Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi)

( VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)

 Môn: Ngữ văn 10 – Lớp:

 Số tiết : 12 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.

- Xác định được ý nghĩa của văn bản. DỰa vào các luận điểm lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích quan điểm của người viết.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bôi cảnh văn hóa, xã hội từ văn bản.

- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.

- Nhận biết được lỗi dùng từ Hán Việt và biết cách sửa lỗi đó

- Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ 1 thói quen hay một quan niệm

- Biết thuyết trình về 1 vấn đề xã hội

- Biết yêu lẽ phải, sự thật và biết ơn quý trọng di sản văn hóa dân tộc

 

docx 199 trang Thu Lụa 30/12/2023 941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi)

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi)
BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ
( VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)
 Môn: Ngữ văn 10 – Lớp:
 Số tiết : 12 tiết
MỤC TIÊU
Mức độ yêu cầu cần đạt:
Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.
Xác định được ý nghĩa của văn bản. DỰa vào các luận điểm lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích quan điểm của người viết.
Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bôi cảnh văn hóa, xã hội từ văn bản.
Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.
Nhận biết được lỗi dùng từ Hán Việt và biết cách sửa lỗi đó
Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ 1 thói quen hay một quan niệm
Biết thuyết trình về 1 vấn đề xã hội
Biết yêu lẽ phải, sự thật và biết ơn quý trọng di sản văn hóa dân tộc
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT :VĂN BẢN 1: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
MỤC TIÊU
1.Mức độ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB, phân tích được mối quan hệ và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của VB.
- Xác định được ý nghĩa của VB dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB để nhận biết được mục đích quan điểm của người viết
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong VB nghị luận, nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa xã hội
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này
- BIết yêu lẽ phải và sự thật, biết ơn và quý trọng di sản văn hóa của dân tộc.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bình Ngô đại cáo 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất	
- Tinh thần Yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 KHỞI ĐỘNG
 Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bình Ngô đại cáo
Nội dung: : : GV cho HS xem một đoạn video về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chíên thắng quân Minh xong đó đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: : Em đã được học lịch sử và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hãy cho cả lớp lắng nghe những hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa.
- GV mở đọan video về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=MyzHSCNf3ic
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét đánh giá 
GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Trãi được xem là một vị danh nhân văn hóa một nhà thơ, anh hùng dân tộc lỗi lạc. Sự nghiệp của ông vô cùng đồ sộ xong đến nay Bình Ngô đại cáo vẫn là áng văn mẫu mực nhất được nhiều thế hệ biết đến. Nó được xem là một bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn, một tác phẩm nghị luận văn học đầy mẫu mực. Với lý luận chặt chẽ, ngôn ngữ sắc bén cùng dẫn chứng cụ thể Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác man rợ của giặc Minh đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường cùng tư tưởng nhân đạo tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Trong ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về áng Cáo mẫu mực này qua văn bản Bình Ngô đại cáo – văn bản 1- tiết 1.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Bình Ngô đại cáo
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Khái niệm và đặc điểm của thể loại Cáo
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:
+ Hãy trình bày khái niệm về thể loại Cáo
+ Cáo có đặc điểm gì?
+ Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dựa vào các phần đã đọc trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
+ Bố cục bài cáo gồm mấy phần? nêu nội dung từng phần?
HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Tìm hiểu chung
Cáo
Khái niệm
Cáo là một thể văn chính luận cổ vừa có chức năng thông báo vừa có chức năng nghị luận về một vấn đề trọng đại liên quan đến đất nước, dân tộc. Cáo thường được viết theo thể văn biền ngẫu, tức là văn xuôi có đối, đọc lên nghe nhịp nhàng, hài hòa, tạo mĩ cảm cao.
Đặc điểm
+ Cáo thường được viết bằng thể loại văn xuôi, nhưng thường được viết bằng biền văn, thường có câu dài ngắn không bò gó. Mỗi cặp có hai vế đối nhau.
+ Cáo là thể loại văn có tính hùng biện, do đó lời lẽ rất đanh thép, lí luận sắc bén kết cấu chặt chẽ và mạch lạc.
Ý nghĩa nhan đề
Đại cáo: Tên thể loại – bài cáo lớn
Bình: dẹp yên, bình định, ổn định
Ngô: chỉ giặc Minh -> Sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc
=> Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết 
Đọc văn bản
Năm 1427 cuộc kháng chiến chống giặc Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình ngô đại cáo. Tác phẩm được ban bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi đầu năm 1428. 
