Giáo án Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 2:

SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT

 ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS nhận ra được nét và các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm mĩ thuật.

 2. Năng lực:

- HS tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau.

- HS củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng nét trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.

- HS biết sử dụng công cụ phù hợp với chất liệu có sẵn để thực hành làm sản phẩm mĩ thuật.

3. Phẩm chất:

- HS yêu thích sử dụng nét trong thực hành.

- HS có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét.

- Một số sản phẩm mĩ thuật được trang trí bằng những nét khác nhau.

- Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 2.

 - Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán.

 

docx 13 trang Thu Lụa 28/12/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

Giáo án Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT
TUẦN 3
(Từ ngày:18/ 09 đến 22/ 09 /2023)
Thứ
ngày
Buổi
Tiết
Lớp
Cơ sở
Chủ đề
Tên bài dạy
2
__
 18/09
Sáng
1
 Chào cờ đầu tuần
2
4A
CSC
CĐ1:Gia đình vui vẻ
 Phong cảnh quê huong (T1)
3
5A
CSC
CĐ: Sắc màu em yêu
 Trang trí đối xứng qua trục
4
1A
CSC
CĐ2:Sáng tạo từ những chấm...
 Chấm màu trong tự nhiên(T2)
Chiều
1
3A
CSC
CĐ1: Trường em
 Những người bạn thân thiện(T1)
2
3B
CSC
CĐ1: Trường em
 Những người bạn thân thiện(T1)
3
2A
CSC
CĐ2: Sự thú vị của nét
 Sự thú vị của nét(T2)
3
__
 19/09
Sáng
1
1B
NN
CĐ2:Sáng tạo từ những chấm...
Chấm màu trong tự nhiên(T2)
2
1+2D
HK
 Chấm màu + Sự kết hợp các
3
2B
CSC
CĐ2: Sự thú vị của nét
 Sự thú vị của nét(T2)
4
1A
CSC
 Luyện tiếng việt
Chiều
1
2
3
5B
CSC
CĐ: Sắc màu em yêu
 Trang trí đối xứng qua trục
4
__
 20/09
Sáng
1
1H
AK
CĐ2:Sáng tạo từ những chấm...
Chấm màu trong tự nhiên(T2)
2
2H
AK
CĐ2: Sự thú vị của nét
 Sự thú vị của nét(T2)
3
2I
HP
CĐ2: Sự thú vị của nét
 Sự thú vị của nét(T2)
4
Chiều
LAO ĐỘNG + SHCM
5
__
 21/09
Sáng
1
5E
BP
CĐ: Sắc màu em yêu
 Trang trí đối xứng qua trục
2
3
2E
BP
CĐ2: Sự thú vị của nét
 Sự thú vị của nét(T2)
4
1E
BP
CĐ2:Sáng tạo từ những chấm...
Chấm màu trong tự nhiên(T2)
Chiều
1
2A
CSC
Luyện tiếng việt
2
2A
CSC
Tự học
3
6
__
 22/09
Sáng
1
2
3
4
Giáo án mĩ thuật lớp 1	 Năm học 2023- 2024
TUẦN 3
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Tiết 2)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
(Sau bài học hs sẽ):
- Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau
- Biết sử dụng chấm màu tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm
- Thực hiện được các bước làm sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
*GV: - SGV, giấy màu, giấy cứng, keo, kéo, các loại hạt.
*HS: - SGK, giấy, bút, màu, keo, kéo, các loại hạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 2: Chấm màu trong mĩ thuật
*Khởi động: ( 3p’)
-Cho HS chơi trò chơi
*KTBC:- Tiết trước ta đã học gì?
*GTBM:
*Hoạt động quan sát: ( 8p’)
- GV giới thiệu về 3 bức tranh: hoa, dấu chấm màu xanh, bãi biển) đặt câu hỏi:
+ Những bức tranh này có đặc điểm trang trí gì giống nhau?( trang trí bằng chấm màu)
+ Các chấm màu có kích thước giống nhau không? ( Không giống nhau, chấm to, chấm nhỏ)
+ Nhận xét màu sắc và cách chấm màu của từng bức tranh ?
+ Các chấm màu đặt cạnh nhau có tạo nên mảng màu không?( Có)
+ Tìm mảng màu em nhìn thấy?( Dấu chấm màu xanh, bãi biển ở Hây)
-Những bức tranh mà các em thấy được tạo nên bằng những chấm màu. Nhiều chấm màu đặt cạnh nhau có thể tạo ra mảng màu,trong mĩ thuật chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động .
- Có nhiều cách để tạo nên chấm màu:Chấm màu bằng nhiều vật dụng khác nhau, với nhiều chất liệu như màu nước, bút màu, sáp màu.
- GV thị phạm cho HS quan sát nhanh:
+ Tạo chấm màu bằng màu nước
+ Tạo chấm màu bằng màu dạ
+ Tạo chấm màu bằng màu sáp
*Hoạt động thể hiện: ( 24p’)
