Giáo án Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023

Chủ đề 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT

Bài 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.

- Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội hoạ, Đồ hoa tranh in, Điêu khác, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.

+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.

+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất:

- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: Mĩ thuật tạo hình

(tranh vẽ, tranh khắc, tranh in, tượng, phù điêu) & mĩ thuật ứng dụng (sản phẩm Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang).

- Máy tính, máy chiếu, mẫu vật thật (nếu có).

2. Đối với học sinh.

 - SGK.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

 - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: họa phẩm( màu vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy) họa liệu (đất nặn, tấm bìa, dao dùng để nặn đất nặn).

 

doc 105 trang Thu Lụa 30/12/2023 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023

Giáo án Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 01.9.22
Chủ đề 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
Bài 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
- Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: 
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội hoạ, Đồ hoa tranh in, Điêu khác, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất:
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: Mĩ thuật tạo hình 
(tranh vẽ, tranh khắc, tranh in, tượng, phù điêu) & mĩ thuật ứng dụng (sản phẩm Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang).
- Máy tính, máy chiếu, mẫu vật thật (nếu có).
2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
 - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: họa phẩm( màu vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy) họa liệu (đất nặn, tấm bìa, dao dùng để nặn đất nặn). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động khởi động:
Đối tượng dành cho tất cả học sinh. 
Cách chơi: Trong vòng 2 phút xem và ghi lại có bao nhiêu hình ảnh thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.
Chọn 5 học sinh có số kết quả và mô tả chính xác để khen thưởng.
Tuần 1 Ngày giảng 08.9.2022
Tiết 1- Bài 1 Một số thể loại mĩ thuật (Tiết 1)
* HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT.
a. Mục tiêu: 
-Biết tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng. 
-Biết được một số đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu về hình ảnh SGK tr 5-6 và hình ảnh GV chuẩn bị để phân biệt thể loại mĩ thuật tạo hìnhóứng dụng. 
- Quan sát nhận biết đặc điểm thông qua hình ảnh.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức nhận biết về thể loại mĩ thuật tạo hình & ứng dụng. 
- Trả lời câu hỏi SGK tr 6.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV tổ chức cho HS quan sát & trả lời câu hỏi:
- GV đưa trực quan cho học sinh quan sát.
- GV yêu cầu HS mở sgk trang 5,6, quan sát anh và tranh và trả lời câu hỏi trong trang 6 SGK: 
+Kể tên một số thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng? 
+ Đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng là gì? 
* Mở rộng( GV thuyết trình)
+ Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,... để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
+ Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,... trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,... để tạo nên những TPMTT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gian hai chiều như chạm khắc, gò đồng....
+ Đồ họa tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới,... Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoa tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.
* GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
-GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi của từng nhóm như sau: 
+ Nhóm 1: Không gian hội họa, đồ họa tranh in có gì khác so với không gian trong điêu khắc? Mĩ thuật tạo hình khác cơ bản mĩ thuật ứng dụng điểm nào? 
+ Nhóm 2: Qua sản phẩm minh hoạ trong sgk Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy so sánh Thiết kế đồ hoạ khác gì với sản phẩm của thể loại Thiết kế thời trang?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Quan sát: Một số thể loại mĩ thuật tạo hình & ứng dụng.
