Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Phần: Ôn tập - Trường THPT Nguyễn Thị Định

 ÔN TẬP

Số tiết: 0.5 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.

- Năng lực nói và nghe.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

2. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 - Máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá, tranh ảnh, biên bản làm việc của các nhóm

- Giấy roki kích cỡ A1, bút màu .

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Hỏi nhanh đáp nhanh”

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

 

doc 11 trang Thu Lụa 30/12/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Phần: Ôn tập - Trường THPT Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Phần: Ôn tập - Trường THPT Nguyễn Thị Định

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Phần: Ôn tập - Trường THPT Nguyễn Thị Định
	 GV:.
Trường THPT Nguyễn Thị Định.
Tổ: Ngữ Văn
 ÔN TẬP
Số tiết: 0.5 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
2. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Máy tính, máy chiếu
- Phiếu học tập, phiếu đánh giá, tranh ảnh, biên bản làm việc của các nhóm
- Giấy roki kích cỡ A1, bút màu.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Hỏi nhanh đáp nhanh”
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Gv chuyển giao nhiệm vụ 
Gv tổ chức trò chơi “Hỏi nhanh đáp nhanh”
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu văn: “Nhà Mtao Mxây cột sàn hiên đẽo hình, đầu cầu thang đều đẽo hình”
Câu 2: Đăm Săn và Mtao Mxây sử dụng vũ khí gì?
Câu 3: Mtao Mxây vung đao chém, nhưng chỉ chém trúng cái gì?
Câu 4: Ai là người đã ném miếng trầu cho Đăm Săn?
Câu 5: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”
Câu 6: Ông Trời đã chỉ cách gì để giúp Đăm Săn tiêu diệt Mtao Mxây?
Câu 7: Để các bạn đồng hành không nghe được tiếng hát của các nàng Xi-ren, Ô-đi-xê đã làm gì?
Câu 8: Chiều dài ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê được mô tả bằng hình ảnh nào?
Câu 9: Phần chú thích thường đặt ở cuối trang trong một cuốn sách hoặc văn bản được gọi là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới
Gợi ý:
- Mặt trăng/ chim ngói
- Khiên
- Chão cột trâu
- Hơ Nhị
- So sánh
- Ném chày mòn vào vành tai
- Nhét sáp vào tai
- Nhà dài như một tiếng chiêng
- Cước chú
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
a. Mục tiêu: 
- Chủ điểm Sống cùng kí ức của cộng đồng
- Thể loại sử thi
- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của sử thi thông qua các văn bản trong chủ điểm 
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
 1. Hoạt động báo cáo kết quả đọc mở rộng theo thể loại 
 a.Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về thể loại sử thi, kĩ năng đọc VB sử thi theo đặc trưng thể loại để đọc hiểu VB đọc mở rộng theo thể loại. 
 b. Nội dung:
 c.Sản phẩm: Nội dung bài tập đọc mở rộng theo thể loại của HS.
 d.Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: HS trình bày bài tập đọc hiểu VB Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời đã thực hiện ở nhà. 
Thực hiện nhiệm vụ: HS kiểm tra lại bài tập đã chuẩn bị ở nhà và chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
Báo cáo, thảo luận: 2 – 3 HS trình bày nội dung bài tập. Các HS khác lắng nghe, góp ý, bổ sung, trao đổi (nếu có). 
Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, nêu định hướng sau:
Những yếu tố của thể loại sử thi
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Nhận xét
Đặc điểm cốt truyện
Xoay quanh cuộc phiêu lưu và kì tích của người anh hùng. Yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm tô đậm tính phiêu lưu của những kì tích ấy.
Bằng những yếu tố kì ảo đoạn trích tái hiện hành trình tìm đường đến nhà nữ thần Mặt Trời và ý muốn bắt nữ thần về làm vợ của Đăm Săn.
Đoạn trích thể hiện được những yếu tố của thể loại sử thi qua đặc điểm về cốt truyện, nhân vật và tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện đối với các nhân vật.
Đặc 	điểm 
nhân vật
Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.
Đăm Săn vừa có khát vọng lớn lao vừa có sức mạnh bản lĩnh siêu phàm thể hiện qua cuộc phiêu lưu lên tận nhà nữ thần 
Luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, hiểm nguy.
Mặt Trời và mong chinh phục nàng.
Tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện đối với các nhân vật