- Em sẽ tạo những chấm màu bằng cách nào?
- Em dùng chấm màu tạo hình ảnh gì?
- Yêu cầu HS thực hành: Hãy tạo những chấm màu theo cách của em.
- Quan sát HS thực hành, hướng dẫn giúp đỡ thêm nếu cần
- Chia sẻ sp ( 4p’)	
+ Chọn 1 vài sp đẹp xong hoặc gần xong để chia sẻ.
-Hướng dẫn chia sẻ:
+ Đây là sp của ai?
+ Sản phẩm là hình ảnh gì?
+ Chia sẻ cách làm?
-Hướng dẫn nhận xét về cách làm, về màu sắc.
-Nhận xét chung, nhận xét tiết học, tuyên dương
Khen ngợi.
-Tham gia chơi
-Trả lời
-Quan sát
-Trả lời
-Trả lời
-Lắng nghe
-Quan sát
-Quan sát
+Chia sẻ
-Thực hành
-Chia sẻ
-Nhận xét
-Lắng nghe
Giáo án mĩ thuật lớp 2	 Năm học 2023- 2024
TUẦN 3 : 
CHỦ ĐỀ 2: 
SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
 ( TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- HS nhận ra được nét và các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm mĩ thuật.
 2. Năng lực: 
- HS tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau.
- HS củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng nét trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.
- HS biết sử dụng công cụ phù hợp với chất liệu có sẵn để thực hành làm sản phẩm mĩ thuật.
3. Phẩm chất: 
- HS yêu thích sử dụng nét trong thực hành.
- HS có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét.
- Một số sản phẩm mĩ thuật được trang trí bằng những nét khác nhau.
- Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 2
1. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
a. Mục tiêu:
- HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước.
b. Nội dung:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trong trang 11 SGK MT2.
- Bổ sung thêm một số câu hỏi phù hợp với sản phẩm MT đã được HS thực hiện ở hoạt động 2.
c. Sản phẩm:
- HS trả lời được câu hỏi phù hợp với sản phẩm MT được hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi TC “Chấm ở đâu”.
+ Nêu luật chơi, cách chơi.
+ Tuyên dương đội chơi tốt.
+ Lồng ghép việc giải thích về hình thức sắp xếp yếu tố nét theo nguyên lý lặp lại
- Căn cứ vào sản phẩm MT mà HS đã thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý trong trang 11 SGK MT2:
+ Bài thực hành của bạn có những nét gì? 
+ Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác?
+ Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẻ về những điều em thích trong bài đó?
- GV bổ sung thêm các câu hỏi gợi ý:
+ Em nhận ra bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện?
+ Với những nét thể hiện trong sản phẩm MT của bạn, em có thể tạo ra hình ảnh, sản phẩm nào khác?
- GV gợi ý HS quan sát đường diềm trong trang 11 SGK MT2 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm.
- GV chỉ ra những nguyên lý tạo hình: Lặp lại, nhắc lại, nhịp điệu...của nét trên họa tiết.
2. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- HS thực hành việc sử dụng các yếu tố nét màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích.
b. Nội dung:
- HS phân tích các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một sản phẩm MT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí.
c. Sản phẩm:
- Một sản phẩm MT là một đồ vật được trang trí bằng nét.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, trang 12 SGK MT2, gợi ý để HS nhận biết cách thực hiện.
- Tùy thực tế lớp học GV có thể gợi ý cho HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí trên tấm bìa...bằng các chất liệu màu (trong đó sử dụng nét để trang trí là chính).
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
*TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ý sau:
+ Bạn đã tạo được sản phẩm gì?
+ Nét được thể hiện ở đâu trên sản phẩm?
+ Sản phẩm MT của bạn có sự kết hợp của những loại nét nào?
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS.
*Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS
*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
*Dặn dò:
