Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những di sản văn hóa

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4

• Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lổng ghép các yếu tố đó vào văn bản.

• Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.

• Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.

• Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

• Biết thuyết trình kết quả nghiên cứu có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

• Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

 

docx 202 trang Thu Lụa 30/12/2023 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những di sản văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những di sản văn hóa

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những di sản văn hóa
Bài 4. NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA
..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: 10..
Số tiết: 9 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4
Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lổng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
Biết thuyết trình kết quả nghiên cứu có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT 34,35: 
VĂN BẢN 1:
 TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.
b. Năng lực riêng biệt
-	Nhận biết được một số dạng VB thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào VB.
-	Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
-	Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung VB một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của VB thông tin đã đọc đối với bản thân.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về tranh Đông Hồ.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tranh Đông Hồ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: 
1. Theo bạn, thế nào là một di sản văn hoá? Hãy nói về giá trị một di sản văn hoá của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
2. Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV chuẩn kiến thức:
1. Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
2. GV cho HS xem một clip ngắn về quy trình làm tranh Đông Hồ:
https://www.youtube.com/watch?v=SA54wZq7Tvk\
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trên đất nước chúng ta, mỗi vùng miền, dù là nông thôn hay thành thị, đều có những truyền thống văn hoá giàu giá trị nhân văn và thực tiễn. Điều đáng lo ngại là hiện nay, không ít di sản văn hoá lâu đời và quý giá ấy đang có nguy cơ xuống cấp, mai một dần đi. Trước tình hình ấy, chúng ta cần có giải pháp khắc phục thế nào?Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những di sản văn hóa. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Những di sản văn hóa.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 4 (Những di sản văn hóa) trước lớp.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 4. Những di sản văn hóa là gì?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu thể loại văn bản thông tin tổng hợp qua chủ đề Những di sản văn hóa.
1. Giới thiệu bài học
- Chủ đề Những di sản văn hóa bao gồm các văn bản thông tin tổng hợp.
- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:
Tên văn bản
Thể loại
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
VB thông tin
Những bản tin
VB thông tin
Lí ngựa ô hai vùng đất
thơ
Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
VB thông tin
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của văn bản thông tin.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố của VB thông tin.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của VB thông tin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Văn bản thông tin tổng hợp là gì?
+ Bản tin là gì? Có những kiểu bản tin gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
2. Tri thức ngữ văn
- Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp. 
+ Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm... Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tài thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.
- Bản tin là thể loại cơ bản của văn bán báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. 
+ Chức năng: thông báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tủ, đài phát thanh và đài truyền hình.
+ Phân loại: bản tin ảnh, bản tin chữ (tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,...) mà với mỗi dạng có thể thức riêng. 
Hoạt động 3: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về thông tin cơ bản của VB Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trình bày hoàn cảnh xuất xứ văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác phẩm
- Nhóm biên soạn tổng hợp từ “Tranh dân gian Đông Hồ - Đông Hồ Folk Paintings” của An Chương và “Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam” của Khánh An.
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẦM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm VB.
- GV gọi 2-3 HS đọc văn bản, chú ý các box theo dõi bên phải văn bản.
- GV yêu cầu HS xác định thể loại, phân chia bố cục văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu và lưu ý, sau đó đọc thầm VB.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi trong các box trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV giải thích thêm về thể loại: 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tranh Đông Hồ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc văn bản, thảo luận theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về đề tài, chất liệu giấy vẽ, màu sắc của tranh Đồng Hồ.
+ Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
+ ... Nhận xét về cách trình bày bài nói.
Thái độ và ngôn ngữ
Chờ đến lượt mình nói khi trao đổi.
Thể hiện thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến của người nói trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét, đánh giá.
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với người nói.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, nhận xét và bổ sung về phần ghi chép.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe phần ghi chép của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu với người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để nói với người thân.
c. Sản phẩm học tập: Kinh nghiệm của HS rút ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kinh nghiệm của em rút ra về kĩ năng nói và nghe sau khi tham gia buổi thuyết trình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
- Gv củng cố các kĩ năng:
+ Khi nói:
Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước, ngoài ra bạn có thể sử dụng những tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú ngắn gọn, nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ,...
Trình bày từ khái quát đến cụ thể: trình bày tóm tắt hệ thống ý của bài thuyết trình rồi đi vào từng phần.
Phân tích, đánh giá, kết nối các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với bài thuyết trình.
