Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng - Phần: Kĩ năng đọc sử thi - Trường THPT Nguyễn Thị Định

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong VB văn học.

2. 2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng hợp tác,.

3. Phẩm chất

Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh về sử thi Tây Nguyên.

- PHT: GV có thể chuyển một số câu hỏi Trước khi đọc, Sau khi đọc trong SGK thành PHT.

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

 a. Mục tiêu

 

doc 22 trang Thu Lụa 30/12/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng - Phần: Kĩ năng đọc sử thi - Trường THPT Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng - Phần: Kĩ năng đọc sử thi - Trường THPT Nguyễn Thị Định

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng - Phần: Kĩ năng đọc sử thi - Trường THPT Nguyễn Thị Định
Trường THPT Nguyễn Thị Định
Tổ Ngữ văn
BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG 
(11 TIẾT)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
DẠY ĐỌC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC SỬ THI
ĐĂM SĂN CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ; GẶP KA-RÍP VÀ XI-LA
ĐĂM SĂN ĐI CHINH PHỤC NỮ THẦN MẶT TRỜI (Đọc mở rộng theo thể loại)
NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ (Đọc kết nối chủ điểm)
Thời gian thực hiện: 6 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ VB.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong VB văn học.
2. 2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng hợp tác,..
3. Phẩm chất
Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh về sử thi Tây Nguyên.
- PHT: GV có thể chuyển một số câu hỏi Trước khi đọc, Sau khi đọc trong SGK thành PHT.
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 
 	a. Mục tiêu
- Có hứng thú về chủ đề HT Sống cùng kí ức của cộng đồng.
- Xác định được tên chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.
- Xác định được nhiệm vụ HT của phần Đọc.
 b. Nội dung: Giới thiệu chủ điểm và thể loại.
 c. Sản phẩm
- Phần ghi chép của HS về tên chủ điểm của bài học, thể loại sẽ học.
- Câu trả lời của HS về nhiệm vụ HT của phần Đọc.
d. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ HT
HS xem một số tranh ảnh liên quan đến vùng đất và con người Tây Nguyên (hình ảnh người Ê-đê với trang phục truyền thống; nhà dài của người Ê-đê; lễ hội Cơm mới; lễ hội Cồng chiêng của người Ê-đê; Lễ hội Đua voi,) và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết quan niệm “sống cùng kí ức của cộng đồng” bắt nguồn từ đâu?
	(2) HS đọc nhanh nội dung phần Đọc (SGK/ tr. 37 – 53) và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ HT chính của các em về phần Đọc ở bài học này là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS tóm tắt ngắn gọn nhiệm vụ HT của phần Đọc .
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	2.1. Hoạt động giới thiệu Tri thức Ngữ văn
	a. Mục tiêu
- Kích hoạt kiến thức nền về thể loại sử thi.
- Bước đầu nhận biết được những đặc điểm của thể loại sử thi: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, tình cảm cảm xúc của tác giả, cảm hứng chủ đạo, bối cảnh lịch sử văn hoá.
	b. Nội dung: Phần Tri thức Ngữ văn trang 35,36,37 chứa các thông tin về sử thi; thời gian – không gian sử thi; nhân vật anh hùng sử thi; cốt truyện sử thi; lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi; thái độ, cảm xúc của người kể chuyện; cảm hứng chủ đạo của sử thi; bối cảnh lịch sử - văn hóa.
	c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức hoạt động
	 * Giao nhiệm vụ HT: 
- Em đã từng đọc những văn bản sử thi nào ? Các văn bản ấy có những điểm chung nào ?
- Khi đọc những văn bản ấy, em thường chú ý điều gì ?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ HT 
	* Báo cáo, thảo luận
	1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS còn lại nhận xét và bổ sung.
	 	* Kết luận, nhận định
	Dựa trên nội dung trả lời câu hỏi của HS, GV nhận xét và hướng dẫn HS đánh dấu những ý chính trong SGK.
 2.2. Hoạt động đọc văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
	2.2.1. Trước khi đọc văn bản
	a. Mục tiêu
- Khơi gợi được kiến thức nền liên quan đến VB, giúp HS dựa vào những hiểu biết của bản thân để tiếp nhận nội dung văn bản.