- Về nhà xem trước chủ đề 3: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH CƠ BẢN.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh...liên quan đến bài học sau.	
- Củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước.
- Lắng nghe, trả lời câu hỏi
- Qua câu hỏi nắm bắt được kiến thức của hoạt động.
- Theo cảm nhận riêng của mình
- Chọn đội chơi, người chơi
- Chơi trò chơi
- Phát huy
- Lắng nghe, tiếp thu
- Hoạt động nhóm 6, thảo luận câu hỏi, của đại diện nhóm báo cáo.
- HS nêu
- HS nêu theo nội dung đã thảo luận
- HS nêu theo cảm nhận
- Lắng nghe, trả lời
- HS nêu
- HS nêu
- Quan sát trang 11 SGK MT2 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm.
- HS nhận ra sự lặp lại, nhắc lại, nhịp điệu...của nét trên họa tiết.
- HS sử dụng các yếu tố nét màu để trang trí được một đồ vật mà mình yêu thích.
- Phân tích được các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một sản phẩm MT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí.
- HS thực hiện được sản phẩm đúng theo yêu cầu.
- HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, trang 12 SGK MT2, gợi ý để HS nhận biết cách thực hiện.
- HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí trên tấm bìa...bằng các chất liệu màu.
- Thực hành hoàn thiện sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm.
- HS nêu
- HS nêu
- HS trả lời theo những gì mình thấy
- HS nêu theo cảm nhận
- Rút kinh nghiệm điều chưa được và phát huy điều tốt trong sản phẩm của mình.
- HS nêu
- Phát huy
- Mở rộng kiến thức
- Về nhà xem trước bài học
- Chẩu bị đầy đủ đồ dùng học tập cho bài học sau.
Giáo án mĩ thuật lớp 3	 Năm học 2023- 2024
TUẦN 3 : 
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM
BÀI 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN THIỆN ( 2 tiết )
 (Tiết 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được cách sử dụng màu thứ cấp để diễn tả đậm, nhạt trong bài vẽ. 
- Vẽ được tranh về hoạt động của học sinh ở lớp, trường. 
- Chỉ ra được màu thứ cấp và hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm mỹ thuật. 
- Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: về hình ảnh HS đang cùng nhau tham gia các hoạt động ở trường.
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết1
Hoạt động 1:
Khám phá
* Kể về những người bạn của em:
* Khởi động:
- Cho HS khởi động cùng bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết’’.
Một màn khởi động rất sôi động phải không các con? Và bạn nào nhớ trên màn hình có hình ảnh gì?
 - Yêu cầu HS lấy SGK, VBT, ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ về những người bạn và các hoạt động tham gia cùng các bạn ở lớp, trường để tìm hiểu về những hình ảnh, không gian liên quan đến nội dung bài học. 
- Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp.
- Một số bạn HS lên chia sẻ tên, hình dáng, đặc điểm, sở thích của người bạn mình yêu quý theo câu hỏi sau:
1. Em yêu quý bạn nào? Bạn ấy có vóc dáng, gương mặt có gì nổi bật? Bạn ấy có sở thích gì? 
- Cho một số HS lên diễn tả lại một hoạt động ở lớp, trường mà các em đã tham gia: Ở lớp em và các bạn thường cùng nhau tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó diễn ra ở đâu?... 
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
Hoạt động 2:
Kiến tạo-kiến thức – kĩ năng.
* Cách vẽ tranh về hoạt động ở trường:
Nhiệm vụ của GV: 
Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK, thảo luận để tìm hiểu và ghi nhớ cách vẽ tranh về hoạt động của em và bạn ở trường.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 11, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau:
1. Có mấy bước để vẽ tranh về hoạt động ở trường? 
2. Hình ảnh chính của bức tranh được thể hiện ở bước nào? 
3. Vẽ màu đã phải là bước hoàn thiện tranh chưa? 
- Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện bài vẽ.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: 
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 6: Đánh dấu x vào ô trống dưới bài vẽ hoạt động học tập hoặc vui chơi diễn ra ở trường, lớp.