 a, Mĩ thuật tạo hình: 
-Gồng các thể loại: Hội họa, Đồ họa ( in tranh), Điêu khắc( phù điêu, tượng)
-Đặc điểm: sử dụng những yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục....để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
b, Thể loại mĩ thuật ứng dụng: 
- Gồm các thể loại: Thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang
-Đặc điểm: sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế , tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đổ lưu niệm, bao bì sản phẩm, đổ dùng,...có tính ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống.
* Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1: 
+ Không gian hội họa, đồ họa tranh in : 2D(vẽ, in lên mặt phẳng) còn Không gian điêu khắc: 3D(tạo khối)
+ MTTH là vẽ, in, khắc tạc sản phẩm cho con người thưởng thức. Còn MTUD là làm đẹp cho sản phẩm để con người sử dụng dùng trong cuộc sống.
- Nhóm 2: Sự khác nhau giữa sản phẩm thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang :
+ Thiết kế đồ họa: truyền tải thông điệp bằng chữ viết cùng với những hình ảnh đẹp, sử dụng các công cụ công nghệ đồ hoạ. Mỗi sản phẩm làm ra được tạo nên bởi sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân.( VD: Tranh cổ động, tranh biển quảng cáo chiếc áo dài VNđể con người nhìn nhận)
+ Thiết kế thời trang: sử dụng ứng dụng của thiết kế và thẩm mỹ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho quần áo và phụ kiện.( VD: tạo dáng áo dài, in / vẽ con rồng lên áođể con người dùng)
 * HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được một sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn. 
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm.
- HS thực hiện SPMT theo hình thức vẽ hoặc nặn.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật: mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng theo hình thức vẽ hoặc nặn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học.
- GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một sản phẩm mĩ thuật, có thể trong lĩnh vực tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng. 
- GV đưa câu hỏi gợi ý:
+ Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật nào?
+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.( tiến độ hoàn thành SP)
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
*Về nhà: Hoàn thành Sp; Chuẩn bị giờ sau:Sản phẩm vừa học đã hoàn thành cùng đồ dùng học vẽ & đất nặn 
2. Thể hiện.
- Sản phẩm mĩ thuật của HS.
Tạo một sản phẩm mĩ thuật, có thể trong lĩnh vực tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng.
VD1: Vẽ một bức tranh phong cảnh hoặc nặn một con cá cảnh (mĩ thuật tạo hình). 
VD2: Trang trí hộp bút của em vằng việc vẽ hoặc dán hình ( mĩ thuật ứng dụng)
HS trả lời các câu hỏi & thực hiện tạo SPMT. 
*Chọn vẽ hoặc nặn để tạo SPMT
Hoạt động khởi động: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm trong vòng 2 phút nhóm nào ghi được nhiều tên gọi các sản phẩm của mĩ thuật ứng dụng
Tuần 2 Ngày giảng: .......9.22
Tiết PPCT 2 Bài 1 Một số thể loại mĩ thuật( Tiết 2)
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - THẢO LUẬN.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá; thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về sản phẩm mĩ thuật( tạo hình hoặc ứng dụng) đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/nhóm.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập:
- Chia sẻ cảm nhận của HS về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành.
- Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Căn cứ vào sản phẩm mĩ thuật mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS hoàn thiện sản phẩm cá nhân;
 -Tập hợp sản phẩm cá nhân thành 4 nhóm để trao đổi, thảo luận theo những câu hỏi gợi ý sau trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8:
+ Bạn đã sử dụng bố cục, hình khối, màu sắc, đường nét như thế nào trong SPMT của mình?
+ Bạn đặt tên cho SPMT của mình là gì?
+ SPMT của bạn thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Luyện tập -Thảo luận.
- HS tiếp tục làm hoàn thiện sản phẩm đang thực hiện tiết trước.
 -HS trưng bày sản phẩm theo vị trí 4 nhóm. 
- Thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện.
- HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
 * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
