Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 10: Ôn tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực

 1.1. Năng lực riêng biệt:

- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại thông qua các văn bản trong chủ điểm

 1.2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

2. Phẩm chất:

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

 

doc 7 trang Thu Lụa 30/12/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 10: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 10: Ôn tập

Giáo án Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 10: Ôn tập
Tuần 4:
Tiết PPCT: 10
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
 1.1. Năng lực riêng biệt:
- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại thông qua các văn bản trong chủ điểm 
 1.2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
2.. Phẩm chất: 
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2,
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
1
T
H
Ờ
I
G
I
A
N
2
K
H
Ô
N
G
G
I
A
N
3
T
H
Ầ
N
T
R
Ụ
T
R
Ờ
I
4
C
Ố
T
T
R
U
Y
Ệ
N
5
P
R
Ô
M
Ê
T
Ê
6
N
H
Â
N
V
Ậ
T
7
T
Ạ
O
L
Ậ
P
T
H
Ế
G
I
Ớ
I
8
L
Ạ
C
C
H
Ủ
Đ
Ề
9
C
H
I
T
I
Ế
T
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Gv chuyển giao nhiệm vụ 
Gv tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”
Hàng ngang 1: Điền từ còn thiếu câu sau “trong thần thoại làcổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng”
Hàng ngang 2: Điền từ còn thiếu vào nhận định sau:“...trong thần thoại là...vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể”
Hàng ngang 3: Tên truyện thần thoại Việt Nam thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
Hàng ngang 4: Đây là yếu tố của truyện, được tạo nên bởi sự kiện hoặc chuỗi sự kiện?
Hàng ngang 5: Ai là người đã ban lửa cho loài người?
Hàng ngang 6: Con người, thần linh, đồ vật, loài vật trong tác phẩm văn học được gọi chung là gì?
Hàng ngang 7: Tên chủ điểm 1
Hàng ngang 8: Đây là một lỗi về mạch lạc trong đọna văn.
Hàng ngang 9: “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” được gọi là gì
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, trao đổi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới 
Từ khóa: THẦN THOẠI
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
a. Mục tiêu: 
- Chủ điểm Tạo lập thế giới
- Thể loại thần thoại
- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại thông qua các văn bản trong chủ điểm 
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người , Cuộc tu bổ lại các giống vật . Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:
Các đặc điểm chính
Thần Trụ Trời
Prô-mê-tê và loài người
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Không gian, thời gian
- Không gian: Trời đất
- Thời gian: Không xác định (thuở ấy)
- Không gian: Thế gian
- Thời gian: Không xác định (thuở ấy)
- Không gian: Thế giới
- Thời gian: Lúc sơ khởi
Nhân vật
Thần Trụ Trời, một số vị thần khác
Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê
Ngọc Hoàng
Cốt truyện
Quá trình tạo nên trời và đất của các vị thần khác.
Quá trình tạo lập thế giới của con người.
Quá trình tu bổ giống vật.
Nhận xét chung
Không gian, thời gian
Không rõ ràng, cụ thể
Nhân vật
Thường là các vị thần có ngoại hình và tài năng phi thường
Cốt truyện
Xoay quanh việc các vị thần tạo lập, sáng tạo thế giới.
Câu 2 
Yếu tố
so sánh
Truyện thần thoại
Truyện truyền thuyết
Không
gian
Không có địa điểm cụ thể.
Có địa điểm cụ thể.
Thời gian
Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.
Có thời gian lịch sử cụ thể
Nhân vật
Thường là các vị thần.
Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.
Cốt
truyện
Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.
Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc. 
Câu 4 
Câu 5 
a.
Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình 
- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.
- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.
- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.
b.
Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:
- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.
- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.
- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.
- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.
- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức để học sinh đọc hiểu thần thoại Thần Sét
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Đọc văn bản sau: 
Thần Sét
Trong đám tướng tá của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét hoặc có danh hiệu là Thiên lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm, thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đau tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông vào khoảng tháng hai tháng ba mới lại dậy làm việc.
Tính thần Sét rất nóng nẩy: hễ Ngọc Hoàn sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có  chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi là để dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó.
Thần Sét kể ra thì cực oai, cực dữ, nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị thua Cường bạo đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét đánh chết nhung câu chuyện nào đã một dạo làm cho cả thiên đình xấu hổ.
 (Theo Nguyễn Đổng Chi)
1. Xác định thời gian, không gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện. 
2. Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Sét? Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn 
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
Gợi ý: 
 Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tuan_4_tiet_10_on_tap.doc