- HS múa và hát theo.
- HS trả lời câu hỏi: ( có lớp học, các bạn,..).
- HS lấy ĐD học tập theo yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: 
- Lần lượt khoảng 3-4 HS lên chia sẻ về người bạn mình thích.
- Khoảng 3-4 bạn tạo thành 1 nhóm lên diễn tả lại một số hoạt động đã tham gia: Học nhóm; Vui chơi,...
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các bước vẽ tranh:
+ Bước 1: Vẽ hoạt động chính của các nhân vật trong bức tranh.
+ Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ để thể hiện khung cảnh trường, lớp.
+ Bước 3: Vẽ màu để hoàn thiện bức tranh.
- HS nhắc lại các bước vẽ.
* Ghi nhớ: Màu sắc có thể dùng để diễn tả nhân vật, cảnh vật và làm cho những hoạt động trong tranh sinh động hơn.
- HS làm bài tập
Giáo án mĩ thuật lớp 4	 Năm học 2023- 2024
TUẦN 3 : 
Chủ đề: GIA ĐÌNH VUI VẺ
Bài 2: PHONG CẢNH QUÊ EM
(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.
2. Kỹ năng: 
- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.
 - Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.
3. Phẩm chất: 
 - Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
 - Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.
 2. Đối với học sinh.
 	- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 1:
Khám phá cảnh đẹp quê hương.
* Hoạt động khởi động.
- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
* Mục tiêu. 
- Nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.
* Nhiệm vụ của GV. 
- Gợi mở cho HS nhớ lại những cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà các em cùng gia đình đã đến hoặc các em đã biết và chia sẻ về tên đặc điểm, vẻ đẹp của cảnh vật ở nơi đó.
* Gợi ý cách tổ chức.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh một số cảnh đẹp thiên nhiên ở trang 10 SGK Mĩ thuật 4, và do GV chuẩn bị.
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhớ lại và chia sẻ những điều các em ấn tượng về cảnh đẹp quê hương, đất nước mà các em đã được đến cùng gia đình hoặc các em đã biết thông qua các phương tiện thông tin.
 * Câu hỏi gợi mở:
+ Em cùng gia đình đã đến hoặc em biết những cảnh đẹp của quê hương, đất nước?
+ Cảnh đẹp đó ở đâu? Thuộc vùng miền nào?
+ Nơi đó có những cảnh vật? Màu sắc của cảnh vật tạo cho các em cảm giác như thế nào?
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát và nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật. Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu ở hoạt động 1.
HOẠT ĐỘNG 2: 
Các bước vẽ tranh phong cảnh.
* Nhiệm vụ của GV. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4, tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh. 
* Gợi ý cách tổ chức.
- Yêu cầu HS quan sát hình họa trang 11 SGK Mĩ thuật 4.
- Nêu câu hỏi để HS chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa.
- Gợi mở để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ tranh phong cảnh.
* Câu hỏi gợi mở:
+ Nêu các bước vẽ tranh phong cảnh.
+ Hình minh họa có những cảnh vật gì? Ở đâu? 
+ Vẽ màu cho bức tranh như thế nào để thể hiện được không gian ở xa, ở gần? 
+ Các nhân vật trong tranh nên vẽ trước hay sau khi vẽ không gian của bức tranh?
* Tóm tắt để HS ghi nhớ.
- Màu sắc và đậm nhạt có diễn tả được không gian xa, gần và cảm giác về nóng, lạnh trong tranh. 
* GV chốt: Vậy là chúng ta tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh ở hoạt động 2.
* Củng cố, dặn dò.
- HS chuẩn bị tiết sau.
- HS sinh hoạt.
- HS cảm nhận, ghi nhớ.
- HS nhớ lại và phát huy lĩnh hội.
- HS quan sát hình ảnh một số cảnh đẹp thiên nhiên ở trang 10 SGK.
- HS nhớ lại và chia sẻ những điều các em ấn tượng về cảnh đẹp quê hương, đất nước.
+ HS trả lời câu hỏi.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4,
- HS quan sát.
- HS chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh theo cảm nhận của bản thân.
- HS nhắc lại và ghi nhớ.
