Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên - Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1. 1. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

1.2 . Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.

- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

2. Phẩm chất: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, bài soạn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.

 

docx 8 trang Thu Lụa 30/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên - Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên - Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên - Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 
CỦA MỘT BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1. 1. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
1.2 . Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
2. Phẩm chất: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, bài soạn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
2. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
3. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
4. Tổ chức hoạt động:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong Bài 3. “Giao cảm với thiên nhiên”, chúng ta đã học những văn bản nào? Em có nhận xét, đánh giá gì về nội dung và nghệ thuật của một văn bản thơ trong những văn bản đã học đó?
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
* Kết quả, thảo luận: GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài học mới: Ở tiết trước, chúng ta đã học viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Cũng là đánh giá một bài thơ, nhưng tiết học này, các em sẽ được học cách thể hiện thông qua hành động nói. Chúng ta cùng đi vào bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
1. Hoạt động 1: Xác định các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
a. Mục tiêu: Xác định được các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
d. Tổ chức hoạt động:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK và tóm tắt nội dung của các bước giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm nghe yêu cầu của GV, sau đó thực hiện việc đọc và tóm tắt.
* Báo cáo kết quả: GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Các bước giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
Bước 1: Chuẩn bị nói
- Xác định đề tài, đối tượng, không gian và thời gian
- Tìm ý và lập dàn ý
+ Tìm ý: Cần chuẩn bị ý tưởng theo yêu cầu của bài nói; Nên có thêm một số ý tưởng liên quan đến cách thức trình bày bài nói sao cho hiệu quả. Đặc biệt lưu ý:
Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.
Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính để khi cần nhìn lướt qua là nhớ; chuẩn bị một hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ để tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng (nếu có điều kiện).
Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên tìm cách trả lời, giải đáp.
+ Lập dàn ý: Dựa vào những ý đã tìm, phác thảo dàn ý cho bài nói bằng cách điền vào Phiếu giới thiệu và đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ hoặc một bài ca dao, một câu tục ngữ đã chọn.
- Tập phát âm to, rõ ràng; tập điều chỉnh cao độ, nhịp độ, tập biểu cảm.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Khi trình bày cần mở đầu và kết thúc một cách hấp dẫn, ấn tượng.
- Có thể sử dụng những mẫu câu giới thiệu, đánh giá về bài thơ 
- Lưu ý: Khi trình bày cần tôn trọng và tương tác với người nghe (bằng mắt, bằng cách nêu câu hỏi cho người nghe trong quá trình trình bày,...).
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
- Trao đổi:
+ Trong vai trò là người nói: Biết lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày; giải thích và làm rõ những điều người nghe chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình.
+ Trong vai trò là người nghe: Biết lắng nghe bài trình bày của bạn mình, biết nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý về nội dung, hình thức của bài trình bày của người nói hoặc yêu cầu người nói giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc ý kiến có sự khác biệt.
+ Lưu ý: Dù ở vai nào cũng phải tôn trọng các ý kiến khác của mình; có thái độ cầu thị, nghiêm túc, lắng nghe,...
- Đánh giá: Tập đánh giá bài nói từ cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe; biết sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài nói.
2. Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe
a. Mục tiêu: HS thực hành được bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS giới thiệu, đánh giá trước lớp về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ; nghe và nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: Bài soạn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, bảng kiểm đánh giá của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS thời gian chuẩn bị bài nói, lắng nghe, ghi chép
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chuẩn bị bài nói, mời HS lên bảng để nói, yêu cầu cả lớp nghe, ghi chép và trao đổi.
* Kết quả, thảo luận: GV cho cả lớp nhận xét, đánh giá về kĩ năng trình bày của người nói bằng bảng kiểm ở SGK trang 78,79, nhận xét kĩ năng của người nghe bằng bảng kiểm số 2(Kĩ năng nghe giới thiệu, đánh giá về nội dung, hình thức của một bài thơ)
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
C. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nói và nghe giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS luyện tập việc nói và nghe trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS, bảng kiểm.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe.
* Kết quả, thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe.
- GV cho cả lớp tiến hành đánh giá bằng bảng kiểm (đối với người nói và đối với người nghe).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
D. VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ với người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học về kĩ năng nói, nghe để nói với người thân.
c. Sản phẩm học tập: Phần giới thiệu của HS với người thân.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS về nhà thực hành nói và nghe với người thân.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
* Kết quả, thảo luận: GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá buổi học.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
- Bảng kiểm 1: Kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu.
Giới thiệu bài thơ: tên tác phẩm, thể loại, tác giả (nếu có).
Nêu khái quát nội dung bài nói (có thể điểm qua các phần/ ý chính).
Nội dung chính
Trình bày ý kiến đánh giá về nội dung của bài thơ.
Trình bày ý kiến đánh giá về nghệ thuật của bài thơ.
Phân tích tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người nói về bài thơ.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ bài thơ.
Kết thúc
Tóm tắt được nội dung trình bày về bài thơ.
Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ phía bài thơ.
Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí.
Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói.
Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
- Bảng kiểm 2: Kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một bài thơ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Chuẩn bị nghe
Tìm đọc bài thơ mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Lắng nghe và ghi chép
Ghi chép tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khóa, sơ đồ.
Ghi chép tóm tắt đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Ghi lại câu hỏi liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài thơ nảy sinh trong quá trình nghe.
Dự kiến những điều cần trao đổi về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Trao đổi, nhận xét, đánh giá
Xác nhận lại quan điểm, ý kiến của người nói trước khi bày tỏ ý kiến cá nhân.
Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến, quan điểm của người nói.
Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến với người nói.
Nhận xét về cách trình bày bài nói.
Thái độ và ngôn ngữ
Thể hiện thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến của người nói trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét, đánh giá.
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với người nói.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_3_giao_cam_voi_thi.docx