Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.

– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.

+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,. để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.

2. Năng lực chung

- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.

- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.

3. Phẩm chất

- Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

docx 143 trang Thu Lụa 29/12/2023 1541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT: 1
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.
2. Năng lực chung
- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
3. Phẩm chất
- Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên
- Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.
2. Học sinh
-  SGK, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
- Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát quyển sách Lịch sử và Địa lí.
- GV chiếu một số phương tiện như trong SGK rồi yêu cầu HS đoán tên các phương tiện đó.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài.
- HS quan sát.
- HS nêu: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu , sơ đồ, tranh ảnh, hiện vật.
- HS nghe, ghi tên bài vào vở.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.( 30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản đồ, lược đồ.
- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về bản đồ, lược đồ.
- Cách tiến hành: 
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi thời gian 3 phút quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy: 
+ Kể tên các yếu tố của bản đồ 
+ Nêu nội dung chính được thể hiện trong bản đồ ở hình 1
+ xác định các hướng bắc, nam, đông, tây trên bản đồ.
+ Nêu tên và xác định vị trí thủ đô của nước ta trên bản đồ. 
- Theo dõi các nhóm làm việc.
- GV chiếu hình 1 bản đồ hành chính Việt Nam .
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt nội dung thảo luận.
- GV cho HS quan sát thêm một số bản đồ, lược đồ khác cho HS quan sát.
- HS làm việc theo nhóm đôi quan sát hình 1, đọc thông in và thực hiện theo yêu cầu.
+ Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.
+ Học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chiếu hình 2, cho HS thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Nêu tên lược đồ.
+ Xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
+ Nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt nội dung: Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ ( đọc từ bảng chú giải)
+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40( Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa tiến đánh Cổ Loa và thành Luy Lâu vào tháng 3 năm 40, quan Tô Định rút chạy về nước)
- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.
Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.
+ Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
+ Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ.
+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40.
- Một vài HS chia sẻ trước lớp. HS nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu đồ.
- Mục tiêu: HS biết một số yếu tố về biểu đồ.
- Cách tiến hành: 
- GV chiếu hình 3 trong SGK và cho HS làm việc theo nhóm 3: 
Quan sát hình 3, em hãy cho biết:
+ Các yếu tố của một biểu đồ.
+ Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng.
+ Vùng náo có số dân nhiều nhất, ít nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS đọc thông tin trên biểu đồ như: tên vùng, số liệu.
- GV giới thiệu thêm cho HS các dạng biểu đồ khác nhau như: biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp.
- GV kết luận: Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng. Để sử dụng biểu đồ em cần thực hiện các bước sau:
+ Đọc tên biểu đồ để biết nội dung chính cần thể hiện. 
+ Đọc chú giải các thông tin trên biểu đồ. 
+ Khai thác biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào?
- HS quan sát biểu đồ hình, thảo luận thực hiện theo yêu cầu.
+ Các yếu tố của một biểu đồ gồm: tên biểu đồ; chú giải và các thông tin trên biểu đồ.
+ Biểu đồ hình 3 thể hiện về số lượng dân cư giữa các vùng ở Việt Nam năm 2020.
+ Vùng có số dân nhiều nhất là Nam Bộ (với 36 triệu người); vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên (với 6 triệu người).
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS nghe,
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bảng số liệu.
Mục tiêu: HS nhận biết được về bảng số liệu.
- GV chiếu hình 3 chiếu bảng số liệu trong SGK, yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: 
+ Nêu tên bảng số liệu.
+ Các yếu tố của một bảng số liệu.
+ Bảng số liệu thể hiện nội dung gì về các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên?
+ Tên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000 m.
- Gọi HS các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, cho HS xem một số bảng số liệu khác.
