Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ - Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
– Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:
+ Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Quan sát và mô tả được một số địa danh tiêu biểu của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ.
2. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.
3. Phẩm chất:
– Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,.) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ - Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù – Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: + Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Tìm hiểu lịch sử và địa lí: + Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Quan sát và mô tả được một số địa danh tiêu biểu của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ. 2. Năng lực chung: – Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công. Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin. 3. Phẩm chất: – Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí. Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Đối với học sinh SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí. Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 1 – 3 SHS tr.15 và trả lời câu hỏi: Các hình 1, 2, 3 gợi cho em biết điều gì về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các hình 1, 2, 3 gợi hiểu biết về Trung du và miền núi Bắc Bộ + Hình 1: Sông lớn, có giá trị về du lịch và thủy điện. + Hình 2: Núi cao, đồ sộ. + Hình 3: Mùa đông lạnh giá, rét đậm, rét hại, gây khó khăn cho đời sống và sản xuất của người dân. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về địa hình, khí hậu, sông ngòi cũng như một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được trên lược đồ vị trí vùng Trung do và miền núi Bắc Bộ. - Nêu được tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các cặp đôi (hoặc để HS tự chọn cặp cho mình) trong 30 giây. - GV phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cặp đôi: Quan sát hình 4, em hãy: + Xác định được trên lược đồ vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Nêu được tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV hướng dẫn HS: + Tô màu cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Ghi tên các vùng và quốc gia, biển tiếp giáp xung quanh. + Ghi tên cực Bắc, cực Tây và các đảo. - Sau khi thảo luận, GV hướng dẫn các cặp gần nhau sẽ kiểm tra chéo nhau và chỉnh sửa lại kết quả (nếu có). - GV mời đại diện 2 HS lên lấy các thẻ địa danh, quốc gia trong rổ dán nhanh lên bảng từ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong nhắc lại nội dung: tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc nước ta. + Phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. - GV giới thiệu điểm cực bắc và cực tây của vùng, thể hiện lòng tự hào Tổ quốc. Cột cờ quốc gia Lũng Cú ở xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Hà Giang Cờ Tổ quốc ở cực Tây -GV cho HS quan sát sơ đồ tư duy Trung du và miền núi Bắc Bộ 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Mô tả được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành -GV cho HS chơi trò chơi “ Chinh phục đỉnh núi” -GV hướng dẫn luật chơi và trình chiếu câu hỏi trên ppt 4. Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. c. Cách tiến hành: -GV tổng kết lại bài học -GV nhận xét, tuyên dương - HS làm việc cặp đôi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các cặp đôi. - HS làm việc nhóm đôi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS quan sát và vẽ lại vào giấy nháp -HS chơi trò chơi IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù – Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: + Nêu được đặc điểm của thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Tìm hiểu lịch sử và địa lí: + Quan sát lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu mô tả và lí giải được phần nào về một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Đánh giá được một số ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Năng lực chung: – Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công. Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin. 3. Phẩm chất: – Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí. Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Đối với học sinh SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí. Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video hình ảnh về Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV mời 1 – 2 mô tả lại vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV nhận xét, tổng kết - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ- Tiết 2 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Địa hình: + Xác định được trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Nêu được ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. - Khí hậu: + Nêu được đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Nêu được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Sông ngòi: + Xác định được trên lược đồ các con sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Nêu được đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng. + Trình bày được vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất. b. Cách tiến hành VÒNG CHUYÊN GIA - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV hướng dẫn các nhóm: + Đếm số thứ tự từ 1 đến hết. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên: số 1 làm nhóm trưởng, quản lí nhiệm vụ chung; số 2 làm thư kí;.... + Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: ● Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung địa hình. ● Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung khí hậu. ● Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung sông hồ. + Các thành viên nhóm sẽ có nhiệm vụ từ 5 – phút, bao gồm: ● Đọc thông tin trong SHS tr.16 – 18, tìm các từ khóa và ghi ra giấy note để diễn đạt thành lời. ● Kết hợp với hình 4, mô tả đặc điểm thiên nhiên và xác định các đối tượng địa lí, địa danh liên quan đến hình. ● Đánh giá ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. - GV yêu cầu HS làm việc nhân, thống nhất ý kiến trong nhóm trong 10 phút. HS đặt các câu hỏi thảo luận. Thư kí ghi lại ý chính. Nhóm tóm tắt kiến thức. VÒNG MẢNH GHÉP - GV hướng dẫn HS tạo nhóm mảnh ghép trong thời gian 1 phút. - GV mời các thành viên của nhóm lần lượt chia sẻ kiến thức, thông tin tìm hiểu ở Vòng chuyên gia với các thành viên còn lại của nhóm. Hết lượt, sản phẩm nhóm sẽ chuyền theo thứ tự GV ghi sẵn trên bảng. Khi trình bày, các thành viên còn lại lắng nghe thông tin, ghi chép lại kiến thức vào vở và đặt câu hỏi thêm (nếu có). - GV cho HS đi tham quan sản phẩm của các cụm khác trong 3 phút. - GV mời một số đại diện chia sẻ trước lớp các thông tin đã tìm hiểu, mời các nhóm bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. + Địa hình: ● Đặc điểm: ✔ Núi, cao nguyên, thung lũng, cánh đồng giữa núi, đồi,...Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta. ✔ Ven biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển. Nổi tiếng là vịnh Hạ Long. ● Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất: ✔ Thuận lợi: phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi, gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... ✔ Khó khăn: gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân. + Khí hậu: ● Đặc điểm: Mùa đông lạnh nhất cả nước. Vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều. ● Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất: ✔ Thuận lợi: phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. ✔ Khó khăn: nhiều thiên tai (lũ, rét đậm, rét hại, bão,...) gây trở ngại đối với đời sống và sản xuất. + Sông hồ: ● Đặc điểm: có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà,... ● Ảnh hưởng của sông hồ đến đời sống, sản xuất: ✔ Thuận lợi: phát triển thủy điện, thủy lợi, du lịch. ✔ Khó khăn: mùa hạ mưa nhiều, sông có lũ, gây thiệt hại lớn. - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh một số địa danh nổi tiếng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hồ Ba Bể Sông Hồng Dãy Hoàng Liên Sơn - GV mở rộng kiến thức, nêu câu hỏi: + Em đã đến được tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Kể tên các địa danh em đã đi qua. + Theo em, làm thế nào để khắc phục những khó khăn về địa hình, khí hậu, sông ngòi? + Em muốn sống ở địa phương nào nhất trong vùng? Vì sao? - GV mời đại diện HS xung phong chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, khích lệ HS. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học, gạch dưới những từ khóa và vẽ sơ đồ tư duy vào vở. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày sơ đồ tư duy trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa một số sơ đồ tư duy cho HS. - GV trình chiếu sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (đính kèm phía dưới bài học). 4. Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. c. Cách tiến hành: -GV tổng kết lại bài học -GV nhận xét, tuyên dương - HS xem video - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các nhóm. - HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ. - HS thống nhất ý kiến. - HS tạo nhóm mảnh ghép. - HS chia sẻ kiến thức đã tìm hiểu được. - HS chia sẻ thông tin đã tìm hiểu được trước lớp. - HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS vẽ sơ đồ tư duy vào vở. -HS chia sẻ sơ đồ tư duy trước lớp -HS lắng nghe -HS quan sát -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù – Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: + Liệt kê được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Năng lực chung: – Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công. Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin. 3. Phẩm chất: – Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí. Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Đối với học sinh SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí. Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” trả lời 1 số câu hỏi về bài trước - GV dẫn dắt HS vào bài học: – Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.-Tiết 3 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai b. Cách tiến hành - GV nêu nhiệm vụ cho HS: + HS đóng vai làm nhà tuyên truyền/ bảo vệ môi trường/ báo cáo viên/ phóng viên,... + Nghiên cứu sơ đồ, thuyết trình và phân tích các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai. + GV phân công: số 1 tuyên truyền giải pháp 1; số 2 giải pháp 2; số 3 giải pháp 3 và số 4 giải pháp 4;.... HS viết ra giấy/ vở một đoạn thông tin khoảng 50 chữ theo cấu trúc câu “Vì ... nên”. - GV yêu cầu HS đứng lên tạo nhóm 4 thành viên với 4 nội dung khác nhau. - GV tổ chức cho HS cuộc thi “Ngôi sao hùng biện”, chia sẻ thông điệp của mình trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai: + Trồng rừng và bảo vệ rừng. + Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. + Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên. + Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai. - GV hướng dẫn HS liên hệ địa phương nơi em sinh sống. 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch - GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 1: Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV hướng dẫn HS tìm kiếm, sưu tầm hình ảnh, thông tin, tư liệu trên báo, sách, internet,..., bài giới thiệu gồm các nội dung chính sau: + Địa danh thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ em muốn giới thiệu. + Mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của địa danh đó: địa hình, khí hậu, sông ngòi, con người,... + Tình cảm, mong muốn của em đối với địa danh đó. - GV yêu cầu HS báo cáo vào bài học sau. Nhiệm vụ 2: Biện pháp phòng, chống thiên tai nơi em sống - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? + Hãy đề xuất biện pháp để phòng chống. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để đảm bảo an toàn cho đời sống và sản xuất, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp, tích cực và kịp thời để phòng, chống thiên tai. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Trả lời câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập và hoàn thành bài tập 1 phần Vận dụng SHS tr.19 + Đọc trước Bài 5 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (SHS tr.20). - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe, tiếp thu. -HS nghe nhiệm vụ - HS lắng nghe - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. -HS trả lời -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_4_chan_troi_sang_tao_chu_de_2_trung_d.docx