Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Thực hành Tiếng Việt: Lỗi liên kết đoạn văn: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực

 1.1. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 1.2 . Năng lực riêng biệt: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn.

2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Cách 1:

GV chiếu ví dụ và hỏi: Câu chuyện gây cười bởi yếu tố nào?

Ai tìm ra châu Mĩ?

 Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:

Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.

Thưa thầy đây ạ! Hà chỉ trên bản đồ.

 

doc 14 trang Thu Lụa 30/12/2023 5220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Thực hành Tiếng Việt: Lỗi liên kết đoạn văn: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Thực hành Tiếng Việt: Lỗi liên kết đoạn văn: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Thực hành Tiếng Việt: Lỗi liên kết đoạn văn: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
Tiết : 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
LỖI LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHỈNH SỬA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
 1.1. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
 1.2 . Năng lực riêng biệt: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn.
2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Cách 1: 
GV chiếu ví dụ và hỏi: Câu chuyện gây cười bởi yếu tố nào?
Ai tìm ra châu Mĩ?
 	Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:
Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.
Thưa thầy đây ạ! Hà chỉ trên bản đồ.
Tốt lắm! Thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?
Thưa thầy, bạn Hà ạ! (Truyện cười)
Cách 2: Gv chiếu tiêu đề một bài báo viết về nam sinh thủ khoa khối A tỉnh Thanh Hóa năm 2021-2022. Nhận xét của em về 2 cách diễn đạt này. Em đồng ý với cách diễn đạt nào? Nếu sửa, em sẽ sửa thế nào?
 Lần 1
 Lần 2
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, Gv dẫn dắt: Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong lúc triển khai đoạn văn, chúng ta thương hay mắc lỗi thiếu mạch lạc. Để khắc phục tình trạng này, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tiết thực hành tiếng Việt hôm nay.
Gợi ý: 
Cách 1: Trò Bi trả lời lạc đề, thiếu mạch lạc, không tập trung vào câu hỏi của thầy. Nếu trả lời đúng phải là: Colombo là người tìm ra châu Mỹ
Cách 2:
Lần 1: Diễn đạt tạo ra cách hiểu nam sinh có hành vilấy trộm tiền
Lần 2: Quỹ khuyến học là quỹ để dộng viên , khuyến khích học sinh trong học tập. Không phải là thi đua, nên dùng từ phần thưởng không hợp lí
=> Thủ khoa khối A tỉnh Thanh Hóa là người từng nhận nhiều học bổng/ phần quà của quỹ khuyến học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a. Mục tiêu: Nhận biết được các lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc các ví dụ trang 12 và cho biết lỗi thiếu mạch lạc và lỗi liên kết xảy ra khi nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
I. Tri thức tiếng Việt
- Lỗi thiếu mạch lạc sẽ xảy ra khi
+ Các câu trong đoạn văn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề)
+ Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí
- Lỗi liên kết xảy ra khi dùng thiếu phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
NV: Hướng dẫn học sinh làm bài 1, 2, 3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm
+ Nhóm 1, 3: Bài 1
+Nhóm 2, 4: Bài 2
+Nhóm 5, 6: Bài 3
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Bài 1. 
a. - Lỗi sai: Câu chủ đề nói về tình yêu nam nữ, nhưng các câu văn triển khai lại nói đến cả tình yêu quê hương, đất nước.
- Sửa: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước là những bài nhiều hơn tất cả.
b. - Lỗi sai: Câu văn thứ hai chưa triển khai rõ nội dung của câu chủ đề.
- Sửa: Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.
c. - Lỗi sai: Lạc chủ đề vì câu đầu nói về nét đẹp truyền thống của người nông dân trong văn học nhưng phê phán nhưng hai câu sau không tiếp tục triển khai chủ đề này
- Sửa:  Họ chăm chỉ, cần cù, yêu quê hương, yêu cuộc sống, giữ gìn nhân phẩm và đấu tranh với các ác không biết mệt mỏi. Tiêu biểu là nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.
Bài 2. a. (5) - (2) - (4) - (3) - (1)
