Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (sử thi)

Bài 2. SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)

 .

Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: 10.

Số tiết: 10. tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng tỏng tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi.

- Biết cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm của mình, hệ thống luận điểm, lí lẽ được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, các bằng chứng có sức thuyết phục.

- Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

 

docx 59 trang Thu Lụa 30/12/2023 10880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (sử thi)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (sử thi)

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (sử thi)
Bài 2. SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)
..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: 10..
Số tiết: 10. tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng tỏng tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi.
- Biết cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm của mình, hệ thống luận điểm, lí lẽ được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, các bằng chứng có sức thuyết phục.
- Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
ĐỌC VĂN BẢN
TIẾT 11,12: 
VĂN BẢN 1: 
ĐĂM SĂN CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn, sử thi Ê-đê)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận biết, phân tích một số đặc điểm của sử thi.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh liên quan đến bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- GV dẫn vào bài học: Mỗi thể loại văn học đều có sức hấp dẫn riêng. Đối với sử thi cũng vậy. Sức hấp dẫn của sử thi nằm ở người anh hùng. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm và một số đặc điểm của sử thi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu hiểu biết về sử thi và các đặc điểm của sử thi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thoại với văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng.
Thời gian – không gian sử thi
Thời gian sử thi thuộc về quá khứ “một đi không trở lại” của cộng đồng, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến.
Không gian sử thi thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng.
Nhân vật anh hùng sử thi
Nhân vật người anh hùng sử thi hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như:
- Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường
- Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy
- Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng
Cốt truyện sử thi thường xoay quanh cuộc phiêu lưu và những kì tích của người anh hùng. Yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm tô đậm tính phiêu lưu cùng những kì tích ấy.
Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi
Trong văn bản sử thi, lời của người kể chuyện luôn thể hiện thái độ tôn vinh người anh hùng, tôn vinh cộng đồng. Lời của nhân vật người anh hùng thường được xem như một tiếng nói thiêng liêng và đầy quyền uy. Cả hai thành phần lời văn này, dù là văn vần hay văn vần kết hợp với văn xuôi, thường giàu chất thơ.
Tình cảm, cảm xúc của tác giả sử thi
Tình cảm, cảm xúc của tác giả sử thi thường được bộc lộ qua tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện hoặc của một nhân vật nào đó. Người dọc có thể nhận biết những tình cảm, cảm xúc ấy qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, trong văn bản sử thi.
Cảm hứng chủ đạo và cảm hứng chủ đạo trong sử thi
Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học. Cảm hứng này gắn lời với tư tưởng, lập trường trong tác phẩm, tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận. Trong văn bản sử thi, cảm hứng chủ đạo thường là cảm hứng ngợi ca người anh hùng, ngợi ca những phẩm chất của cộng đồng mà người anh hùng là đại diện.
Bối cảnh lịch sử - văn hóa
Bối cảnh lịch sử - văn hóa, xã hội là điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có liên quan đến văn bản, là tri thức cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chung về văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu những thông tin chung về sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Sử thi Đăm Săn (Bài ca chàng Đăm Săn – Klei khan Đăm Săn)
- Là bộ sử thi anh hùng của người Ê-đê, dài 2077 câu, gồm 7 chương.
- Thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
2. Đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
- Thuộc chương IV của sử thi Đăm Săn.
- Đoạn trích kể chuyện tù trưởng Mtao Mxây lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng đi vắng đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh Mtao Mxây để cứu vợ về.
- Bố cục: 3 phần:
+ Trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
+ Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng
+ Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
Hoạt động 3: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thần thoại trong chùm ba văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
+ Nêu cử chỉ, hành động, thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây trong trận chiến.
+ Chỉ ra chi tiết thần kì trong đoạn cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Sau khi Đăm Săn đánh bại Mtao Mxây, tôi tớ của Mtao Mxây có đi theo Đăm Săn không? Họ có thái độ như thế nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi:
+ Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng như thế nào? Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
+ Nhận xét về cách miêu tả hình dáng và vẻ đẹp sức mạnh của Đăm Săn. Gợi ý: Tác dụng của lối nói quá và cách ví von.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV4:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết qủa
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
- Đăm Săn khiêu chiến:
+ Thách đấu: Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta
+ Đe dọa: Ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổi đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra
+ Sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường:
đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là
đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là
- Mtao Mxây đáp lại: run sợ, sợ Đăm Săn đâm lén, tần ngần, do dự, mỗi bước mỗi đắn do.
- Diễn biến cuộc chiến (đính kèm bên dưới hoạt động).
🡺 Cuộc giao chiến cho thấy:
+ Bản lĩnh, tài năng của Đăm Săn
+ Sư kém cỏi, huênh hoang của Mtao Mxây
- Sự giúp đỡ của Hơ Nhị và ông Trời 🡪 biểu tượng cho sự tiếp sức, ủng hộ của cộng đồng đối với người anh hùng của mình.
2. Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng
- Đăm Săn đến từng nhà kêu gọi tôi tớ của Mt ... 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thực hiện vào buổi sinh hoạt lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
- Bảng kiểm kĩ năng thuyết trình về một vấn đề xã hội
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Người nói chào người nghe và tự giới thiệu.
Giới thiệu nội dung khái quát của bài nói.
Nội dung chính
Giải thích các khái niệm từ ngữ quan trọng liên quan đến cách hiểu vấn đề.
Lần lượt trình bày và làm rõ ý kiến qua ít nhất hai luận điểm chính.
Thể hiện nhận thức, quan niệm, thái độ, lập trường của người viết về vấn đề nghị luận (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu,).
Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ thực tiễn đời sống.
Kết thúc
Tóm tắt được nội dung chính đã trình bày.
Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ người nghe.
Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Tươnh tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói.
Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT 20:
 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt được nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã học theo mẫu.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật anh hùng trong sử thi.
- Nhận biết được tác dụng của nguòi kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Biết vận dụng để so sánh ngôi kể trong hai VB Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
- Rút ra được những lưu ý về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội.
- Nêu được quan điểm về nguồn gốc sức sống của một cộng đồng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản sử thi đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản sử thi đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng là: Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, Gặp Ka-ríp và Xi-la, Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Tóm tắt thật ngắn gọn nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã đọc theo mẫu trong SGK.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:
+ (1): Tóm tắt nội dung chính.
+ (2): Hoàn tất cột thứ hai trong bảng tóm tắt (làm vào vở).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó hoàn thành BT theo cặp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT 2: Ô-đi-xê trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật anh hùng trong sử thi?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 3: So sánh tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
- GV nhắc lại kiến thức người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất – xưng “tôi”, trực tiếp tham gia vào câu chuyện được kể, có cái nhìn hạn tri.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mặt trong tác phẩm, đứng ngoài câu chuyện, có cái nhìn toàn tri.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu của BT 3, nghe GV hướng dẫn, sau đó thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4: Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?
- GV yêu cầu HS xem lại bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để làm được BT 4.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 4 và nghe yêu cầu, hướng dẫn của GV để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại tri thức về kiểu bài.
Nhiệm vụ 5:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu của BT 5: Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đọc câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt một số đáp án.
BT 1. Bảng tóm tắt các nội dung chính của các văn bản (đính kèm ngay dưới hoạt động).
BT 2. Bảng đặc điẻm nhân vật sử thi biểu hiện qua nhân vật Đăm Săn và nhân vật Ô-đi-xê (đính kèm ngay dưới hoạt động).
BT 3. - Tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la: Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình,
- Tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây: câu chuyện không bị chủ quan bởi lời kể của các nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, giúp người đọc nhìn nhận được rõ ràng tính cách của các nhân vật và sự kiện; thể hiện được thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.
BT 4.
BT 5. Sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ nhiều yếu tố: con người, lãnh địa cư trú, truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể, các quan niệm, luật tục, khát vọng phát triển, chủ nghĩa nhân văn, tất cả kết tinh ở người anh hùng. Đó không phải là một cá nhân anh hùng mà là hiện thân của cộng đồng, sống mãi trong kí ức của cộng đồng.
BT 1. Bảng tóm tắt các nội dung chính của các văn bản
TT
Văn bản
Nội dung chính
1
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Qua các hiệp đấu, Mtao Mxây thể hiện là một kẻ nhát gan, chỉ biết phòng thủ. Đăm Săn với sự giúp đỡ của thần linh đã giành chiến thắng oanh liệt. Tất cả tôi tớ, buôn làng của Mtao Mxây đã đều đi theo Đăm Săn.
2
Gặp Ka-ríp và Xi-la (trích sử thi Ô-đi-xê)
Hành trình trở về quê hương và giao chiến với những quái vật biển là Ka-ríp và Xi-la của Ô-đi-xê cùng những người bạn đồng hành là các thủy thủ.
3
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn)
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời. Chàng trải qua các thử thách và đến được nhà nữ thần Mặt Trời để cầu hôn nhưng bị nữ thần từ chối. Nữ thần Mặt Trời khuyên chàng đợi một lúc rồi mới về nhưng chàng không nghe mà ra về luôn. Dưới sức nóng của mặt trời, đất biến thành bùn lầy khiến cho ngựa của Đăm Săn không thể nào đi được nữa.
BT 2. Bảng đặc điểm nhân vật sử thi biểu hiện qua nhân vật Đăm Săn và nhân vật Ô-đi-xê
Đặc điểm
nhân vật sử thi
Biểu hiện qua
nhân vật Đăm Săn
Biểu hiện qua nhân vật Ô-đi-xê
a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.
Ví dụ: Sức mạnh và tài múa khiên vượt trội.
Ví dụ: Trí tuệ sáng suốt, khả năng thuyết phục, động viên đồng đội của người chỉ hủy.
b. Có đủ ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức, hiểm nguy.
Ví dụ: Vượt qua các thử thách; đấu khẩu, đấu võ với Mtao Mxây; khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây.
Ví dụ:
- Dặn dò các bạn chỉ để mình bản thân Ô-đi-xê nghe những lời hát mê hoặc của cá yêu nữ hung ác.
- Mặc áo giáp, nắm trong tay hai ngọn lao dài để chuẩn bị chiến đấu 
c. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.
Ví dụ: kì tích chiến thắng Mtao Mxây, uy danh “vang đến thần núi”.
Ví dụ: Nổi tiếng với mưu “con ngựa gỗ”, được các nàng Xi-ren gọi: “Hoix Ô-đi-xê nức tiếng gần xa, quang vinh vô tận của người A-cai”.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi) đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi) và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 2.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_2_song_cung_ki_uc.docx