lập nền dân chủ tư sản.
- Giành độc lập dân tộc;
- Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.
- Xác lập nền dân chủ tư sản.
- Hình thành thị trường dân tộc thống nhất;
- Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
- Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng;
- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
Lãnh đạo
Giai cấp tư sản và quý tộc mới
Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô
Giai cấp tư sản
Động lực cách mạng
Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,)
2 - Tại sao các cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?
*Gợi ý đáp án
- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, hướng tới giải quyết các nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, vì: chế độ  ... ư: quyền tự do, quyền bình đẳng,
3 – Phân tích vai trò của tầng lớp quí tộc mới trong cuộc cách mạng tư sản Anh.
*Gợi ý đáp án
- Vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh:
+ Tầng lớp quý tộc mới đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.
+ Tuy nhiên, chính sự tham gia của tầng lớp quý tộc mới trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì: tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để, không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế cho phù hợp với lợi ích của mình.
4 – Vì sao nói quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng?
*Gợi ý đáp án
- Quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng tư sản, vì:
+ Quần chúng nhân dân (bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, như: nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,) là lực lượng đông đảo nhất tham gia vào cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân, giành những quyền lợi về chính trị, kinh tế và xã hội.
+ Quần chúng nhân dân với tính thần cách mạng triệt để là động lực cơ bản tạo nên những biến cố cách mạng, thúc đẩy cách mạng phát triển. Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục, thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để. Tiêu biểu như trong cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII): nông dân, thợ thủ công và công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh chống phong kiến cùng các thế lực phản động trong và ngoài nước, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao dưới thời kì cầm quyền của phái Gia-cô-banh.
d. Tổ chức thực hiện
+ Nhiệm vụ 1: GV tổ chức trò chơi “Nhà thống kê sử liệu” 
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm, tổ chức trò chơi “Nhà thống kê sử liệu” tìm hiểu khái quát về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
* Luận chơi: yêu cầu HS đọc và phân loại các từ khoá theo yêu cầu phiếu bài tập trò chơi “Nhà thống kê sử liệu” trong thời gian 10 phút. Đội thắng cuộc có đáp án nhanh nhất hoặc có nhiều câu trả lời đúng nhất do đại sứ các nhóm bạn chấm được cộng 1đ toàn nhóm.
+ Gợi ý từ khoá như sau: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho CNTB phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền, sản xuất tập trung, giành độc lập dân tộc, xác lập nền dân chủ tư sản, thống nhất thị trường dân tộc, giai cấp tư sản, tầng lớp quí tộc mới, giai cấp tư sản công thương, giai cấp vô sản, nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản, nô lệ,
PHIẾU BÀI TẬP 2
Ghép từ khoá vào ô tương ứng sau
Mục tiêu
Nhiệm vụ
Giai cấp lãnh đạo
Động lực cách mạng 
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS tham gia trò chơi để thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu...
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập...
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi nhóm HS có đáp án nhanh nhất trả lời và yêu cầu các nhóm cử đại sứ chấm sản phẩm nhóm bạn theo đáp án gợi ý:
Mục tiêu
Nhiệm vụ
Giai cấp lãnh đạo
Động lực cách mạng 
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho CNTB phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền, sản xuất tập trung, 
giành độc lập dân tộc, xác lập nền dân chủ tư sản, thống nhất thị trường dân tộc,
giai cấp tư sản, tầng lớp quí tộc mới, giai cấp tư sản công thương, giai cấp vô sản,
nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản, nô lệ,
+ HS lắng nghe, phản hồi....
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả học tập nhóm bạn... kết luận nội dung tìm hiểu, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ 2...
*Nhiệm vụ 2: GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS đóng vai chuyên gia sử học
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm như hoạt động trò chơi ở nhiệm vụ 1, yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau trong thời gian 7 phút: 
*Nhóm 1,4: Lấy ví dụ minh hoạ về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng của một cuộc cách mạng tư sản cụ thể ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
*Nhóm 2,8: Tại sao các cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?
*Nhóm 3, 6: Phân tích vai trò của tầng lớp quí tộc mới trong cuộc cách mạng tư sản Anh.
*Nhóm 5, 7: Vì sao nói quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS tham gia thảo luận thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu...
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập...
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi ngẫu nhiêm nhóm HS trình bày câu trả lời, nhóm có cùng nội dung thảo luận nhận xét, góp ý, bổ sung
+ HS lắng nghe, phản hồi....
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV nhận xét kết quả học tập các nhóm, kết luận nội dung tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản
2 – Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản
b. Giai cấp lãnh đạo của cách mạng tư sản
Đó là giai cấp tư sản (hoặc quý tộc tư sản hoá) như trong Cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp.
c. Động lực của các cuộc cách mạng 
- Động lực của cách mạng tư sản bao gồm các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,...)