- Bước đầu dự đoán được nội dung của VB kể về sự việc gì.
	b. Nội dung: Một vài nhân vật lịch sử, nhân vật văn học thường được gọi là anh hùng mà HS biết.
	c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
	d. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: 
GV nêu câu hỏi: Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi Trước khi đọc (SGK/ tr.38).
Báo cáo, thảo luận: 2 – 3 HS trình bày ý kiến, các HS khác góp ý, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào phần đọc.
	 2.2.2. Đọc văn bản
	a. Mục tiêu
	- Biết cách thực hiện kĩ năng đọc liên hệ trong quá trình đọc trực tiếp VB.
	- Hình thành kĩ năng và vận dụng kĩ năng đọc diễn cảm trong quá trình đọc trực tiếp VB.
	b. Sản phẩm: Lời đọc và câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Đọc VB.
	c. Tổ chức hoạt động
	* Giao nhiệm vụ HT
HS đọc trực tiếp VB (GV có thể đọc mẫu cho HS nghe một số đoạn khó).
Trong quá trình đọc VB, khi gặp những câu hỏi trong khung, HS tạm dừng khoảng 1 đến 2 phút để suy ngẫm, trả lời câu hỏi liên hệ, theo dõi, suy luận bằng cách ghi nhanh, vắn tắt câu trả lời ra giấy.
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS quan sát GV đọc thị phạm và thực hiện đọc trực tiếp VB; HS trả lời những câu hỏi Đọc VB (SGK/ tr. 38 – 42).
Báo cáo, thảo luận
Đối với nhiệm vụ (2):
- HS trao đổi kết quả trả lời các câu hỏi (SGK/ tr. 39 – 42) với bạn kế bên.
- Mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trả lời câu hỏi.
Kết luận, nhận định: Đối với nhiệm vụ (2): GV nhận xét, đánh giá về kết quả đọc trực tiếp của HS: thái độ của HS đối với việc đọc, việc trả lời các câu hỏi Đọc VB, thái độ trao đổi làm việc nhóm đôi, cách thức HS thực hiện các kĩ năng đọc.
	2.2.3. Sau khi đọc văn bản
	 a. Mục tiêu
- Nhận biết được một số yếu tố của sử thi: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,... và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hoá từ VB.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong VB sử thi.
 b. Nội dung: Những kiến thức cơ bản về sử thi Đăm Săn
	 c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS và câu trả cho PHT số 1: so sánh cảnh múa khiên của hai nhân vật; PHT số 2: so sánh ngoại hình và phong thái của Đăm Săn và Mtao Mxây; PHT số 3: lời nói của nhân vật Đăm Săn và lời của người kể chuyện trong VB.
 d. Tổ chức hoạt động
 Bước 1: Tìm hiểu về cốt truyện, sự kiện sử thi (câu 1, câu 2 SGK/ tr. 42) (a)
* Giao nhiệm vụ HT
 Nhắc lại đặc điểm cốt truyện sử thi dựa vào phần Tri thức đọc hiểu (SGK/ tr. 35).
 Tóm tắt những sự kiện chính trong VB: câu 1 (SGK/ tr. 42)
 GV nêu câu hỏi – câu 2: Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua khó khăn ấy để giành chiến thắng? (SGK/ tr. 42).
* Thực hiện nhiệm vụ HT
 Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ các nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận
 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ HT của HS theo định hướng sau: 
HS ghi nhận nội dung câu 1 (SGK/ tr. 42)
-“Cốt truyện” được hiểu là chuỗi sự kiệ được kể lại trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây. Bao gồm các sự kiện sau:
Sự kiện 1: Biết tin Hơ Nhị bị tù trưởng Mtao Mxây bắt cóc, Đăm Săn cùng tôi tớ đến tận nhà Mtao Mxây tuyên chiến với hắn để cứu vợ mình.
Sự kiện 2: Đăm Săn múa khiên, dũng mãnh giao chiến với Mtao Mxây. Chàng tỏ ra là một tù trưởng có tài múa khiên, sức mạnh phi thường, làm chủ tình thế.
Sự kiện 3: Nhờ có ông Trời trợ giúp, Đăm Săn hạ gục Mtao Mxây và giết chết hắn.