Ghép đoạn: (5) Chúng ta nên làm gì để có thể giữ chữ tín của mình? (2) Trước hết, chúng ta cần phải biết coi trọng lời hứa, không gian đối với mình và với người. (4) Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc lời hứa ấy vượt quá khả năng của mình, chúng ta không nên vội hứa hẹn. (3) Người xưa có câu: Một lần thất tín, vạn lần bất tin. (1) Cần ghi nhớ tuyệt đối không được hứa cho qua chuyện để lấy lòng. 
b. (4) - (1) - (6) - (3) - (2) - (5) - (7)
Ghép đoạn: (4) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. (1) Bản tên là Hua Tát. (6) Bản Hua Tát ở thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. (3) Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt. (2) Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối đi. (5) Lối đi chính rải đá, vừa một con trâu. (7) Hai bên lối đi đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ dây leo không biết tên gọi là gì.
Bài 3. 
a. - Lỗi sai: Dùng sai phương tiện liên kết
- Sửa: Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp. Nhưng tôi không nghe thấy gì.
b. - Lỗi sai: Dùng sai phương tiện liên kết
- Sửa: Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Vì vậy/Bởi vậy/Do vậy những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.
c. - Lỗi sai: Thiếu phương tiện liên kết và sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp
- Sửa: Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Nhận thức ấy còn khá đơn giản. Tuy nhiên/Mặc dù vậy, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.
d. - Lỗi sai: dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp
- Cách sửa: Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân. Em đã học được nhiều bài học quý giá trong đó.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ của bạn về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc.
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
Bài viết tham khảo
	Em đã được biết đến nhiều truyện thần thoại hay và hấp dẫn, có thể qua sách giáo khoa hoặc phim ảnh nhưng truyện mà em thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc truyện ấy cho em một sự lí giải và hình dung chân thực về sự xuất hiện của trời đất. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, có một vị thần khổng lồ. Thần đội trời lên rồi đào đất, khuân đá, xây thành cột chống trời, khi trời đất đã được phân đôi, thần liền phá tan cột đi. Xong công việc, thân bay về trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Em đã được nhìn thấy những người to và cao, nhưng chẳng ai như thần cả. Em cứ ước, giá mà em có thân hình, đôi tay như thần thì em sẽ là vận động viên thể thao, tham dự nhiều kì thi lớn mang vinh quang về cho đất nước. Thú vị bịết chừng nào! Đặc biệt, điều khiến em còn cảm phục thần vô cùng đó chính là những đức tính tốt đẹp.Trước hết thần thương yêu mọi loài. Nếu không có tình thương thì chắc thần không nhọc công ngẩng đầu đội trời lên, rồi cần cù nhẫn nại đào đất để và đắp cột chống trời. Làm công việc ấy, thần vừa biểu lộ tình thương muôn loài, vừa biểu hiện quyết tâm, siêng năng, chăm chỉ. Khi làm xong công việc, thần không chờ muôn loài trả ơn, lẳng lặng bay về trời, để những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Em nghĩ trên đời chẳng có ai có những đức tính tột như thần. Truyện có những chi tiết kì lạ gây sự hấp dẫn cho em "Chân dài không sao tà xiết". Rồi thì thần “đội trời lên” như em trùm mền kín mít rồi đội mền lên vậy. Nhưng mền thì nhẹ, còn trời thì rộng và nặng biết chừng nào! Kì lạ và hấp dẫn hơn nữa là thần có đó rồi thì thần lại biến đi, như Phật Bà Quan Âm trong cuộn phim "Tây Du Kí" vậy! Quả thực, truyện Thần Trụ Trời là một tác phẩm thần thoại rất tiêu biểu, giúp em hiểu được quan niệm của người xưa về sự hình thành trời đất và biết thêm thật nhiều điều về vũ trụ bao la quanh mình.
Tiết PPCT: 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt: HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại thông qua các văn bản trong chủ điểm 
2. Phẩm chất: Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
1
T
H
Ờ
I
G
I
A
N
2
K
H
Ô
N
G
G
I
A
N
3
T
H
Ầ
N
T
R
Ụ
T
R
Ờ
I
4
C
Ố
T
T
R
U
Y
Ệ
N
5
P
R
Ô
M
Ê
T
Ê
6
N
H
Â
N
V
Ậ
T
7
T
Ạ
O
L
Ậ
P
T
H
Ế
G
I
Ớ
I
8
L
Ạ
C
C
H
Ủ
Đ
Ề
9
C
H
I
T
I
Ế
T
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV chuyển giao nhiệm vụ 
GV tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”
