Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Phần: Đọc văn bản thần thoại

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN THẦN THOẠI

THẦN TRỤ TRỜI

PRÔ – MÊ – TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI

CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT (Đọc mở rộng theo thể loại)

ĐI SAN MẶT ĐẤT (Đọc kết nối chủ điểm)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nền văn hoá khác nhau.

1.2. Năng lực chung

- NL giao tiếp và hợp tác.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Phẩm chất

Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK. SGV

- Phiếu học tập

- Giấy a3,a4

- Bảng kiểm, Rubric đánh giá

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU):

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

a.Mục tiêu

- Xác định được tên chủ điểm, thể loại và bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm của bài học.

b.Nội dung: giới thiệu chũ điểm và thể loại.

c. Sản phẩm:

 - Thái đô của học sinh khi tham gia hoạt động.

- Phần ghi chép của học sinh về tên chủ điểm, thể loại và suy nghĩ của bản thân về chủ điểm của bài học.

 

doc 21 trang Thu Lụa 30/12/2023 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Phần: Đọc văn bản thần thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Phần: Đọc văn bản thần thoại

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại - Phần: Đọc văn bản thần thoại
Trường: THPT ..
Tổ: Ngữ văn
Ngày soạn: 
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI THẦN THOẠI
Môn học: Ngữ văn; Lớp:10; Thời gian: 10 tiết
 [ Đọc: 4.5 tiết; Thực hành tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2.5 tiết ( 1.5 tiết hướng dẫn viết; HS làm bài ở nhà; 1 tiết trả bài); Nói và nghe: 1.5 tiết; Ôn tập: 0.5 tiết]
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN THẦN THOẠI
THẦN TRỤ TRỜI
PRÔ – MÊ – TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI
CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT (Đọc mở rộng theo thể loại)
ĐI SAN MẶT ĐẤT (Đọc kết nối chủ điểm)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. 
- Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nền văn hoá khác nhau.
1.2. Năng lực chung
- NL giao tiếp và hợp tác.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất
Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK. SGV
- Phiếu học tập
- Giấy a3,a4
- Bảng kiểm, Rubric đánh giá
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU): 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
a.Mục tiêu
- Xác định được tên chủ điểm, thể loại và bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm của bài học.
b.Nội dung: giới thiệu chũ điểm và thể loại.
c. Sản phẩm: 
 - Thái đô của học sinh khi tham gia hoạt động.
- Phần ghi chép của học sinh về tên chủ điểm, thể loại và suy nghĩ của bản thân về chủ điểm của bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem một số tranh (in màu) về thần thoại của Việt Nam, Hy Lạp, Ấn Độ và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về các bức tranh ấy.
- Trả lời các câu hỏi sau:
 1. Xem các bức tranh em liên tưởng đến ai? ở đâu?
 2. Theo em, người xưa cho rằng thế giới được tạo lập như thế nào?
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét phần kể chuyện của HS.
- GV gợi mở cho HS theo định hướng tham khảo:
 Con người thời kì nguyên thuỷ trong khi tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với các hiện tượng vũ trụ kì bí, họ đã muốn cố gắng tìm hiểu, xuyên qua cái bề ngoài để nhận thức thế giới, nhận thức tự nhiên. Sự nhận thức thế giới của con người lúc đó là hoang đường và ấu trĩ. Con người tưởng tượng ra và đặt niềm tin vào sự tưởng tượng ấy, rằng thế giới là do các vị thần linh tạo ra
Hoạt động 2: Xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ HT của phần Đọc.
b. Nội dung: Hiểu được người xưa nhận thức thế nào về quá trình tạo lập thế giới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ HT của phần Đọc.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS quan sát nội dung phần Đọc (SGK/ tr. 13) và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ HT chính của các em trong phần Đọc ở bài học này là gì?
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tóm tắt nhiệm vụ HT của phần Đọc (đọc VB 1, VB 2 để hình thành và phát triển kĩ năng đọc thể loại thần thoại, đọc VB.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1 : Giới thiệu tri thức ngữ văn (I)
a. Mục tiêu:
Nhận biết được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
b. Nội dung: Phần tri thức Ngữ văn trang 11, 12 chứa các thông tin về thần thoại, không gian trong thần thoại, cốt truyện, nhân vật, tính chỉnh thể của tác phẩm.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy và câu trả lời miệng của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc SGK trang 13, 14 và trả lời câu hỏi bằng sơ đồ tư duy
Theo em, đâu là những yếu tố cần lưu ý khi đọc thần thoại?