Sự kiện 4: Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo Đăm Săn rất đông.
Sự kiện 5: Đăm Săn mở tiệc ăn mừng rất lớn. Các tù trưởng, khách khứa các nơi và dân làng đến dự rất đông vui. Uy danh chàng càng thêm lẫy lừng.
- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức đối với câu 2 ( SGK/ tr. 42):
+ Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải là không thể triệt hạ Mtao Mxây. Chàng dùng cây giáo thiêng đâm vào người địch thủ nhưng “không thủng”; người chàng lại thấm mệt, phải vừa chạy vừa ngủ,
+ Ông Trời bày mẹo cho Đăm Săn: dùng một cái chày cùn ném vào vành tai Mtao Mxây. Vì sao mẹo này lại hiệu nghiệm? Theo quan niệm của người Ê-đê: Đôi tai là chỗ hiểm, là cơ quan cảm giác cực kì quan trọng, thiêng liêng; ném chày cùn vào vành tai là triệt hạ sự sống của đối phương,...
 Bước 2: Tìm hiểu về nhân vật sử thi (câu 3, câu 6 SGK/ tr. 42) (b)
 * Giao nhiệm vụ HT
 HS làm việc cá nhân (đọc lại VB), hoàn thành PHT số 1, PHT số 2 
 PHT SỐ 1:
 SO SÁNH CẢNH MÚA KHIÊN CỦA HAI NHÂN VẬT VÀ THÁI ĐỘ 
 CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Các biểu hiện
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ của người kể chuyện
Hình ảnh chiếc khiên
Cách múa khiên
Sức mạnh trong khi giao chiến
 PHT SỐ 2: SO SÁNH HAI NHÂN VẬT
Phương diện
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ, tình cảm của người kể chuyện
Ngoại hình, phong thái
Mục đích chiến đấu
Sự trợ giúp của thần linh
Sự ủng hộ của dân làng
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS làm việc độc lập.
Báo cáo, thảo luận: Với mỗi PHT: Đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS còn lại nhận xét và nêu câu hỏi, nhận xét, bổ sung (nếu có) theo từng nội dung thể hiện.
Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét, chốt ý cho các PHT số 1, số 2. 
PHT SỐ 1
Các biểu hiện
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ của người kể chuyện
Hình ảnh chiếc khiên
“khiên hắn tròn như đầu cú”
-Giễu cợt, coi thường Mtao Mxây.
- Ngưỡng mộ, ca ngợi sức mạnh của Đăm Săn.
Cách múa khiên
-“Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.
-“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên caobay tung” 
“Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”.
Sức mạnh trong khi giao chiến
-“chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội”.
-“cây giáo thần.cũng không thủng”.
-“chộp ngay một cái chày mònvành tai kẻ địch”, “phá tan chuồng lợn”, “phá tan chuồng trâu”
-“bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông”, “hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu”.
-“Mtao Mxây tháo chạy”, “hắn tránh quanh chuồng lợn”, “hắn tránh quanh chuồng trâu”, “ngã lăn quay ra đất”
PHT SỐ 2
Phương diện
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ, tình cảm của người kể chuyện
Ngoại hình, phong thái
«Ngực quấn chéo...xà dọc», «Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta», «ngươi không xuống ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi», «đến cả con lợn nái nhà ngươi ta không thèm đâm»...
«trông hắn dữ tợn như một vị thần...sương sớm», «ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống», «ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm», «ngươi múa trước đi»...
-Thiện cảm với Đăm Săn: người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin, dũng cảm.
- Giễu cợt, coi thường Mtao Mxây: hèn nhát.