Hàng ngang 1: Điền từ còn thiếu câu sau “trong thần thoại làcổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng”
Hàng ngang 2: Điền từ còn thiếu vào nhận định sau:“...trong thần thoại là...vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể”
Hàng ngang 3: Tên truyện thần thoại Việt Nam thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
Hàng ngang 4: Đây là yếu tố của truyện, được tạo nên bởi sự kiện hoặc chuỗi sự kiện?
Hàng ngang 5: Ai là người đã ban lửa cho loài người?
Hàng ngang 6: Con người, thần linh, đồ vật, loài vật trong tác phẩm văn học được gọi chung là gì?
Hàng ngang 7: Tên chủ điểm 1
Hàng ngang 8: Đây là một lỗi về mạch lạc trong đọna văn.
Hàng ngang 9: “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” được gọi là gì
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận, trao đổi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới
Từ khóa: THẦN THOẠI
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
a. Mục tiêu: 
- Chủ điểm Tạo lập thế giới
- Thể loại thần thoại
- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại thông qua các văn bản trong chủ điểm 
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người , Cuộc tu bổ lại các giống vật . Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:
Các đặc điểm chính
Thần Trụ Trời
Prô-mê-tê và loài người
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Không gian, thời gian
- Không gian: Trời đất
- Thời gian: Không xác định (thuở ấy)
- Không gian: Thế gian
- Thời gian: Không xác định (thuở ấy)
- Không gian: Thế giới
- Thời gian: Lúc sơ khởi
Nhân vật
Thần Trụ Trời, một số vị thần khác
Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê
Ngọc Hoàng
Cốt truyện
Quá trình tạo nên trời và đất của các vị thần khác.
Quá trình tạo lập thế giới của con người.
Quá trình tu bổ giống vật.
Nhận xét chung
Không gian, thời gian
Không rõ ràng, cụ thể
Nhân vật
Thường là các vị thần có ngoại hình và tài năng phi thường
Cốt truyện
Xoay quanh việc các vị thần tạo lập, sáng tạo thế giới.
Câu 2 
Yếu tố
so sánh
Truyện thần thoại
Truyện truyền thuyết
Không
gian
Không có địa điểm cụ thể.
Có địa điểm cụ thể.
Thời gian
Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.
Có thời gian lịch sử cụ thể
Nhân vật
Thường là các vị thần.
Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.
Cốt
truyện
Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.
Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc. 
Câu 4 
 Câu 5 
a. Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình 
- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.
- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.
- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.
b. Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:
- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.
- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.
- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.
- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.
- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức để học sinh đọc hiểu thần thoại Thần Sét
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Đọc văn bản sau: 
Thần Sét
Trong đám tướng tá của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét hoặc có danh hiệu là Thiên lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm, thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đau tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông vào khoảng tháng hai tháng ba mới lại dậy làm việc.
Tính thần Sét rất nóng nẩy: hễ Ngọc Hoàn sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có  chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi là để dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó.
Thần Sét kể ra thì cực oai, cực dữ, nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị thua Cường bạo đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét đánh chết nhung câu chuyện nào đã một dạo làm cho cả thiên đình xấu hổ.
 (Theo Nguyễn Đổng Chi)
1. Xác định thời gian, không gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện. 
2. Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Sét? Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh viết đoạn văn 
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
Gợi ý: 
 Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_thuc_hanh_tieng_viet_l.doc