Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Thị Định

NGHE VÀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, HÌNH THỨC BÀI NÓI GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN KỂ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Sau khi học xong bài học này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1: Đặc thù

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

- Nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

1.2: Chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong HT.

2. Phẩm chất

- Rèn luyện để đạt kết quả tốt trong hoạt động luyện tập nói và nghe.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, micro, bảng, phấn/ bút lông.

- SGK, SGV.

- Đồ vật minh hoạ, đoạn video clip, tranh ảnh, (nếu cần).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- Xác định được nhiệm vụ nói và nghe cần thực hiện trong bài học.

b. Sản phẩm học tập:

Câu trả lời của HS.

c. Tổ chức hoạt động

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS kể một câu chuyện cổ tích gần gũi trong đời sống.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân để suy nghĩ câu trả lời.

* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi; các HS khác lắng nghe, nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận nhiệm vụ nói và nghe trong tiết học hôm nay là:

- Nói: giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

 

doc 11 trang Thu Lụa 30/12/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Thị Định

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Thị Định
Trường: THPT Nguyễn Thị Định
Tổ: Văn. Ngày soạn: 25/ 8 /2023
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI THẦN THOẠI
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TRUYỆN KỂ;
NGHE VÀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, HÌNH THỨC BÀI NÓI GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN KỂ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1: Đặc thù
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
1.2: Chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong HT.
2. Phẩm chất
- Rèn luyện để đạt kết quả tốt trong hoạt động luyện tập nói và nghe.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, micro, bảng, phấn/ bút lông.
- SGK, SGV.
- Đồ vật minh hoạ, đoạn video clip, tranh ảnh, (nếu cần).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Xác định được nhiệm vụ nói và nghe cần thực hiện trong bài học.
b. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của HS.
c. Tổ chức hoạt động
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS kể một câu chuyện cổ tích gần gũi trong đời sống.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân để suy nghĩ câu trả lời.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi; các HS khác lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận nhiệm vụ nói và nghe trong tiết học hôm nay là:
- Nói: giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Nghe: nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
a. Mục tiêu:
- Xác định được đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Xác định được những việc cần làm khi chuẩn bị nghe.
- Xác định được các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
b. Sản phẩm học tập: phiếu học tập số 1, câu trả lời của học sinh
c. Tổ chức hoạt động
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Cá nhân HS đọc (SGK/ tr. 29 – 31) và tóm tắt các bước chuẩn bị nói
	*HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời của HS và lưu ý một số điểm về kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể:
+ Bước 1: Chuẩn bị nói:
. Xác định tác phẩm truyện (Xác định mục đích nói, xác định đối tượng người nghe, xác định không gian và thời gian nói)
. Tìm ý và lập dàn ý
+ Bước 2: Trình bày bài nói:
. Tạo không khí và quan hệ giao tiếp như: tự giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp trong giao tiếp.
. Sử dụng cách diễn đạt phù hợp, linh hoạt. Cần dùng một số mẫu câu phù hợp để giới thiệu, đánh giá tác phẩm truyện kể.
. Đáp ứng được yêu cầu về tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm; tạo được tương tác với người nghe.
+ Bước 3: Trao đổi, đánh giá
. Trao đổi: lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược các câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe; trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng các câu hỏi, ý kiến của người nghe. 
. Đánh giá: Trong vai trò người nói, bạn hãy tự đánh giá phần trình bày của mình. Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần trình bày của người nói.
* Một số lưu ý:
- Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính để khi cần thì chỉ cần nhìn lướt qua là nhớ; chuẩn bị một hình ảnh minh họa cho nội dung truyện kể để tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng (nếu có điều kiện)
- Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc của người nghe có thể nêu lên, tìm cách trả lời, giải đáp.
 - Khi trình bày cần tôn trọng và tương tác với người nghe; cần dự kiến câu hỏi người nghe có thể thắc mắc để chuẩn bị trả lời cho thuyết phục.
Hoạt động 2: Nghe và nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể
a. Mục tiêu: Trình bày được cách thức thực hiện và đánh giá kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể
b. Sản phẩm học tập: PHT số 1 , câu trả lời miệng của học sinh
c. Tổ chức hoạt động
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nhóm đôi HS đọc nội dung nghe và nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể (SGK/trang 32-trang 33) và trả lời câu hỏi: Những điều em nên làm để việc nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể đạt hiệu quả cao?
- Nhóm đôi HS đọc bảng kiểm đánh giá kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể (SGK/trang 33) và nêu câu hỏi (nếu có).
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm đôi HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự từ (1) à(2).
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện 1 – 2 HS trình bày nhanh các bước nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể. HS khác lắng nghe, nhận xét.
*Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt lại các bước nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể.
- Bước 1: Chuẩn bị nghe:
+ Tìm đọc truyện kể mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá
+ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của truyện kể, dự kiến những điều cần trao đổi với người trình bày.
+ Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
- Bước 2: Lắng nghe và ghi chép: 
+ Lắng nghe để nắm bắt ý kiến đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
+ Sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe và ghi chép những đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của truyện kể
+ Ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi với người nói về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.
- Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá:
+ Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến trong bài nói.
+ Trao đổi những điều bạn chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến, quan điểm của người nói.
+ Dùng giọng điệu nhẹ nhàng để nhận xét bài nói của bạn và đưa ra những góp ý cụ thể để bài nói tốt hơn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Thực hiện nhiệm vụ Nói và nghe ( ....phút)
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Nhận xét, đánh giá được nội dung và hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể.
b. Sản phẩm học tập: Bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nội dung nhận xét, đánh giá nội dung và hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể.( PHT SỐ 2)
c. Tổ chức hoạt động 
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Trước tiên, luyện tập theo nhóm đôi để trình bày bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể. Từng HS trình bày bài nói của mình cho bạn nghe và góp ý dựa trên bảng kiểm đánh giá kĩ năng (SGK/ tr. 31 – 32). Sau đó, cá nhân HS trình bày bài nói của mình trước lớp.
- Khi nghe bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể của bạn, ghi chép tóm tắt nội dung, ghi những câu hỏi muốn trao đổi với người nói.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS luyện tập trình bày theo nhóm đôi.
- Cá nhân HS thực hiện việc lắng nghe và ghi chép.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
1 – 2 HS trình bày bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể. Các HS khác lắng nghe và ghi chép, nêu câu hỏi (nếu có).
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét ngắn gọn phần trình bày của các HS và đề nghị HS chuẩn bị cho hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Lưu ý: Ở hoạt động này GV chỉ nhận xét khái quát, ngắn gọn về mức độ và thái độ thực hiện nhiệm vụ HT của HS, còn các nhận xét, đánh giá chi tiết về từng bài trình bày của HS, GV sẽ thực hiện sau khi HS thực hiện việc trao đổi, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 2: Trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm (.... phút)
a. Mục tiêu:
- Tự đánh giá được với tư cách người nói và đánh giá được bài nói của bạn với tư cách người nghe; rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
b. Sản phẩm học tập: Lời nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm của HS.
c. Tổ chức hoạt động
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân và dùng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (đối với những HS trình bày bài nói).
- HS làm việc theo nhóm đôi và dùng bảng kiểm kết hợp với những nội dung đã ghi chép để đánh giá kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (đối với những HS là người nghe).
- Cuối cùng, GV yêu cầu tất cả HS suy ngẫm và rút kinh nghiệm từ hoạt động nói và nghe vừa thực hiện.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự: (1) à (2) à (3).
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả nhận xét, đánh giá bài nói của bạn. HS được nhận xét có quyền trao đổi, giải thích thêm hoặc nêu thắc mắc cần được giải đáp với người nhận xét nếu muốn; cần đảm bảo cuộc trao đổi diễn ra nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng nhau.
- Đại diện 1 – 2 HS trình bày kinh nghiệm rút ra được từ việc thực hiện các nhiệm vụ HT (những ưu điểm và hạn chế khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể, những giải pháp khắc phục những điều chưa làm tốt, những giải pháp để nghe và nhận xét tốt hơn,).
*Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HT của HS trên ba phương diện:
- Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần lưu ý, điều chỉnh về kĩ năng nói và nghe của HS.
- Cách nhận xét, đánh giá kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể của HS (HS đã biết sử dụng những tiêu chí trong bảng kiểm để nhận xét, đánh giá chưa? HS có nhận ra những ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài nói của bản thân và của các bạn hay không?...).
- Cách HS lắng nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể.
Hoạt động 3: vận dụng (thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể với người thân.
b. Sản phẩm học tập: Phần giới thiệu của HS với người thân.
c. Tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS về nhà thực hành nói và nghe với người thân, quay video quá trình thực hiện, nộp bài lên Padlet.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét, đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 1. Tạo lập thế giới.
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
 Phụ lục 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nghe
Hoạt động chuẩn bị
Nói
Gợi ý trả lời:
Nghe
Hoạt động chuẩn bị
Nói
Xác định tác phẩm truyện, mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói
Tìm ý, lập dàn ý
Luyện tập nói
Tìm đọc truyện kể mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của truyện kể, dự kiến câu hỏi
Chuẩn bị giấy, bút,...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Phụ lục 3:
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ 
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TRUYỆN KỂ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu.
Giới thiệu truyện kể: tên tác phẩm, thể loại, tác giả (nếu có).
Nêu khái quát nội dung bài nói (có thể điểm qua các phần/ ý chính).
Nội dung chính
Trình bày ý kiến đánh giá về nội dung của truyện kể.
Trình bày ý kiến đánh giá về nghệ thuật của truyện kể.
Phân tích tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của truyện kể.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người nói về truyện kể.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.
Kết thúc
Tóm tắt được nội dung trình bày về truyện kể.
Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ phía người nghe.
Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí.
Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói.
Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG NGHE GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ
NỘI DUNG, HÌNH THỨC CỦA MỘT TRUYỆN KỂ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Chuẩn bị nghe
Tìm đọc truyện kể mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của truyện kể.
Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Lắng nghe và ghi chép
Ghi chép tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khóa, sơ đồ.
Ghi chép tóm tắt đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.
Ghi lại câu hỏi liên quan đến nội dung và nghệ thuật của truyện kể nảy sinh trong quá trình nghe.
Dự kiến những điều cần trao đổi về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.
Trao đổi, nhận xét, đánh giá
Xác nhận lại quan điểm, ý kiến của người nói trước khi bày tỏ ý kiến cá nhân.
Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến, quan điểm của người nói.
Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến với người nói.
Nhận xét về cách trình bày bài nói.
Thái độ và ngôn ngữ
Thể hiện thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến của người nói trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét, đánh giá.
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với người nói.
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
ĐÃ LÀM TỐT
(5 – 7 điểm)
RẤT XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 
TỔNG 
THANG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
(Đánh giá đồng đẳng)
Các tiêu chí
Điểm
Nguyễn Văn A
Trần Văn B
.
1. Sự nhiệt tình tham gia công việc
(mức điểm cao nhất: 1.5 điểm)
Không nhiệt tình
0
Bình thường
0.5
Nhiệt tình
1.5
2. Đưa ra ý kiến và ý tưởng mới
cho sản phẩm của nhóm 
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không đưa ra được ý kiến, ý tưởng
0
Có đưa ra ý kiến nhưng không nhiều
0.5
Đưa ra được ý kiến nhưng chưa có ý tưởng mới
1.0
Tích cực đóng góp ý kiến và ý tưởng mới
2.0
3. Sự thân thiện, hòa đồng
(mức điểm cao nhất: 1 điểm)
Không có
0
Bình thường
0.5
Thân thiện, hòa đồng
1.0
4. Biết lắng nghe trong quá trình thảo luận nhóm
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không lắng nghe
0
Bình thường
0.5
Có lắng nghe ý kiến của nhóm
1.0
Tích cực lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhóm
2.0
5. Tham gia vào việc đóng góp ý kiến cho sản phẩm của các nhóm khác 
(mức điềm cao nhất: 1.5 điểm)
Không tham gia
0
Có tham gia nhưng chưa đóng góp được nhiều ý kiến cho các nhóm khác
0.5
Tham gia tích cực và đóng góp được nhiều ý kiến cho các nhóm khác
1.5
6. Hoàn thành nhiệm vụ và hiệu quả
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không hoàn thành nhiệm vụ
0
Hoàn thành nhiệm vụ
0.5
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.0
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
2.0
Tổng điểm
10
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_1_tao_lap_the_gioi.doc