Mục đích chiến đấu
Đòi vợ
Cướp vợ
Sự trợ giúp của thần linh
“Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn cháu ném vào vành tai hắn là được”
Không có
Sự ủng hộ của dân làng
“Đoàn người đông như bầy cà tongnhư mối”, “tôi tớ mang của cảivào làng”, “từ khắp mọi miềnkhông lùi bước”
Không có
 - GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận một số vấn đề liên quan đến kĩ năng đọc hiểu nhân vật trong sử thi:
+ Trong sử thi Đăm Săn, có hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây, nhưng nhân vật được xem là anh hùng để tôn vinh trong sử thi Tây Nguyên thường là “duy nhất”, tức là chỉ có một. Do đó, người kể chuyện trong sử thi Đăm Săn đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật (tương phản, nói quá, trùng điệp,) để tô đậm những phẩm chất a ... khủng khiếp chực nhấn chìm thuỷ thủ xuống đáy biển nhưng lại rơi vào cạm bẫy của quái vật Xi-la: sáu thuỷ thủ – những tay chèo khoẻ nhất của Ô-đi- xê – bị ăn thịt.
(d) Ô-đi-xê tận mắt chứng kiến đồng đội gặp nạn nhưng không có cách nào cứu giúp họ, chàng vô cùng thương xót.
Bước 2: Tìm hiểu người kể chuyện và bối cảnh nhân vật (câu 3, 4, 5 SGK/ tr. 47) (b)
Giao nhiệm vụ HT: HS trả lời các câu hỏi:
Câu 3 (SGK/ tr. 47).
Câu 4 (SGK/ tr. 47).
Câu 5 (SGK/ tr. 47).
Thực hiện nhiệm vụ HT
(1), (2) Trước tiên, cá nhân HS làm việc độc lập. Sau đó, nhóm đôi HS thảo luận theo sự phân công của GV.
(3) Làm việc theo nhóm hai HS.
Báo cáo, thảo luận
 Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, góp ý, bổ sung và trao đổi lại (nếu có).
Kết luận, nhận định: GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS:
Đọc lại tóm tắt VB để nhận ra đây là một trong bốn chương, tác giả để cho nhân vật chính, người anh hùng Ô-đi-xê toàn quyền kể lại câu chuyện của mình. Nguyên nhân và dụng ý của điều này có thể là:
- Sau 10 năm vượt biển trên hành trình trở về quê hương, Ô-đi-xê là người cuối cùng còn sống sót. Vậy Ô-đi-xê là người biết cặn kẽ những gì xảy ra trên hành trình ấy để kể lại.
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất (đồng thời là nhân vật chính), trong trường hợp này, có ưu thế hơn so với người kể chuyện ngôi thứ ba. Vì với ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể lại trải nghiệm của mình,
GV gợi ý thêm: Với Ô-đi-xê, kể câu chuyện về hành trình, thử thách và tai hoạ của mình là cách duy nhất để thuyết phục và chờ đợi sự cứu giúp của nhà vua, hoàng hậu, công chúa của quốc đảo Phê-ki-a. Câu chuyện, cách kể chuyện của chàng đã làm họ xúc động và kính yêu; sau đó, chàng nhận được giúp đỡ rất nhiệt tình, hậu hĩnh.
Đây chính nghệ thuật kể chuyện của nhà thơ Hô-me-rơ – tác giả sử thi Ô-đi-xê.
Những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu độc đáo của Hô-me-rơ; nó cũng được gợi ý hoặc cơ sở nào đó trong đời sống, liên quan đến nhận thức của người đương thời về thế giới, con người.
- Các hình tượng quái vật biển là biểu tượng cho những bí ẩn ghê gớm của đại dương. Nó dựa trên những nhận thức về sự bí ẩn, nguy hiểm của người đi biển Hy Lạp thời bấy giờ.
- Trong khi thể hiện khát vọng chinh phục biển cả, mở mang bờ cõi về phía biển Tây của người Hy Lạp cổ đại, VB sử thi cũng cho thấy cái giá tất yếu phải trả khi thực hiện khát vọng ấy (những vất vả, gian lao và cái chết của các thuỷ thủ – bạn đồng hành của Ô-đi-xê).
Lưu ý: Cách tô đậm sự hung hãn, ghê gớm của các quái vật biển (Ka-ríp, Xi-la) cũng là một cách tôn vinh dũng khí, trí tuệ của người anh hùng mà cộng đồng ngưỡng mộ.
Nhận xét: Hình tượng nhân vật Ô-đi-xê được tác giả sử thi đặc biệt đề cao trí tuệ và sự khôn khéo của người anh hùng sử thi.
Bước 3: Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo (c)
Giao nhiệm vụ HT: HS trả lời câu số 6 (SGK/ tr. 47).
