Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Tuần 2, Tiết 8: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập ở trường, ở nhà.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

- Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.

2. Phẩm chất: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương. Có tình yêu Tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng để chiếu tranh ảnh.

- SGK, SGV Ngữ văn 7.

- PHT tìm ý tưởng cho bài thơ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Hoạt động 1: Khởi động và Giới thiệu bài học.

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ ht cần thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện:

 

docx 9 trang Thu Lụa 30/12/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Tuần 2, Tiết 8: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Tuần 2, Tiết 8: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Giáo án Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Tuần 2, Tiết 8: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Tuần: 2
Ngày soạn: 
Tiết: 8
Ngày dạy: 
Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
KĨ NĂNG VIẾT
LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
Năng lực
Năng lực đặc thù
Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập ở trường, ở nhà.
Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.
Phẩm chất: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương. Có tình yêu Tiếng Việt.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng để chiếu tranh ảnh.
SGK, SGV Ngữ văn 7.
PHT tìm ý tưởng cho bài thơ.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Hoạt động 1: Khởi động và Giới thiệu bài học.
Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết.
Nội dung: 
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ ht cần thực hiện.
Tổ chức thực hiện: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1
-GV yêu cầu cá nhân HS đọc khung Yêu cầu cần đạt trong sgk, tên đề mục phần Kĩ năng Viết và xác định nhiệm vụ học tập.
-GV nêu câu hỏi: Dựa vào phần đọc trên, em hãy nêu những nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học này?
- HS hiểu yêu cầu nhiệm vụ
- Nêu được nhiệm vụ tiết học.
B2
Cá nhân hs đọc sgk-> tìm câu trả lời.
B3
Cá nhân hs trả lời trước lớp nhiệm vụ ht-> GV+ HS bổ sung.
Ghi nhận tên bài học: Làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
B4
GV+ HS tóm lược xác định nhiệm vụ học tập
Hoạt động 2: Giới thiệu tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết.
Mục tiêu: Nhận biết được tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết.
Nội dung: Tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết.
Tổ chức thực hiện: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Trong cs, khi nào chúng ta có nhu cầu Viết, Vẽ hoặc Hát về 1 điều gì đó? 
- HS hiểu yêu cầu nhiệm vụ-> TL nhóm hiệu quả-> Rút ra được ý chính trong câu trả lời: 
-> Khi cảm xúc dâng trào, muốn lưu lại cảm xúc ấy cho chính mình/ chia sẻ -> người khác=> chúng ta có nhu cầu Viết, Vẽ hoặc Hát.
B2
HS thực hiện nhóm đôi-> tìm câu trả lời.
B3
2- 3 nhóm hs trả lời câu hỏi -> GV+ và 1 số nhóm bổ sung.
B4
GV+ HS nhận xét-> tóm tắt nội dung trả lời câu hỏi.
GV+ HS cùng tiếp nhận bài học mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài.
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền cách làm 1 bài thơ.
Nội dung: Kiến thức nền cách làm 1 bài thơ.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1
GV hỏi HS: 
H1: Ở lớp 6, các em đã học cách làm 1 bài thơ theo thể loại nào?
H2: Trải nghiệm của em khi làm 1 bài thơ lục bát là gì?
- HS hiểu và nhớ được kiến thức về thể loại thơ ở lớp 6
-> Thơ Lục bát |+ Thơ Tự do->Nêu được trải nghiệm khi làm bài thơ lục bát.
B2
Cá nhân HS suy nghĩ-> Tìm câu trả lời.
B3
HS trình bày trước lớp-> Các HS + GV nhận xét, bổ sung.
B4
HS + GV dựa vào câu trả lời của các bạn-> dẫn dắt vào trọng tâm kiến thức của bài học.
HS xác định được trọng tâm kiến thức cần tìm hiểu.
Hđ Tìm hiểu tri thức về kiểu bài “ LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ”
a.	Mục tiêu: Nhận biết được 1 số điểm cần lưu ý khi “ LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ”.
