Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (thơ)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- NL tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- NL giao tiếp, hợp tác: hiệu rõ nhiệm vụ nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
2.2. Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản;
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (thơ)
BÀI 3 GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ) (11TIẾT) (Đọc và: 6 tiết ; Thực hành tiếng Việt: 1 tiết ; Viết: 2,5 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0.5 tiết) DẠY ĐỌC KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC THƠ TRỮ TÌNH HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH, THƠ DUYÊN LỜI MÁ NĂM XƯA (Đọc kết nối chủ điểm) NẮNG ĐÃ HANH RỒI (Đọc mở rộng theo thể loại) Thời gian thực hiện: 6 tiết I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ. - Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - NL tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - NL giao tiếp, hợp tác: hiệu rõ nhiệm vụ nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. 2.2. Năng lực đặc thù - Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình. 3. Phẩm chất - Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dung chiếu tranh ảnh, video tư liệu liên quan, nội dung các PHT, câu hỏi. - Bảng phụ, giá treo trành (trưng bày sản phẩm học tập của HS, nếu có), giấy A4/A0/A1/bảng nhỏ để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, bút long, nam châm, - SGK, SGV. - Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to, chân dung tác giả; tranh ảnh do GV chuẩn bị có liên quan đến nội dung chủ điểm hoặc nội dung các VB đọc. - Các PHT bảng tóm tắt một số đặc điểm của thể loại thơ và lưu ý về cách đọc. - Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric đánh giá bài trình bày VB thơ của nhóm HS trên bảng tin học tập của lớp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Xác định được tên chủ điểm, thể loại chính của chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học. - Xác định nhiệm vụ học tập của phần Đọc. - Tạo hứng thú học tập về chủ đề Giao cảm với thiên nhiên (Thơ). b.Nội dung : Biết giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ c.Sản phẩm: - Thái độ tham gia hoạt động học tập của HS. - Phần ghi chép tên chủ điểm của bài học, thể loại sẽ học. - Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập của phần Đọc. c. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền về chủ điểm bài học; xác định chủ điểm thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học * Giao nhiệm vụ học tập: (1) GV yêu cầu HS: Chia sẻ những suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Thử cho một ví dụ chứng minh cho những suy nghĩ em vừa nêu. (2) Sau khi xong nhiệm vụ (1), HS nghe GV giới thiệu với HS về nội dung của chủ điểm Giao cảm với thiên nhiên, thể loại chính, câu hỏi lớn của bài học và ghi tóm tắt vào vở. * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận: 1-2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV hướng dẫn HS chốt lại tên chủ điểm (Giao cảm với thiên nhiên), thể loại chính (thơ), câu hỏi lớn của bài học (Thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tinh thần của chúng ta?). Hoạt động 2: Xác định nhiệm vụ học tập của phần Đọc * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát nhanh nội dung phần Đọc trong SGK/tr.65 và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ học tập chính của các em trong phần Đọc ở bài học này là gì? * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ: * Báo cáo, thảo luận: 1-2 HS trả lời câu hỏi. Các HS nhận xét, bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS tóm tắt nhiệm vụ học tập của phần Đọc (đọc VB1 và 2 để hình thành kĩ năng đọc thơ trữ tình; đọc VB 3 để tìm hiểu thêm về chủ điểm của bài học và đọc VB 4 để thực hành kĩ năng đọc thơ). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Hoạt động giới thiệu tri thức đọc hiểu: Thơ và một số vấn đề về thơ. a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến thơ (chủ thể trữ tình, vần và nhịp, từ ngữ và hình ảnh trong thơ,). b. Nội dung: Nhận biết và phân tích đánh giá được tác dụng các yếu tố hình thức nghệ thuật trong chủ đề c.Sản phẩm: Phần thông tin do HS hoàn thiện trên PHT của GV. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS đọc thông tin Tri thức Ngữ văn trong SGK/tr.63-64 và hoàn thành các sơ đồ bên dưới: * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cặp đôi HS dựa trên nội dung Tri thức Ngữ văn mà SGK/tr.63 – 64 đã cung cấp để hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao. * Báo cáo, thảo luận: Gọi đại diện 1 – 2 HS đọc những thông tin đã bổ sung vào sơ đồ. HS khác bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV kết hợp với HS khác nhận xét. HS điều chỉnh kết quả làm việc của bản thân ngay trên sơ đồ của cá nhân. 2. Hoạt động đọc văn bản Hương Sơn phong cảnh 2.1. Trước khi đọc a. Mục tiêu: - Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm bản thân với nội dung của VB. - Bước đầu dự đoán được nội dung VB. - Tạo tâm thế trước khi đọc VB. b.Nội dung : Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, bòi dưỡng cảm quan về thiên nhiên c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS về nội dung dự đoán của VB, thể loại của VB và những yếu tố cần lưu ý khi đọc thể loại này, trải nghiệm của bản thân. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: (1) Dựa vào nhan đề, nội dung của phần giới thiệu về Hương Sơn phong cảnh và hình ảnh minh họa của VB (SGK/tr.66), theo em, văn bản viết về nội dung gì? Vì sao em có những suy đoán như vậy? (2) Hãy đọc nhanh VB (chú ý đến số tiếng trong dòng thơ, số dòng thơ, vần,). (3) Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà em đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở. * Thực hiện nhiệm vụ: Cặp đôi trao đổi, chuẩn bị câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: Đại điện 2 nhóm HS trình bày. GV hướng dẫn các nhóm HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Lưu ý với câu hỏi dự đoán nội dung VB, GV khuyến khích HS đưa ra càng nhiều dự đoán càng tốt, không đánh giá tính chính xác của những dự đoán ở hoạt động này, miễn là HS lí giải được cơ sở để đưa ra được dự đoán. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết những dự đoán mà HS đưa ra về nội dung của VB. GV nhắc nhở HS ghi chép lại những kết quả dự đoán, đặc biệt là những dự đoán khác nhau và sau khi hoạt động kết thúc, HS tự đánh giá những dự đoán ấy. - GV tổng kết lại một số cảm xúc, trải nghiệm mà HS chia sẻ. 2.2. Trong khi đọc a. Mục tiêu: - Kích hoạt kiến thức nền bằng việc gợi lại kinh nghiệm đọc VB thơ đã được học ở các khối lớp dưới. - Vận dụng kĩ năng hình dung, tưởng tượng và kĩ năng suy luận để đọc VB. b. Nội dung : Chủ thể trữ tình, diễn biến tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Trước khi đọc. d. Tổ chức thức hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: (1) GV yêu cầu HS nhắc lại những lưu ý khi đọc VB thơ đã được học ở các khối lớp dưới. (2) GV hướng dẫn HS đọc trực tiếp VB (đọc diễn cảm). Trong quá trình đọc VB, khi gặp những câu hỏi trong khung, HS tạm dừng khoảng 1-2 phút để suy ngẫm, trả lời câu hỏi bằng cách ghi nhanh, vắn tắt câu trả lời ra giấy hoặc ghi nhớ trong đầu. * Báo cáo, thảo luận: - Với nhiệm vụ (1), HS nhắc lại những lưu ý khi đọc VB thơ đã được học ở các khối lớp dưới. - Với nhiệm vụ (2), HS đọc diễn cảm VB và trả lời câu hỏi ở phần Trước khi đọc. * Kết luận, nhận định: (1) GV nhận xét, đánh giá về kết quả đọc diễn cảm của HS: phát âm rõ, đúng, ngắt nhịp phù hợp, thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình (tác giả). (2) GV nhận xét, đánh giá về thái độ của HS đối với việc đọc, trả lời câu hỏi trong phần Trong khi đọc, thái độ làm việc nhóm, cách thức HS thực hiện các kĩ năng đọc, cách thức hiện kĩ năng tưởng tượng và suy luận trong quá trình trải nghiệm cùng VB. 2.3. Sau khi đọc a. Mục tiêu - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Biết trân quý và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh đẹp xung quanh. b. Nội dung : Xác định được bố cục, chủ thể trữ tình, từ ngữ, hình ảnh, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trên đất nước. c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS ở PHT số 1. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Tìm hiểu bố cục, chủ thể trữ tình trong văn bản * Giao nhiệm vụ học tập: Đọc câu hỏi 1, 3 và 4 trong SGK/tr.67, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành sơ đồ sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bố cục Diễn biến cảm xúc của thi nhân (Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn VB là gì? Dựa vào đâu em nhận định như vậy?) Chủ thể trữ tình (Là ai? Ẩn thân/ Xuất hiện trực tiếp/ Nhập vai?) * Thực hành nhiệm vụ học tập: Thảo luận cặp đôi và trả lời trực tiếp lên sơ đồ GV phát. * Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận một số vấn đề sau liên quan đến kỹ năng nhận biết bố cục và chủ thể trữ tình trong VB thơ theo định hướng tham khảo sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bố cục Diễn biến cảm xúc của thi nhân (Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn VB là gì? Dựa vào đâu em nhận định như vậy?) Chủ thể trữ tình (Là ai? Ẩn thân/ Xuất hiện trực tiếp/ Nhập vai?) Đoạn 1 (Câu 1 - 4) - Cảm xúc chung của thi nhân khi đến Hương Sơn: ngỡ ngàng, vui sướng, thỏa mãn khi đến được một thắng cảnh như chốn bồng lai mà bấy lâu nay hằng ao ước. - Chủ thể trữ tình là tác giả, là một lữ khách ẩn thân ngắm nhìn phong cảnh HS. Đoạn 2 (Câu 5 - 9) - Cảm xúc khi ngắm nhìn quang cảnh ngoài động Hương Tích: tận hưởng vẻ đẹp quang cảnh chốn Hương Sơn bằng thính giác, thị giác và tâm hồn nhạy cảm. Đoạn 3 (Câu 10 - 14) - Cảm xúc khi ngắm nhìn quang cảnh trong động Hương Tích: thích thú, khoái chí và bất ngờ trước vẻ đẹp kì vĩ bên trong động hương tích với những hòn đá, thạch nhũ mang hình hài, màu sắc kì lạ, đẹp mắt. Đoạn 4 (Câu 15 - 19) - Niềm tự hào và tấm lòng hướng thiện khi đứng trước một cảnh sắc kì vĩ, thanh sơ như chốn Hương Sơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật trong văn bản * Giao nhiệm vụ học tập: Đọc câu hỏi 2 trong SGK/tr.67, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành sơ đồ sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Ngữ liệu Hiệu quả/Tác dụng Từ ngữ, hình ảnh (Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh mà em cho là độc đáo, kèm lí giải chứng minh) Biện pháp tu từ (Liệt kê những biện pháp nghệ thuật mà em cho là độc đáo, kèm lí giải chứng minh) * Thực hành nhiệm vụ học tập: HS điền những thông tin trên PHT mà GV đã phát. * Báo cáo, thảo luận: 3 HS trình bày phần viết của mình trên PHT. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nên chấp nhận những ý kiến khác nhau của HS. Tuy nhiên, trong quá ... c sắc Hương Sơn phong cảnh Vẻ đẹp thiên nhiên chốn Hương Sơn và cảm xúc ngỡ ngàng, tình yêu non sông của tác giả Các bài thơ đều thể hiện tình cảm của người viết đồi với cảnh sắc thiên nhiên thông qua những đặc sắc về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, vần, nhịp, (HS nêu được một số yếu tố nghệ thuật trong từng bài thơ). Thơ duyên Những chuyển biến của cảnh sắc vào thu và những rung động đầu đời của nhân vật “anh” Lời má năm xưa Bài học trân quý sự sống thiên nhiên qua những lời dạy của người mẹ Nắng đã hanh rồi Vẻ đẹp của tiết trời mùa nắng hanh và tình yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, quê hương và cuộc sống. Câu 2 (SGK/tr.79): Văn bản Dạng thức xuất hiện của CTTT Hương Sơn phong cảnh Chủ thể ẩn thân Thơ duyên Chủ thể xuất hiện trực tiếp Lời má năm xưa Chủ thể xuất hiện trực tiếp Nắng đã hanh rồi Chủ thể xuất hiện trực tiếp Câu 3 (SGK/tr.79): Những lưu ý khi đọc bài thơ: 2. Hoạt động ôn tập viết, nói và nghe a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập về viết, nói và nghe trong SGK/tr.79. b. Nội dung : Hoàn thành bài tập theo yêu cầu đúng kiến thức và kĩ năng viết c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập đã thực hiện ở nhà. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4, 5 trong SGK/tr.79 (ở nhà). * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân. * Báo cáo, thảo luận: Mời 2-3 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS khác quan sát, bổ sung, góp ý (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và hướng dẫn HS theo định hướng tham khảo sau. Câu 3 (SGK/tr.79): Đối với yêu cầu về kĩ năng viết Đối với yêu cầu về kĩ năng nói, HS cần chú ý các phương diện sau: + Nội dung trình bày + Cách trình bày + Các bước tiến hành: chuẩn bị nói – trình bày bài nói – trao đổi, thảo luận Đây là câu hỏi mở nên HS có thể trình bày nhiều câu trả lời khác nhau. 3. Hoạt động trao đổi về câu hỏi lớn của bài học: a. Mục tiêu: Kết nối những gì thu nhận từ bài học liên quan đến chủ điểm Giao cảm với thiên nhiên. b. Nội dung : HS làm bài tập theo chủ đề “ Giao cảm với thiên nhiên” c.Sản phẩm: Bài viết của HS liên quan đến chủ điểm thông qua câu hỏi số 5 trong SGK/tr.79. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS (có thể thực hiện tại nhà) thực hiện yêu cầu số 5 trong SGK/tr.79 dựa trên các kiến thức và kĩ năng đã học. GV đặc biệt lưu ý HS về các yêu cầu về kĩ năng viết, quan sát và chú ý kĩ bảng kiểm ở phần Viết để thực hiện tốt nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân. * Báo cáo, thảo luận: GV có thể yêu cầu HS nộp sản phẩm thông qua các công cụ phần mềm để cả lớp cùng quan sát, đóng góp ý kiến, đánh giá lẫn nhau. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài cho HS sau khi các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC Phụ lục 1: Văn bản đọc mở rộng theo thể loại Bài Thu điếu ( Nguyễn Khuyến ) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Sản phẩm mẫu Một đoạn văn nêu cảm nhận về niềm giao cảm giữa thiên nhiên và con người “ Cỏ cây hoa lá, đất nước, không khí là những gì gần gũi, thân thuộc với chúng ta hàng ngày. Đó là những gì thuộc về thiên nhiên. Có thể thấy rằng thiên nhiên và con người có mối giao cảm đặc biệt. Thiên nhiên cho chúng ta nguồn nước ngọt trong lành, không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn nuôi dưỡng cả tâm hồn chúng ta. Dù có đi bất cứ nơi nào mỗi người đều hướng về dòng sông quê hương. Cây cối không chỉ cho ta bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng mà còn là nơi gắn với tuổi thơ, kí ức tươi đẹp. Ai đã từng nhặt quả cam chơi chuyền, nhặt quả bưởi đá banh, quả ổi bắn bimới hiểu hết được sự kì diệu mà thiên nhiên đem lại cho chúng ta. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có những người thiếu ý thức, không giữ gìn thiên nhiên mà hủy hoại thiên nhiên. Hủy hoại thiên nhiên chính là hủy hoại bản thân mình, trái đất nóng lên, bão lũ xảy ra nhiều hơn khiến cho cuộc sống con người bị đe dọa. Hãy cùng chung tay giữ vững mối quan hệ đó để tất cả đều được phát triển trong những đều kiện tốt nhất”. Phụ lục 2: Các phiếu học tập Phụ lục 3: Công cụ đánh giá RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá 1 2 3 Nội dung Dưới 50% Từ 50% -80% Từ 90% trở lên Hình thức - Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ, diễn đạt khó hiểu, không rõ ràng - Chữ viết chưa rõ ràng, trình bày chưa khoa học, hợp lí - Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ, diễn đạt tương đối rõ ràng - Chữ viết rõ ràng, trình bày chưa khoa học - Sơ đồ tư duy đầy đủ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học, thẩm mĩ BẢNG KIỂM: GIÁO VIÊN ĐÁNH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC NHÓM STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG 1 Các thành viên nhóm tham gia đầy đủ 2 Quá trình làm việc nhóm: phân công công việc, kế hoạch làm việc khoa học 3 Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc hoàn thành sản phẩm của nhóm 4 Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc nhận xét, góp ý cho sản phẩm của các nhóm khác 5 Sư thân thiện, hòa đồng của các thành viên trong nhóm 6 Khi nhóm báo cáo Sản phẩm rõ ràng, thẩm mĩ, nội dung đầy đủ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu Trả lời được những câu hỏi thắc mắc của GV và các nhóm khác Khi nhóm không báo cáo Lắng nghe các nhóm khác báo cáo Đưa ra nhận xét, câu hỏi thắc mắc cho nhóm báo cáo Ghi chép, điều chỉnh 7 Mức độ hoàn thành sản phẩm và hiệu quả mang lại BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC NHẬN BIẾT ĐƯỢC CÁC YÊU CẦU CỦA KIỂU BÀI THÔNG QUA VIỆC ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO STT TIÊU CHÍ XUẤT HIỆN KHÔNG XUẤT HIỆN 1 Mở bài: giới thiệu được một đoạn/ bài thơ cần phân tích, đánh giá (tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ) và nêu định hướng của bài viết. 2 Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và ý nghĩa của chủ đề; những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ như:từ ngữ, hình ảnh, ngôn từ, nhịp, vần, cảm xúc chủ đạo,.. 