Niềm cảm phục, tự hào về người anh hùng khi kể về hành trình của Đăm Săn: Chàng đã đến được nơi mình muốn đến nhờ khát vọng, ý chí bản lĩnh và sức mạnh phi thường.
Niềm thương tiếc Đăm Săn nhưng không nhuốm màu bi luỵ (bởi người kể chuyện luôn tin vào sự bất diệt, khả năng tái sinh của cộng đồng sẽ được kể tiếp trong phần cuối của sử thi).
Bài tập sáng tạo
GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập này qua các bước: (1) Sưu tầm tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về hình tượng, biểu tượng Mặt Trời (thần thoại, sử thi, thơ, âm nhạc, tranh vẽ,); (2) Lấy cảm hứng chung từ những gì sưu tầm được hoặc từ một tác phẩm cụ thể để làm thơ, vẽ tranh, dựng hoạt cảnh.
2. Hoạt động ôn tập về đọc, viết, nói và nghe
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học trong bài để trả lời các 
câu hỏi ôn tập về đọc, viết, nói và nghe (SGK/ tr. 62). 
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập ôn tập đã thực hiện ở nhà. 
Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: HS trả lời các câu 1, 2, 3 và 4 (SGK/ tr. 62). Các HS khác nghe, nhận xét, bổ sung, trao đổi (nếu có). 
Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ. 
Báo cáo, thảo luận: 4 – 5 HS trả lời miệng các câu 1, 2, 3 và 4. Các HS khác nhận xét, bổ sung, trao đổi (nếu có). 
Kết luận, nhận định: GV nhận xét và hướng dẫn HS kết luận theo các định hướng tham khảo sau:
Câu 1 
Văn bản
Nội dung chính
1. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi 
Đăm Săn)
Đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây, cứu vợ về.
2. Gặp Ka-ríp và Xi-la 
(trích sử thi Ô-đi-xê)
Đoạn trích kể về hành trình của Ô-đi-xê khi đến xứ sở của Ka-ríp và Xi-la, thuyền của chàng bị mất sáu người. Dù đã cố gắng trấn an tinh thần của các bạn mình, Ô-đixê vẫn phải đau lòng nhìn Xi-la ăn thịt họ.
3. Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn)
Đăm Săn quyết tâm ra đi để bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ lẽ cho mình. Đăm Săn một mình đến nhà nữ thần Mặt Trời, tuy nhiên chàng đã bị từ chối. Đăm Săn ngang nhiên ra về, mặc cho nữ thần Mặt Trời cảnh báo chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Trên đường về, cả người và ngựa của Đăm Săn đều bị kéo chìm xuống bùn lầy.
Câu 2 
GV hướng dẫn HS đối chiếu mục Nhân vật anh hùng sử thi (trong phần Tri thức Ngữ văn) với hai nhân vật anh hùng trong hai VB để thực hiện yêu cầu của bài tập. 
Có thể sử dụng mẫu bảng đối chiếu dưới đây:
Đặc điểm 
nhân vật sử thi
Biểu hiện qua nhân vật 
Đăm Săn
Biểu hiện qua nhân vật 
Ô-đi-xê
a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.
Ví dụ: Sức mạnh và tài múa khiên vượt trội.
Ví dụ: Trí tuệ sáng suốt, khả năng thuyết phục, động viên đồng đội của người chỉ huy.
b. Có đủ ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức, hiểm nguy.
Ví dụ: Vượt qua các thử thách; đấu khẩu, đấu võ với Mtao Mxây; khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây.
Ví dụ: Thể hiện bản lĩnh vượt qua thách thức của các quái vật biển như Ka-ríp và Xi-la
c. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.
Ví dụ: Kì tích chiến thắng Mtao Mxây, uy danh “vang đến thần núi”.
Ví dụ: Trở về quê hương sau thời gian dài trên biển cả. 
Câu 3
+ Ngôi kể thứ nhất: Người kể chuyện xưng “tôi” – được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất, làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức).
+ Ngôi kể thứ ba: Người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của họ. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
VB Gặp Ka-ríp và Xi-la: Ô-đi-xê là người kể lại hành trình trở về quê hương sau hành trình 10 năm vượt biển. Người kể chuyện ngôi thứ nhất (đồng thời là nhân vật chính) có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình,
VB Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây: Người kể giấu mình đi, là người kể chuyện ngôi thứ ba. Cách kể này thể hiện qua việc gọi tên theo tên của họ và kể chuyện một cách linh hoạt, tự do,...
Câu 4
GV hướng dẫn HS ôn lại tri thức về kiểu bài, nhớ lại bố cục, cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội trong VB mẫu và bài viết, bài nói của bản thân để trả lời câu hỏi này.
3. Hoạt động báo cáo sản phẩm Viết ngắn
Mục tiêu: Trình bày được sản phẩm Viết ngắn đã chuẩn bị ở nhà. 
Sản phẩm: Đoạn văn (khoảng 200 chữ) về phẩm chất người anh hùng sử thi 
trong đó có đánh dấu phần tỉnh lược trong VB hoặc chú thích trích dẫn.
Tổ chức hoạt động 
