Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Máy chiếu, micro, bảng phấn, SGK,SGV, giấy A0, PHT, Bảng biểu, sơ đồ, các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

2. Học liệu

- Tri thức ngữ văn

- Video liên quan đến nội dung bài học : “Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu”:

o Giai điệu tình yêu, bản hòa ca của thiên nhiên -- Ẩn dưới những tán lá cây rậm rạp trong khu rừng nhiệt đới, các loài hoa, mầm cây, loài cỏ dại, và cả những giọt sương bé xíu. đang hát lên những giai điệu tuyệt vời về mùa xuân và cuộc sống.

o Bộ phim được thực hiện bằng cách đặt quay liên tục, sau đó xử lý cho chạy nhanh để có thể nhìn thấy được từng cử động của các bông hoa đang nở rộ. Nhờ thế mà mọi thứ bỗng trở nên sống động, tuyệt vời và lộng lẫy hơn bao giờ hết.

o Đoạn phim Macro tuyệt đẹp có chất lượng cao này được Biên tập bởi Chokchai Love King, một thợ máy nghiệp dư người Thái Lan

o Mục: thế giới tự nhiên, cảnh đẹp thiên nhiên, hoa nở, hoa no

- Tranh ảnh minh họa, nguồn audio đọc diễn cảm.

 

docx 63 trang Thu Lụa 30/12/2023 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
BÀI 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT( 12 tiết)
(Đọc và thực hành Tiếng Việt: 7 tiết; 
Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 2 tiết, Ôn tập: 1 tiết)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KĨ NĂNG: ĐỌC VĂN BẢN THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
Văn bán 1: LỜI CỦA CÂY 
Văn bản 2: SANG THU
Đọc kết nối chủ điểm: ÔNG MỘT
Đọc mở rộng theo thể loại: CON CHIM CHIỀN CHIỆN
MỤC TIÊU: Sau khi học xong kĩ năng này, hs có thể:
Về năng lực
Về phẩm chất
Về kiến thức
NL Đặc thù
NL Chung
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gởi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận biết đặc điểm chức năng của phó từ.
- Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
- Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.
-Cảm nhận và yêu vẽ đẹp của thiên nhiên.
-Thơ bốn chữ, năm chữ .
- Hình ảnh trong thơ.
- Kĩ năng đọc bài thơ theo đặc điểm của thể loại. 
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
Máy chiếu, micro, bảng phấn, SGK,SGV, giấy A0, PHT, Bảng biểu, sơ đồ, các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
2. Học liệu 
- Tri thức ngữ văn
- Video liên quan đến nội dung bài học : “Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu”: https://youtu.be/NqdLJUrHZCc-
Giai điệu tình yêu, bản hòa ca của thiên nhiên -- Ẩn dưới những tán lá cây rậm rạp trong khu rừng nhiệt đới, các loài hoa, mầm cây, loài cỏ dại, và cả những giọt sương bé xíu... đang hát lên những giai điệu tuyệt vời về mùa xuân và cuộc sống. 
Bộ phim được thực hiện bằng cách đặt quay liên tục, sau đó xử lý cho chạy nhanh để có thể nhìn thấy được từng cử động của các bông hoa đang nở rộ. Nhờ thế mà mọi thứ bỗng trở nên sống động, tuyệt vời và lộng lẫy hơn bao giờ hết. 
Đoạn phim Macro tuyệt đẹp có chất lượng cao này được Biên tập bởi Chokchai Love King, một thợ máy nghiệp dư người Thái Lan
Mục: thế giới tự nhiên, cảnh đẹp thiên nhiên, hoa nở, hoa no
- Tranh ảnh minh họa, nguồn audio đọc diễn cảm. 
+ Bài thơ Lời của cây: https://youtu.be/XmW2M9u_13M.