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK, sau đó chuẩn bị trình bày trước lớp.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện cá nhân HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS chốt kiến thức trong SGK
Các yếu tố cần lưu ý: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
Hoạt động 2: Đọc các văn bản (II)
 * Đọc văn bản Thần trụ trời (1)
 Hoạt động 2.1: Trước khi đọc
a. Mục tiêu:
- Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB.
- Bước đầu dự đoán được nội dung của VB.
- Tạo tâm thế trước khi đọc VB
b. Nội dung: Một số truyện thần thoại mà học sinh biết.
c. Sản phẩm học tập:
 Câu trả lời miệng của HS về dự doán nội dung của VB, những hiểu biết của bản thân về một số tác phẩm thần thoại.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS làm việc trả lời câu hỏi:
Em biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe về những truyện thần thoại ấy?
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét ngắn câu trả lời của HS về những truyện thần thoại đã biết và giới thiệu HS VB Thần Trụ Trời.
- GV chốt một số lưu ý khi đọc VB thần thoại.
Hoạt động 2.2: Đọc văn bản
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kĩ năng đọc đã học như tưởng tượng, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp VB.
b. Nội dung:
 Đọc văn bản và những suy luận về nội dung văn bản. 
c. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Trong khi đọc.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS về giọng đọc, cách ngắt nhịp, những chi tiết cần nhấn mạnh, khi đọc VB.
Yêu cầu học sinh dừng lại ở các số thứ tự 1,2,3 được đánh trong sách để trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK
 1. (Tưởng tượng): Em hình dung như thế nào về vị thần Trụ Trời? 
 2. (Tưởng tượng): Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời? Gợi ý: Đọc kĩ đoạn thứ ba, chú ý những chi tiết miêu tả trời và đất.
 3. (Suy luận): Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
GV GỢI Ý CHO TỪNG CÂU HỎI
 Câu 1: Đọc kĩ đoạn 1 và chú ý những chi tiết miêu tả thần Trụ Trời như: vị thần khổng lồ, chân thần dài không kể xiết, bước một chân là có thể từ vùng này sang vùng nọ,...
 Câu 2: Đọc kĩ đoạn thứ ba, chú ý những chi tiết miêu tả trời và đất.
 Câu 3:Đọc kĩ đoạn VB từ “Sau khi” cho đến hết. Chú ý vào tên và công việc xây dựng thế gian của các vị thần tiếp nối thần Trụ Trời. 2. Làm rõ sự đánh giá của con người thời cổ về công lao của thần Trụ Trời và các vị thần tham gia tạo lập thế giới khác. Từ đó rút ra cách kết thúc truyện: 
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và trả lời những câu hỏi bằng cách dùng bút chì gạch chân các chi tiết có sẵn trong văn bản.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời cá nhân trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá về kết quả đọc trực tiếp của HS: thái độ của HS đối với việc đọc, việc trả lời các câu hỏi trải nghiệm cùng VB, cách thức HS thực hiện các kĩ năng tưởng tượng và suy luận, chỉ ra những điểm HS cần rèn luyện thêm ở từng kĩ năng.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1
Câu 2
Câu 3
- Ngoại hình: vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
- Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
- Trời đất phân đôi.
- Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
- Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè.
=> Đây là cách kết thúc truyện độc đáo. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.
Hoạt động 2.3: Sau khi đọc văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
b. Nội dung: Những kiến thức cơ bản về thần thoại thần Trụ trời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong PHT số 1 và số 2.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Tìm hiểu về không gian, thời gian và nhân vật trong thần thoại Thần Trụ Trời (a)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành PHT số 1
GV quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Chỉ ra các chi tiết về thời gian, không gian của câu chuyện?Em có nhận xét gì về yếu tố thời gian, không gian đó?
Không gian
Thời gian
Nhận xét:
Nhận xét:
Câu 2. Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời đất của nhân vật thần Trụ Trời. Từ đó hãy nhận xét đặc điểm của nhân vật này?
Quá trình tạo lập nên trời đất của thần Trụ trời
Nhận xét đặc điểm của nhân vật thần Trụ trời
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm đôi, chuẩn bị trình bày trước lớp.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trả lời của phiếu học tập số 1.
- GV hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm thảo luận qua Rubic.
GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1:
Không gian
Thời gian
Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.
Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.
Nhận xét: Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập.
Nhận xét: Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
Câu 2:
Quá trình tạo lập nên trời đất của Thần Trụ Trời
Nhận xét đặc điểm của nhân vật Thần Trụ Trời
- Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.
- Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy và vòm trời được đẩy lên cao.
- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi và tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao và mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
- Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột và biển rộng.
Thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.
Bước 2: Tìm hiểu về cốt truyện, thông điệp và các yếu tố nhận diện thần thoại (b)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 để hoàn thành PHT số 2
GV quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ Trời. Em có nhận xét gì về cốt truyện của thần thoại này?
Nội dung bao quát
Cốt truyện
Câu 2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là một truyện thần thoại? Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Dấu hiệu
Nhận xét
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, chuẩn bị trìn ...  trong truyện
Nhận xét:
Câu 3: Em nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người.
Trả lời
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trả lời của phiếu học tập số 3.
- GV hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm thảo luận qua Rubic.
GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1:
Không gian
Thời gian
Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiều vị thần cai quản song vẫn còn hết sức vắng vẻ.
Thuở ấy, thế gian mới chỉ có các vị thần.
Nhận xét: Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập.
Nhận xét: Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
Câu 2:
Hình dung ban đầu
Đặc điểm của 2 vị thần trong truyện
-Thần là những người có sức mạnh lạ thường với những khả năng kì lạ.
-Thần là những người đem sức mạnh của mình để giúp đỡ chúng sinh.
......................
........................
-Ê-pi-mê-tê thần linh cũng có thể đãng trí, sai lầm hay "đần độn'.
- Prô-mê-tê có lòng tốt với con người, vui vẻ và gần gũi. 
Nhận xét: Hình dung về vị thần xa lạ và khác xa với con người.
Nhận xét: Hình dung về vị thần gần gũi hơn.
Câu 3:
 - Nhân vật thần thoại vừa khác lạ nhưng cũng vừa gần gũi với con người.
- Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.
Bước 2: Tìm hiểu về cốt truyện, thông điệp và luyện tập nhận diện thần thoại. (b)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 để hoàn thành PHT số 4
GV quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần đó. Từ đó, nhận xét về cách xây dựng cốt truyện trong Prô-mê-tê và loài người.
Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài
cốt truyện
Câu 2: Nêu nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
Nội dung bao quát
Thông điệp
Câu 3: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại?
Dấu hiệu
Căn cứ từ VB
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trả lời của phiếu học tập số 4.
- GV hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm thảo luận qua Rubic.
GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1:
Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài
cốt truyện
- Thần Ê-pi-mê-tê:
Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình.
- Thần Prô-mê-tê:
Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn.
Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác.
Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người.
 Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài và loài người như nhiều truyện thần thoại khác
 Câu 2:
Nội dung bao quát
Thông điệp
Nói về việc các vị thần sáng tạo ra loài người và thế giới muôn loài.
Khát vọng lí giải nguồn gốc của con người: con người là loài vật được thần linh ưu ái, ban cho thân hình đẹp đẽ thanh tao và có một món quà đặc biệt hơn tất cả loài vật khác chính là ngọn lửa.
Câu 3:
Dấu hiệu
Căn cứ từ VB
- Không gian: 
- Thời gian: 
- Cốt truyện: 
- Nhân vật: 
- “Thế gian” không xác định nơi chốn cụ thể.
- “Thuở ấy” thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- Tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
- Là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
	Bước 3: Tìm hiểu điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.(c)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
 Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ Trời và Prô-mê-tê và loài người.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV yêu cầu, sau đó làm việc cá nhân,chuẩn bị trình bày trước lớp.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trả lời
Điểm tương đồng
Sự khác biệt
- Cả hai truyện đều thuộc thể loại truyện thần thoại.
- Cả hai truyện đều lí giải bằng trực quan và bằng tưởng tượng.
- Đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
- Đều nói về sự tạo lập thế giới.
Prô-mê-tê và loài người cho thấy người Hy Lạp cổ xưa hình dung về các vị thần gần gũi hơn
Hoạt động 4: Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc (3)
Mục tiêu:
- Hệ thống được một số đặc điểm của thể loại thần thoại.