Giao nhiệm vụ HT: HS trình bày miệng đoạn văn (có đánh dấu phần tỉnh lược trong VB hoặc chú thích trích dẫn) thể hiện về phẩm chất người anh hùng sử thi.
Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc lại đoạn văn để chuẩn bị trình bày.
Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày miệng đoạn văn.
Kết luận, nhận định
GV và HS cùng nhận xét đoạn văn.
GV giải đáp thắc mắc của HS (nếu có).
4. Hoạt động trao đổi về câu hỏi lớn của bài học
Mục tiêu: Kết nối được những gì thu nhận từ bài học liên quan đến chủ điểm Sống cùng kí ức của cộng đồng để trao đổi, chia sẻ về câu hỏi lớn. 
Sản phẩm: Nội dung trả lời miệng của HS về câu 5 (SGK/ tr. 62). 
Tổ chức hoạt động 
Giao nhiệm vụ HT: Vận dụng các hiểu biết, trải nghiệm cá nhân trả lời câu 5 (SGK/ tr. 62).
Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS suy nghĩ câu trả lời. 
Báo cáo, thảo luận: Một vài HS trình bày suy nghĩ của cá nhân. Các HS khác nghe, trao đổi, chia sẻ và có thể nêu câu hỏi (nếu có) 
Kết luận, nhận định: GV góp ý cho câu trả lời của HS, chia sẻ với những trải nghiệm và suy nghĩ của HS. Có thể gợi ý:
Sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ nhiều yếu tố: con người, lãnh địa cư trú, truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể, các quan niệm, luật tục, khát vọng phát triển, chủ nghĩa nhân văn, tất cả kết tinh ở người anh hùng. Đó không phải là một cá nhân anh hùng mà là hiện thân của cộng đồng, sống mãi trong kí ức của cộng đồng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức cho Hs làm bài tập đọc hiểu
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
 Đăm Săn - Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc! Từ gùi quý, hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên! Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì nhông ngoài bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy.
Thế là, bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến. Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa. Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ ô, máu bò máu trâu đọng đen khắp sàn hiên, dây cồng dây chiêng giăng như mạng nhện, chỉ vàng chỉ đỏ như hoa dăm piết. Cảnh đó, đời ông bác ông cậu xưa kia làm gì có!
Bà con xem, chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế! Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều. Rõ ràng là Đăm Săn có chiêng đống voi bầy, có bè bạn như nêm như xếp. Làm sao mà có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó như chàng?
1. Cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tả như thế nào?
2. Chỉ ra những hình ảnh có sử dụng biện pháp so sánh, tượng trưng và nói quá trong đoạn trích.
3. Tại sao tác giả sử thi không miêu tả nhiều về hình ảnh của Mtao Mxây trong lễ ăn mừng chiến thắng?
4. Lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn đã gợi lên không khí sử thi và dư âm gì với độc giả?
Gợi ý: 
1. Cảnh ăn mừng chiến thắng được diễn ra linh đình, vui vẻ, đoàn kết.
2. Liệt kê và cảm nhận về các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tượng trưng, nói quá.
3. Tác giả sử thi luôn hướng về cuộc sống no đủ, giàu có thịnh vượng, đoàn kết và tốt đẹp.
4. Tuy kể về cuộc giao tranh nhưng tác giả sử thi không xoáy sâu vào những mất mát, đau thương. Cảnh ăn mừng khắc sâu thêm tầm vóc lớn lao của anh hùng Đăm Săn và mơ ước về cuộc sống ổn định, giàu có, yên bình, lên án điều ohi nghĩa và bất lợi cho cộng đồng.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn 
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Đề: Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như Ô-đi-xê hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.
Gợi ý
     Hai tác phẩm sử thi Ô-đi-xê  và Đăm Săn đã ra đời cách chúng ta hàng ngàn năm nhưng trong bối cảnh của xã hội hiện đại chúng vẫn có những giá trị nhất định. Hai tác phẩm đã dạy cho chúng ta về lòng dũng cảm, dám đấu tranh cho lợi ích của cá nhân, dân tộc mình; đồng thời con người sống còn phải có lý tưởng, khát khao và lòng tự tôn. Những người anh hùng trong các tác phẩm này đều có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc và sẵn sàng đứng ra bảo vệ nó khi bị xâm phạm. Những người anh hùng trong các tác phẩm sử thi trên chính là những tấm gương về lối sống đẹp, có lý tưởng trong xã hội mà bất kì cá nhân nào cũng nên học tập.
	

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_1_tiet_on_tap_truo.doc