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận với bạn kế bên.
Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV góp ý cho câu trả lời của HS, gợi ý HS nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: Ca ngợi trí tuệ và bản lĩnh của Ô-đi-xê trong vai trò người lãnh đạo thuỷ thủ đoàn đối phó với cạm bẫy nguy hiểm của các quái vật biển như Ka- ríp và Xi-la trên hành trình vượt biển cả để trở về quê hương.
 2.4. Khái quát đặc điểm thể loại và cách đọc hiểu thể loại sử thi (4)
Mục tiêu
- Hệ thống được một số yếu tố của thể loại sử thi.
- Bước đầu rút ra được một số kinh nghiệm đọc VB sử thi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Nội dung:Những kiến thức về thể loại sau khi HS đã tìm hiểu hai văn bản sử thi.
Sản phẩm: Bảng tóm tắt một số yếu tố lưu ý khi đọc VB sử thi.
Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: Nhóm 4 – 6 HS hoàn thành PHT sau:
PHIẾU HỌC TẬP 4: BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỬ THI VÀ LƯU Ý CÁCH ĐỌC VB SỬ THI
Một số yếu tố của VB sử thi
(Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn)
Lưu ý về cách đọc VB sử thi
Thời gian, không gian
Nhân vật anh hùng
Cốt truyện
Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi
Tình cảm, cảm xúc của tác giả
Cảm hứng chủ đạo trong sử thi
Bối cảnh lịch sử- văn hóa
*Thực hiện nhiệm vụ HT: Nhóm 4 – 6 HS hoàn thành PHT.
Báo cáo, thảo luận: Các nhóm sẽ trình bày sản phẩm trên bảng.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và hướng dẫn HS tổng kết vấn đề theo định hướng tham khảo sau:
BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỬ THI VÀ LƯU Ý CÁCH ĐỌC VB SỬ THI
Một số yếu tố của VB sử thi
Lưu ý về cách đọc VB sử thi
Thời gian, không gian
Khi đọc VB sử thi đặc trưng thể loại cần lưu ý:
-Tìm các biểu hiện đặc điểm sử thi: thời gian- không gian, nhân vật, lời của người kể chuyện, lời của nhân vật...
-Tóm tắt các sự việc, trật tự sắp xếp các sự việc -> xác định cốt truyện -> nhận biết được cảm xúc của tác giả và nêu cảm hứng chủ đạo trong sử thi
-Tìm hiểu bối cảnh lịch sử- văn hóa vì đây là tri thức cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản sử thi 
Nhân vật anh hùng
Cốt truyện
Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi
Tình cảm, cảm xúc của tác giả
Cảm hứng chủ đạo trong sử thi
Bối cảnh lịch sử- văn hóa
GV dặn HS cất giữ bảng tóm tắt này trong hồ sơ HT cá nhân để phục vụ cho việc ôn tập giữa kì và cuối kì.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG: VĂN BẢN ĐĂM SĂN ĐI CHINH PHỤC NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
 3.1.Hoạt động đọc mở rộng theo thể loại: Văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của sử thi: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật.
b. Nội dung: Những kiến thức cơ bản về văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
c. Sản phẩm: Bảng tóm tắt các yếu tố của sử thi qua VB Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời.
d.Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ HT: GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà các nhiệm vụ sau:
Đọc kĩ VB Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (SGK/ tr. 51 – 53).
Hoàn thành bảng đặc điểm của thể loại sử thi (HS kẻ bảng vào tập) được thể hiện qua VB:
Những yếu tố
của thể loại sử thi
Biểu hiện trong văn bản “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời”
Đặc
Xoay quanh cuộc phiêu lưu và kì
điểm
tích của người anh hùng. Yếu tố kì
cốt
ảo được sử dụng nhằm tô đậm tính
truyện
phiêu lưu của những kì tích.
Đặc
Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng
điểm
dũng cảm phi thường.
nhân
vật
Luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, hiểm nguy.
Tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện đối
với các nhân vật.
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả thực hiện vào tiết Ôn tập.
Kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định vào tiết Ôn tập.
 3.2.Hoạt động đọc kết nối chủ điểm: văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
a.Mục tiêu
- Nhận biết được một số nội dung chính của VB.