- Rút ra được một số kinh nghiệm đọc VB thần thoại theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung: 
Những kiến thức về thể loại sau khi học sinh đã tìm hiểu 2 văn bản thần thoại.
c. Sản phẩm học tập:
Sơ đồ tư duy tóm tắt cách đọc thần thoại.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 Nhóm 4 – 6 HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: thiết kế sơ đồ tư duy hướng dẫn cách đọc thể loại thần thoại dựa trên những hiểu biết về cách đọc thể loại thần thoại đã rút qua việc đọc 2 VB 1 và VB 2.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhận nhiệm vụ và thực hiện ở nhà. 
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Lưu ý các nhóm ghi chú những nội dung cơ bản về cách đọc thể loại thần thoại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: VĂN BẢN CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT VÀ ĐI SAN MẶT ĐẤT 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc mở rộng theo thể loại – Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật
a. Mục tiêu 
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
 – Biết nhận xét nội dung bao quát của VB; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
 – Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa. 
b. Nội dung: Những kiến thức cơ bản về Cuộc tu bổ lại các giống vật
c. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập đọc mở rộng đã hoàn thành của HS; câu trả lời của HS trong Phiếu bài tập đọc mở rộng .
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập đọc mở rộng (làm ở nhà), HS kẻ PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC MỞ RỘNG trong tập
 (1) Trước tiên, đọc kĩ VB Cuộc tu bổ lại các giống vật và thực hiện câu 1.
 (2) Sau đó, đọc lại VB Prô-mê-tê và loài người và thực hiện câu 2.
 PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC MỞ RỘNG 
1. Đọc VB Cuộc tu bổ lại các giống vật và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau: 
 Cuộc tu bổ lại các giống vật
Những đặc điểm chính
Nhận xét ( dẫn chứng, nếu có)
Nhân vật
Không gian
Thời gian
Cốt truyện
Nhận xét chung
2. Lập bảng so sánh truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật và Prô-mê-tê và loài người
 Điểm giống.
Điểm khác.
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Cuộc tu bổ lại các giống vật
.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các học sinh
GV yêu cầu HS tự rút ra bài học về cách đọc truyện thần thoại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc kết nối chủ điểm – Đi san mặt đất
a. Mục tiêu:
Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung VB.
Liên hệ, kết nối với VB Thần Trụ Trời, Prô-mê-tê và loài người để hiểu hơn về chủ điểm Tạo lập thế giới.
b. Nội dung:
Nội dung cơ bản của văn bản Đi san mặt đất
c. Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 19
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh về nhà đọc văn bản Đi san mặt đất, trả lời câu hỏi 1,2,3.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, làm việc cá nhân.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS sẽ báo cáo kết quả hoạt động đọc ở nhà với các bạn trong lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV sẽ nhận xét, gợi ý câu trả lời trong tiết ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phụ lục 1: Các phiếu học tập
Phụ lục 3: Công cụ đánh giá
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
ĐÃ LÀM TỐT
(5 – 7 điểm)
RẤT XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 
TỔNG 
THANG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
(Đánh giá đồng đẳng)
Các tiêu chí
Điểm
Nguyễn Văn A
Trần Văn B
.
1. Sự nhiệt tình tham gia công việc
(mức điểm cao nhất: 1.5 điểm)
Không nhiệt tình
0
Bình thường
0.5
Nhiệt tình
1.5
2. Đưa ra ý kiến và ý tưởng mới
cho sản phẩm của nhóm 
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không đưa ra được ý kiến, ý tưởng
0
Có đưa ra ý kiến nhưng không nhiều
0.5
Đưa ra được ý kiến nhưng chưa có ý tưởng mới
1.0
Tích cực đóng góp ý kiến và ý tưởng mới
2.0
3. Sự thân thiện, hòa đồng
(mức điểm cao nhất: 1 điểm)
Không có
0
Bình thường
0.5
Thân thiện, hòa đồng
1.0
4. Biết lắng nghe trong quá trình thảo luận nhóm
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không lắng nghe
0
Bình thường
0.5
Có lắng nghe ý kiến của nhóm
1.0
Tích cực lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhóm
2.0
5. Tham gia vào việc đóng góp ý kiến cho sản phẩm của các nhóm khác 
(mức điềm cao nhất: 1.5 điểm)
Không tham gia
0
Có tham gia nhưng chưa đóng góp được nhiều ý kiến cho các nhóm khác
0.5
Tham gia tích cực và đóng góp được nhiều ý kiến cho các nhóm khác
1.5
6. Hoàn thành nhiệm vụ và hiệu quả
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không hoàn thành nhiệm vụ
0
Hoàn thành nhiệm vụ
0.5
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.0
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
2.0
Tổng điểm
10
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_1_tao_lap_the_gioi.doc