Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Đất nước và con người (truyện)

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 8

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật

- Phân tích và đánh giá được chủ đềm tư tưởng thông điệp mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê.

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc một tác phẩm kịch: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

- Biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, yêu đất nước, con người Việt Nam

 

docx 93 trang Thu Lụa 30/12/2023 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Đất nước và con người (truyện)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Đất nước và con người (truyện)

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Đất nước và con người (truyện)
BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI (TRUYỆN)
..................................................
Môn: Ngữ văn 10 – Lớp:
Số tiết : 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 8
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
Phân tích và đánh giá được chủ đềm tư tưởng thông điệp mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê.
Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc một tác phẩm kịch: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, yêu đất nước, con người Việt Nam
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT : VĂN BẢN 1: ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
MỤC TIÊU
Mức độ yêu cầu cần đạt
Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện thể hiện qua nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
Phân tích đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông qua hình thức nghệ thuật của VB, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Năng lực
Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm.
b. Năng lực riêng 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đất rừng phương Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất	
- Yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam, biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương.
- Bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, có ý thức xây dựng đất nước và đánh giá cao những đóng góp của người khác cho đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
 Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đất rừng phương Nam
Nội dung: : GV tổ chức cho HS chia sẻ về những hiểu biết về vùng đất phương Nam.
 Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về hiểu biết về vùng đất phương Nam
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Những hiểu biết của em về vùng đất phương Nam
GV mở đoạn video về những đoạn giới thiệu về vùng đất phương Nam
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV, xung phong chia sẻ những hiểu biết của mình về vùng đất phương Nam
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS nêu hiểu biết về đất rừng phương Nam
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét đánh giá 
GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Thật vậy, mỗi một vùng đất ta đi qua nó không chỉ đơn giản là để ở mà còn là những kỉ niệm là sự gắn bó đến hòa quyện. Nó thấm sâu vào từng nhịp thở, từng tế bào của mỗi người. Mỗi vùng đất đi qua sẽ là một dấu ấn khó quên trong suốt cuộc đời con người. Bằng góc nhìn chân thực, sâu sắc nhà văn Đoàn Giỏi đã mang đến một bức tranh thiên nhiên miền Tây Nam Bộ đầy sinh động và ấm áp tình người. Trong bài học hôm nay hãy cùng tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên đó qua bài 1- Đất rừng phương Nam.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Đất rừng phương Nam 
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:
+ Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 
Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
a. Cuộc đời – sự nghiệp
- Nhà văn Đoàn Giỏi sinh ngày 17/5/1925 mất ngày 02/04/1989 quê ở thị xã Mỹ Tho, Tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.
- Ông có nhiều bút danh khác nhau có thể kể đến như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Ông có một số tác phẩm tiêu biểu như: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng Phương Nam (1957)
c. Phong cách sáng tác
- Hầu hết các sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ.
- Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình nghĩa.
- lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương.
2. Tác phẩm
- Đoạn trích Đất rừng phương Nam thuộc chương 9 trong Tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Đất rừng phương Nam
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Bố cục và thể loại
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:
+ Xác định thể loại văn bản?
+ Đoạn trích được chia thành mấy phần? Bố cục từng đoạn?
+ Ý nghĩa nhan đề Đất rừng phương Nam gợi cho em suy nghĩ gì?
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tóm tắt tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:
+ Tóm tắt đoạn trích Đất rừng phương Nam
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thiên nhiên, cuộc sống con người phương Nam
- GV yêu cầu HS đọc văn bản và dẫn dắt HS tìm hiểu qua việc trả lời các câu hỏi sau
+ Thiên nhiên được miêu tả trong không gian nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy sự thay đổi của thiên nhiên ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Từ đó nêu cảm nhận của em về thiên nhiên?
+ Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nhân vật tía nuôi 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu HS làm việc cặp đôi: Tìm hiểu nhân vật tía nuôi của An, qua đó em có cảm nhận gì về nhân vật này?
Đặc điểm
Chi tiết
Ngoại hình
Cử chỉ
Lời nói, cách ứng xử với An
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo bàn, HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nhân vật Cò và An
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia thành bốn nhóm, đọc và trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1,3:
+ Cò đi rừng như thế nào?
+Cò đã giảng giải cho An những gì? 
 Cò có những hiểu biết gì về sân chim, rừng U Minh?
Nhóm 2,4:
+ An cảm nhận như thế nào về tía má nuôi, về Cò? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
+ An suy nghĩ gì khi nghe má nuôi kể về cách “ăn ong” của người dân U Minh?
- GV đặt câu hỏi cả lớp: Qua tìm hiểu các nhân vật, em có nhận xét gì về con người mảnh đất phương Nam
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc lại văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu nghệ thuật và nội dung ý nghĩa.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Qua tìm hiểu văn bản, em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật thể hiện trong văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
Thể loại, bố cục và tóm tắt
Thể loại: Tiểu thuyết
Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến bụi cây: Chuẩn bị đi lấy ăn ong
+ Phần 2: Tiếp theo cho đến im im đi tới: con đường đến chỗ lấy mật
+ Phần 3: Tiếp theo đến trở về: Quá trình lấy mật ong
+ Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà
Ý nghĩa nhan đề
Gợi cho người đọc về thiên nhiên cảnh sắc miền đất phương Nam Tổ quốc.
Tóm tắt tác phẩm
Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi ‘ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.
Đọc hiểu văn bản
Thiên nhiên cuộc sống phương Nam
Không gian: rừng tràm U Minh
Thời gian: 
+ Buổi sáng: bình yên, trong vắt, mát lành.
+ Buổi trưa: tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bat lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì  ... rình bày khoa học.
2. Nhược điểm:
 - Một số em chưa biết cách làm bài :