TIẾT 3
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
a. Mục tiêu: 
- Chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
- Nhận thức rõ giá trị mà các cuộc cách mạng tư sản đóng góp vào lịch sử nhân loại. Đồng thời, HS cũng nhận thức được cách mạng tư sản thành công, đưa đến sự thiết lập chế độ mới – tư bản chủ nghĩa song đây vẫn là chế độ người bóc lột người, xác lập chế độ áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản và đồng minh
b. Nội dung: HS đọc SGK tìm từ khoá, nội dung về kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
c. Sản phẩm: Từ khoá, nội dung chính thể hiện kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
d. Tổ chức thực hiện
+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kết quả các cuộc cách mạng tư sản
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3a trang 10, tìm từ khoá nêu kết quả các cuộc cách mạng tư sản và lấy ví dụ minh hoạ cụ thể về kết quả cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Dựa trên yêu cầu học tập HS, GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” trong thời gian 5 phút HS tìm từ khoá và nêu ví dụ minh hoạ cụ thể, HS có kết quả nhanh nhất được 1 điểm cộng
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân...
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập...
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi HS có câu trả lời nhanh nhất nêu ý kiến, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung...
+ HS lắng nghe, phản hồi....
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV yêu cầu các nhóm nhận xét mức độ hoàn thành kết quả học tập và kết luận nội dung tìm hiểu....
3 – Kết quả, ý nghĩa các cuộc cách mạng tư sản
a. Kết quả
- Lật đổ, xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước mà kết quả của các cuộc cách mạng tư sản có sự khác nhau.
+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa các cuộc cách mạng tư sản
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3b trang 10 và tư liệu Em có biết, trả lời câu hỏi sau:
1 - Các cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa và tác động như thế nào?
2 – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn câu nào trong 2 bản tuyên ngôn độc lập nước Mĩ 1776 và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1789 được viết trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân...
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập...
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi HS có câu trả lời nhanh nhất nêu ý kiến, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung...
+ HS lắng nghe, phản hồi....
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV yêu cầu các nhóm nhận xét mức độ hoàn thành kết quả học tập và kết luận nội dung tìm hiểu....
3 – Kết quả, ý nghĩa các cuộc cách mạng tư sản
b. Ý nghĩa
- Đặt dấu mốc cho chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển vượt bậc.
- Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mỹ La-tinh.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu:
- Giải thích khái niệm cách mạng tư sản
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật 5W2H tổ chức HS tìm hiểu khái niệm cách mạng tư sản.
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi gợi ý theo kĩ thuật 5W2H
d. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi theo kĩ thuật 5W2H hướng dẫn HS làm việc cặp đôi theo yêu cầu phiếu bài sau trong thời gian 10 phút.
PHIẾU BÀI TẬP 3
Trả lời các câu hỏi sau
1 – Why? (Vì sao các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ?)
2 – When? Where? (cách mạng tư sản bắt đầu khi nào? ở đâu?)
3 – Who? (Cách mạng tư sản do ai lãnh đạo? Lực lượng nào ủng hộ tham gia cách mạng?)
4 – What? (Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nào? Có tính chất gì?)
5 – How? (Nêu kết quả các cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa và tác động như thế nào?
6 – How? (Cuộc cách mạng nào được xem là tiêu biểu nhất? Vì sao?)
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS thảo luận cặp đôi, dựa trên cơ sở nội dung bài học
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi ngẫu nhiên nhóm HS trình bày kết quả, các HS khác lắng nghe, góp ý, chia sẻ
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập và hình thành khái niệm cách mạng tư sản là gì?. (Gợi ý thuật ngữ lịch sử phần nội dung bảng thuật ngữ trang 93 SGK)
4. Hoạt động vận dụng (Thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu: 
- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống..
b. Nội dung: GV tổ chức HS tìm hiểu, sưu tầm tư liệu về bản Tuyên ngôn độc lập nước Mĩ, bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nước Pháp, mối quan hệ với bản Tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH
c. Sản phẩm: Lập bảng thống kê tìm hiểu theo yêu cầu nhiệm vụ học tập gợi ý phần vận dụng SGK trang 12.
d. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS sưu tầm tư liệu và tìm hiểu về bản Tuyên ngôn độc lập nước Mĩ, bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nước Pháp, mối quan hệ với bản Tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH
PHIẾU BÀI TẬP 4
Nội dung
Tuyên ngôn độc lập nước Mĩ
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nước Pháp
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Giá trị lịch sử 
1 – Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn bản tuyên ngôn (của Mỹ và Pháp) vào thời điểm năm 1945 khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời để nhằm mục đích gì?
2 – Điểm chung của 3 bản tuyên ngôn Mỹ, Pháp và Việt Nam là gì?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS sưu tầm, tìm hiểu và thực hiện nhiệm học tập ở nhà
+ GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi HS chia sẻ ý kiến cá nhân, bổ sung, nhận xét ở tiết học hôm sau.
*Bước 4: Kết luận và nhận định
+ GV nhận xét bài viết, quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập HS, cho điểm bài viết khuyến khích tinh thần tự học của các em

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_11_chan_troi_sang_tao_chuong_1_cach_mang_tu.docx