Bố cục gồm 4 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến chứng cớ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa
+ Phần 2: Tiếp đến ai bảo thần dân chịu được: Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh
+ Phần 3: Tiếp đến Cũng là chưa thấy xưa nay: Diễn biến của cuộc chiến kể từ luc mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của yêu nước tinh thần sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Phần 4: Còn lại: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. 
Hoạt động 2: Khám phá văn bản 
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Bình Ngô đại cáo
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
Tổ chức thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Luận điểm chính nghĩa của Nguyễn Trãi
Bứoc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học và xác định luận điểm chính nghĩa của tác giả.
GV đặt câu hỏi:
+ Luận điểm chính nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện thế nào trong tác phẩm?
+ Cách thể hiện luận điểm đó có gì đặc biệt?
GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
GV bổ sung:
+ Nguyễn Trãi đã đưa ra những lý lẽ rất xác đáng và đây tính thuyết phục. Đối với chủ quyền lãnh thổ cũng như chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Dân tộc ta trải qua bao nhiêu thế kỉ là một dân tộc độc lập có chủ quyền, có nền văn hiến, có gianh giới rõ ràng. 
+ Giặc có lịch sử ta cũng có bao nhiêu triều đại thì ta cũng có bấy nhiêu. Ở đây tác gia dùng biện pháp sóng đôi để kể thể hiện sự ngang hàng giữa ta và địch. 
+ Tác giả liệt kê gợi lại những chiến thắng của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử. Những sự kiện này đã được sử sách ghi lại...
Lập luận chặt chẽ, lí luận rõ ràng dẫn chứng cụ thể là tiền đề để triển khai các ý về sau.
Nhiệm vụ 2: Tội ác tày trời của kẻ thù
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả dùng từ ngữ hình ảnh nào để vạch trần tội ác của giặc Minh?
+ Những tội ác đó được thể hiện như thế nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
GV mời 2-3 HS trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét góp ý bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 3: Quá trình gian nan của cuộc kháng chiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào đoạn trích để trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh Lê Lợi buổi đầu kháng chiến được miêu tả thế nào?
+ Quá trình diễn ra cuộc kháng chiến diễn ra thế nào?
HS lắng nghe tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
GV mời 2-3 HS trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét góp ý bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 4: Lời tuyên bố hòa bình độc lập
Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập cho HS
Dựa vào phần cuối HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Lời tuyên bố hòa bình được Nguyễn Trãi thể hiện ra sao?
+ Nó thể hiện chủ đề gì của tác phẩm?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
GV mời 2-3 HS trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét góp ý bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng
 Nhiệm vụ 5: Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Bình Ngô đại cáo
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.
Tìm hiểu chi tiết
Tìm hiểu luận điểm chính nghĩa
Tư tưởng nhân nghĩa 
 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua việc:
+ Yên dân: Lo cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc
+ Trừ bạo: tiêu diệt kẻ ... S thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu
•	Nêu được vấn đề cần nói cũng như vì sao nên từ bỏ thói quen/quan niệm đó.
•	Trình bày khái niệm thói quen/quan điểm đó.
•	Ý kiến quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề đó. Nếu luận điểm lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người nghe
2. Chuẩn bị bài nói
- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt.
Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe
a. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp
c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lưu ý HS một số vấn đề:
+ Giới thiệu rõ nhan để bài nói, cho biết lí do lựa chọn đề tài.
+ Nêu được quan điểm của bản thân. Lí do vì sao nên từ bỏ thói quen/quan niệm đó, dẫn chứng, lí lẽ đanh thép...
+ Sử dụng hợp lí các từ ngữ then chốt như đã gợi ý trong SGK.
+ Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết.
- GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập bài nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài nói.
b. Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá bài nói của bạn.
 c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho HS phiếu đánh giá và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp.
- Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét bài nói và đánh giá theo các tiêu chí như trong bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
3. Trao đổi bài nói
STT
Nội dung đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu nếu cần
Giới thiệu vấn đề:thói quan hay quan niệm cần từ bỏ
Nêu khái quát nội dung bài nói (có thể điểm qua các phần ý chính)
Nội dung chính
Trình bày ý những biểu hiện sai trái, tác hại của thói quen
Trình bày những lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm
Gợi ý giải pháp thực hiện
Nội dung ý kiến được sắp xếp hợp lí
Kết thúc
Tóm lược và nhấn mạnh nội dung trình bày
Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ phía người nghe.
Cảm ơn và chào kết thúc
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Sử dụng lời lẽ chân thanh, tôn trọng người khác
DIến đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói
Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen quan niệm xấu
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những luận điểm , lí lẽ riêng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Hãy chọn 1 thói quen/quan niệm mà em muốn thuyết phục người nghe từ bỏ. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và thực hiện bài làm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành bài làm, chỉnh sửa. 
- GV khuyến khích HS quay video phần tình bày nói ở nhà và nộp cho GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài: Ôn tập
Ngày soạn: .../..../....
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Mục đích/yêu cầu cần đạt
HS nắm được những thông tin cơ bản về văn bản đã học trong chủ đề
Nắm được những kĩ năng cơ bản của phần viết, phần nói và nghe.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối các dạng bài.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Qua chủ đề 7 đã học vừa rồi em rút ra được những bài học gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết chủ điểm 7 Anh hùng và nghệ sĩ (văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi) cũng như một số bài viết bài nói nghị luận. Và để củng cố thêm cho kiến thức của chủ điểm này hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến hành bài Ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 SGK - 58
Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ 
Hãy khái quát:
Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông?
Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới – bài 43, Dục Thúy Sơn?
Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 SGK – trang 58 Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ cho HS
Nêu những điểm lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện chí như trong bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3 – SGK trang 58 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Nêu một số kinh nghiệm của bạn trong việc nhận lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa các lỗi này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 4: Bài tập 4 – SGK trang 58
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Từ các văn bản đã học, đã đọc, cho biết Nguyễn Trãi đã cống hiến những gì cho đất nước với tư cách người anh hùng và người nghệ sĩ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
I. HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Nhiệm vụ 1
Khái quát:
a. Một số đặc điểmchính trong văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương THông:
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, kết nối chặt chẽ, lô-gic
- Lý lẽ đanh thép kèm theo dẫn chứng cụ thể, thuyết phục
- Sử dụng thích đáng các biện pháp tu từ tạo sức biểu cảm cao và làm tăng hiệu quả biểu đạt.
- Giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích, đối tượng hướng tới và thay đổi linh hoạt trong từng luận điểm khác nhau.
b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới- bài 43, Dục Thúy sơn?
- Cách quan sát, miêu tả thien nhiên tinh tế độc đáo, mới lạ.
- Cảnh vật thường được nhân hóa sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.
- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ ông.
-Yêu nước thương dân là tư tưởng xuyên suốt thơ văn Nguyễn Trãi. Nó thể hiện ở tinh thần nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân, ở tấm lòng ưu ái luôn mong dân được no ấm yên vui, ở tình cảm gắ bó thiết tha với quê hương, hàng xóm.
- Thơ Nguyễn Trãi cũng thể hiện một con người đầy tài năng, tâm huyết và nồng hậu yêu thương đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
Nhiệm vụ 2:
 Những điểm lưu ý khi thục hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm:
+ Tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất để từ đó biết được những mặt hại của nó.
+ Tìm dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục rõ ràng.
+ Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần chính: mở bài, thân bài, kết bài
Nhiệm vụ 3
Một số kinh nghiệm trong việc nhận lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa lỗi.
Sử dụng từ Hán Việt tùy theo ngữ nghĩa hoàn cảnh.
Hiểu rõ ý nghĩa của từ Hán Việt được sử dụng.
Không lạm dụng từ Hán Việt 
Nhiệm vụ 4
Với tư cách là người anh hùng, suốt đời Nguyễn Trãi kiên trì với lí tưởng “trừ bạo” để “yên dân”. Trong thời kì kháng chiến chống Minh, ngoài việc tham gia nghĩa quân Lam Sơn, soạn thảo sách lược chống giặc (Bình Ngô sách) Nguyễn Trãi còn “đánh giặc” bằng ngòi bút nghị luận sắc bén góp phần đắc lực cho chiến thắng, đuổi sạch giặc Minh ra khỏi đất nước. Trong thời kì xây dựng đất nước sau chiến thắng, ngòi bút nghị luận của ông cũng giúp Vua trong việc dạy bảo thái tử, răn cấm các quan không được tham ô, lười biếng. Với tư cách là người nghệ sĩ, Nguyễn Trãi để lại cho đời một tâm hồn thơ đa cảm, tinh tế, giàu rung động trước thiên nhiên, con người, nhân dân. Nơi Nguyễn Trãi, có sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn cả hai phẩm chất này, từ đó cống hiến cho văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương đặc sắc và trở thành một nhân cách lớn được nhiều đời sau ngưỡng mộ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_7_anh_hung_va_nghe.docx