+ Bài thơ Sang thu: https://youtu.be/LFYoYCKAkLs
+ Bài thơ Con chim chiền chiện: https://youtu.be/ngh27raqw3w
+ Tóm tắt tác phẩm Ông Một: https://youtu.be/kMqsz4D-Krk
Tuần 1
Ngày soạn:
Tiết: 1,2
Ngày dạy:
Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
 Văn bản 1 : LỜI CỦA CÂY 
- Trần Hữu Thung -
A. MỤC TIÊU Học sinh đạt được:
 1. Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biệp pháp tu từ trong bài thơ Lời của cây.
 	- Nhận biết được chủ đề, thông điệp trong bài thơ Lời của cây.
muốn gởi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
- Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.
 2. Phẩm chất: Cảm nhận và yêu vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Lời của cây.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, micro, bảng phấn, SGK,SGV, giấy A0, PHT, Bảng biểu, sơ đồ, các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
 2. Học liệu
- Tri thức ngữ văn.
- Videoliên quan đến nội dung bài học (“Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu”).
- Tranh ảnh minh họa, nguồn audio đọc diễn cảm. Bài thơ Lời của cây: 
 -> https://youtu.be/XmW2M9u_13M.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
Giới thiệu chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học
a. Mục tiêu: Bước đầu nhận ra ý nghĩa của chủ điểm-> Xác định hể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.
b. Nội dung: 
Cách 1: GV yêu cầu HS cùng theo dõi video: : “Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu”: https://youtu.be/NqdLJUrHZCc- và chia sẻ cảm nghĩ.
Cách 2: GV giao nhiệm vụ ht cho hs theo hình thức cá nhân: 
H1: Tên chủ điểm gợi cho em suy nghĩ gì? 
H2: Thể loại văn bản trong bài là thể loại nào?
H3: Câu hỏi mà bài học đặt ra là gì? Có liên quan gì đến chủ điểm bài học? 
c. Sản phẩm: 
- Thái độ hs tham gia ht. Câu trả lời của HS về chủ điểm của bài học và thể loại.
- Cảm xúc của HS: Thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến 
Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS theo dõi video “Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu” và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem những hình ảnh trong video.( Cách 1)
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự 1-> 2-> 3.( cách 2)
- Thái độ hs tham gia ht. Câu trả lời của HS về chủ điểm của bài học và thể loại.
- Cảm xúc của HS: 
+ Thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên
Thực hiện nhiệm vụ
- HS theo dõi video hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi/ thực hiện nhiệm vụ theo trình tự 1-> 2-> 3
- GV theo dõi, quan sát HS. 
Báo cáo/ Thảo luận
- HS trình bày ý kiến cá nhân-> nx, bổ sung ý kiến( nếu có)
Kết luận/ nhận định
- GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học.
Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập phần Đọc.
Mục tiêu: Nhận biết nhiệm vụ ht phần Đọc.
Nội dung: Nhiệm vụ ht phần Đọc.
Sàn phẩm: Câu trả lời của hs về Nhiệm vụ ht phần Đọc.
Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến 
Chuyển giao nhiệm vụ 
 HS đọc tên chủ điểm , đọc 2 chấm tròn đầu tiên trong khung Yêu cầu cần đạt-> đọc lướt tên vb 1,2,3,4 trong chủ điểm và trả lời câu hỏi:
H1: Nhiệm vụ chính của bài học là gì? 
H2: Dự đoán nhiệm vụ đó sẽ được thực hiện qua các vb đọc nào? 
- HS nắm được nội dung kết luận của GV:
+ Đọc VB1, VB2, VB4-> Học kĩ năng đọc thể thơ bốn chữ, năm chữ.
+ Đọc kết nối chủ điểm Ông Một-> hiểu thêm về chủ diểm Tiếng nói của vạn vật-> Bổ sung thông tin cho câu trả lời câu hỏi lớn của bài học: “ Việc cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa gì đối với cs của chúng ta?” 
Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc sgk -> tìm câu trả lời.
Báo cáo/ Thảo luận
- 2-3 HS trả lời-> nx, bổ sung ý kiến( nếu có)
Kết luận/ nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của hs và kết luận: 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 1.HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN( PHẦN TRI THỨC ĐỌC HIỂU)
 1.1 HĐ Khởi động.
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về thơ.
b. Nội dung: Kiến thức nền về thơ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs về thơ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến 
Chuyển giao nhiệm vụ 
 H1:Ở lớp 6, các em đã học về những thể thơ nào?
H2: Chỉ ra một vài điểm khác nhau của các thể thơ đó? 
- HS trả lời và hệ thống được :
+ Chương trình lớp 6 đã học 2 thể thơ: Thơ Lục bát và Thơ Tự do.
+ Điểm Giống nhau: diễn tả tình cảm, cảm xúc của người viết.
+ Điểm khác nhau: 
Thơ Lục bát: gồm ít nhát 2 dòng thơ, dòng 6 tiếng, dòng 8 tiếng, tuân theo quy luật nhất đ5nh về cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu.
Thơ Tự do: không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần.
Thực hiện nhiệm vụ
- HS tl nhóm đôi theo thứ tự câu hỏi 1-> 2 -> tìm câu trả lời.
Báo cáo/ Thảo luận
- GV mời 1, 2 nhóm pb-> các nhóm khác bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. 
Kết luận/ nhận định
- GV tổng hợp ý kiến các nhóm -> kết luận 
HĐ Tìm hiểu Tri thức Ngữ Văn.
1.2.1 Tìm hiểu chung về hình ảnh, vần, nhịp, thông điệp trong văn bản.
a. Mục tiêu: Nhận biết được 1 số đđ của thơ: hình ảnh, vần, nhịp trong thơ-> Thông điệp của VB .
b. Nội dung: Đặc điểm của thơ: hình ảnh, vần, nhịp trong thơ-> Thông điệp của VB 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs về đặc điểm của thơ: hình ảnh, vần, nhịp trong thơ-> Thông điệp của VB .
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến 
Chuyển giao nhiệm vụ 
 H1:Để thể hiện niềm khao khát được đi đến những bờ bến mới của nhân vật trữ tình, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh gì trong khổ thơ sau: Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ:
“ Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẻ:
“ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé để con đi!”
( Hoàng Trung Thông- Những cánh buồm)
H2: Xác định cách ngắt nhịp và tìm những tiếng có sự lặp lại không hoàn toàn trong 2 ví dụ sau-> Nêu tác dụng của cách gieo vần và ngắt nhịp như vậy.
“ Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm là giọng cha”
 (Lữ Giang, Đàn bầu)
H3: Theo em, truyện Sọ Dừa gửi đến người đọc thông điệp gì?
- HS hiểu và nhận diện được: 
+ h/a ẩn dụ “ cánh buồm” và ý nghĩa của nó. 
- HS nhận ra được: 
+ Văn chương nói chung, thơ ca nói riêng đều dùng h/a để diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người , chứ không riêng thơ 4 chữ/5 chữ. 
- HS xác điịnh được: -> + Ngắt nhịp 3/2; vần chân: ta,tha, cha. Và tác dụng: của nó.
- HS nêu được Thông điệp truyện Sọ Dừa .
Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm 2HS thực hiện nvht theo trìn tự 1->2->3.
Báo cáo/ Thảo luận
- GV mời đại diện nhóm pb-> các nhóm khác bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. 
Kết luận/ nhận định
- GV bổ sung câu trả lời các nhóm -> giải thích: 
Tìm hiểu chung về hình ảnh, vần, nhịp, thông điệp trong văn bản.
Ví dụ 1: Trong khổ thơ sau: Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ:
“ Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẻ:
“ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé để con đi!”