+ HS trả lời câu hỏi.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
 Giáo án mĩ thuật lớp 5	 Năm học 2023- 2024
TUẦN 3 : 
BÀI 10
Chủ đề SẮC MÀU EM YÊU
Vẽ trang trí Trang trí đối xứng qua trục
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1- Kiến thức: 
-Giúp học sinh hiểu cách trang trí đối xứng qua trục. 
2- Kĩ năng: 
-Học sinh vẽ được bài trang trí cơ bản bằng họa tiết đối xứng. Riêng học sinh khá giỏi vẽ được bài trang trí cơ bản có họa tiết đối xứng cân đối, tô màu đều, phù hợp.
3- Thái độ: 
-Học sinh hăng hái tham gia các hoạt động tập thể; yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Giáo viên:
	- Một số bài trang trí, đoạn nhạc.
- Học sinh: 
- Sưu tầm một số bài trwng trí, giấy vẽ hoặc vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, compa, thước kẻ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU (quy trình vẽ theo âm nhạc):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1. Nghe nhạc vẽ theo giai điệu (7 phút):
- Giáo viên bật nhạc nhẹ nhàng cho học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc.
- Giáo viên bật âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo.
2. Hoạt động 2. Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc (7 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. 
- Giáo viên gợi ý:
+ Em nghĩ như thế nào về bức tranh? Em thích gì trong bức tranh đó? 
+ Em có nghĩ là bức tranh này lộn xộn không? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không? 
+ Trong khi quan sát tranh, em liên tưởng tới hình ảnh gì? Từ những hình ảnh đó, em nghĩ đến những đề tài nào?
- Giáo viên khuyến khích học sinh phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng.
- Giáo viên có thể tập trung vào màu sắc và lần lượt giới thiệu về một số khái niệm màu như sáng tối, nóng lạnh, bổ túc, tương phản, hòa sắc.
3. Hoạt động 3. Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng (7 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn phần màu sắc, đường nét mình yêu thích để trang trí vào vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tưởng tượng ra câu chuyện từ bức tranh đó và kể trước lớp.
4. Hoạt động 4. Tạo bức tranh theo tưởng tượng (7 phút):
- Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm trang trí sản phẩm của mình với các câu hỏi mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động, sáng tạo theo ý thích và khả năng riêng như :
+ Em muốn tạo ra sản phẩm gì? 
+ Trong khung hình đã chọn, em muốn giữ lại và muốn lược đi chi tiết nào? Tại sao?
+ Bố cục sản phẩm của em có theo những gì em muốn thể hiện không? Em có muốn thay đổi hay chỉnh sửa gì không?
- Giáo viên hỗ trợ các em trong suốt quy trình này.
5. Hoạt động 5. Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm (7 phút):
- Giáo viên tổ chức các nhóm học sinh trưng bày sản phẩm. 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh đánh giá :
+ Em có hài lòng về tác phẩm?
+ Em có thấy ý tưởng của tác phẩm? 
+ Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào?
- Học sinh bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm. 
- Học sinh chuyển động cơ thể và vẽ theo giai điệu của âm nhạc.
- Học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo.
- Học sinh quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh, đề tài từ bức tranh đó.
- Học sinh phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng.
- Mỗi học sinh dùng một khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ khổ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn. 
- Học sinh tưởng tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn.
- Học sinh tự làm các sản phẩm của riêng mình một cách sáng tạo. 
- Lần lượt từng học sinh lên giới thiệu sản phẩm và chức năng của sản phẩm.
- Học sinh đánh giá theo gợi ý của giáo viên bằng hình thức tự đánh giá; đánh giá theo cặp, nhóm; kết hợp đánh giá giữa giáo viên và học sinh.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_tuan_3_nam_hoc_2023_20.docx