3 Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ ca ; nêu cảm xúc tác động của tác phẩm đối với bản thân. 4 Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp hợp lí, theo trình tự phân tích, đánh giá chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau. 5 Trong mỗi luận điểm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng 6 Người viết đã phân tích, đánh giá giá trị, ý nghĩa của chủ đề một cách thấu đáo. Đầu tiên người viết nêu chủ đề của tác phẩm. Sau đó, người viết phân tích chủ đề để đưa ra đánh giá cung bậc xúc cảm, cảm thụ và phát hiện ra vẻ đẹp 7 Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của thơ ca như: từ ngữ, hình ảnh, ngôn từ, nhịp, vần, cảm xúc chủ đạo,.. Việc phân tích này có tác dụng làm nổi bật, khắc hoạ sâu sắc hơn chủ đề của tác phẩm. 8 Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về thơ : cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận về thơ ca BẢNG KIỂM: GIÁO VIÊN ĐÁNH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC NHÓM STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG 1 Các thành viên nhóm tham gia đầy đủ 2 Quá trình làm việc nhóm: phân công công việc, kế hoạch làm việc khoa học 3 Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc hoàn thành sản phẩm của nhóm 4 Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc nhận xét, góp ý cho sản phẩm của các nhóm khác 5 Sư thân thiện, hòa đồng của các thành viên trong nhóm 6 Khi nhóm báo cáo Sản phẩm rõ ràng, thẩm mĩ, nội dung đầy đủ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu Trả lời được những câu hỏi thắc mắc của GV và các nhóm khác Khi nhóm không báo cáo Lắng nghe các nhóm khác báo cáo Đưa ra nhận xét, câu hỏi thắc mắc cho nhóm báo cáo Ghi chép, điều chỉnh 7 Mức độ hoàn thành sản phẩm và hiệu quả mang lại BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VỀ THƠ Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt Mở bài Giới thiệu tác phẩm thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,) Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá Thân bài Xác định chủ đề cảm xúc chủ đạo về thơ Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề và nghệ thuật của thơ Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ ca theo đặc trưng thể loại Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của thơ ca Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về thơ ca Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm thơ Kết bài Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ để của bài thơ/ đoạn thơ Nêu ý nghĩa của bài thơ/ đoạn thơ đối với bản thân và người đọc Kĩ năng trình bày, diễn đạt Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận thơ Sử dụng từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa lí lẽ với bằng chứng và bảo đảm mạch lạc cho bài viết BẢNG KIỂM GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHỈNH SỬA, RÚT KINH NGHIỆM BÀI VIẾT GIỮA CÁC HỌC SINH VỚI NHAU STT Tiêu chí đánh giá Có Không 1 Biết sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài viết của bạn 2 Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết của bản thân 3 Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết cua bạn 4 Điều chỉnh được những hạn chế trong bài viết của bản thân 5 Đề xuất được cách điều chỉnh những hạn chế trong bài viết của bạn 6 HS rút ra được những kinh nghiệm về quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà) THANG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Các tiêu chí A B .. .. 1. Thái độ Chưa tích cực, chủ động Bình thường Tích cực, chủ động 2. Hoàn thành nhiệm vụ học tập và hiệu quả Không hoàn thành nhiệm vụ học tập Hoàn thành nhiệm vụ học tập Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập 3. Rút kinh nghiệm (so với phần viết trước đó) Chưa rút được kinh nghiệm Có rút được kinh nghiệm nhưng chưa nhiều Rút được kinh nghiệm, bài viết có tiến bộ, hạn chế được những lỗi sai trước đó V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_3_giao_cam_voi_thi.doc