Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)

 MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/ tuồng.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ, biểu đồ, sơ đồ,.

- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.

- Biết thảo luận vé một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.

- Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.

 

docx 301 trang Thu Lụa 30/12/2023 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)
Bài 5. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)
..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: 10
Số tiết: 10 tiết
 MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/ tuồng.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ, biểu đồ, sơ đồ,...
- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
- Biết thảo luận vé một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
- Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
TIẾT 43,44:
 VĂN BẢN 1: 
THỊ MÀU LÊN CHÙA
_____Trích chèo Quan Âm Thị Kính____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/ tuồng.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuống đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung, đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề.
- Năng lực cảm nhận, phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về Thị Mầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi:
1.	Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ "Oan Thị Kính" chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?
2.	Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV bổ sung và giải thích thêm về hai câu hỏi:
1. Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
à “Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
2. Đưa ra lời dự đoán về tính cách nhân vật qua hình ảnh:
+ Thị Mầu: tính cách mưu mô, xảo quyệt; thái độ vui vẻ khi đạt được mục đích của mình.
 + Thị Kính: tính cách hiền lành, chấp nhận số phận; thái độ cam chịu.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một trích đoạn nội tiếng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, đó là Thị Mầu lên chùa.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Nghệ thuật truyền thống. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 5 (Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)) trước lớp.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 5. Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng) là gì?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu thể loại văn bản thông tin tổng hợp qua chủ đề Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).
1. Giới thiệu bài học
- Chủ đề Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng) bao gồm các văn bản chèo, tuồng.
- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:
Tên văn bản
Thể loại
Thị Mầu lên chùa
Chèo
Huyện Trìa xử án
Tuồng
Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Xã trưởng – mẹ Đốp
Chèo
Huyện trìa, Đề hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Tuồng
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của văn bản thông tin.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố của VB thông tin.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của VB thông tin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS theo dõi phần Tri thức ngữ văn và các nhóm trình bày phần tìm hiểu ở nhà theo yêu cầu của Gv từ tiết trước:
Nhóm 1:
+ Chèo cổ là gì?
+ Chèo cổ thể hiện qua các đặc điểm nào? Hãy lập bản thống kê các đặc điểm của chèo.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Nghệ thuật chèo
- Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng họợ, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 
- Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện). Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ
Yếu tố
Đặc điểm
Đề tài
Chèo cổ thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo. 
Tích truyện
là chất liệu xây dựng nên cốt truyện của chèo. Thường là các nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong dã sử được khai thác và tổ chức lại theo nguyên tắc kịch hay xung đột. Từ các tích truyện này, các tác giả kịch bản - thường là giới nho sĩ - viết thành kịch bản chèo để truyền bá những tín điều của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, qua quá trình ứng tác, biểu diễn, nhiều chủ đề truyền thống bị làm mờ đi, nhường chỗ cho những khát vọng nhân bản hơn, vượt ra ngoài giáo lí Nho học truyền thống.
Nhân vật
- Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. 
- Kép (nam chính) thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương (những phụ nữ trung trinh tiết liệt), đào lệch hay còn gọi là đào lẳng (những phụ nữ nổi loạn, đi ngược lại quan điểm đạo đức phong kiến), đào pha (trung gian giữa hai loại vai đào thương và đào lệch); hề (nhân vật hài hước, gây cười); mụ (nhân vật nữ lớn tuổi); lão (nhân vật nam lớn tuổi). Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.
Cấu trúc
Cấu trúc của một vở chèo bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi màn và cảnh thường xảy ra trong một khung thời gian và không gian khác nhau. Mỗi cảnh đóng vai trò như một bộ phận kiến tạo nên các giai đoạn của cốt truyện: khai mở, thắt nút, đỉnh điếm, mở nút.
Lời thoại
- Lời thoại đảm nhiệm mọi vai trò: dẫn dắt xung đột, diễn tả hành động, khắc hoạ nhân vật, bối cảnh (không gian, thời gian), đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân gian.
- Lời thoại trong chèo cổ bao gồm lời thoại của nhân vật và tiếng đế. 
+ Lời thoại của nhân vật thường có các hình thức: đối thoại (lời các nhân vật nói với nhau), độc thoại (lời nhân vật nói với chính mình), bằng thoại (lời nhân vật nói với khán giả). Tiếng đế là lời của đại diện khán giá chen vào, đệm vào lời của nhân vật dưới dạng câu hỏi hoặc bình luận ngắn, chủ yếu để kích thích nhân vật bộc lộ khi diễn.
+ Về hình thức, lời thoại của nhân vật trong chèo bao gồm lời nói, lời hát - nói (tức nói theo âm điệu) và lời hát (theo các làn điệu dân ca).
NV2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhóm 2:
+ Tuồng là gì?
+ Tuồng gồm có mấy loại?
+ Đặc điểm của tuồng qua các yếu tố: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
2. Nghệ thuật tuồng
- Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hoà điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác. 
- Thời gian hình thành: Tuồng thịnh hành vào thế kỉ XIX, vùng Nam Trung Bộ (tiêu biểu là Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định). 