( Nội dung vận dụng về nhà được khuyến khích không bắt buộc học sinh thực hiện)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng một số kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập:
- Nhận biết được một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoa trong SGK Mĩ thuật 6 (hoặc TPMT/ SPMT do GV chuẩn bị).
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
- Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?
- Tranh Rặng phi lao thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?
- Bìa sách thuộc thể loại mĩ thuật ứng dụng nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
- Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ thuộc thể loại mĩ thuật điêu khắc( tạo hình).
- Tranh Rặng phi lao thuộc thể loại mĩ thuật hội họa(tạo hình). 
- Bìa sách thuộc thể loại mĩ thuật thiết kế đồ họa( ứng dụng).
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
*Về nhà: Hoàn thành Sp; Chuẩn bị giờ sau:Sản phẩm vừa học đã hoàn thành cùng đồ dùng học vẽ & đất nặn, giấy màu, giấy bìa, kéo , keo dán.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
Các tiêu chí đánh giá
Nội dung 
Xếp loại
Đ/CĐ
Ghi Chú
1. Nhận nhiệm vụ 
2. Tham gia xây dựng kế hoạch nhóm: 
3. Thực hiện nhiệm vụ: 
4. Tôn trọng quyết định, trách nhiệm chung: 
5. Kế quả học tập :
1 Thành viên nhóm sẵn sàng khi được nhận nhiệm vụ.
2. Mọi thành viên được ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động. 
3. Các thành viên đều được thực hiện nhiệm vụ. 
4. Trách nhiệm, nỗ lực, hợp tác, tôn trọng tương trợ, đoàn kết .
5. Sản phẩm hoàn thành đúng giai đoạn tiến đ ... ời này để mô phỏng trang trí sản phẩm MT của mình là áo dài Việt Nam.
 - Biết nhận xét, đánh giá, liên hệ, so sánh về vẻ đep các SPMT Việt Nam thời này & biết tạo dáng, trang trí hộp bút có sử dụng hình ảnh di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử .
3. Phẩm chất:
 - Chủ động khai thác hình ảnh, có ý thức sử dụng vật liệu tái chế để tạo SPMT có nội dung chủ đề.
 - Biết trân trọng di sản Việt Nam, thấy được sự đa rạng, phong phú và lịch sử lâu đời của mĩ thuật tạo hình nước ta từ đó thêm yêu môn học mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án biên soạn, hình ảnh minh họa( mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại), các sản phẩm học gắn với hình ảnh của mĩ thuật thời này SGK tr65-67.
 - Một số hình ảnh, mô hình, clip liên quan đến sáng tạo các sản phẩm mĩ thuật Việt Nam( áo dài; hộp bút) có thể trình chiếu PowerPoint để HS quan sát như: tranh, mẫu thiết kế, vật liệu, sản phẩm trong thực tế - sản phẩm mô hình của HS.( nếu có)
 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Tranh ảnh, đồ chơi sưu tầm liên quan đến bài học.
 - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: Dụng cụ vẽ ( Giấy vẽ A4, bút chì, màu vẽ) dụng cụ làm: giấy bìa màu; bang dính hai mặt/hồ giấy, kéo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động khởi động:(GV chủ động sáng tạo)
Tuần 31 Ngày giảng/./20
Tiết PPCT 31 Bài 16 MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI ( Tiết 1)
 * HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT.
a. Mục tiêu: 
 HS quan sát( hình ảnh, video, hiện vật: Hoa văn; tượng; bình gốm; đèn gốm; trống đồng.. ) nhận biết sự phong phú, đa dạng của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. 
b. Nội dung: 
 -GV yêu cầu HS quan sát phân tích hình ảnh tượng đồng, bình gốm, đèn gốm, trống đồng - SGK tr65 .
-Thông qua Tranh ảnh hiện vật HS hiểu thêm về lịch sử, giá trị khảo cổ, vẻ đẹp thẩm mĩ của mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. 
c. Sản phẩm học tập: 
- Nhận thức, hiểu cơ bản về vẻ đẹp tạo hình các hiện vật, lịch sử mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
* Một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại:
- GV yêu cầu HS Gợi ý nội dung:Quan sát hình ảnh SGK tr 65+hình ảnh GV chuẩn bị. 
* Một số hiểu biết chung : 
GV yêu cầu HS xem tranh SGK tr65 &(hình ảnh, GV&HS chuẩn bị khác) rồi trả lời các câu hỏi sau:.
 -Các hiện vật đó là gì?
- Thời này có niên đại như thế nào, của nền văn hóa nào ở Việt Nam?
- Các hiện vật khảo cổ có giá trị gì? Hãy miêu tả hiện vật trống đồng Đông Sơn?( thẩm mĩ, lịch sử, văn hóa) 
* Lưu ý: Hoạt động quan sát sản phẩm mĩ thuật thời này tập trung các SP trống đồng có thể đưa hình ảnh văn hóa lịch sử, địa lý liên quan.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thực hiện nhiệm vụ quan sát -thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra.