- Liên hệ, kết nối với VB Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây và Gặp Ka-ríp và Xi-la
để hiểu hơn về chủ điểm Sống cùng kí ức của cộng đồng.
Nội dung: Nội dung của VB Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu 1,2,3 (SGK/ tr.49 -50)
Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: GV yêu cầu HS về nhà đọc văn bản, trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 49,50
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, làm việc cá nhân.
Báo cáo, thảo luận: HS sẽ báo cáo kết quả hoạt động đọc ở nhà với các bạn trong lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Kết luận, nhận định: GV góp ý cho câu trả lời của HS trong tiết ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phụ lục 1: Các phiếu học tập
 PHT SỐ 1:
 SO SÁNH CẢNH MÚA KHIÊN CỦA HAI NHÂN VẬT VÀ THÁI ĐỘ 
 CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Các biểu hiện
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ của người kể chuyện
Hình ảnh chiếc khiên
Cách múa khiên
Sức mạnh trong khi giao chiến
 PHT SỐ 2: SO SÁNH HAI NHÂN VẬT
Phương diện
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ, tình cảm của người kể chuyện
Ngoại hình, phong thái
Mục đích chiến đấu
Sự trợ giúp của thần linh
Sự ủng hộ của dân làng
PHT SỐ 3: LỜI CỦA ĐĂM SĂN VÀ LỜI CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN
Đối tượng giao tiếp
Lời của Đăm Săn
Lời của người kể chuyện
(Với) Mao M xây trước và trong khi giao chiến
(Với) ông Trời lúc găp khó khăn
(Với) dân làng và tôi tớ trong tiệc mừng chiến thắng
 _ Nhận xét
Tính cách, vị thế xã hội của Đăm Săn:
Lối nói, ngôn ngữ:
PHT SỐ 4: BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỬ THI VÀ LƯU Ý CÁCH ĐỌC VB SỬ THI
Một số yếu tố của VB sử thi
(Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn)
Lưu ý về cách đọc VB sử thi
Thời gian, không gian
Nhân vật anh hùng
Cốt truyện
Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi
Tình cảm, cảm xúc của tác giả
Cảm hứng chủ đạo trong sử thi
Bối cảnh lịch sử- văn hóa
Phụ lục 2: Công cụ đánh giá
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
ĐÃ LÀM TỐT
(5 – 7 điểm)
RẤT XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 
TỔNG 
THANG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
(Đánh giá đồng đẳng)
Các tiêu chí
Điểm
Nguyễn Văn A
Trần Văn B
.
1. Sự nhiệt tình tham gia công việc
(mức điểm cao nhất: 1.5 điểm)
Không nhiệt tình
0
Bình thường
0.5
Nhiệt tình
1.5
2. Đưa ra ý kiến và ý tưởng mới
cho sản phẩm của nhóm 
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không đưa ra được ý kiến, ý tưởng
0
Có đưa ra ý kiến nhưng không nhiều
0.5
Đưa ra được ý kiến nhưng chưa có ý tưởng mới
1.0
Tích cực đóng góp ý kiến và ý tưởng mới
2.0
3. Sự thân thiện, hòa đồng
(mức điểm cao nhất: 1 điểm)
Không có
0
Bình thường
0.5
Thân thiện, hòa đồng
1.0
4. Biết lắng nghe trong quá trình thảo luận nhóm
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không lắng nghe
0
Bình thường
0.5
Có lắng nghe ý kiến của nhóm
1.0
Tích cực lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhóm
2.0
5. Tham gia vào việc đóng góp ý kiến cho sản phẩm của các nhóm khác 
(mức điềm cao nhất: 1.5 điểm)
Không tham gia
0
Có tham gia nhưng chưa đóng góp được nhiều ý kiến cho các nhóm khác
0.5
Tham gia tích cực và đóng góp được nhiều ý kiến cho các nhóm khác
1.5
6. Hoàn thành nhiệm vụ và hiệu quả
(mức điềm cao nhất: 2 điểm)
Không hoàn thành nhiệm vụ
0
Hoàn thành nhiệm vụ
0.5
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.0
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
2.0
Tổng điểm
10
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_2_song_cung_ki_uc.doc