Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (thơ)
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6
- Phân tích đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản, nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
- Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa
- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học ( theo lựa chọn cá nhân), nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
- Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (thơ)
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ) .................................................. Môn: Ngữ văn 10 – Lớp: Số tiết : 12 tiết MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6 Phân tích đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản, nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm. Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật và tác dụng của chúng. Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học ( theo lựa chọn cá nhân), nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó. Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... TIẾT : VĂN BẢN 1: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN MỤC TIÊU Mức độ yêu cầu cần đạt Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp đối, chủ thể trữ tình. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiếc lá đầu tiên - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiếc lá đầu tiên - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất - Trân trọng những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi học trò. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chiếc lá đầu tiên Nội dung: : GV tổ chức cho HS chia sẻ về những kỉ niệm ở dưới mái trường THCS và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về những kỉ niệm với trường cũ Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi mở: Những kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình về mái trường THCS mà mình từng theo học GV mở đoạn video về ngôi trường cùng hình ảnh cây phượng già.... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, xung phong chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ và lần gần nhất mình trở về thăm trường cũ trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời một số HS nêu cảm nghĩ về trường cũ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá GV dẫn dắt vào bài: Quá khứ và kỉ niệm luôn là một điều vô cùng đặc biệt đối với hiện tại và tương lai. Những kỉ niệm vui sẽ giúp con người có thêm động lực cũng như nguồn năng lương tích cực đối với cuộc sống, còn những kỉ niệm buồn sẽ giúp chúng ta có thêm những bài học kinh nghiệm. Tình cảm tuổi học trò luôn là một thứ tình cảm trong sáng và tuyệt vời nhất. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại những kỉ niệm tuổi học trò với tình yêu trong sáng qua Bài 1 – Tiết 1- Chiếc lá đầu tiên. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chiếc lá đầu tiên Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếc lá đầu tiên Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếc lá đầu tiên Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà: + Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Hoàng Nhuận Cầm và tác phẩm Chiếc lá đầu tiên. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung + Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được sáng tác vào mùa hè năm 1971, những phải đến hơn 10 năm sau bài thơ mới được hoàn thành. Bài thơ ban đầu có tên là “Trường ơi, chào nhé”. + 2 khổ đầu tiên được tác giả viết khi ông bước chân vào cánh cửa đại học, khi đó ông vừa bước qua “tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm”. + Khổ thơ tiếp theo ông viết khi nhập ngũ. Lúc đó là những cảm xúc đã được chắt lọc qua thời gian cùng nỗi nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhớ về tuổi học trò đầu tiên. + Khổ cuối cùng của bài thơ ra đời vào thời điểm sau ngày 30/4/1975 khi đất nước vừa thống nhất, Hoàng Nhuận Cầm trở lại khoa Văn, trường đại học Tổng hợp tiếp tục cuộc đời sinh viên. Trong khoảnh khắc đứng lặng lẽ trên sân trường, ông biết rằng tất cả tuổi thanh xuân đã gửi lại ở trong những cánh rừng lửa đạn, còn trước mắt mình là thế hệ tiếp nối. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Cuộc đời – sự nghiệp - Hoàng Nhuận Cầm sinh 1952 mất 2021 quê quán Hà Nội. - Ông được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên bởi có nhiều tác phẩm viết về kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi. - Ngoài việc làm thơ, ông còn viết kịch bản phim, tham gia đóng phim b. Tác phẩm - Hoàng Nhuận Cầm có 1 số tập thơ nổi tiếng như: Xúc xắc mùa thu ( 1992), Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (2007). - Trong đó, tác phẩm Chiếc lá đầu tiên được in trong tập Xúc xắc mùa thu NXB hội Nhà văn xuất bản năm 1992. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Chiếc lá đấu tiên b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếc lá đấu tiên c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếc lá đấu tiên. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bố cục và thể thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà: + Xác định thể thơ cùng phương thức biểu cảm chính của tác phẩm Chiếc lá đầu tiên + Bài thơ Chiếc lá đầu tiên gồm có mấy phần? Ý nghĩa từng phần? + Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá đầu tiên gợi cho em suy nghĩ gì? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 3: Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho nhân vật em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào phần chuẩn bị tại nhà em hãy trả lời các câu hỏi sau đây: + Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho nhân vật em được thể hiện như thế nào? + Những hình ảnh “hoa súng tím”, “chùm phượng hồng”, “tiếng ve”có tác dụng gì để diễn tả cảm xúc của nhà thơ? + Việc sử dụng đại từ nhân xưng “ anh”, “một người”, “tôi” là chỉ ai? Việc sử dụng đại từ đó có tác dụng thế nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 4: Nỗi nhớ của chủ thể trữ tình với bạn bè, thầy cô Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS + Nỗi nhớ tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè được thể hiện như thế nào? + Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào trong viêc khắc họa nỗi nhớ đó? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 5: Cảm xúc của nhân vật trữ tình. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV đặt câu hỏi dành cho HS + Hình ảnh mái tóc hiện lên 2 lần trong bài có liên hệ gì với nhau không? + Chủ thể trữ tình thể hiện tình cảm gì trong 2 khổ cuối? + Hình ảnh chiếc lá buổi đầu tiên hiện lên ở cuối bài có ý nghĩa gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 6: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS: + Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm để xác định nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - HS rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 1. Thể thơ, bố cục và phương thức biểu đạt - Thể thơ: tự do - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm - Bố cục: + 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ về nhân vật em. + 4 khổ thơ tiếp theo: nỗi nhớ về ngôi trường cũ. + 2 khổ thơ còn lại: Cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Chiếc lá đầu tiên” là hình ảnh biểu tượng. Nó là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu ti ... uẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó). - GV hướng dẫn: + Lựa chọn đề tài • Chọn một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích và mong muốn giới thiệu chia sẻ với người khác + Tìm ý và sắp xếp ý • Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó. + Đọc kĩ tác phẩm để hiểu rõ nội dung và giá trị của tác phẩm. • Ghi lại một số ý về: tên sách/tên tác phẩm/ tên nhà xuất bản, năm xuất bản * Đối với tác phẩm truyện ghi chép một số ý như: nhân vật, cốt truyện, chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi gắm. Đối với thơ cần ghi chép một số ý về nội dung chính từng khổ, đoạn thơ, chủ đề, thông điệp + Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác dụng của chúng + Nhận xét đánh giá về tác phẩm. - GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 1. Yêu cầu • Nêu được vấn đề cần nói cũng như vì sao mà bạn yêu thích tác phẩm • Trình bày nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. • Ý kiến quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề đó. Nếu luận điểm lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người nghe 2. Chuẩn bị bài nói - Lựa chọn đề tài - Tìm ý và sắp xếp ý - Xác định từ ngữ then chốt. Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe a. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV lưu ý HS một số vấn đề: + Giới thiệu rõ nhan để bài nói, cho biết lí do lựa chọn đề tài. + Nêu những đặc sắc về nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. + Sử dụng hợp lí các từ ngữ then chốt như đã gợi ý trong SGK. + Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết. - GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 2. Trình bày bài nói Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói a. Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá bài nói của bạn. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho HS phiếu đánh giá và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp. - Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét bài nói và đánh giá theo các tiêu chí như trong bảng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 3. Trao đổi bài nói STT Nội dung đánh giá Kết quả Đạt Chưa đạt Mở đầu Giới thiệu tác phâm văn học: tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nội dung chính Trình bày ý kiến đánh giá về nội dung của tác phẩm Trình bày ý kiến đánh giá về nghệ thuật tác phẩm Phân tích tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm Kết thúc Tóm tắt nội dung trình bày về tác phẩm Cảm ơn và chào kết thúc Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu bài nói Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến người nghe C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn phân tích một chi tiết tiểu biểu trong tác phẩm đã học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những vấn đề đặt ra từ các tác phẩm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Hãy chọn viết về một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu và thực hiện bài làm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs hoàn thành bài làm, chỉnh sửa. - GV khuyến khích HS quay video phần tình bày nói ở nhà và nộp cho GV. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Soạn bài: Ôn tập Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT : ÔN TẬP MỤC TIÊU Mục đích/yêu cầu cần đạt HS nắm được những thông tin cơ bản về văn bản đã học trong chủ đề Nắm được những kĩ năng cơ bản của phần viết, phần nói và nghe. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối các dạng bài. 3. Phẩm chất: - Nghiêm túc trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Qua chủ đề 6 đã học vừa rồi em rút ra được những bài học gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết chủ điểm 6 Nâng niu kỉ niệm cũng như một số bài viết bài nói nghị luận. Và để củng cố thêm cho kiến thức của chủ điểm này hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến hành bài Ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV– HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 – SGK trang 28 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản đã đọc dựa theo bảng dưới đây Văn bản Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Chiếc lá đầu tiên Tây Tiến HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 SGK trang 28 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất vì sao? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 3: Bài tập 3 SGK trang 28 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau: + Cách đọc một văn bản thơ + Cách sắp xếp trật tự từ trong câu + Cách viết một văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. +Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học + Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét đánh giá về các ý kiến đó. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 4: Bài tập 4 – SGK trang 28 Bước 1:GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS + Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 1: Văn bản Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Chiếc lá đầu tiên Nội dung + Nỗi niềm mang mác về những kỉ niệm của tuổi áo trắng, với bạn bè, thầy cô. + Nỗi niềm với tình yêu chớm nở đầu đời Nghệ thuật + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đảo ngữ, ẩn dụ. giàu gợi cảm. + Hình ảnh, ngôn ngữ chân thực Tây Tiến Nội dung + Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Tiến và nỗi nhớ da diết về những ngày tháng gian khổ nhưng hào hùng + Hình tượng người lính Tây Tiến vừa bi tráng lại vừa lãng mạn hào hoa. Nghệ thuật + Bút pháp hiện thực lãng mạn + Nghệ thuật sử dụng hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, hình ảnh chân thực, ngôn ngữ giàu tính gợi hình Nhiệm vụ 2: HS dựa vào các văn bản đã học nêu suy nghĩ của mình. Gợi ý: Vì sao em lại thích văn bản đó? Đặc sắc của nó về nội dung, nghệ thuật thế nào? Từ đó cho em suy nghĩ gì? liên hệ với thực tế. Nhiệm vụ 3: HS tự liên hệ kiến thức thực tế để trả lời Nhiệm vụ 4: HS liên hệ để trình bày cảm nhận của bản thân.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_6_nang_niu_ki_niem.docx