b.	Nội dung: 1 số điểm cần lưu ý khi “ LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ”.
c.	Sản phẩm: Câu trả lời của HS
	d. Tổ chức thực hiện:
B1
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong box Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ, xác định: 
? Đâu là những điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ( nói chung), làm một bài thơ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ nói riêng?
HS đọc thông tin trong box( sgk/tr.22)-> xác định được những điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ( nói chung), làm một bài thơ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ nói riêng
B2
Cá nhân HS thực hiện nv Đọc và trả lời câu hỏi.
B3
HS trình bày câu trả lời-> các hs khác bổ sung.
HS trình bày được các ý cơ bản:
5 ý đầu: Lưu ý cách làm thơ( nói chung)
Ý cuối: Cách làm thơ bốn chữ, năm chữ.
B4
HS + GV dựa vào câu trả lời của các bạn-> Tóm lược nội dung cần lưu ý: 
Tìm hiểu tri thức về kiểu bài “ LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ”
Hoạt động 2: Hướng dẫn Phân tích kiểu văn bản.
Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo.
Nội dung: Các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích ngữ liệu.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo.
 Tổ chức thực hiện:
B1
Cá nhân HS đọc thầm bài thơ Nắng hồng. Chú ý những phần được đánh số và box thông tin tương ứng.
Thảo luận nhóm đôi 6 câu hỏi Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản (sgk/tr.23)
- HS đọc thầm bài thơ Nắng hồng-> Xác định được nhiệm vụ ht -> Trả lời tốt các câu hỏi qua việc thảo luận nhóm đôi.
-HS Xác định được:
* Box1: Miêu tả lần lượt từng hiện tượng thiên nhiên, cuộc sống.
*Box2: Sử dụng các bptt: Nhân hóa, So sánh, Ẩn dụ.
*Box3: Dẫn dắt người đọc đến những liên tưởng bất ngờ, thú vị.
B2
HS đọc Ngữ liệu. Theo dõi các box thông tin hướng dẫn-> Tìm câu trả lời các câu hỏi Hướng dẫn phân tích văn bản..
B3
HS trình bày câu trả lời
B4
GV trình chiếu bài thơ-> hướng dẫn hs đọc, qs -> các dấu hiệu 1,2,3-> nhận biết cách thể hiện bài thơ của tác giả Bảo Ngọc.
 Hướng dẫn Phân tích kiểu văn bản.
1.Ngữ liệu tham khảo : Văn bản Nắng hồng ( Bảo Ngọc)- (sgk/tr. 23)
a. Thể thơ: thể thơ 5 chữ.
b. Những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: 
 - Hình ảnh: Cây khoác tấm áo nâu, Áo trời thì xám ngắt, Mưa phùn giăng đầy ngõ, Lối quê gió lạnh đầy, Màn sương ôm dáng mẹ
 - Các biện pháp: nhân hóa, so sánh
c. Tác dụng của các bptt trong sáng tác thơ/văn:
 - Phép nhân hóa giúp cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết
 - Phép so sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
d. Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống.Thể hiện ở 2 khổ thơ cuối bài thơ:
tác giả đã ẩn dụ dáng mẹ với đốm nắng đang trôi trên bầu trời, giọt nắng hồng trong nụ cười của mẹ tạo hình ảnh mới mẻ, độc đáo.
Gieo vần: sử dụng vần lưng (giấu - sâu, dáng - đang) và vần chân (đâu - nâu, lửa - đưa)
 2. Kết luận: Những điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung
- Bài thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng
- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ
- Bài thơ thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống
Hoạt động 3: Hướng dẫn Lý thuyết về quy trình viết.
a. Mục tiêu: Nhận biết được những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
b. Nội dung: Quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
c. Sản phẩm: PHT- Bảng tóm tắt quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Quy trình viết
Thao tác cần làm 
Tác dụng
Bước 1: Trước khi viết
Bước 2: Tìm ý tưởng
Bước 3: Làm thơ
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
d.Tổ chức thực hiện:
B1
-GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
Đọc và Xác định yêu cầu của đề bài( sgk/tr.24) Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.
Đọc phần Hướng dẫn quy trình Viết (sgk/tr.24)-> Thảo luận nhóm nhỏ ( 4-6 hs) -> Điền thông tin vào PHT. 
- HS Hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu nhiệm vụ của GV đề ra: Xác định yêu cầu của đề bài -> làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.
- Thực hiện tl nhóm hiệu quả, nghiêm túc.
- Sản phẩm trình bày rõ ràng, trình bày ý kiến, bổ sung, hoàn thiện được nội dung kiến thức trên PHT và vở ghi HS.