* Kiến thức:
+ Chưa nắm vững yêu cầu bài làm: chưa làm đúng thể thức văn bản tường trình, nội dung trình bày sự việc còn sơ sài.
* Diễn đạt:
- Dùng từ : Một số em dùng từ ngữ chưa chính xác, chưa viết hoa tiêu ngữ, chưa biết cách diễn đạt mạch lạc, lôgic.
- Lời văn : Một số em viết bài cảm nhận chưa đạt yêu cầu.
- Chữ viết : Ẩu, sai lỗi chính tả nhiều, gạch xóa, trình bày không khoa học.
- Nhiều bài chưa chịu suy nghĩ làm bài, làm đối phó.
- Có em không hiểu yêu cầu đề văn phân tích nhân vật.
- Phê bình nhiều em chưa nộp bài đúng hạn.
3. Kết quả:  
 4. Hướng dẫn chữa bài:
- Lỗi chính tả : l - n, ch - tr, gi-d-r
- Lỗi diễn đạt : Lủng củng, lặp từ, sai từ.
III. Trả bài – Gọi điểm:
- Khen ngợi những HS có ý thức làm bài tốt và đạt kết quả cao.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức.
b. Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết bài theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Đọc bài viết của các bạn trong nhóm và cùng trao đổi, góp ý.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập, trao đổi và góp ý cùng các bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS hoàn thiện bài viết của mình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa bài viết
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại bài viết.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa bài văn vừa hoàn thành theo gợi ý:
Những bài học em rút ra được sau khi làm viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và sửa lỗi trong bài kiểm tra theo nhận xét của giáo viên.
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đại diện trình bày.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày bài tập trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Xem lại bài văn của mình và rút kinh nghiệm.
+ Soạn bài: Nói và nghe Giới thiệu đánh giá nội dung nghệ thật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Ngày soạn: //
Ngày dạy://
NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ HOẶC TÁC PHẨM KỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
-	 Nêu được vấn đề văn học có những ý kiến khác nhau.
-	 Phân tích được giá trị nội dung nghệ thuật của 1 tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
-	 Trình bày được quan điểm của bản thân về vấn đề, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa ý kiến của bản thân với các ý kiến đã có.
- Tạo được sự đồng thuận tích cực giữa bản thân với những người tham gia thảo luận.
2. Năng lực	
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề 
- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.
3. Phẩm chất:
- Biết lắng nghe, trao đổi và thể hiện quan điểm của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói, chuẩn bị bài nói về một tác phẩm kịch hay văn bản tự sự.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV dẫn vào bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Từ đó có nêu được quan điểm của bản thân về vấn đề đó.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.
 c. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.
d. Tổ chức thực hiện:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
	DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về bài thảo luận về một vấn đề đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch 
- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó). 
- GV hướng dẫn:
+ Lựa chọn đề tài
Lựa chọn một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch để phân tích những giá trị nội dung nghệ thuật. Vì thế tốt nhất nên chọn một văn bản đã học để phân tích. 
+ Tìm ý và sắp xếp ý
Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.
+ Xác định từ ngữ then chốt.
Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: về vấn đề này, tôi xin tập trung nói về việc...; quan điểm chinh cùa tôi về vấn đề là...;... 
- GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu
Nêu được vấn đề cần nói cũng như vì sao nó lại nhiều tranh cãi
Trinh bày được các ý kiến xung quanh vấn đề. Ý kiến đồng thuận và phản bác. Lý luận dẫn chứng cụ thể. 
Ý kiến quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề đó. Nếu luận điểm lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người nghe
2. Chuẩn bị bài nói
- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt.
Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe
a. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp
c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu bài văn nghị luận giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lưu ý HS một số vấn đề:
+ Giới thiệu rõ nhan để bài nói, cho biết lí do lựa chọn đề tài.
+ Nêu các ý kiến xung quanh vấn đề. Ý kiến cá nhân cuả mình về vấn đề.
+ Sử dụng hợp lí các từ ngữ then chốt như đã gợi ý trong SGK.
+ Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết.
- GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập bài nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
2. Trình bày bài nói
Người nói
Người nghe
- Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận
- Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề, nêu cách nhìn nhận riêng của mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó.
- Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhận mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận...
- Nghe trên tinh thần sẵn sàng đưa ra ý kiến hôi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực
- Ghi vắn tắt những điểm cần tranh luận với người nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài nói.
b. Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá bài nói của bạn.
 c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho HS phiếu đánh giá và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp.
- Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét bài nói và đánh giá theo các tiêu chí như trong bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
3. Trao đổi bài nói
	Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Chuẩn bị nghe
Dự kiến những điều cần trao đổi về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự/kịch
Đọc tác phẩm, tìm hiểu những tài liệu liên quan, chủ đề bài nói
Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép
Lắng nghe và ghi chép
Ghi chép tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khóa, sơ đồ
Ghi chép tóm tắt đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Ghi lại câu hỏi liên quan đến nội dung và nghẹ thuật của tác phẩm nảy sinh trong quá trình nghe
Trao đổi, nhận xét, đánh giá
Xác nhận lại quan điểm, ý kiến của người nói trước khi bày tỏ ý kiến cá nhân
Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến, quan điểm của người nói
Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến với người nói
Nhận xét về cách trình bày bài nói
Thái độ và ngôn ngữ
Thể hiện thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến của người nói trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét đánh giá
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với người nói
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn phân tích một chi tiết tiểu biểu trong tác phẩm đã học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những vấn đề đặt ra từ các tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:	
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Hãy chọn viết về một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và thực hiện bài làm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành bài làm, chỉnh sửa. 
- GV khuyến khích HS quay video phần tình bày nói ở nhà và nộp cho GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài: Ôn tập

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_8_dat_nuoc_va_con.docx