- Phân loại: Tuỳ theo đề tài, nội ... cả khi bị Nữ Thần từ chối, Đăm Săn vẫn ngẩng cao đầu:’’Mặc, sống được chết đành! Tôi về đây’’. Dù sống hay chết, tôi vẫn vững vàng, không lung lay.
Nhiệm vụ 4: Ôn tập thể loại chèo/tuồng 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, hoàn thành câu hỏi 7: Nêu một số điểm giống và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.
Chèo cổ
Tuồng cổ
Giống nhau:
Đề tài
Nhân vật
- GV đặt câu hỏi: Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung.
- HS thảo luận và trao đổi thành viên giữa các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
- GV nhấn mạnh những nét đặc trưng của hai thể loại về đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại. Yêu cầu HS chú ý khi phân tích.
5. Ôn tập chèo/tuồng
- So sánh chèo cổ / tuồng cổ.
- Đặc điểm nhân vật Thị Mầu:
+ Nhân vật hoàn toàn trái ngược với hình ảnh người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến xưa. 
+ Là con gái một gia đình giàu có nhưng Thị Mầu hành xử, nói năng rất phóng khoáng, táo bạo có phần lẳng lơ.
+ Nhân vật này còn suy nghĩ táo bạo về tình yêu: yêu là tự do bày tỏ “Muốn cho có thiếp có chàng/ Ba sáu mười tám cơm hàng có canh”.
- Đặc điểm nhân vật Thị Hến
+ Là một người phụ nữ góa chồng ‘’Phận góa bụa hôm mai côi cút’’ nhưng luôn giữ tiết hạnh ‘’giữ tiết hạnh một đường cho toại’’. 
+ Người phụ nữ thể hiện sự thông minh, sắc sảo khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Thị đã akhiến kẻ lăng nhăng, tham lam sa bẫy tự chịu sự phán xét
- So sánh chèo cổ - tuồng cổ:
Chèo cổ
Tuồng cổ
Giống nhau:
+ Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa.
+ Nhân vật: mang tính ước lệ.
+ Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Đề tài
Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo.
- Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn.
- Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại.
Nhân vật
Nhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng.
- Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh.
- Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười.
Nhiệm vụ 5: Ôn tập thể loại văn bản thông tin 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời:
+ Tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.
+ Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, nhớ lại các văn bản thông tin đã học.
- HS thảo luận và trao đổi thành viên giữa các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
6. Văn bản thông tin
 - Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây. Đồng thời, yếu tố biểu cảm giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian và văn hóa dân gian vùng miền. Từ đó, những thông điệp về ý thức giữ gìn, yêu quý, trân trọng cũng được tác giả gửi gắm qua.
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
Hoạt động 2: Ôn tập phần tập làm văn
a. Mục tiêu: nắm được các kiểu bài văn đã học trong chương trình kì 1.
b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp.
 c. Sản phẩm học tập: HS nắm được đặc trưng, yêu cầu của các kiểu bài.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 4: Ôn tập phần Viết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bài tập 2, 3: 
+ Hãy kể tên các kiểu bài văn đã học.
+ Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.
II. Ôn tập TLV
1. Các kiểu bài đã học
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú.
- Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng.
* Điểm khác biệt trong dàn ý các kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.
Kiểu bài
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận.
- Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm.
- Tổng hợp đánh giá nội dung ,nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả.
Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm.
Nghị luận về một vấn đề xã hội.
Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm.
- Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó.
- Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó.
Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết.
+ Nếu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.Bước 2: Thảo luận nhiệm vụ học tập
- HS đọc truyện và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
* Lưu ý khi tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện kể và của bài thơ:
- Truyện kể:
+ Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện.
+ Nắm được tình huống truyện, nhân vật trong truyện.
- Bài thơ:
+ Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. 
+ Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài thơ.
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để lập dàn ý bài văn.
c. Sản phẩm học tập: Dàn ý của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Lập dàn ý cho một trong hai đề
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật. 
Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và sưu tầm các văn bản theo chủ đề, thể loại đã học.
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành và đọc cho nhau nghe trước lớp.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
- GV gợi ý dàn ý hai đề văn:
Đề a: Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh 
A. Mở bài:
 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người. Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình.
B. Thân bài:
- Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người.
 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng.
 Tâm trạng của Người:
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả -
 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ. 
C. Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Đề b: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm. Nghị luận về đại dịch covid-19.
A. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt.
B. Thân bài: 
Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. 
Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc 
- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. 
- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia. 
- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp
Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:
 - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”. 
- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo.
- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân. 
- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm, khắp các tỉnh thành. 
- Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại Đảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam 
C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Xem lại nội dung bài đã học.
+ Chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_5_nghe_thuat_truye.docx