Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

- Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ.

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.

- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 21,22:

VĂN BẢN 1:

HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH

(Chu Mạnh Trinh)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

2. Năng lực

 

docx 80 trang Thu Lụa 30/12/2023 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên
Bài 3. GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: 10..
Số tiết: 11 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT 21,22: 
VĂN BẢN 1: 
HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH
(Chu Mạnh Trinh)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự ch ủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.
b. Năng lực riêng biệt
-	Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ánh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
-	Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cám hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB.
3. Phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên, sống thân thiện, gẩn gũi với thiên nhiên, có ý thức báo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hương Sơn phong cảnh.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện thần thoại đã biết.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp và đã trở thành đề tài tron biết bao vần thơ của các thi sĩ. Với tác giả Chu Mạnh Trinh, trước phong cảnh ở Hương Sơn, tác giả đã viết lên bài thơ Hương Sơn phong cảnh bày tỏ lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Giao cảm với thiên nhiên. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Giao cảm với thiên nhiên.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Giao cảm với thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 3 (Giao cảm với thiên nhiên) trước lớp.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên là gì?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu những vần thơ, truyện ngắn thể hiện tình cảm của con người với thiên nhiên qua những góc nhìn khác nhau qua chủ đề Giao cảm với thiên nhiên.
1. Giới thiệu bài học
- Chủ đề Giao cảm với thiên nhiên bao gồm các bài thơ, truyện
- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:
Tên văn bản
Thể loại
Hương Sơn phong canh
Thơ
Thơ duyên
Thơ
Lời má năm xưa
Truyện
Nắng đã hanh rồi
Thơ
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của thơ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố của thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin trong SGK và nêu yếu tố của thơ: chủ thể trữ tình, vần, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh trong thơ.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cho từng yếu tố qua các văn bản đã học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV lấy ví dụ cụ thể: Ví thơ lục bát luân phiên ngắt dòng 6-8, thơ song thất lục bát luân phiên ngắt dòng 7 - 7 - 6 - 8; các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt dòng riêng. Với thơ tự do, cách ngắt nhịp theo dòng rất đa dạng, bỏi số tiếng trong mỗi dòng thơ không bị ràng buộc chặt chẽ.
Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3; thơ 5 chữ thường ngắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ lục bát nhưng cách ngắt nhịp khác nhau tạo nên hiệu quả khác nhau.
2. Tri thức ngữ văn
- Chủ thể trữ tình là khái niệm chỉ người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chi xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng một ai đó đang ngắm nhìn, đang rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ tình trong thơ. 
- Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: "tôi", "ta", "chúng ta", "anh", "em",... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là "chủ thể ẩn". Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.
- Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ.
+ Vần tạo nên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. 
+ Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ:
Xét về vị trí xuất hiện, có vần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; vần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. 
Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B).
- Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ. Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt, khoan...
- Cách ngắt nhịp: 
+ Ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng. Điều này phụ thuộc vào số lượng chữ của dòng thơ. 
+ Nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ. 
- Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức gọi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ có thể được miêu tả trực quan, các hình thức láy, điệp làm cho đường nét, màu sắc trở nên lung linh, sống động; hoặc có thể gợi tả gián tiếp bằng liên tưởng, tưởng tượng, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,... làm cho cái vô hình trở nên hữu hình, ấn tượng, cái vô tri, vô giác trở nên có hồn và giàu ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ luôn chứa đựng tâm hồn của nhà thơ.
Hoạt động 3: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Hương Sơn phong cảnh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về thông tin cơ bản của VB Hương Sơn phong cảnh.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Hương Sơn phong cảnh mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào những kiến thức trong SGK, trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Văn, là một danh sĩ thời Nguyễn, người làng Phú Thị, huyện Đông Yên nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương. Năm 19 tuổi đỗ tú tài rồi đến xin học với phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau thầy gả con gái cho.
- Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc, đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản in trong Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1995; có tham khảo văn bản Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Ngữ Văn 11, tập một, Hoàng Như Mai, chủ biên, NXB Giáo dục, 2005.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Hương Sơn phong cảnh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Hương Sơn phong cảnh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Hương Sơn phong cảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẦM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm VB.
- Gv gọi 2-3 HS đọc bài thơ.
