Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3, Phần viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực

 1.1. Năng lực đặc thù:

- Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem và chỉnh sửa rút kinh nghiệm.

- Biết viết một văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ.

 1.2. Năng lực chung:

- NL giao tiết, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

- NL tự chủ, tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

 2. Phẩm chất: Biết quý trọng giá trị của thiên nhiên đối với đời sống tinh thần con người thông qua việc phân tích, đánh giá một bài thơ có đề tài về thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ học tập cho HS.

- Bảng phụ, giá treo tranh (trưng bày sản phẩm học tập của HS) (nếu có), giấy A4, A0/A1/bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/nam châm.

- SGK, SGV.

- PHT.

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm; rubrics đánh giá bài trình bày VB của nhóm HS trên bảng tin học tập của lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Hoạt động xác định nhiệm vụ viết

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết.

b. Nội dung :Nắm quy trình viết bài nghị luận về thơ

c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện.

 

docx 10 trang Thu Lụa 30/12/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3, Phần viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3, Phần viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3, Phần viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
DẠY VIẾT
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG VIẾT
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ
Thời lượng: 2,5 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực 
 1.1. Năng lực đặc thù: 
- Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem và chỉnh sửa rút kinh nghiệm.
- Biết viết một văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ.
 1.2. Năng lực chung:
- NL giao tiết, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
- NL tự chủ, tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
 2. Phẩm chất: Biết quý trọng giá trị của thiên nhiên đối với đời sống tinh thần con người thông qua việc phân tích, đánh giá một bài thơ có đề tài về thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ học tập cho HS.
- Bảng phụ, giá treo tranh (trưng bày sản phẩm học tập của HS) (nếu có), giấy A4, A0/A1/bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/nam châm.
- SGK, SGV.
- PHT.
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm; rubrics đánh giá bài trình bày VB của nhóm HS trên bảng tin học tập của lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động xác định nhiệm vụ viết
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết.
b. Nội dung :Nắm quy trình viết bài nghị luận về thơ
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện.
d. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc khung Yêu cầu cần đạt trong SGK, tên đề mục phần kĩ năng Việt và xác địnhh nhiệm vụ học tập. GV đặt cho HS câu hỏi: Dựa vào yêu cầu cần đạt và tên đề mục ở phần Kĩ năng Việt, các em hãy cho biết: trong bài học này, chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào?
* Thực hiện nhiệm học tập: Cá nhân HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo, nhận định: HS trả lời trước lớp về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét về câu trả lời của HS, xác nhận lại nhiệm vụ học tập: Trong bài học này, HS cần viết một văn bản (hoàn chỉnh) phân tích, đánh giá về một bài thơ.
2. Hoạt động giới thiệu tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết
a. Mục tiêu: HS nhận biết được tình hướng giao tiếp khi thực hiện bài viết.
b. Nội dung : Xác định được vấn đề viết
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình huống giao tiếp do GV đặt ra.
d. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi về câu hỏi: Sau khi đọc một bài thơ hay trên sách, báo chí, mạng internet em muốn chia sẻ với người khác thì em sẽ có thể chia sẻ bằng những cách nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). Hoặc tất cả các nhóm dán/định câu trả lời lên bảng phụ.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và hướng dẫn HS tổng hợp vấn đề mà HS cảm thấy khó khăn khi viết một văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ,
Lưu ý: Đây là hoạt động mở đầu nên GV không nên “chốt đóng” các câu trả lời, có thể chấp nhận nhiều câu trả lời khác nhau và dẫn dắt vào bài học. Nếu HS có nhiều câu trả lời khác nhau, thì sau khi tìm hiểu xong tri thức về kiểu bài, GV có thể quay trở lại nội dung này để định hướng nội dung trả lời hợp lí cho HS.
- GV dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu tri thức về văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
a. Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, yêu cầu đối với kiểu bài văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
b. Nội dung : Xác định được văn bản nghị luận , đánh giá, nghị luận được nội dung và nghệ thuật thơ ca
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, yêu cầu đối với kiểu bài văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
d. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc khung thông tin trong SGK/tr.73 và điện sơ đồ sau:
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cặp HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trình bày trước lớp ý kiến của mình trên sơ đồ khuyến mà GV chuẩn bị trên bảng, HS khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS chốt ý theo gợi ý tham khảo sau:
2. Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu bài
a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu.
b. Nội dung : Biết cách phân tích thơ theo mạch : từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc
c.Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về đặc điểm, yêu cầu của các kiểu bài thông qua việc phân tích VB mẫu.
d. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến) (SGK/tr.73), chú ý đến những được đánh số và khung thông tin tương ứng. Sau đó GV cho HS thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi hướng dẫn phân tích kiểu văn bản bên dưới (SGK/tr.36).
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhận HS đọc văn bản mẫu, theo dõi các khung thông tin hướng dẫn, tìm câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn phân tích văn bản (SGK/tr.74).
* Báo cáo, thảo luận: 
- Một số HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có).
- HS nêu cầu hỏi cần giải đáp.
* Kết luận, nhận định:
GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận vấn đề theo định hướng:
Qua phần phân tích VB minh hoa, HS cần:
- Nhận biết cấu trúc VBNL, chức năng của ba phần (mở bài – thân bài – kết bài)/
- Nhận ra vai trò của các câu trong phần mở và kết bài, các câu, các đoạn trong phần thân bài, những từ ngữ thể hiện lí lẽ, đánh giá, phân tích của tác giả và các dẫn chứng.
3. Hoạt động hướng dẫn quy trình viết.
3.1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS về quy trình viết.
b. Nội dung : Biết cách viết bài
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy trình viết.
d. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS kể tên các bước trong quy trình viết một VB.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận câu hỏi theo cặp và ghi nhanh ra giấy.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày câu trả lời trước lớp. HS khác bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: Dựa trên câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS ôn lại quy trình viết.
3.2. Hoạt động ôn lại quy trình viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
a. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ các bước trong quy trình viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
b. Nội dung : Biết cách tóm tắt được văn bản theo yêu cầu
c. Sản phẩm: Bảng tóm tắt của HS (theo mẫu PHT số 1).
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 2 HS thảo luận và điền thông tin vào bảng bên dưới.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
QUY TRÌNH VIẾT VĂN BẢN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm HS thảo luận theo nhóm đôi
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét quá trình làm việc nhóm của HS thông qua việc quan sát. GV lưu ý đánh giá mức độ chủ động của HS trong việc đề xuất mục đích hợp tác trước khi các em bắt đầu thảo luận.
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ
1. Hoạt động chuẩn bị trước khi viết
1.1. Hoạt động xác định mục đích, đối tượng và đề tài
a. Mục tiêu: Biết cách xác định mục đích, đối tượng và đề tài của VBNL phân tích, đánh giá một bài thơ.
b. Nội dung :Biết cách phân tích, đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc xác định mục đích, đối tượng và đề tài của văn bản đánh giá, phân tích một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS đọc đề bài trong SGK/tr.75. Sau đó, yêu cầu HS xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài viết của mình qua các câu hỏi:
- Với đề bài này, em sẽ viết văn bản cho ai, nhằm mục đích gì?
- Với đối tượng và mục đích ấy, em dự định sẽ chọn cách viết như thế nào?
- Em sẽ chọn viết về đề tài gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời trước lớp.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
- Đối tượng: người đọc là những người quan tâm đến thơ ca. Đặc biệt những bài thơ đề cập đến thiên nhiên.
- Mục đích: chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ vời người đọc.
- Đề tài: văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ đề cập về sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên và một số nét đặc sắc của bài thơ (lục bát, thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
1.2. Hoạt động tìm ý, lập dàn ý và viết bài (có thể thực hiện tại nhà).
a. Mục tiêu: Biết tìm ý, lập dàn ý và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
b. Nội dung : Xây dựng được dàn ý theo năng lực
c. Sản phẩm: Sơ đồ tìm ý, dàn ý của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS tìm ý, lập dàn ỳ và viết văn bản theo gợi ý sau:
(1) Tìm ý, lập dàn ý (theo cặp đôi)
+ Mở đoạn: tên bài thơ, tên tác giả; cảm xúc chung về bài thơ.
+ Thân đoạn: nét đặc sắc 1 (dẫn chứng), nét đặc sắc 2 (dẫn chứng),
(Có thể tìm nét đặc sắc theo các cách sau: theo bố cục bài thơ, theo các yếu tố nghệ thuật, à chỉ ra tác dụng biểu đạt trong việc thể hiện cảm xúc người viết, chủ đề tác phẩm).