Chú ý tương tác với người nghe, giọng điệu khi trình bày tự tin, nói rõ ràng, rành mạch.
+ Khi nghe: 
Tập trung lắng nghe bài đánh giá.
Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa.
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
TOẠ ĐÀM TÌM HIỂU VÀ BẢO TỔN BẢN SẮC VĂN HOÁ NAM BỘ
(Thời gian	Địa điểm	)
Tên đề tài:	
Người thực hiện:	
NỘI DUNG CHÍNH
1.	Lí do chọn đề tài	
2. Phương pháp nghiên cứu:	..
3. Kết quả nghiên cứu:	
4. Kết luận:	
TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI TRÌNH BÀY
1	
2	
3	
NHẬN XÉT VẼ NỘI DUNG VÀ HỈNH THỨC THUYẾT TRÌNH
(Dựa vào bảng kiểm trong SGK)
1. Về nội dung thuyết trình:
2. Về hình thức thuyết trình:
KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN SAU KHI THAM GIA BUỔI THUYẾT TRÌNH
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT 42:
 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm được chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản thông tin đã học.
- Nắm được các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản và tác dụng của chúng.
- Hiểu được quy trình viết của văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 4. Những di sản văn hóa.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa là: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền tây.
- GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và kiến thức đã được học trong Bài 4. Những di sản văn hóa.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài31. Những di sản văn hóa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 4. Những di sản văn hóa.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 4. Những di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1, 2, 3 trước lớp.
- GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận:
+ Nhóm 1: xác định mục đích viết và mục đích lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận (nếu có) vào văn bản thông tin theo mẫu:
Văn bản
Mục đích viết
Yếu tố được lồng ghép
Mục đích lồng ghép
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Chợ nổi - nét văn hoá sông nước miền Tây
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Chợ nổi - nét văn hoá sông nước miền Tây
+ Nhóm 2, 3: Xác định dạng thức thể loại, tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong các văn bản thuộc bài học theo mẫu:
Văn bản
Thể loại, kiểu văn bản
Phương tiện
Tác dụng
Tranh Đông Hổ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Thêm một bàn dịch "Truyện Kiểu" sang tiếng Nhật
Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Chợ nổi - nét văn hoá sông nước miền Tây
+ Nhóm 4: 
Văn bản
Cách đưa tin
Quan điểm của người viết
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Thêm một bản dịch "Truyện Kiếu" sang tiếng Nhật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
BT 1.
BT2.
BT 3.
BT1.
Văn bản
Mục đích viết
Yếu tố được lồng ghép
Mục đích lồng ghép
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Thuyết minh về giá trị văn hoá của tranh Đông Hồ.
Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Khẳng định giá trị văn hoá độc đáo của tranh Đông Hồ, khuyến nghị vế việc bảo tồn tranh Đông Hồ.
Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Thông tin về việc ra mắt bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật.
Khẳng định giá trị tầm vóc quốc tế của Truyện Kiều.
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Thông tin về việc khánh thành phòng truyền thống của nhà hát Trần Hữu Trang.
Khẳng định giá trị văn hoá của sân khấu cải lương.
Chợ nổi - nét văn hoá sông nước miền Tây
Thuyết minh về giá trị văn hoá của chợ nồi miền Tây.
Miêu tả, tự sự, biểu cảm
Khẳng định giá trị văn hoá độc đáo của chợ nổi miến Tây.
BT2.
Văn bản
Thể loại, kiểu văn bản
Phương tiện
Tác dụng
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản thông tin tổng hợp.
Ngôn ngữ, hình ảnh, các thuật ngữ của nghệ thuật sản xuất tranh Đông Hồ (tay co).
Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn.
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Bản tin
Hình ảnh, ngôn ngữ.
Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn.
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật
Bản tin 
Ngôn ngữ
Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thơ
Từ địa phương (phá, truông)
Giúp người đọc dễ tiếp nhận cái hay, cái thú vị.
Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây
Văn bản thông tin tổng hợp.
Hình ảnh, từ ngữ địa phương (hôn, bẹo).
Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn.
BT3.
Văn bản
Cách đưa tin
Quan điểm của người viết
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Khách quan. Đưa tin đầy đủ, cụ thể, nhanh chóng về thời gian, địa điểm, người tham dự, các sự kiện khác diễn ra hôm đó.
Khẳng định giá trị của sự kiện.
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật
Khách quan. Tóm tắt những thông tin chính, quan trọng nhất một cách ngắn gọn, hàm súc.
Khẳng định giá trị của sự kiện.
Nhiệm vụ 2: BT4
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT4 trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và dựa vào SGK, hoàn thành bài tập:
Các bước
Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề
Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Các bước
Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề
Nghị luận về một vấn đề xã hội
Bước 1: Chuẩn bị viết
Chuẩn bị chu đáo, công phu nhiều khâu.
Chủ yếu chuẩn bị ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Theo quỵ cách báo cáo kết quả nghiên cứu.
Thể hiện được kết quả nghiên cứu; coi trọng tính khoa học.
Bước 3: 
Viết bài
Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm nội dung, cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Theo quy cách một bài nghị luận.
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa
Thể hiện được ý kiến; coi trọng tính thuyết phục.
Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm nội dung, cách trình bày ý kiến.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Theo bạn, có thể gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa dân tộc bằng cách nào? Nêu một vài đề xuất cụ thể của bạn đối với di sản văn hóa ở địa phương mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 4.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
- GV gợi ý:
+ Phát huy qua hình thức các tour du lịch.
+ Có những chương trình quảng bá như các cuộc thi, quay video, hội chợ, lễ hội văn hóa.
+ Tổ chức các chuyến tham quan, ngoại khóa.
+ Đưa vào giáo dục trong nhà trường.
+ Thành lập ban bảo vệ các di sản văn hóa địa phương.
+ Xử lí nghiêm minh những trường hợp có hành vi phá hoại di sản văn hóa địa phương.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS: Hoàn thành bài tập trong Sách bài tập.
+ Soạn bài: Thị màu lên chùa
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS: Hoàn thành bài tập trong Sách bài tập.
+ Soạn bài: Thị màu lên chùa

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_4_nhung_di_san_van.docx