+GV đưa ra gợi ý hỗ trợ HS lựa chọn định hướng hình ảnh tiêu biểu có thể đưa vào trang trí. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS bạn đại diện của lớp, nhóm đứng dậy trả lời thống nhất phương án chọn hình ảnh mình yêu thích nhất VD: Hoa văn trống đồng... 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá phản biện nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét.
+ GV bổ sung thêm: HS nên tận dụng các vật liệu – họa liệu của cá nhân để chuẩn bị tiến hành tạo SPMT của cá nhân cho phầm tiếp theo.
1. Quan sát
* Một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại .
Tiền sử là thời bắt đầu có con người tiếp theo là thời cổ đại.
 -Quan sát hình ảnh hiện vật: 
+Tượng đồng( Đông Sơn). 
+Bình gốm ( Ốc Eo). +Đèn gốm( Sa Huỳnh). +Trống Đồng ( Đông Sơn).
- Thời kì cổ đại Việt Nam cách chúng ta khoảng 4000 năm đến 500 năm trước công nguyên.
- Hiện vật Trống đồng Đông Sơn có tỉ lệ cân đối được trang trí tinh xảo hoa văn chuyển động xoay tròn tâm là mặt trống với hình ảnh chim lạc tiêu biểu trên mặt trống. 
+ Giá trị lịch sử khảo cổ học Việt Nam, giá trị thẩm mĩ sử dụng giá trị văn hóa tư duy nghệ thuật.
Quan sát SGK tr 65 
 * HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN.
 a. Mục tiêu: 
-Tìm hiểu các bước mô phỏng thiết kế tạo sản phẩm ( Áo dài) làm từ vật liệu giấy và màu. 
– Mô phỏng hiện vật mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại trên sản phẩm áo dài .
 b. Nội dung: 
 - GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu trả lời câu hỏi các bước tạo SPMT là Áo dài SGK tr66.
 - HS thực hiện tạo SPMT Áo dài có họa tiết là hình ảnh di sản mĩ thuật thời này với vật liệu đã chuẩn bị.
 c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm là Vẽ chiếc áo dài có hình ảnh giống với hiện vật mĩ thuật Việt Nam thời kì cỏ đại. Hiểu cách tạo sản phẩm đó và khắc sâu thêm về hình ảnh mĩ thuật thời này.
 d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học.
Các thiết kế áo dài có sử dụng hoa văn mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình các bước thực hiện SGK tr 66. 
- GV đưa câu hỏi gợi ý:
+ Em hãy nhắc lại các bước thực hiện làm Áo dài ?
+ Em chọn họa tiết nào để đưa vào vẽ thiết kế áo dài? 
- GV tổ chức cho HS thực hành làm SPMT theo hình thức tạo hình 2D vẽ. dáng áo và vẽ hoa văn.
- Nhận xét: tên, chất liệu, họa tiết, màu sắc, tính ứng dụng thực tế...( nếu HS hoàn thành )
*Lưu ý: - GV thị phạm cùng sáng tạo với HS.
- Tùy theo từng đối tượng HS địa phương GV chọn vật liệu( giấy vẽ và giao nhiệm vụ khác nhau .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS sau khi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu bài học. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày tiến độ tạo SPMT và dự kiến tiến độ hoàn thành.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.( nếu xong SP )
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. ( có thể HS về nhà hoàn thành Sp )
*Về nhà:tiếp tục Hoàn thành Sp; Chuẩn bị giờ sau:Sản phẩm vừa học đã hoàn thành Dụng cụ vẽ ( Giấy vẽ, bút, màu ) dụng cụ làm: Giấy bìa , keo, kéo.
2. Thể hiện.
Các thiết kế áo dài có sử dụng hoa văn mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
 *Các bước thiết kế :
Vẽ phác áo dài.
Vẽ hoa văn trang trí lên áo dài.
Cắt rời hình áo dài.
Vẽ màu vào hoa văn trang trí.
*Mỗi bạn làm 1 Áo dài có hoa văn VD trống đồng.
*HS trả lời các câu hỏi tiến độ & thực hiện tạo SPMT. 
Hoạt động khởi động:( GV chọn cách phù hợp)
Tuần 32 Ngày giảng/./20
Tiết PPCT 32 Bài 16 MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI ( Tiết 2)
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - THẢO LUẬN.
 a. Mục tiêu: 
 -Thông qua sản phẩm Áo dài trang trí hình ảnh di sản MTVN thời kì cổ đại. 
-HS trưng bày và thảo luận, nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân/ nhóm.
 b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩn Áo dài rồi trưng bày trước lớp thành 4 nhóm SPMT.
- Quan sát sản phẩm vẽ của bạn và hình vẽ để trả lời câu hỏi SGK tr67.
- Hoàn thiện sản phẩm - trưng bày sản phẩm và quan sát chia sẻ bình luận ý tưởng sản phẩm nhóm/cá nhân với các bạn và thầy cô .
 c. Sản phẩm học tập:
- SPMT là bài vẽ trang trí áo dài có hoa văn theo chủ đề bài học. 
-HS trưng bày và thảo luận nhận xét về các sản phẩm đó.