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Sau đó, HS trao đổi dàn ý trong nhóm đôi để góp ý cho nhau.
(2) HS sẽ viết đoạn văn dựa trên dàn ý (thực hiện cá nhân).
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Với nhiệm vụ (1), HS thực hiện tại lớp.
- Với nhiệm vụ (2), HS thực hiện tại nhà.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS trình bày kết quả làm việc nhóm, HS khác thảo luận, bổ sung (nếu có).
- Bài văn của HS sẽ được đọc trong hoạt động Xem lại và chỉnh sửa được tổ chức trên lớp sau đó.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, học tập của HS trong thời gian viết do GV quy định.
- Ở hoạt động này, GV chưa nên đánh giá, nhận xét công khai trước lớp về sản phẩm bài viết của HS. Việc này nên được thực hiện sau khi tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và tự chỉnh sửa bài viết của mình.
2. Hoạt động xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
2.1. Hoạt động xem lại và chỉnh sửa
a. Mục tiêu: Biết cách chỉnh sửa bài viết của bản thân và các bạn khác trong lớp.
b. Nội dung :Nhận định và đánh giá được mức độ tiếp nhận về kiến thức và kĩ năng 
c.Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: 2 HS trao đổi bài viết cho nhau đọc và dựa vào bảng kiểm SGK để đánh giá, nhận xét bài viết của bạn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi bài viết cho nhau và nhận xét dựa vào bảng kiểm SGK.
* Báo cáo, thảo luận: Một số HS đọc bài viết trước lớp, sau đó các HS khác chia sẻ nhận xét về bài viết của bạn (dựa trên bảng kiểm SGK/tr.77)
* Kết luận, nhận định: GV đánh giá và nhận xét trên hai phương diện của bài viết.
- Những ưu đểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong bài viết.
- Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS (HS đã biết sử dụng bảng kiểm chưa? HS có nhận ra ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài viết của bản thân và của các bạn không?). Trong trường hợp HS chưa biết dùng bảng kiểm, GV sử dụng kĩ thuật nói to suy nghĩ (think aloud) để hướng dẫn HS sử dụng bảng kiểm và nhận xét.
2.2. Hoạt động rút kinh nghiệm
a. Mục tiêu: Rút ra được kinh nghiệm khi viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
b. Nội dung: Biết nhận định, đánh giá theo năng lực cảm thụ thơ
c.Sản phẩm: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân.
* Báo cáo, thảo luận: GV 1-2 HS chia sẻ những kinh nghiệm mà mình rút ra được.
* Kết luận, nhận định: GV tổng kết, nhận xét, đánh giá và chốt ý.
3. Hoạt động vận dụng và mở rộng (Thực hiện tại nhà)
a. Mục tiêu: Biết vận dụng quy trình viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ vào việc tạo lập văn bản.
b. Nội dung : Tạo lập được văn bản theo yêu cầu
c. Sản phẩm: Bài viết đã được công bố của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Từ bài viết được đọc, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trên lớp, GV cho HS về nhà lựa chọn một trong hai nhiệm vụ:
(1) Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố.
(2) Chọn một đề tài khác để viết hoàn chỉnh và công bố.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS về nhà thực hiện chỉnh sửa bài viết hoặc viết bài mới sau đó công bố bài viết, HS có thể công bố trên blog cá nhân, trên trang web của lớp, trên bản tin thông tin trong lớp học.
* Báo cáo thảo luận: HS giới thiếu bài viết đã được chỉnh sửa, công bố đến GV và các bạn khác trong lớp.
* Kết luận, nhận định: GV và HS lại tiếp tục sử dụng bảng kiểm trong SGK để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm đối với bài viết đã công bố.
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VỀ THƠ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu tác phẩm thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,)
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
Thân bài
Xác định chủ đề cảm xúc chủ đạo về thơ
Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề và nghệ thuật của thơ
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ ca theo đặc trưng thể loại
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của thơ ca
Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về thơ ca
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm thơ
Kết bài
Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ để của bài thơ/ đoạn thơ
Nêu ý nghĩa của bài thơ/ đoạn thơ đối với bản thân và người đọc
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận thơ
Sử dụng từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa lí lẽ với bằng chứng và bảo đảm mạch lạc cho bài viết
BẢNG KIỂM GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHỈNH SỬA, RÚT KINH NGHIỆM BÀI VIẾT GIỮA CÁC HỌC SINH VỚI NHAU
STT
Tiêu chí đánh giá
Có
Không
1
Biết sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài viết của bạn
2
Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết của bản thân
3
Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết cua bạn
4
Điều chỉnh được những hạn chế trong bài viết của bản thân
5
Đề xuất được cách điều chỉnh những hạn chế trong bài viết của bạn
6
HS rút ra được những kinh nghiệm về quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
 Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_3_phan_viet_viet_v.docx