( Hoàng Trung Thông- Những cánh buồm)
Hình ảnh: “ cánh buồm” -> h/a ẩn dụ, thể hiện niềm khao khát được đi đến những chân trời mới của nhân vật con.
Ví dụ 2: “ Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm là giọng cha”
 (Lữ Giang, Đàn bầu)
Ngắt nhịp 3/2; vần chân: ta,tha, cha. Tác dụng: góp phần gợi tả các cung bậc âm thanh của tiếng đàn.
HĐ Tìm hiểu thể thơ bốn chữ, năm chữ.
a. Mục tiêu: Nhận biết được 1 số đđ của thơ bốn chữ, năm chữ. 
b. Nội dung: Đặc điểm của thơ bốn chữ, năm chữ. 
c. Sản phẩm: PHT của hs về đặc điểm của thơ bốn chữ, năm chữ.
PHIẾU HỌC TẬP
Đếm số chữ trong vd1 và vd2.
Đọc diễn cảm 2 khổ thơ, xác định cách ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng? 
Hạt gạo làng ta
Gủi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta)
Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn như suối ngọt
Cứ đưa hồn lên cao.
(Lữ Giang, Đàn bầu)
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến 
Chuyển giao nhiệm vụ 
Gv yêu cầu HS Hoàn thành PHT
- HS làm việc nhóm nghiêm túc, có bổ sung ý kiến -> hiểu và nhận diện được: 
VD1 thơ 4 chữ, VD2 thơ 5 chữ.
 Cách ngắt nhịp, cách gieo vần và tác dụng của cách ngắt nhịp gieo vần.của 2 ví dụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nvht theo nhóm 4,5 hs/nhóm theo thứ tự câu hỏi.
Báo cáo/ Thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện trên PHT-> các nhóm khác bổ sung phần trình bày của nhóm bạn. 
Kết luận/ nhận định
- GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm -> kết luận chung.
2.Tìm hiểu chung về thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
Ví dụ: Trong 2 khổ thơ sau: 
Hạt gạo làng ta
Gủi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta)
Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn như suối ngọt
Cứ đưa hồn lên cao.
(Lữ Giang, Đàn bầu)
Khổ 1: ngắt nhịp 2/2, vần chân( ta, ta), vần lưng( ta,ra; hát,  ...  cho câu hỏi ở nv 2-> Lưu ý 1 số trường hợp sử dụng PT đạt hiệu quả cao.
HS hoàn thiện PHT-> tự đánh dấu vào sgk /ghi nhận đúng nội dung kiến thức về định nghĩa và chức năng của Phó từ vào vở .
TRI THỨC TIẾNG VIỆT
Phó từ là:
Là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ.
Có thể chia Phó từ thành 2 nhóm :
Điền thông tin vào bảng sau:
Các nhóm PT
Ví dụ
Chức năng
Nhóm PT đi kèm trước DT.
Những, các, mọi, mỗi, từng,
Vào những ngày hè, trời rất mát mẻ.
Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ 
Nhóm PT đi kèm trước/ sau ĐT, TT.
Đã, đang, vẫn, sẽ, còn, cứ, không, chưa chẳng, rất, quá, lắm,
Dù trời mưa, tôi vẫn đi học đúng giờ.
Khi đứng trước ĐT, TT: PT thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở ĐT, TT 1 số ý nghĩa như: qh thời gian, mức độ, sự TDTT, sự Phủ định, sự cầu khiến, 
Nhóm PT đi kèm sau ĐT, TT.
rất, quá, lắm, rồi, lên, xuống,
Tôi vui lắm khi đạt điểm tốt.
Khi đứng sau ĐT, TT: PT thường sổ sung cho ĐT, TT đó 1 số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP & VẬN DỤNG.
Hoạt động 1: Thực hành Phó từ
Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về PT -> làm bài tập.