- GV kết luận: Bảng số liệu là tập hợp các số liệu của đối tượng được sắp xếp một cách khoa học theo thời gian, không gian. Để sử dụng bảng số liệu em hãy thực hiện các bước sau:
+ Đọc tên bảng số liệu để biệt nội dung chính cần thể hiện.
+ Đọc các thông tin trong bảng số liệu.
+ Khai thác bảng số liệu bằng cách trả lời các câu hỏi: cái gì? như thế nào?
- HS quan sát bảng số liệu, đọc thông tin thảo luận trả lời:
+ Độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.
+ Các yếu tố của một bảng số liệu bao gồm: tên bảng số liệu; các thông tin mà bảng số liệu thể hiện.
+ Bảng số liệu trên thể hiện: độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.
+ Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình trên 1000 m.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS nghe.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sơ đồ.
Mục tiêu: HS nhận biết được về sơ đồ.
- GV chiếu hình 4 chiếu sơ đồ trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình 4, em hãy cho biết:
+ Tên sơ đồ.
+ Nội dung chính của sơ đồ đó.
+ Có bao nhiêu cổng thành trong sơ đồ.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung: Có 9 cổng thành trong sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa. Trong đó có 3 cổng thành chưa có tên. “ cửa” tên dùng để gọi cổng thành ở miền Bắc như cửa Bắc, cửa Nam.
- Cho HS xem một số sơ đồ khác như: sơ đồ khu di tích Đền Hùng trang 29, sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám .
- GV kết luận: Sơ đồ là hình vẽ sơ lược mô tả một sự vật hoặc một hiện tượng, quá trình.
Để sử dụng sơ đồ, em hãy thực hiện các bước sau:
+ Đọc tên bảng sơ đồ để biết nội dung chính cần thể hiện.
+ Đọc các thông tin trong sơ đồ.
+ Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong sơ đồ, hướng các mũi tên(nếu có).
- HS quan sátsơ đồ, đọc thông tin thảo luận trả lời:
+ Tên sơ đồ: Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.
+ Nội dung chính của sơ đồ: các thành phần ( di chí , lũy thành, gò, cổng thành.) trong thành Cổ Loa.
+ Có 9 cổng thành trong sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.
- Một vài HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS nghe.
3.Hoạt động nối tiếp: 
- Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Bản đồ là gì? 
A. Là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.
B. Là hình vẽ thu nhỏ của một phần bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ không nhất định.
C. Là hình vẽ phóng to của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.
Câu 2: Biểu đồ là gì?
A. Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu.
B. Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu.
C. Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng
- GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS: chăm chỉ học tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 1( tiết 2)
- HS nghe, chọn đáp án đúng trên thẻ bông hoa.
Câu 1: A
Câu 2: C
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT: 2
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.
2. Năng lực chung
- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
3. Phẩm chất
Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên
- Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.
2. Học sinh
-  SGK, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên” nêu lại các bước sử dụng bản đồ và lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ.
- GV nhận xét qua trò chơi.
- GV kết nối, dẫn dắt giới thiệu bài mới, ghi bảng tên bài.
- HS nghe cách chơi.
- HS tham gia trò chơi theo yêu cầu.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.( 15 phút)
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của tranh ảnh và cách sử dụng tranh ảnh.
- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về tranh, ảnh.
- Cách tiến hành: 
- GV quan sát hình 5 và đọc thông tin, trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu nội dung của hình ảnh
+ Ý nghĩa của hình ảnh.
- HS quan sát hình 1, đọc thông in và thực hiện theo yêu cầu.
+ Nội dung của hình ảnh: đảo Cô Lin (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
+ Ý nghĩa của hình ảnh: Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, Việt Nam có biển đảo rất đẹp.
- Gọi HS trình bày.
- Gv nhận xét, cho HS xem thêm một số hình ảnh về quần đảo Trường Sa.
- GDHS: luôn yêu đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước ta.
- GV hỏi:
+ Tranh ảnh là gì? Để sử dụng tranh ảnh em cần thực hiện theo các bước nào?
- GV kết luận: Tranh ảnh là các tác phẩm thể hiện nhân vật, sự kiện hoặc các nội dung khác. Tranh được vẽ bằng đường nét và màu sắc. Ảnh được ch ... iệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK (trang 60).
Bước 2. 
Lưu ý:
Các yêu cầu đối với bức thư:
– HS trình bày đúng hình thức của một lá thư gồm 3 phần.
- Viết các câu văn gãy gọn, mạch lạc, bám sát yêu cầu của chủ đề.
- Lời thư bày tỏ được tình cảm chân thật.
Bước 3. 
Bước 4. GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.
Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình ở vùng Duyên hải miền Trung. è Vùng duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng. Ở phía tây là miền đồi núi, phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và không liên tục do bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển.
Câu hỏi 2. Nêu một số tác động của khí hậu, sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung đến đời sống và hoạt động sản xuất
èThuận lợi: Đa dạng hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch,...); thuận lợi phát triển kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm muối, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...)
Khó khăn: Nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, khô hạn, gió phơn, lũ lụt,...
- NX 
- Nhận việc
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà bằng hình thức viết thư.
- HS có thể nộp sản phẩm cho GV và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến. 
3.Hoạt động nối tiếp: 
- Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Cách tiến hành:
- GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS: chăm chỉ học tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
 	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT 2
CHỦ ĐỀ 4 : DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
BÀI 15: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể được tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miềnTrung.
- Tim hiểu lịch sử và địa lí: kể được tên một số bãi biển, cảng biển của vùng Duyên hải miền Trung.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hài miền Trung (làm muối, đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển,...).
2. Năng lực chung:
-Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
3. Phẩm chất: 
-Trách nhiệm: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đối với giáo viên
 -Máy chiếu, tranh, ảnh
2.Đối với học sinh
 -SHS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho tiết học
 b. Cách tiến hành
-GV tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" với các câu hỏi về dân cư và các hoạt động sản xuất nổi bật của vùng Duyên hải miềnTrung.
-GVgiới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về dân cư
a. Mục tiêu: Biết được tên một số dân tộc ở DHMT
b. Cách tiến hành
Bước 1. GV giao nhiệm vụ.
Đọc thông tin, em hãy:
+ Nêu tên một số dân tộc ở vùng Duyên hải miền Trung.
+ Cho biết dân cư vùng Duyên hải miềnTrung phân bố chủ yếu ở đâu.
Bước 2. 
Bước 3. 
Bước 4. GV nhận xét, bổ sung 
Lưu ý: Chủ để này giúp HS có thông tin cơ bản vể dân cư của 1 vùng kinh tế -xã hội ở nước ta nhưng không có trong yêu cẩu cần đạt. Vì vậy, GV không dành nhiều thời gian cho hoạt động này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số vật dụng chủ yếu trong đời sống người dân
a. Mục tiêu: Biết những vật dụng đặc trưng ở DHMT
b. Cách tiến hành
Gợi ý các bước tiến hành:
Bước 1. GV tổ chức hoạt động dạy học bằng trò chơi “Mảnh ghép”
GV thông báo thể lệ, bắt đầu trò chơi bằng các câu hỏi trắc nghiệm. Có 4 mảnh ghép
Bước2. HS lần lượt mở các mảnh ghép và nêu tên vật dụng 
Bước 3. GV nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động nối tiếp
a. Mục tiêu:  HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Cách tiến hành
-Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” 
-Kết luận, tuyên dương
-NX tiết học
-Tham gia “Rung chuông vàng”
-Nghe
+Kinh, Chăm,Thái, Ê-đê,..
+Dân cư chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trong lớp nhận xét, góp ý. 
-Thực hiện
+Mảnh ghép 1:thuyền thúng
+Mảnh ghép 2:lưới đánh cá
+Mảnh ghép 3:khạm, lu, chum
+Mảnh ghép 4:gùi
-Chọn đúng tên dân tộc sống ở DHMT
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
 	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT 1
CHỦ ĐỀ 4 : DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
BÀI 15: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể được tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miềnTrung.
- Tìm hiếu lịch sử và địa lí: kế được tên một số bãi biển, vùng biển của vùng Duyên hải miền Trung.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung (làm muối, đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển,...).
2. Năng lực chung:
-Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
3. Phẩm chất: 
-Trách nhiệm: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đối với giáo viên
 -Máy chiếu, tranh, ảnh
2.Đối với học sinh
 -SHS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho tiết học
b. Cách tiến hành
-GV tổ chức trò chơi "Hái táo", phía sau mỗi quả táo là 1 câu hỏi
 +Kể tên vài vật dụng ở DHMT mà em biết?
 +Dân cư ở DHMT chủ yếu sống ở đâu?
-GV nhận xét
-GV giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động: HD hs Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế biển
a. Mục tiêu:Biết kể tên một số hoạt động kinh tế biển ở DHMT. Biết sơ đồ tư duy về một số hoạt động kinh tế biển theo ý của mình.