B2
HS đọc phần Hướng dẫn quy trình viết-> Thảo luận nhóm-> Hoàn thành PHT. 
B3
Đại diện 1-2 nhóm HS trình bày-> Các nhóm khác nx, bổ sung.
B4
GV + HS cùng đánh giá, nhận xét-> Kết luận dựa vào kiến thức sgk. 
GV trình chiếu cho HS PHT đã được bổ sung hoàn chỉnh.
Quy trình Viết / Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ 
Quy trình viết
Thao tác cần làm 
Tác dụng
Bước 1: Trước khi viết
-Xác định mục đích, người đọc
-Đọc lại các vb1 & 2
-Quan sát các hiện tượng của cs.
Xác định được đối tượng người đọc, mục đích viết, học cách viết.
Bước 2: Tìm ý tưởng
-Tập trung cảm xúc, suy ngẫm vào 1 hiện tượng, sự vật.
-Liệt kê các ý tưởng nảy sinh.
Định hình ý tưởng.
Bước 3: Làm thơ
-Lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật và các từ có vần giống hoặc gần giống về âm điệu.
Thể hiện ý tưởng.
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
-Sử dụng bảng kiểm -> tự kiểm soát và điều chỉnh bài thơ.
Làm cho bài thơ hay hơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ 
Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi viết
Mục tiêu: Xác định được mục đích, ngươi đọc và đề tài cho bài thơ sẽ viết.
Nội dung: Mục đích, ngươi đọc và đề tài cho bài thơ sẽ viết.
Sản phẩm: Câu trả lời của hs về việc xác định mục đích, ngươi đọc và đề tài cho bài thơ
Tổ chức thực hiện:
B1
GV yêu cầu HS đọc đề bài sgk/tr.24-> thảo luận nhóm đôi theo gợi ý sau:
Em định viết về đề tài gì?
Em viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
Người đọc bài thơ của em có thể là ai?
- HS Hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu nhiệm vụ của GV đề ra: TL nhóm và trả lời câu hỏi-> Chia sẻ với các nhóm khác-> tham khảo.
- Cụ thể: 
 + Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ
+ Ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống quanh em
- Nghe và ghi nhận những ý kiến của các bạn và của GV -> tham khảo.
B2
Nhóm đôi HS thực hiện nvht: cùng chia sẻ về đề tài, mục đích, đối tượng ,với bạn .
B3
Đại diện 1-2 nhóm trả lời-> các nhóm khác bổ sung.
B4
GV nhận xét kết quả thực hiện nvht của HS.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống
Bước 1: - Xác định/ Chọn đề tài sáng tác thơ.
Cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng của thiên nhiên hoặc cuộc sống.
 - Mục đích sáng tác: Chia sẻ, thể hiện cảm xúc.
 - Đọc giả: Thầy cô, bạn học, người thân,.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý tưởng cho bài thơ và Làm thơ bốn chữ/năm chữ ( ở nhà)
Mục tiêu: Biết cách tìm ý tưởng và Làm một bài thơ bốn chữ/năm chữ
Nội dung: PHT tìm ý tưởng sáng tác. Bài thơ bốn chữ/năm chữ của HS.
PHIẾU HỌC TẬP
Ý tưởng của tôi về bài thơ sẽ viết.
1.Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho tôi cảm xúc sâu sắc là:
2.Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là:
3.Tôi viết điều này ra để: 
Sản phẩm: Nội dung đã hoàn thành trên PHT; Bài thơ do HS viết.
Tổ chức thực hiện:
B1
GV yêu cầu HS: 
Từ đề tài đã xác định-> hãy tìm ý tưởng cho bài thơ bằng cách điền vào PHT trên.
Thể hiện các ý tưởng lần lượt thành các dòng thơ theo chỉ dẫn ở Bước 3.
HS viết tối thiểu 1 khổ thơ.
- HS hoàn thành đúng yêu cầu PHT.
- Hoàn thành có ý thức bài tập ở nhà. Cụ thể: 
-> Tập trung vào một sự vật, hiện tượng để lại cho em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc-> Liệt kê và thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng các biện pháp tu từ, những
từ ngữ thích hợp: (gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng); Ngắt nhịp phù hợp.
- Đọc diễn cảm-> Thực hiện chia sẻ, góp ý có hiệu quả các sản phẩm của từng cá nhân hs. 
- Ghi nhận sản phẩm hoàn chỉnh vào vở ghi hs.
B2
Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo thứ tự -> Vào lớp chia sẻ với bạn cùng nhóm.
B3
HS chuẩn bị trình bày thơ theo nhóm đôi/ nhóm 4-6hs-> cả lớp.
B4
GV + HS nhận xét mức độ hoàn thành nvht ở nhà của HS.( GV+ HS chưa đánh giá công khai trước lớp-> hs cần tự đánh giá trước/đánh giá nhóm đôi-> cả lớp.
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ.
+ Tập trung vào một sự vật, hiện tượng để lại cho em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc
+ Liệt kê những ý tưởng, cảm xúc mà em có.