Nội dung: PHT SỐ 2 ( bt 1- sgk/tr.19) PHT SỐ 3(bt2- sgk/tr.19) 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thực hiện bằng cách điền vào chỗ trống
Câu
Phó từ
Ý NGHĨA BỔ SUNG
a
b
c
d
đ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thực hiện bằng cách điền vào chỗ trống
Câu
Phó từ
Ý NGHĨA BỔ SUNG
a
b
c
d
đ
Sản phẩm: Nội dung trả lời của hs trong 2 PHT. 
Tổ chức thực hiện:
B1
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS thực hiện bt1 ( sgk/tr.19) bằng cách điền vào bảng – PHT SỐ 2: Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thực hiện bt2 ( sgk/tr.19) bằng cách điền vào bảng – PHT SỐ 3: Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp? 
Nhiệm vụ 3: GV yêu cầu HS thực hiện bt1 ( sgk/tr.20) 
HS xác định được nhiệm vụ ht-> đối chiếu hiểu yêu cầu bài tập giữa PHT và SGK.
HS cần làm việc nhóm-> chuyển nhóm-> PP Lẫu băng chuyền-> hỗ trợ hiệu quả.
Kết quả hoàn thành sản phẩm cần đạt mức độ từ Trung bình Khá trở lên.
HS rút ra được kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Các bảng nhóm/ cách thuyết trình cần rõ ràng, đủ, đúng, ít lỗi chính tả.
GV trình chiếu được đáp án ĐÚNG- ĐỦ lên bảng lớn -> để hs đối chiếu bài làm của nhóm và cá nhân-> Hoàn thiện hồ sơ học tập. 
B2
HS thảo luận nhóm đôi-> thực hiện 3 nhiệm vụ theo trình tự 1-2-3.
B3
Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả-> Các nhóm tham khảo-> Nhận xét-> bổ sung.
GV khuyến khích các nhóm có thể lựa chọn hình thức trình bày nhóm phù hợp với khả năng và mức độ hoàn thành của nhóm mình. 
B4
GV+ HS cùng nhận xét kĩ năng làm việc nhóm ( hợp tác+ giao tiếp) của các nhóm-> rút kinh nghiệm .
GV+ HS bổ sung, hoàn chĩnh về kiến thức cho các câu trả lời của 3 bài tập.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?
a. Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh
(Trần Hữu Thung, Lời của cây)
Phó từ chưa bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ gieo
b. Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ
 (Trần Hữu Thung, Lời của cây)
Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thì thầm.
c. Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi (Hữu Thỉnh, Sang thu)
+ Phó từ vẫn bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ còn
+ Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ vơi
+ Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ bớt
d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm măt vừa mở cửa sổ)
+ Phó từ hay bổ sung ý nghĩa thường xuyên cho động từ nhắm
+ Phó từ được bổ sung ý nghĩa biểu thị việc vừa nói đến đã đạt được kết quả cho động từ đoán
+ Phó từ lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ tiến bộ
+ Phó từ những bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ buổi chiều, bông hoa
+ Phó từ một bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ hôm.
 đ. Nó vẫn giúp người quả tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu (Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)
+ Phó từ vẫn bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn cho động từ giúp 
+ Phó từ những bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ lúc
 + Phó từ chỉ bổ sung ý nghĩa giới hạn phạm vi cho động từ khuây khỏa
 + Phó từ lại bổ sung ý nghĩa lặp lại, tái diễn cho động từ đứng.
e.  Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.
 (Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn).
+ Phó từ mọi bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ tiếng
+ Phó từ đều bổ sung ý nghĩa  đồng nhất về tchất của nhiều đtượng cho tính từ vô ích.
Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.
a. Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời (Trần Hữu Thung, Lời của cây)
 Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ lớn
b. Sương chùng chình qua ngõ
   Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu)
Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ về 
c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo
(Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)
Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động cho động từ cho
d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được (Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)
+ Phó từ quá bổ sung ý nghĩa mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường cho động từ quen
+ Phó từ được bổ sung ý nghĩa biểu thị việc vừa nói đến đã kết quả cho đt xa rời
Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Cho 2 câu sau: a. Trời tối
 b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân
Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa giữa câu đã cho và câu mở rộng trong từng trương hợp.
