Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3, Phần: Ôn tập - Trường THPT Nguyễn Thị Định
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực chung
- NL giao tiếp, hợp tác: hiệu rõ nhiệm vụ nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- NL giao tiết, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
- NL tự chủ, tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
1.2. Năng lực đặc thù
- Biết viết một văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
2. Phẩm chất
- Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng, phấn/viết lông
- SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động ôn tập về đọc
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập về đọc trong SGK/tr.79.
b. Nội dung : Viết được nội dung về kiến thức và kĩ năng đã đọc để hoàn thành bài tập theo yêu cầu
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập đã thực hiện ở nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3, Phần: Ôn tập - Trường THPT Nguyễn Thị Định
ÔN TẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÔN TẬP Thời lượng: 0.5 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Năng lực chung - NL giao tiếp, hợp tác: hiệu rõ nhiệm vụ nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. - NL giao tiết, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ. - NL tự chủ, tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. 1.2. Năng lực đặc thù - Biết viết một văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ. - Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ. - Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó. 2. Phẩm chất - Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bảng, phấn/viết lông - SGK, SGV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động ôn tập về đọc a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập về đọc trong SGK/tr.79. b. Nội dung : Viết được nội dung về kiến thức và kĩ năng đã đọc để hoàn thành bài tập theo yêu cầu c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập đã thực hiện ở nhà. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK/tr.79 (ở nhà). * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân. * Báo cáo, thảo luận: Mời 2-3 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS khác quan sát, bổ sung, góp ý (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và hướng dẫn HS theo định hướng tham khảo sau. Câu 1 (SGK/tr.79) Văn bản Chủ đề Hình thức nghệ thuật đặc sắc Hương Sơn phong cảnh Vẻ đẹp thiên nhiên chốn Hương Sơn và cảm xúc ngỡ ngàng, tình yêu non sông của tác giả Các bài thơ đều thể hiện tình cảm của người viết đồi với cảnh sắc thiên nhiên thông qua những đặc sắc về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, vần, nhịp, (HS nêu được một số yếu tố nghệ thuật trong từng bài thơ). Thơ duyên Những chuyển biến của cảnh sắc vào thu và những rung động đầu đời của nhân vật “anh” Lời má năm xưa Bài học trân quý sự sống thiên nhiên qua những lời dạy của người mẹ Nắng đã hanh rồi Vẻ đẹp của tiết trời mùa nắng hanh và tình yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, quê hương và cuộc sống. Câu 2 (SGK/tr.79): Văn bản Dạng thức xuất hiện của CTTT Hương Sơn phong cảnh Chủ thể ẩn thân Thơ duyên Chủ thể xuất hiện trực tiếp Lời má năm xưa Chủ thể xuất hiện trực tiếp Nắng đã hanh rồi Chủ thể xuất hiện trực tiếp Câu 3 (SGK/tr.79): Những lưu ý khi đọc bài thơ: 2. Hoạt động ôn tập viết, nói và nghe a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập về viết, nói và nghe trong SGK/tr.79. b. Nội dung : Hoàn thành bài tập theo yêu cầu đúng kiến thức và kĩ năng viết c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bài tập đã thực hiện ở nhà. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4, 5 trong SGK/tr.79 (ở nhà). * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân. * Báo cáo, thảo luận: Mời 2-3 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS khác quan sát, bổ sung, góp ý (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và hướng dẫn HS theo định hướng tham khảo sau. Câu 3 (SGK/tr.79): Đối với yêu cầu về kĩ năng viết Đối với yêu cầu về kĩ năng nói, HS cần chú ý các phương diện sau: + Nội dung trình bày + Cách trình bày + Các bước tiến hành: chuẩn bị nói – trình bày bài nói – trao đổi, thảo luận Đây là câu hỏi mở nên HS có thể trình bày nhiều câu trả lời khác nhau. 3. Hoạt động trao đổi về câu hỏi lớn của bài học: a. Mục tiêu: Kết nối những gì thu nhận từ bài học liên quan đến chủ điểm Giao cảm với thiên nhiên. b. Nội dung : HS làm bài tập theo chủ đề “ Giao cảm với thiên nhiên” c.Sản phẩm: Bài viết của HS liên quan đến chủ điểm thông qua câu hỏi số 5 trong SGK/tr.79. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS (có thể thực hiện tại nhà) thực hiện yêu cầu số 5 trong SGK/tr.79 dựa trên các kiến thức và kĩ năng đã học. GV đặc biệt lưu ý HS về các yêu cầu về kĩ năng viết, quan sát và chú ý kĩ bảng kiểm ở phần Viết để thực hiện tốt nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ vào vở cá nhân. * Báo cáo, thảo luận: GV có thể yêu cầu HS nộp sản phẩm thông qua các công cụ phần mềm để cả lớp cùng quan sát, đóng góp ý kiến, đánh giá lẫn nhau. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài cho HS sau khi các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_3_phan_on_tap_truo.docx