- GV lưu ý HS: Khi gặp các câu hỏi trong box và những chỗ được đánh dấu, chúng ta hãy dừng lại suy nghĩ nhanh, tự trả lời thầm trong đầu nhằm tạo thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc.
- GV yêu cầu HS xác định thể loại, bố cục bài thơ.
- GV đặt câu hỏi: Đọc lại Tri thức ngữ văn và xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu và lưu ý, sau đó đọc thầm VB.
Bướ ... bài nói.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày bài nói và nêu rõ yêu cầu với người nói, người nghe.
- Sau bài trình bày, GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài trình bày của các nhóm theo bảng kiểm kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật một bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chuẩn bị bài nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một HS lên bảng để nói, yêu cầu cả lớp nghe, ghi chép và trao đổi.
- GV cho cả lớp nhận xét, đánh giá về kĩ năng trình bày của người nói và kĩ năng nghe của người nghe bằng bảng kiểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
III. Thực hành nói và nghe
- Trong vai trò là người nói: HS biết lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày; giải thích và làm rõ những điều người nghe chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình.
- Trong vai trò là người nghe: HS biết lắng nghe bài trình bày của bạn mình, biết nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý về nội dung, hình thức của bài trình bày của người nói hoặc yêu cầu người nói giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc ý kiến có sự khác biệt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nói và nghe giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS luyện tập việc nói và nghe trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS, bảng kiểm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS các nhóm tự k
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe.
- GV cho cả lớp tiến hành đánh giá bằng bảng kiểm (đối với người nói và đối với người nghe).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ với người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để nói với người thân.
c. Sản phẩm học tập: Phần giới thiệu của HS với người thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành nói và nghe với người thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần).
Giới thiệu bài thơ: tên tác phẩm, thể loại, tác giả (nếu có).
Nêu khái quát nội dung bài nói (có thể điểm qua các phần/ ý chính).
Nội dung
chính
Trình bày ý kiến đánh giá về nội dung của bài thơ.
Trình bày ý kiến đánh giá về nghệ thuật của bài thơ.
Phân tích tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người nói về bài thơ.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ bài thơ.
Tóm tắt được nội dung trình bày về bài thơ.
Kết thúc
Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ phía người nghe.
Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí.
Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói. Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT 33: 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm được chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản thơ trữ tình đã học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên là: Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên, Nắng đã hanh rồi.
- GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và kiến thức đã được học trong Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài31. Giao cảm với thiên nhiên.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp.
- GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận:
+ Nhóm 1, 3: nhắc lại các đặc điểm về chủ đề, hình thức nghệ thuật của các văn bản đã học.
Văn bản
Chủ đề
Hình thức NT đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Thơ duyên
Lời má năm xưa
Nắng đã hanh rồi
+ Nhóm 2, 4: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ:
Văn bản
Chủ thể trữ tình
Hương Sơn phong cảnh
Thơ duyên
Lời má năm xưa
Nắng đã hanh rồi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 1, nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi 3: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu của BT 2, nghe GV yêu cầu và hướng dẫn, sau đó thực hiện so sánh đặc điểm của thể loại với một truyện dân gian khác đã học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4.
- GV yêu cầu HS nhớ lại đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ và rút ra những điều cần lưu ý.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu của BT 5 và thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV bổ sung:
+ GV hướng dẫn HS lưu ý một vài điểm khi phân tích một bài thơ trữ tình: ngoài phân tích nội dung, đặc biệt lưu ý đến việc khai thác từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối. Làm rõ các hình thức nghệ thuật có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung, luôn có sự kết họp giữa lí lẽ và dẫn chứng khi phân tích.
+ Khi giới thiệu, đánh giá chủ đề, nghệ thuật một tác phẩm văn học cần nắm vững nội dung của tác phẩm, xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo và những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
BT 1.
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.
Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy.
Thơ duyên
Tinh yêu thiên nhiên, tình yêu lứa đôi
Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người.
Lời má năm xưa
Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người.
Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền.
Nắng đã hanh rồi
Tình yêu thiên nhiên
Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình.
BT2.
Vãn bản
Chủ thể trữ tình
Hương Sơn phong cảnh
- Chủ thể ẩn và chủ thề nhập vai “khách tang hài”
Thơ duyên
Chủ thể ẩn và chủ thể xưng danh rõ ràng.
Lời má năm xưa
Chủ thể xưng danh rõ ràng.
Nắng đã hanh rồi
Chủ thể xưng danh rõ ràng.
BT 3. 
Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này: - Cần đọc kĩ các bài thơ. 
- Nắm được tác giả, đặc điểm phong cách của tác giả để hiểu bài thơ hơn. 
- Xác định chủ đề của văn bản, các đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. 
- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.
BT 4.
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
-	Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt vê phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.
- Gv lưu ý HS lựa chọn những VB thơ hay, sát với yêu cầu, làm rõ tình cảm với thiên nhiên trong bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_3_giao_cam_voi_thi.docx