Sử dụng phó từ để mở rộng-> thấy được sự khác nhau về nghĩa của các trường hợp: 
Mở rộng câu:
a.  Trời vẫn tối => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn
 Trời sắp tối => bổ sung ý nghĩa thời gian
 Trời tối quá => bổ sung ý nghĩa mức độ
 Trời rất tối => bổ sung ý nghĩa mức độ
b. Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn
 Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian
 Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn
 Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian.
Hoạt động 2: Luyện tập tổng hợp.
Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức về biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, cách lựa chọn từ ngữ.
- HS biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung: Các bài tập 4,5,6( sgk/tr.20)
Sản phẩm: Nội dung thực hiện các bài tập 4,5,6( sgk/tr.20)
Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi lần lược thực hiện các bài tập 4, 5,6( sgk/tr.20).
- HS hiểu yêu cầu về nội dung câu hỏi sgk.
- HS biết lựa chọn phương pháp học tập phù hợp để thực hiện có hiệu quả bài làm của nhóm.
- HS biết quan sát, lắng nghe và chia sẻ-> hoàn thiện tri thức và hồ sơ học tập.
- GV giữ vai trò hướng dẫn HS.
B2
Học sinh hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm và cá nhân theo hướng dẫn.
B3
- GV+ HS cùng mời 1-2 nhóm học sinh trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm cùng xem lại, hoàn chĩnh những chỗ chưa đúng của nhóm.
B4
GV+ HS từ bài làm của các nhóm, sự gợi ý của GV-> Tóm tắt lại nội dung các câu trả lời đúng và đầy đủ lên máy chiếu/ bảng lớn/ hồ sơ học tập của hs.
HS khái quát được đáp án đúng của các bài tập 4,5,6 vào hồ sơ học tập của mình.
Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ    (Trần Hữu Thung, Lời của cây).
+ Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: “mầm đã thì thầm”
+ Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên có hồn, gần gũi và sinh động hơn đồng thời thể hiện trong cảm nhận của tác giả, hạt mầm được xem như một con người.
Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?
       Bỗng nhận ra hương ổi
   Phả vào trong gió se
              Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về  (Hữu Thỉnh, Sang thu).
Không thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” vì:
+ Từ “phả” là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi.
+ Từ “tỏa” gợi sự lan truyền trong không gian.
+ Từ “quyện” là bện chặt vào không gian, xoắn lại thành một khối không thể tách rời
Câu 6 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?   Bỗng nhận ra hương ổi 
 Phả vào trong gió se
  Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
  Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu (Hữu Thỉnh, Sang thu)
- Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa thứ (1).
- Em có thể xác định như vậy vì: 
+ Trước câu thơ Sông được lúc dềnh dàng có từ chùng chình vốn là từ diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian
+ Sau câu thơ Sông được lúc dềnh dàng có từ vội vã, là từ miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp.
D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ- MỞ RỘNG.
a. Mục tiêu:
- Khái quát được nội dung chính của bài học.
- Rút ra được những lưu ý khi vận dụng Phó từ trong gt.
b. Nội dung:
 - Nội dung chính của bài học. Rút ra được những lưu ý khi vận dụng Phó từ trong gt.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi:
¿1: Có mấy nhóm phó từ?
¿2: Tác dụng của việc sử dụng phó từ trong giao tiếp ntn?
HS thực hiện nvht theo nhóm đôi.
Đại diện 1 vài nhóm trình bày-> các nhóm nx, .
GV+ HS cùng rút ra trọng tâm bài học. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thời lượng
Phương pháp
Nội dung
Chất lượng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_bai_1_tieng_noi_cua_van.docx