 d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Một số sản phẩm mĩ thuật của học sinh:
- Căn cứ vào sản phẩm mĩ thuật mà HS vừa thực hiện tiết trước( Thiết kế và trang trí áo dài) các em tiếp tục hoàn thiện Sp 
- Trưng bày tại nhóm, GV tổ chức cho HS chia lớp thành 4 nhóm để trưng bày SP lên bảng.- Thảo luận HS trả lời các câu hỏi SGk tr 67.
+ Em đã dùng hoa văn nào của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại để trang trí áo dài? 
+Kể tên các hoa văn trong các sản phẩm của các bạn trong nhóm?
+ Nêu giá trị ( thẩm mĩ, ý tưởng, văn hóa)của các di sản Việt Nam trong sản phẩm áo dài? Mĩ thuật ứng dụng được thể hiện thế nào qua bài học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Sau khi HS hoàn thiện SP tiết trước các em đem tới trưng bày tại bàn nhóm; 
+Trưng bày SP thực hiện thảo luận viết thuyết trình các ý tưởng xung quanh sản phẩm đó. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày-thuyết trình sản phẩm mĩ thuật của mình( Sản phẩm gì – Chất liệu gì – Cách làm thế nào – họa tiết là hình gì- vẻ đẹp và giá trị của SP). 
- HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình/nhóm._
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GVtổng hợp đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Luyện tập -Thảo luận.
- Một số sản phẩm mĩ thuật của học sinh:
*Hoàn thiện SP tập hợp thành 4 nhóm viết thuyết trình: Tên SP; Cách làm SP; Bài học rút ra cần nhớ) 
Đọc thêm “ Em cần biết” SKG tr67.
- Thực hiện trả lời câu hỏi thảo luận: 
+ Hoa văn tranh trí là: Hoa văn trống đồng, chim lạc, con hươu...
.+ Hoa văn của các bạn vẽ: Hươu, chim lạc, đua thuyền, dã gạo+ Giá trị thẩm mĩ, giá trị văn hóa lịch sử khi trang trí áo dài sử dụng họa tiết thời cổ đại là rất đặc biệt.
 *Thảo luận khi thuyết trình có thể đưa thêm: 
 VD: Sản phẩm gì – Chất liệu gì – Cách làm thế nào – họa tiết là hình gì- vẻ đẹp và giá trị của SP . 
 * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
( Nội dung vận dụng về nhà được khuyến khích không bắt buộc học sinh thực hiện)
 a. Mục tiêu: Vận dụng sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại để trang trí hộp bút mà em yêu thích.
 b. Nội dung: 
 - GV hướng dẫn HS dùng họa tiết mĩ thuật Việt Nam thời này để trang trí hộp bút.
 - HS tự chọn cách thức: in, khắc, vẽ, dán để trang trí sản phẩm.
 c. Sản phẩm học tập:
 - Có ý tưởng thiết kế trang trí đồ vật là hộp bút có sử dụng họa tiết mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại để trang trí.
 d. Tổ chức thực hiện: 
 - GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
 + Quan sát: một số hình ảnh VD: Hộp bút và con hươu ....
 quan sát hình ảnh SGK tr 67 để sáng tạo trang trí đồ vật .
 _ Học sinh trực hiện trên lớp hoặc về nhà.
 * Mở rộng: Về nhà HS có thể chọn đồ vật bỏ đi & tiến hành trang trí.
 - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc thức bài học.
*Về nhà:Hoàn thành Sp ; Chuẩn bị giờ sau Đem các sản phẩm đã học để trưng bày giới thiệu sản phẩm tại phòng trưng bày.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
Các tiêu chí đánh giá
Nội dung 
Xếp loại
Đ/CĐ
Ghi Chú
1. Nhận nhiệm vụ 
2. Tham gia xây dựng kế hoạch nhóm: 
3. Thực hiện nhiệm vụ: 
4. Tôn trọng quyết định, trách nhiệm chung: 
5. Kế quả học tập :
1 Thành viên nhóm sẵn sàng khi được nhận nhiệm vụ.
2. Mọi thành viên được ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động. 
3. Các thành viên đều được thực hiện nhiệm vụ. 
4. Trách nhiệm, nỗ lực, hợp tác, tôn trọng tương trợ, đoàn kết .
5. Sản phẩm hoàn thành đúng giai đoạn tiến độ, là hiện vật và thể hiện kiến thức hiểu biết . 
Lớp 6A: Nhóm 1:..2:..3:...4:..5:..6:...
7:..8:..9:..10:..11:..12
Lớp 6B: Nhóm 1:..2:..3:...4:..5:..6:...
7:..8:..9:..10:..11:..12
Lớp 6C: Nhóm 1:..2:..3:...4:..5:..6:...
7:..8:..9:..10:..11:..12
Lớp 6D: Nhóm 1:..2:..3:...4:..5:..6:...
7:..8:..9:..10:..11:..12
Lớp 6E: Nhóm 1:..2:..3:...4:..5:..6:...
7:..8:..9:..10:..11:..12
Nhóm đạt 3 tiêu trí đánh giá hoàn thàng tốt trở lên thì xếp loại Đ
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, tranh ảnh....)
 1 Bố sung: ..
2.Hình ảnh trực quan
Tượng đồng văn hóa Đông Sơn
 Bình gốm văn hóa Óc Eo
 Đèn gốm văn hóa Sa Huỳnh
 Một số trống đồng và mặt trống đồng văn hóa Đông Sơn
 Họa tiết và hoa văn trống đồng Đông Sơn.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_6_chan_troi_sang_tao_nam_hoc_2022_2023.doc