b. Cách tiến hành
Gợi ý các bước tiến hành:
Bước 1. GV chia HS thành 4 nhóm (số lượng HS trong nhóm tuỳ thuộc vào HS trong lớp). Đánh số thứ tự các thành viên trong mỗi nhóm. Phân công mỗi nhóm 1 chủ đề. 
Bước 2. HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Sau đó, các thành viên sẽ tạo thành nhóm mới theo hướng dẫn của GV (mỗi nhóm mới có đủ thành viên đại diện của nhóm trước đó
Điều kiện thuận lợi
Một số sản phẩm/ nơi
 sản xuất, phân bố
.
.
Bước 3. 
- GV nx, chốt hđ
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy về một số hoạt động kinh tế biển
- Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy 
Sơ đồ tư duy thế hiện được ý tưởng trung tâm và cấu trúc thành 4 phần tương ứng với 4 hoạt động kinh tế biến quan trọng của vùng Duyên hài miền Trung.
Số nhóm ở bước 2 tuỳ thuộc vào sĩ số của lớp.
Điểu kiện:
+ Số thành viên tối thiểu: 4 HS.
+ Có đại diện đủ 4 nhóm ở bước 1.
-Nhận xét chung
3. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu:  HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Cách tiến hành
- Hãy kể một vài bãi biển đẹp ở DHMT mà em biết?
-Chúng ta làm gì để giữ gìn bãi biển luôn đẹp?
-NX tiết học, dặn dò.
+ Lưới, lu, gùi,..
+Ở đồng bằng và ven biển
-Nghe
- Thực hiện theo hd 
+Nhóm: làm muối
Điều kiện thuận lợi
Một số sản phẩm/ nơi
 sản xuất, phân bố
Có nhiều nắng, ít mưa, nước biển mặn và sạch
Muối ở Sa Huỳnh, Cà Ná
+Nhóm : Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Điều kiện thuận lợi
Một số sản phẩm/ nơi
 sản xuất, phân bố
Biển có nhiều loài tôm, cá
Tôm hùm xanh ở Bình Thuận
+Nhóm : Du lịch
Điều kiện thuận lợi
Một số sản phẩm/ nơi
 sản xuất, phân bố
Có nhiều bãi biển, vịnh biển đẹp
Bãi biển nổi tiếng ở Sầm Sơn, bãi biển mũi né (Bình Thuận)
+Nhóm : Giao thông đường biển
Điều kiện thuận lợi
Một số sản phẩm/ nơi
 sản xuất, phân bố
Đường bờ biển có nhiều vịnh, nước sâu và kín gió
Một số cảng biển quan trọng của vùng; Nghi sơn, Sơn dương, Dung Quất
Các nhóm "triển lãm" và giới thiệu sản phẩm của nhóm cho thành viên nhóm khác (theo sự phân công của GV)
-Thực hiện vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm
-Trình bày- NX
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
 	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT 2
CHỦ ĐỀ 4 : DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
BÀI 15: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể được tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miềnTrung.
- Tim hiểu lịch sử và địa lí: kể được tên một số bãi biển, vùng biển của vùng Duyên hải miền Trung.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung (làm muối, đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản,du lịch biển, giao thông đường biển,...).
2. Năng lực chung:
Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
3. Phẩm chất: 
Trách nhiệm: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đối với giáo viên
 -Máy chiếu, tranh, ảnh
2.Đối với học sinh
 -SHS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
11. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho tiết học
b. Cách tiến hành
-GV tổ chức trò chơi "Vòng quay kỳ diệu" với các câu hỏi 
+DHMT có điều kiện thuận lợi gì cho ngành làm muối?
+Vì sao DHMT hấp dẫn khách du lịch?
-GVgiới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Hoạt động : luyện tập 
a.Mục tiêu:Biết kể các hoạt động KT biển ở DHMT
b.Cách tiến hành:
Gợi ý các bước tiến hành:
Bước 1. GV đưa lần lượt các câu hỏi trong phần Luyện tập và hướng dẫn thực hiện.
Bước 2. HS trả lời.
Bước 3. 
Bước 4. GV đánh giá.
Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu:  HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Cách tiến hành
Gợi ý các bước tiến hành:
Bước 1. Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK (trang 65).
Bước 2. 
Bước 3. 
Bước 4. GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.
-Nhận xét, dặn dò.
+ Có nhiều nắng, ít mưa, nước biển mặn và sạch.
+ Có bãi biển đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh,..
Câu 1:
HĐKT biển ở DHMT
?
?
?
?
 Câu 2:
Trung du và miền núi BB
Đồng bằng BB
Duyên hải MT
Nam bộ
50
200
1320
1360
Câu 1:
HĐKT biển ở DHMT
Làm muối
Đánh bắt, nuôi trồng hải sản
Du lịch
Giao thông đường biển
Câu 2: 
a) Thứ tự các vùng theo sản lượng khai thác cá biển giảm dần: 
Nam Bộ > Duyên hải miền Trung > Đồng bằng Bắc Bộ > Trung du và miền núi Bắc Bộ
b) Sản lượng cá biển của vùng Duyên hải miền Trung năm 2020 gấp 26 lần sản lượng cá biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS khác trong lớp nhận xét.
- Học sinh đọc nội dung yêu cầu:
Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả một trong các bãi biển ở vùng Duyên hải miền Trung để giới thiệu đến bạn bè cùng lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 
- HS có thể nộp sản phẩm cho GV và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_4_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1_nam_hoc.docx