Bước 3: Làm thơ.
 + Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp
 + Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng
 + Sử dụng các biện pháp tu từ
 + Ngắt nhịp phù hợp
 + Đọc diễn cảm.
Hoạt động 3: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Xem lại và chỉnh sửa
Mục tiêu: Biết cách xem lại và chỉnh sửa các bài viết của bản thân. Nhận xét được về bài viết của bạn cùng lớp.
Nội dung: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Tổ chức thực hiện:
B1
- GV yêu cầu HS dùng bảng kiểm(sgk/tr.24,25)-> tự kiểm tra lại bài thơ đã viết và tự chỉnh sửa.
-GV mời 1 số HS đọc bài thơ đã chỉnh sửa của mình trước lớp-> Các HS khác dựa vào bảng kiểm nhận xét, bổ sung cho bài làm của bạn.
-HS biết kiểm tra và tự chỉnh sửa bài thơ của mình-> tự tin thể hiện đọc diễn cảm trước lớp-> tự giác bổ sung, hoàn thiện bài thơ của mình và các bạn.
B2
B3
-Cá nhân HS thực hiện -> GV + HS cùng bổ sung, hoàn chỉnh bài thơ cho nhau.
-Dựa vào bảng kiểm sgk/tr. 24,25.
B4
GV +HS dựa vào các phương diện sau để cùng nhận xét, bổ sung:
+ Những ưu điểm cần phát huy.
+ Những hạn chế cần chỉnh sửa.
+ Cách sử dụng bảng kiểm để nhận xét đánh giá của HS có hiệu quả không?-> GV hướng dẫn lại( nếu cần)
+ Sự sáng tạo của HS về nội dung và hình thức của bài thơ như thế nào?....
-HS tự rút ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân và các bạn qua các bài thơ tự sáng tác.
-HS rút kinh nghiệm cách sử dụng bảng kiểm từ SGK để nhận xét, đánh giá bài làm của bản thân và các bạn.
- Kiểm tra xong -> điều chỉnh bài thơ-> chia sẻ đến người đọc ( tùy chọn)
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ.
Đọc lại bài thơ bằng giọng điệu phù hợp.
Bài thơ tham khảo: 
Hoa đào nở đỏ Hoa mơ trắng ngần
Búp non nhu nhú Cùng chào mùa xuân
Rồi cánh mơ rụng Đào phai hết màu
Cành xanh lá biếc Mùa xuân về đâu?
A, Em biết rồi! Mùa xuân rất lạ
Ú tim nắng hè Ẩn vào chùm quả
 (Nguồn: Sưu tầm)
=> Kết hợp bảng kiểm điều chỉnh hình thức và nội dung bài thơ.
Rút kinh nghiệm.
Mục tiêu: Rút ra được kinh nghiệm khi làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Nội dung: 
Sản phẩm: Những kinh nghiệm của HS về cách làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Tổ chức thực hiện: 
B1
GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1phút -> hs chia sẻ nhanh những kinh nghiệm của bản thân sau khi làm 1 bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
--> hs chia sẻ được những kinh nghiệm của bản thân sau khi làm 1 bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
-> Rút ra được kết luận chung về 
những kinh nghiệm để làm tốt 1 bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
B2
HS suy nghĩ và chuẩn bị kinh nghiệm định chia sẻ.
B3
1-2 HS chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân.
B4
GV+ HS tổng kết các ý kiến-> Nhận xét chung-> Rút ra kết luận chung.
Câu 2 : .Em rút ra kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
- Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Bài thơ cần có nhịp (2/2 nếu là thơ bốn chứ hoặc 2/2, 3/2 nếu là thơ năm chữ), vần thơ (vần gần nhau hoặc giống nhau).
- Bài thơ cần thể hiện được ý nghĩa của bài, có hình ảnh, mạch cảm xúc và xoay quanh một chủ đề.
- Bài thơ cần sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu: 
Vận dụng được cách làm thơ bốn chữ, năm chữ.
Biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
Nội dung:
Sản phẩm: Bài thơ được công bố của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1
-HS từ bài viết đã được học-> chỉnh sử-> rút kinh nghiệm. GV yêu cầu HS về nhà chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau-> hoàn thành.
1) Sửa lại bài thơ của bản thân-> hoàn chỉnh-> công bố.
2) Viết tiếp bài thơ đã viết ở lớp-> công bố trên nhóm lớp/ bảng tin học tập ở trường.
=> Cùng tham gia bình chọn bài thơ hay . 
B2
HS thực hiện nvht ở nhà.
B3
HS thực hiện công bố 1 trong 2 sản phẩm được giao theo đúng quy định.-> Cùng bình chọn bài thơ hay theo yêu cầu.
B4
GV+ HS cùng nhận xét thái độ tích cực, chủ động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS.
Gv công bố bảng kiểm bình chọn và kết quả bình chọn bài thơ hay nhất. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_bai_1_tieng_noi_cua_van.docx